> Tin tức - Sự kiện > Tin hoạt động HĐND > Tiếp tục tăng cường hơn nữa công tác giải quyết các vụ án, việc dân sự trên địa bàn tỉnh Gia Lai

Tiếp tục tăng cường hơn nữa công tác giải quyết các vụ án, việc dân sự trên địa bàn tỉnh Gia Lai

29/09/2014
Gia Lai là một tỉnh miền núi nằm ở phía Bắc của khu vực Tây Nguyên, diện tích tự nhiên của tỉnh 15.536,92km2, dân số toàn tỉnh khoảng 1.302.680 người, có 38 dân tộc cùng sinh sống. Trong đó, dân tộc thiểu số chiếm 48% dân số toàn tỉnh, phần đông là người Jrai (33,5%), Bahnar (13,7%), Giẻ-Triêng, Xơ-đăng, Thái, Mường... Gia Lai có 14 huyện, 02 thị xã và 01 thành phố. Kinh tế còn nhiều khó khăn, tình hình trật tự an toàn xã hội, an ninh nông thôn còn tiềm ẩn yếu tố phức tạp, trình độ dân trí còn hạn chế, tập quán sản xuất còn lạc hậu, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, các tệ nạn xã hội, các tranh chấp dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh thương mại...diễn biến phức tạp và ngày càng gia tăng, đặc biệt các tranh chấp dân sự liên quan đến đất đai, thừa kế tài sản.

Nhận thức về pháp luật của người dân còn nhiều hạn chế, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã vùng sâu, vùng xa, chưa có ý thức tự bảo vệ tài sản của mình, không có khả năng tự chứng minh cho các quyền của mình, nên dẫn đến khó khăn trong quá trình giải quyết án.

Công tác tuyên truyền về pháp luật nói chung và pháp luật về dân sự nói riêng của các cấp chính quyền địa phương đến người dân chưa được thường xuyên còn nhiều hạn chế, phương pháp tuyên truyền đôi lúc chưa phù hợp với phong tục, tập quán của người địa phương nên ảnh hưởng đến tiếp nhận thông tin.
Từ ngày 12/8/2014 đến ngày 16/9/2014, Ban Pháp chế HĐND tỉnh đã tổ chức giám sát tình hình giải quyết các vụ án, việc dân sự trên địa bàn tỉnh Gia Lai thời điểm giám sát là từ ngày 01/01/2012 đến 30/7/2014. Qua giám sát tình hình giải quyết các vụ án, việc dân sự của tòa án nhân dân hai cấp cho thấy: Tòa án nhân dân hai cấp đã có nhiều cố gắng, cơ bản hoàn thành tốt công tác giải quyết các vụ án, việc dân sự theo đúng quy định của Bộ Luật tố tụng dân sự, đảm bảo được quyền và lợi ích chính đáng của các bên tham gia tố tụng, tạo điều kiện thuận lợi để Luật sư tham gia tranh tụng tại phiên tòa, góp phần ổn định tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh.
Trong quá trình giải quyết các vụ án, việc dân sự, ngành Tòa án cũng đã chú trọng đến công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật dân sự thông qua việc xét xử và các phiên hòa giải, đồng thời tôn trọng quyền tự định đoạt của đương sự phù hợp với quy định pháp luật nhằm giúp cho các bên đương sự tự nguyện thỏa thuận với nhau, bảo đảm dân chủ, khách quan, toàn diện, góp phần tăng cường tình đoàn kết, gắn bó trong nội bộ nhân dân. Đặc biệt án hòa giải thành đạt tỷ lệ cao điển hình như Tòa án Ayun Pa, Đăk Đoa, Đăk Pơ...chất lượng xét xử được nâng lên đảm bảo thấu tình đạt lý, mọi quyết định, bản án được ban hành theo đúng luật định, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Kết quả giải quyết các vụ án, việc dân sự trên địa bàn tỉnh từ ngày 01/01/2012 đến 30/7/2014, cụ thể như sau:

Đối với Tòa án nhân dân tỉnh: Tổng số vụ án dân sự thụ lý, giải quyết là 324/363 vụ. Trong đó: Tổng số án dân sự thụ lý, giải quyết là 244/271 vụ; Tổng số án hôn nhân gia đình thụ lý 80/92 vụ. Nội dung chủ yếu liên quan đến tranh chấp hợp đồng dân sự, tranh chấp đất đai, ly hôn, nuôi con chung, chia tài sản chung...

