> Tin tức - Sự kiện > Tin hoạt động ĐĐBQH > Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội

Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội

01/10/2019
Xác định rõ địa vị pháp lý của Đoàn đại biểu Quốc hội
Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức QH mới nhất đã có thay đổi trong quy định về kinh phí bảo đảm cho hoạt động của Đoàn ĐBQH theo hướng cả ngân sách trung ương và địa phương cùng thực hiện. Nhưng khi thẩm tra chính thức dự án Luật này, các thành viên Ủy ban Pháp luật vẫn có ý kiến băn khoăn, vì các hoạt động được Đoàn ĐBQH tỉnh, thành phố triển khai đều nhằm phục vụ cho hoạt động của QH chứ không phải cho địa phương. Dự thảo Luật cũng được một số đại biểu cho là chưa xử lý rốt ráo vấn đề địa vị pháp lý của Đoàn ĐBQH.
Các Đoàn ĐBQH sẽ hoạt động không “đều tay”

Theo Tờ trình dự án Luật, để phù hợp với việc chuyển bộ phận giúp việc Đoàn ĐBQH về cho địa phương quản lý (thực hiện chủ trương hợp nhất 3 Văn phòng), Nghị quyết số 580/2018 của UBTVQH về việc thí điểm hợp nhất 3 Văn phòng đã quy định kinh phí của Đoàn ĐBQH do ngân sách địa phương bảo đảm, theo phân bổ dự toán của HĐND cấp tỉnh. Tuy nhiên, qua việc triển khai Nghị quyết số 580 đã cho thấy, nếu địa phương bảo đảm kinh phí hoạt động cho Đoàn ĐBQH thì có một số khó khăn khi thực hiện nhiệm vụ của ĐBQH, nhất là với việc tham gia hoạt động chung của QH, hay hoạt động của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của QH.

Để khắc phục hạn chế này, dự thảo Luật quy định theo hướng, chính quyền địa phương cấp tỉnh có trách nhiệm bố trí trụ sở làm việc, bảo đảm kinh phí và các điều kiện cần thiết khác cho Đoàn ĐBQH tại địa phương (Khoản 4, Điều 43). Lương của ĐBQH hoạt động chuyên trách tại địa phương, kinh phí hoạt động của Đoàn ĐBQH, bộ phận tham mưu, giúp việc, phục vụ hoạt động của Đoàn ĐBQH tại địa phương được ngân sách cấp tỉnh bảo đảm theo phân bổ dự toán của HĐND cấp tỉnh (Khoản 1, Điều 101). Hoạt động phí, thù lao tham gia hoạt động của QH, các khoản phụ cấp và chế độ của ĐBQH gắn với hoạt động của QH, chi phí cho ĐBQH khi tham gia các hoạt động do QH, UBTVQH, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của QH tổ chức do ngân sách trung ương bảo đảm (Khoản 1, Điều 101).
 
image001.jpg
Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Khắc Định phát biểu tại phiên họp

Phương án mới về kinh phí hoạt động cho Đoàn ĐBQH đã giúp tạo sự chủ động cho địa phương trong xây dựng dự toán đầu năm, tránh lúng túng khi xác định kinh phí đi lại, phục vụ ăn, ở… cho ĐBQH khi tham gia các hoạt động do QH, UBTVQH, các cơ quan của QH tổ chức. Các ĐBQH cũng sẽ thuận lợi hơn khi tham gia hoạt động của QH, UBTVQH, các cơ quan của QH tổ chức. Tuy nhiên, xét trên mục đích, phạm vi hoạt động của Đoàn ĐBQH và ĐBQH, Phó trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Nam Phan Thái Bình vẫn băn khoăn với quy định này. Bởi ĐBQH ứng cử ở địa phương không chỉ đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân ở địa phương đó mà còn đại diện cho nhân dân cả nước. Các hoạt động của ĐBQH và Đoàn ĐBQH tiến hành ở địa phương cũng nhằm phục vụ cho công tác xây dựng chính sách, pháp luật mang tầm quốc gia chứ không phải chỉ phục vụ cho địa phương đó.

Từ những phân tích này, ông Bình cho rằng, kinh phí hoạt động của Đoàn ĐBQH cần được ngân sách trung ương bảo đảm. Hơn nữa, mỗi địa phương có sự phát triển kinh tế - xã hội, khả năng thu ngân sách khác nhau, nếu để ngân sách địa phương bảo đảm kinh phí, hoạt động của Đoàn ĐBQH giữa các tỉnh, thành phố sẽ “không đều tay”, ông nhấn mạnh.

