> Tin tức - Sự kiện > Tin hoạt động ĐĐBQH > Huyện KBang các công trình kết cấu hạ tầng cơ sở được quan tâm

Huyện KBang các công trình kết cấu hạ tầng cơ sở được quan tâm

03/09/2012
Thường trực HĐND huyện Kbang đã tiến hành giám sát “về tình hình và kết quả thực hiện công tác phân cấp quản lý và sử dụng các công trình kết cấu hạ tầng cơ sở đối với các xã, thị trấn và các cơ quan, đơn vị trong huyện (bao gồm: các công trình giao thông, thuỷ lợi và hệ thống nước sinh hoạt nông thôn tập trung)” tại Phòng NN và PTNT huyện, Trạm Quản lý thuỷ nông huyện, Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện, Đội Công trình giao thông huyện và UBND các xã: Đắk Rong, Sơn Lang, Sơ Pai, Đắk HLơ, Tơ Tung và thị trấn Kbang; đồng thời, giám sát gián tiếp qua báo cáo đối với các cơ quan, đơn vị thuộc huyện có liên quan và UBND các xã còn lại. Trong những năm qua, UBND huyện KBang đã huy động nhiều nguồn lực khác nhau để đầu tư xây dựng, nâng cấp các công trình kết cấu hạ tầng cơ sở trên địa bàn huyện góp phần tăng năng lực sản xuất, thúc đẩy KT-XH phát triển, tăng cường tiềm lực quốc phòng - an ninh, tạo thêm nhiều việc làm, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống nhân dân; đến nay, 100% số xã đã có đường ô tô đến trung tâm xã, các tuyến đường từ trung tâm xã đến các thôn, làng, đường nội thị, nội thôn làng và đường vào khu sản xuất cũng đã được đầu tư nâng cấp và mở rộng. Công tác duy tu, bảo dưỡng các tuyến đường giao thông được thực hiện thường xuyên, đảm bảo nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hoá của nhân dân. Các công trình thuỷ lợi được đầu tư, nâng cấp, góp phần mở rộng diện tích lúa nước, đảm bảo nước tưới cho các loại cây công nghiệp và các loại cây trồng hàng năm khác góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ổn định định canh định cư, xoá đói giảm nghèo, cơ bản đảm bảo an ninh lương thực tại chỗ. Hệ thống các công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn tập trung đã cung cấp nguồn nước hợp vệ sinh, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân tại các thôn, làng trên địa bàn huyện.
Hiện nay, toàn huyện hiện có 857,26 km đường giao thông (trong đó, có 363,52 km đường do huyện quản lý (đường từ trung tâm huyện đến các xã), 493,74 km đường do cấp xã quản lý (đường nội thị, đường nội thôn làng và đường vào khu sản xuất);  Uỷ ban nhân dân huyện đã phân cấp cho Uỷ ban nhân dân các xã, thị trấn quản lý  35 công trình thuỷ lợi có quy mô vừa và nhỏ, được đầu tư xây dựng tại 10 xã, thị trấn, với tổng năng lực thiết kế 701 ha; trong đó, có 02 hồ chứa, 31 công trình đập dâng nước, 01 cửa lấy nước, 01 trạm bơm điện) trên địa bàn huyện; huyện có 46 công trình nước sinh hoạt nông thôn tập trung, được đầu tư xây dựng tại 10 xã, thị trấn với năng lực cấp nước cho 3.946 hộ; trong đó, hệ thống nước tự chảy 41 công trình, hệ thống nước giọt 02 công trình và hệ thống trạm bơm điện 03 công trình.
Mặt hạn chế là, hầu hết các chủ thể được phân cấp quản lý, khai thác và sử dụng các công trình giao thông, thuỷ lợi và nước sinh hoạt nông thôn tập trung chưa thực hiện được việc lưu trữ hồ sơ thiết kế và hồ sơ hoàn công của các công trình, có công trình không bàn giao hồ sơ hoàn công gây rất nhiều khó khăn cho công tác quản lý, khai thác, bảo vệ và kiểm tra, sửa chữa thường xuyên, nhất là những công trình có tính chất kỹ thuật phức tạp. Nguồn kinh phí phục vụ cho công tác quản lý, khai thác và bảo vệ công trình còn phân bổ bình quân cho các xã, thị trấn và quy mô công trình, dẫn đến một số xã thiếu nguồn vốn để thực hiện công tác duy tu, bảo dưỡng các công trình khi bị hư hỏng. Song, có một số địa phương chưa thật sự chú trọng đến công tác này nên không sử dụng hết nguồn kinh phí hàng năm được phân cấp. Việc thực hiện xã hội hoá trong quản lý, bảo vệ các công trình kết cấu hạ tầng cơ sở đạt hiệu quả chưa cao, ý thức trách nhiệm của một bộ phận nhân dân còn hạn chế đã làm ảnh hưởng đến quá trình khai thác cũng như tuổi thọ công trình, không phát huy được hiệu quả đầu tư.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, trong đó: công tác tuyên truyền, giáo dục nhân dân tham gia quản lý, bảo vệ các công trình kết cấu hạ tầng chưa được chính quyền cấp cơ sở quan tâm đúng mức. Trình độ, năng lực của cán bộ chủ chốt một số xã còn hạn chế, chưa nêu cao tinh thần trách nhiệm trong việc quản lý, bảo vệ các công trình, sau khi được phân cấp đã “khoán trắng” cho các tổ chức và cá nhân, thiếu kiểm tra việc thực hiện; chưa phát huy được trách nhiệm của cộng đồng dân cư tham gia quản lý, bảo vệ các công trình. Công tác bàn giao, quản lý và lưu trữ hồ sơ các công trình chưa được chú trọng. Công tác phối hợp giữa các cơ quan chuyên môn cấp huyện với UBND các xã, thị trấn có lúc, có nơi chưa chặt chẽ; dẫn đến, việc đầu tư, sửa chữa các công trình còn chưa kịp thời.
Đoàn giám sát đã kiến nghị với UBND các cấp của huyện và các phòng, ban liên quan phối hợp chặt chẽ với Mặt trận và các đoàn thể các cấp tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nhân dân nêu cao ý thức trách nhiệm trong việc tham gia đóng góp công, của nhằm xây dựng, quản lý, sử dụng và bảo vệ các công trình kết cấu hạ tầng ở địa phương góp phần phát triển KT-XH trên địa bàn huyện. Các cơ quan tham mưu rà soát, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành văn bản mới thay thế các quyết định phân cấp quản lý và sử dụng các công trình kết cấu hạ tầng cơ sở không còn phù hợp với thực tế. Mở sổ nhật ký và thường xuyên theo dõi các công trình để có đề xuất duy tu, sữa chữa kịp thời các công trình xuống cấp. Tăng cường tuần tra, kiểm soát, xử lý nghiêm các vi phạm. Tích cực vận động, huy động sự đóng góp của nhân dân (bằng kinh phí và ngày công) phù hợp với điều kiện của từng địa phương theo phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm” góp phần phát triển KT-XH, cải thiện đời sống nhân dân./.
Thanh Xuân