Đối với Tòa án nhân dân cấp huyện: đã thụ lý và giải quyết 7.807/8.776 vụ án, việc dân sự, đạt tỷ lệ chung là 88,95%.
Việc tham gia của Viện kiểm sát nhân dân hai cấp trong quá trình Tòa án giải quyết vụ án, việc dân sự, đặc biệt là việc tham gia của kiểm sát viên tại phiên tòa cũng đã góp phần cho công tác giải quyết án của Tòa án ngày càng đảm bảo việc tuân thủ các quy định của Bộ luật tố tụng dân sự, bảo đảm được tính khách quan trong việc giải quyết các vụ án, việc dân sự.

Tuy nhiên, với những kết quả Tòa án nhân dân hai cấp đã đạt được nêu trên, vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như sau: Số vụ án có kháng cáo, kháng nghị bị hủy, sửa còn nhiều. Công tác hòa giải thành đạt tỷ lệ thấp; việc áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời còn chưa thống nhất; xác định chưa đúng thẩm quyền giải quyết; xác minh, thu thập chứng cứ chưa đầy đủ; tính án phí, tính lãi suất không đúng, không tuyên lãi suất chậm thi hành án. Một số quy định của pháp luật chưa thực sự phù hợp, chậm được sửa đổi, bổ sung hoặc hướng dẫn kịp thời, đặc biệt là các quy định liên quan tới đất đai, giám định, định giá và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức trong việc cung cấp tài liệu, chứng cứ;.. cũng làm ảnh hưởng đến tiến độ, hiệu quả giải quyết vụ án. Các quy định về công tác tổ chức, cán bộ còn chưa đầy đủ, chưa được điều chỉnh, bổ sung gây khó khăn cho Tòa án trong việc bổ nhiệm Thẩm phán.

Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế: Lãnh đạo một số đơn vị chưa phát huy đầy đủ tinh thần trách nhiệm, năng lực quản lý còn hạn chế; thiếu kiểm tra, đôn đốc thường xuyên nên vẫn còn để xảy ra một số vi phạm, sai sót trong thực hiện nhiệm vụ; trình độ nhận thức pháp luật và ý thức chấp hành pháp luật của một số đương sự còn hạn chế, bị đơn thường có xu hướng không hợp tác với Tòa án như không nhận, không chấp hành giấy triệu tập làm cho việc giải quyết vụ việc khó khăn và kéo dài; pháp luật về các tổ chức giám định chưa được hoàn thiện; một số cơ quan, tổ chức chưa phối hợp chặt chẽ với Toà án, thậm chí chưa làm hết trách nhiệm của mình theo quy định của pháp luật trong việc cung cấp tài liệu, chứng cứ, giám định, tham gia định giá tài sản, thực hiện uỷ thác tư pháp kết quả còn rất hạn chế,... làm cho quá trình giải quyết vụ án gặp nhiều khó khăn; một số văn bản hướng dẫn của các cơ quan tư  pháp Trung ương về đường lối xét xử chưa thống nhất, đồng bộ, các quy định của pháp luật trên một số lĩnh vực thường xuyên có sự thay đổi, gây khó khăn trong việc áp dụng pháp luật, nhất là pháp luật đất đai nên ảnh hưởng nhất định tới tiến độ, hiệu quả công tác giải quyết án;...

Để công tác giải quyết các vụ án, việc dân sự của ngành Tòa án tốt hơn trong thời gian tới, Toà án nhân dân tỉnh cần tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra, giám đốc, kịp thời phát hiện, uốn nắn, khắc phục ngay những sai sót về nghiệp vụ trong quá trình giải quyết án; Thường xuyên mở các lớp tập huấn bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, thẩm phán, thư ký và hội thẩm nhân dân. Quan tâm, chỉ đạo, hướng dẫn việc áp dụng thống nhất pháp luật dân sự; tăng cường trách nhiệm trong công tác quản lý, giám sát việc thực thi công vụ của công chức, nhất là đối với Thẩm phán nhằm hạn chế việc áp dụng không đúng các quy định của pháp luật trong công tác xét xử; xem xét kiểm điểm nghiêm khắc trách nhiệm của thẩm phán có vi phạm, sai sót trong hoạt động xét xử; nâng cao chất lượng lập hồ sơ các vụ việc dân sự; nâng cao chất lượng viết bản án; tiếp tục và kịp thời đào tạo, bồi dưỡng, lập hồ sơ trình cấp có thẩm quyền bổ nhiệm thẩm phán để bổ sung cho các huyện còn thiếu, nhằm đảm bảo công tác xét xử trong thời gian đến.
 