Đoàn ĐBQH có địa vị pháp lý như thế nào?

Việc quy định ngân sách trung ương và địa phương cùng bảo đảm kinh phí hoạt động cho Đoàn ĐBQH cũng tạo băn khoăn về địa vị pháp lý của tổ chức này. Bởi nếu kinh phí hoạt động cho Đoàn ĐBQH, trả lương cho ĐBQH hoạt động chuyên trách ở địa phương được ngân sách cấp tỉnh bảo đảm theo phân bổ dự toán của HĐND cấp tỉnh (như đề xuất tại dự thảo Luật) có nghĩa Trưởng đoàn ĐBQH hay Phó Trưởng đoàn ĐBQH không phải chủ tài khoản, thay vào đó có thể sẽ là Chánh Văn phòng tham mưu, giúp việc chung (hình thành qua sáp nhập 3 Văn phòng Đoàn ĐBQH, HĐND và UBND).

Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Tháp Phạm Văn Hòa lo ngại, kinh phí hoạt động cho Đoàn ĐBQH hiện nay đã khó khăn, nếu nhập vào ngân sách địa phương sẽ càng khó khăn hơn. Việc kinh phí hoạt động do ngân sách cấp tỉnh bảo đảm theo phân bổ dự toán của HĐND cấp tỉnh sẽ khiến Đoàn ĐBQH khó chủ động tiến hành các hoạt động của mình. Trong khi đó, ông Hòa nhấn mạnh, dự án Luật chưa xử lý rốt ráo vấn đề địa vị pháp lý của Đoàn ĐBQH.

Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Lâm Đồng Nguyễn Tạo cũng chỉ rõ, ĐBQH quyết định vấn đề quan trọng của quốc gia, đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân cả nước, trong khi đại biểu HĐND chỉ quyết vấn đề quan trọng của địa phương. Nếu để địa phương cấp kinh phí hoạt động sẽ có vấn đề về lý luận, vì không hiểu dựa trên cơ sở nào để đại biểu HĐND quyết cho kinh phí phục vụ hoạt động của ĐBQH. Do vậy, ông Tạo đề nghị, Đoàn ĐBQH cần có địa vị pháp lý rõ ràng, được cấp con dấu, tư cách pháp nhân, với kinh phí hoạt động do Nhà nước bảo đảm theo quy định pháp luật.

Trên thực tế, là một trong những địa phương tham gia thí điểm sáp nhập 3 Văn phòng, song ông Tạo cho biết, sau một năm thực hiện Nghị quyết số 580/2018 của UBTVQH, đến nay Bộ Nội vụ chưa ký quyết định cấp biên chế cho mình. Trong khi đó, các cán bộ, chuyên viên của Văn phòng Đoàn ĐBQH đều được chuyển biên chế về Văn phòng tham mưu, giúp việc chung.

Làm rõ những băn khoăn này, Tổng Thư ký QH, Chủ nhiệm VPQH, Trưởng ban Soạn thảo dự án Luật Nguyễn Hạnh Phúc thừa nhận, khi tiến hành thí điểm sáp nhập 3 Văn phòng ở 12 tỉnh, thành phố, Kho bạc Nhà nước đã từ chối chuyển kinh phí thường xuyên để trả lương cho ĐBQH chuyên trách ở địa phương vì Đoàn ĐBQH không phải là một cơ quan của địa phương. Phần kinh phí này hiện đang được tạm ứng từ ngân sách địa phương. Ông Nguyễn Hạnh Phúc cho rằng, khi quy định chính quyền địa phương cấp tỉnh có trách nhiệm bảo đảm kinh phí và các điều kiện cần thiết khác cũng cần xác định rõ địa vị pháp lý của Đoàn ĐBQH.