Trà Giang 

Tiếp tục tăng cường hơn nữa công tác giải quyết các vụ án, việc dân sự trên địa bàn tỉnh Gia Lai

29/09/2014
Gia Lai là một tỉnh miền núi nằm ở phía Bắc của khu vực Tây Nguyên, diện tích tự nhiên của tỉnh 15.536,92km2, dân số toàn tỉnh khoảng 1.302.680 người, có 38 dân tộc cùng sinh sống. Trong đó, dân tộc thiểu số chiếm 48% dân số toàn tỉnh, phần đông là người Jrai (33,5%), Bahnar (13,7%), Giẻ-Triêng, Xơ-đăng, Thái, Mường... Gia Lai có 14 huyện, 02 thị xã và 01 thành phố. Kinh tế còn nhiều khó khăn, tình hình trật tự an toàn xã hội, an ninh nông thôn còn tiềm ẩn yếu tố phức tạp, trình độ dân trí còn hạn chế, tập quán sản xuất còn lạc hậu, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, các tệ nạn xã hội, các tranh chấp dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh thương mại...diễn biến phức tạp và ngày càng gia tăng, đặc biệt các tranh chấp dân sự liên quan đến đất đai, thừa kế tài sản.

Nhận thức về pháp luật của người dân còn nhiều hạn chế, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã vùng sâu, vùng xa, chưa có ý thức tự bảo vệ tài sản của mình, không có khả năng tự chứng minh cho các quyền của mình, nên dẫn đến khó khăn trong quá trình giải quyết án.

Công tác tuyên truyền về pháp luật nói chung và pháp luật về dân sự nói riêng của các cấp chính quyền địa phương đến người dân chưa được thường xuyên còn nhiều hạn chế, phương pháp tuyên truyền đôi lúc chưa phù hợp với phong tục, tập quán của người địa phương nên ảnh hưởng đến tiếp nhận thông tin.
Từ ngày 12/8/2014 đến ngày 16/9/2014, Ban Pháp chế HĐND tỉnh đã tổ chức giám sát tình hình giải quyết các vụ án, việc dân sự trên địa bàn tỉnh Gia Lai thời điểm giám sát là từ ngày 01/01/2012 đến 30/7/2014. Qua giám sát tình hình giải quyết các vụ án, việc dân sự của tòa án nhân dân hai cấp cho thấy: Tòa án nhân dân hai cấp đã có nhiều cố gắng, cơ bản hoàn thành tốt công tác giải quyết các vụ án, việc dân sự theo đúng quy định của Bộ Luật tố tụng dân sự, đảm bảo được quyền và lợi ích chính đáng của các bên tham gia tố tụng, tạo điều kiện thuận lợi để Luật sư tham gia tranh tụng tại phiên tòa, góp phần ổn định tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh.
Trong quá trình giải quyết các vụ án, việc dân sự, ngành Tòa án cũng đã chú trọng đến công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật dân sự thông qua việc xét xử và các phiên hòa giải, đồng thời tôn trọng quyền tự định đoạt của đương sự phù hợp với quy định pháp luật nhằm giúp cho các bên đương sự tự nguyện thỏa thuận với nhau, bảo đảm dân chủ, khách quan, toàn diện, góp phần tăng cường tình đoàn kết, gắn bó trong nội bộ nhân dân. Đặc biệt án hòa giải thành đạt tỷ lệ cao điển hình như Tòa án Ayun Pa, Đăk Đoa, Đăk Pơ...chất lượng xét xử được nâng lên đảm bảo thấu tình đạt lý, mọi quyết định, bản án được ban hành theo đúng luật định, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Kết quả giải quyết các vụ án, việc dân sự trên địa bàn tỉnh từ ngày 01/01/2012 đến 30/7/2014, cụ thể như sau:

Đối với Tòa án nhân dân tỉnh: Tổng số vụ án dân sự thụ lý, giải quyết là 324/363 vụ. Trong đó: Tổng số án dân sự thụ lý, giải quyết là 244/271 vụ; Tổng số án hôn nhân gia đình thụ lý 80/92 vụ. Nội dung chủ yếu liên quan đến tranh chấp hợp đồng dân sự, tranh chấp đất đai, ly hôn, nuôi con chung, chia tài sản chung...