Để thực hiện phân bổ kinh phí theo hướng được đề xuất (do Trung ương và địa phương bảo đảm), Tổng Thư ký QH, Trưởng ban Soạn thảo Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, tại dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Tổ chức chính quyền địa phương cần bổ sung quy định theo hướng xác định rõ Đoàn ĐBQH nằm trong cơ quan của địa phương. Tuy nhiên, để bảo đảm sự độc lập, chủ động trong tiến hành các hoạt động của Đoàn ĐBQH, ĐBQH, việc phân bổ kinh phí cho Đoàn ĐBQH sẽ được thực hiện theo văn bản hướng dẫn của UBTVQH.
Theo daibieunhandan.vn

Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội

01/10/2019
Xác định rõ địa vị pháp lý của Đoàn đại biểu Quốc hội
Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức QH mới nhất đã có thay đổi trong quy định về kinh phí bảo đảm cho hoạt động của Đoàn ĐBQH theo hướng cả ngân sách trung ương và địa phương cùng thực hiện. Nhưng khi thẩm tra chính thức dự án Luật này, các thành viên Ủy ban Pháp luật vẫn có ý kiến băn khoăn, vì các hoạt động được Đoàn ĐBQH tỉnh, thành phố triển khai đều nhằm phục vụ cho hoạt động của QH chứ không phải cho địa phương. Dự thảo Luật cũng được một số đại biểu cho là chưa xử lý rốt ráo vấn đề địa vị pháp lý của Đoàn ĐBQH.
Các Đoàn ĐBQH sẽ hoạt động không “đều tay”

Theo Tờ trình dự án Luật, để phù hợp với việc chuyển bộ phận giúp việc Đoàn ĐBQH về cho địa phương quản lý (thực hiện chủ trương hợp nhất 3 Văn phòng), Nghị quyết số 580/2018 của UBTVQH về việc thí điểm hợp nhất 3 Văn phòng đã quy định kinh phí của Đoàn ĐBQH do ngân sách địa phương bảo đảm, theo phân bổ dự toán của HĐND cấp tỉnh. Tuy nhiên, qua việc triển khai Nghị quyết số 580 đã cho thấy, nếu địa phương bảo đảm kinh phí hoạt động cho Đoàn ĐBQH thì có một số khó khăn khi thực hiện nhiệm vụ của ĐBQH, nhất là với việc tham gia hoạt động chung của QH, hay hoạt động của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của QH.

Để khắc phục hạn chế này, dự thảo Luật quy định theo hướng, chính quyền địa phương cấp tỉnh có trách nhiệm bố trí trụ sở làm việc, bảo đảm kinh phí và các điều kiện cần thiết khác cho Đoàn ĐBQH tại địa phương (Khoản 4, Điều 43). Lương của ĐBQH hoạt động chuyên trách tại địa phương, kinh phí hoạt động của Đoàn ĐBQH, bộ phận tham mưu, giúp việc, phục vụ hoạt động của Đoàn ĐBQH tại địa phương được ngân sách cấp tỉnh bảo đảm theo phân bổ dự toán của HĐND cấp tỉnh (Khoản 1, Điều 101). Hoạt động phí, thù lao tham gia hoạt động của QH, các khoản phụ cấp và chế độ của ĐBQH gắn với hoạt động của QH, chi phí cho ĐBQH khi tham gia các hoạt động do QH, UBTVQH, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của QH tổ chức do ngân sách trung ương bảo đảm (Khoản 1, Điều 101).
 
image001.jpg
Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Khắc Định phát biểu tại phiên họp

Phương án mới về kinh phí hoạt động cho Đoàn ĐBQH đã giúp tạo sự chủ động cho địa phương trong xây dựng dự toán đầu năm, tránh lúng túng khi xác định kinh phí đi lại, phục vụ ăn, ở… cho ĐBQH khi tham gia các hoạt động do QH, UBTVQH, các cơ quan của QH tổ chức. Các ĐBQH cũng sẽ thuận lợi hơn khi tham gia hoạt động của QH, UBTVQH, các cơ quan của QH tổ chức. Tuy nhiên, xét trên mục đích, phạm vi hoạt động của Đoàn ĐBQH và ĐBQH, Phó trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Nam Phan Thái Bình vẫn băn khoăn với quy định này. Bởi ĐBQH ứng cử ở địa phương không chỉ đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân ở địa phương đó mà còn đại diện cho nhân dân cả nước. Các hoạt động của ĐBQH và Đoàn ĐBQH tiến hành ở địa phương cũng nhằm phục vụ cho công tác xây dựng chính sách, pháp luật mang tầm quốc gia chứ không phải chỉ phục vụ cho địa phương đó.

Từ những phân tích này, ông Bình cho rằng, kinh phí hoạt động của Đoàn ĐBQH cần được ngân sách trung ương bảo đảm. Hơn nữa, mỗi địa phương có sự phát triển kinh tế - xã hội, khả năng thu ngân sách khác nhau, nếu để ngân sách địa phương bảo đảm kinh phí, hoạt động của Đoàn ĐBQH giữa các tỉnh, thành phố sẽ “không đều tay”, ông nhấn mạnh.