Đối với Tòa án nhân dân cấp huyện: đã thụ lý và giải quyết 7.807/8.776 vụ án, việc dân sự, đạt tỷ lệ chung là 88,95%.
Việc tham gia của Viện kiểm sát nhân dân hai cấp trong quá trình Tòa án giải quyết vụ án, việc dân sự, đặc biệt là việc tham gia của kiểm sát viên tại phiên tòa cũng đã góp phần cho công tác giải quyết án của Tòa án ngày càng đảm bảo việc tuân thủ các quy định của Bộ luật tố tụng dân sự, bảo đảm được tính khách quan trong việc giải quyết các vụ án, việc dân sự.

Tuy nhiên, với những kết quả Tòa án nhân dân hai cấp đã đạt được nêu trên, vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như sau: Số vụ án có kháng cáo, kháng nghị bị hủy, sửa còn nhiều. Công tác hòa giải thành đạt tỷ lệ thấp; việc áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời còn chưa thống nhất; xác định chưa đúng thẩm quyền giải quyết; xác minh, thu thập chứng cứ chưa đầy đủ; tính án phí, tính lãi suất không đúng, không tuyên lãi suất chậm thi hành án. Một số quy định của pháp luật chưa thực sự phù hợp, chậm được sửa đổi, bổ sung hoặc hướng dẫn kịp thời, đặc biệt là các quy định liên quan tới đất đai, giám định, định giá và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức trong việc cung cấp tài liệu, chứng cứ;.. cũng làm ảnh hưởng đến tiến độ, hiệu quả giải quyết vụ án. Các quy định về công tác tổ chức, cán bộ còn chưa đầy đủ, chưa được điều chỉnh, bổ sung gây khó khăn cho Tòa án trong việc bổ nhiệm Thẩm phán.

Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế: Lãnh đạo một số đơn vị chưa phát huy đầy đủ tinh thần trách nhiệm, năng lực quản lý còn hạn chế; thiếu kiểm tra, đôn đốc thường xuyên nên vẫn còn để xảy ra một số vi phạm, sai sót trong thực hiện nhiệm vụ; trình độ nhận thức pháp luật và ý thức chấp hành pháp luật của một số đương sự còn hạn chế, bị đơn thường có xu hướng không hợp tác với Tòa án như không nhận, không chấp hành giấy triệu tập làm cho việc giải quyết vụ việc khó khăn và kéo dài; pháp luật về các tổ chức giám định chưa được hoàn thiện; một số cơ quan, tổ chức chưa phối hợp chặt chẽ với Toà án, thậm chí chưa làm hết trách nhiệm của mình theo quy định của pháp luật trong việc cung cấp tài liệu, chứng cứ, giám định, tham gia định giá tài sản, thực hiện uỷ thác tư pháp kết quả còn rất hạn chế,... làm cho quá trình giải quyết vụ án gặp nhiều khó khăn; một số văn bản hướng dẫn của các cơ quan tư  pháp Trung ương về đường lối xét xử chưa thống nhất, đồng bộ, các quy định của pháp luật trên một số lĩnh vực thường xuyên có sự thay đổi, gây khó khăn trong việc áp dụng pháp luật, nhất là pháp luật đất đai nên ảnh hưởng nhất định tới tiến độ, hiệu quả công tác giải quyết án;...

Để công tác giải quyết các vụ án, việc dân sự của ngành Tòa án tốt hơn trong thời gian tới, Toà án nhân dân tỉnh cần tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra, giám đốc, kịp thời phát hiện, uốn nắn, khắc phục ngay những sai sót về nghiệp vụ trong quá trình giải quyết án; Thường xuyên mở các lớp tập huấn bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, thẩm phán, thư ký và hội thẩm nhân dân. Quan tâm, chỉ đạo, hướng dẫn việc áp dụng thống nhất pháp luật dân sự; tăng cường trách nhiệm trong công tác quản lý, giám sát việc thực thi công vụ của công chức, nhất là đối với Thẩm phán nhằm hạn chế việc áp dụng không đúng các quy định của pháp luật trong công tác xét xử; xem xét kiểm điểm nghiêm khắc trách nhiệm của thẩm phán có vi phạm, sai sót trong hoạt động xét xử; nâng cao chất lượng lập hồ sơ các vụ việc dân sự; nâng cao chất lượng viết bản án; tiếp tục và kịp thời đào tạo, bồi dưỡng, lập hồ sơ trình cấp có thẩm quyền bổ nhiệm thẩm phán để bổ sung cho các huyện còn thiếu, nhằm đảm bảo công tác xét xử trong thời gian đến.
 
Trà Giang