Đoàn ĐBQH có địa vị pháp lý như thế nào?

Việc quy định ngân sách trung ương và địa phương cùng bảo đảm kinh phí hoạt động cho Đoàn ĐBQH cũng tạo băn khoăn về địa vị pháp lý của tổ chức này. Bởi nếu kinh phí hoạt động cho Đoàn ĐBQH, trả lương cho ĐBQH hoạt động chuyên trách ở địa phương được ngân sách cấp tỉnh bảo đảm theo phân bổ dự toán của HĐND cấp tỉnh (như đề xuất tại dự thảo Luật) có nghĩa Trưởng đoàn ĐBQH hay Phó Trưởng đoàn ĐBQH không phải chủ tài khoản, thay vào đó có thể sẽ là Chánh Văn phòng tham mưu, giúp việc chung (hình thành qua sáp nhập 3 Văn phòng Đoàn ĐBQH, HĐND và UBND).

Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Tháp Phạm Văn Hòa lo ngại, kinh phí hoạt động cho Đoàn ĐBQH hiện nay đã khó khăn, nếu nhập vào ngân sách địa phương sẽ càng khó khăn hơn. Việc kinh phí hoạt động do ngân sách cấp tỉnh bảo đảm theo phân bổ dự toán của HĐND cấp tỉnh sẽ khiến Đoàn ĐBQH khó chủ động tiến hành các hoạt động của mình. Trong khi đó, ông Hòa nhấn mạnh, dự án Luật chưa xử lý rốt ráo vấn đề địa vị pháp lý của Đoàn ĐBQH.

Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Lâm Đồng Nguyễn Tạo cũng chỉ rõ, ĐBQH quyết định vấn đề quan trọng của quốc gia, đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân cả nước, trong khi đại biểu HĐND chỉ quyết vấn đề quan trọng của địa phương. Nếu để địa phương cấp kinh phí hoạt động sẽ có vấn đề về lý luận, vì không hiểu dựa trên cơ sở nào để đại biểu HĐND quyết cho kinh phí phục vụ hoạt động của ĐBQH. Do vậy, ông Tạo đề nghị, Đoàn ĐBQH cần có địa vị pháp lý rõ ràng, được cấp con dấu, tư cách pháp nhân, với kinh phí hoạt động do Nhà nước bảo đảm theo quy định pháp luật.

Trên thực tế, là một trong những địa phương tham gia thí điểm sáp nhập 3 Văn phòng, song ông Tạo cho biết, sau một năm thực hiện Nghị quyết số 580/2018 của UBTVQH, đến nay Bộ Nội vụ chưa ký quyết định cấp biên chế cho mình. Trong khi đó, các cán bộ, chuyên viên của Văn phòng Đoàn ĐBQH đều được chuyển biên chế về Văn phòng tham mưu, giúp việc chung.

Làm rõ những băn khoăn này, Tổng Thư ký QH, Chủ nhiệm VPQH, Trưởng ban Soạn thảo dự án Luật Nguyễn Hạnh Phúc thừa nhận, khi tiến hành thí điểm sáp nhập 3 Văn phòng ở 12 tỉnh, thành phố, Kho bạc Nhà nước đã từ chối chuyển kinh phí thường xuyên để trả lương cho ĐBQH chuyên trách ở địa phương vì Đoàn ĐBQH không phải là một cơ quan của địa phương. Phần kinh phí này hiện đang được tạm ứng từ ngân sách địa phương. Ông Nguyễn Hạnh Phúc cho rằng, khi quy định chính quyền địa phương cấp tỉnh có trách nhiệm bảo đảm kinh phí và các điều kiện cần thiết khác cũng cần xác định rõ địa vị pháp lý của Đoàn ĐBQH.

Để thực hiện phân bổ kinh phí theo hướng được đề xuất (do Trung ương và địa phương bảo đảm), Tổng Thư ký QH, Trưởng ban Soạn thảo Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, tại dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Tổ chức chính quyền địa phương cần bổ sung quy định theo hướng xác định rõ Đoàn ĐBQH nằm trong cơ quan của địa phương. Tuy nhiên, để bảo đảm sự độc lập, chủ động trong tiến hành các hoạt động của Đoàn ĐBQH, ĐBQH, việc phân bổ kinh phí cho Đoàn ĐBQH sẽ được thực hiện theo văn bản hướng dẫn của UBTVQH.
Theo daibieunhandan.vn