Huyện KBang các công trình kết cấu hạ tầng cơ sở được quan tâm

03/09/2012
Thường trực HĐND huyện Kbang đã tiến hành giám sát “về tình hình và kết quả thực hiện công tác phân cấp quản lý và sử dụng các công trình kết cấu hạ tầng cơ sở đối với các xã, thị trấn và các cơ quan, đơn vị trong huyện (bao gồm: các công trình giao thông, thuỷ lợi và hệ thống nước sinh hoạt nông thôn tập trung)” tại Phòng NN và PTNT huyện, Trạm Quản lý thuỷ nông huyện, Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện, Đội Công trình giao thông huyện và UBND các xã: Đắk Rong, Sơn Lang, Sơ Pai, Đắk HLơ, Tơ Tung và thị trấn Kbang; đồng thời, giám sát gián tiếp qua báo cáo đối với các cơ quan, đơn vị thuộc huyện có liên quan và UBND các xã còn lại. Trong những năm qua, UBND huyện KBang đã huy động nhiều nguồn lực khác nhau để đầu tư xây dựng, nâng cấp các công trình kết cấu hạ tầng cơ sở trên địa bàn huyện góp phần tăng năng lực sản xuất, thúc đẩy KT-XH phát triển, tăng cường tiềm lực quốc phòng - an ninh, tạo thêm nhiều việc làm, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống nhân dân; đến nay, 100% số xã đã có đường ô tô đến trung tâm xã, các tuyến đường từ trung tâm xã đến các thôn, làng, đường nội thị, nội thôn làng và đường vào khu sản xuất cũng đã được đầu tư nâng cấp và mở rộng. Công tác duy tu, bảo dưỡng các tuyến đường giao thông được thực hiện thường xuyên, đảm bảo nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hoá của nhân dân. Các công trình thuỷ lợi được đầu tư, nâng cấp, góp phần mở rộng diện tích lúa nước, đảm bảo nước tưới cho các loại cây công nghiệp và các loại cây trồng hàng năm khác góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ổn định định canh định cư, xoá đói giảm nghèo, cơ bản đảm bảo an ninh lương thực tại chỗ. Hệ thống các công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn tập trung đã cung cấp nguồn nước hợp vệ sinh, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân tại các thôn, làng trên địa bàn huyện.
Hiện nay, toàn huyện hiện có 857,26 km đường giao thông (trong đó, có 363,52 km đường do huyện quản lý (đường từ trung tâm huyện đến các xã), 493,74 km đường do cấp xã quản lý (đường nội thị, đường nội thôn làng và đường vào khu sản xuất);  Uỷ ban nhân dân huyện đã phân cấp cho Uỷ ban nhân dân các xã, thị trấn quản lý  35 công trình thuỷ lợi có quy mô vừa và nhỏ, được đầu tư xây dựng tại 10 xã, thị trấn, với tổng năng lực thiết kế 701 ha; trong đó, có 02 hồ chứa, 31 công trình đập dâng nước, 01 cửa lấy nước, 01 trạm bơm điện) trên địa bàn huyện; huyện có 46 công trình nước sinh hoạt nông thôn tập trung, được đầu tư xây dựng tại 10 xã, thị trấn với năng lực cấp nước cho 3.946 hộ; trong đó, hệ thống nước tự chảy 41 công trình, hệ thống nước giọt 02 công trình và hệ thống trạm bơm điện 03 công trình.
Mặt hạn chế là, hầu hết các chủ thể được phân cấp quản lý, khai thác và sử dụng các công trình giao thông, thuỷ lợi và nước sinh hoạt nông thôn tập trung chưa thực hiện được việc lưu trữ hồ sơ thiết kế và hồ sơ hoàn công của các công trình, có công trình không bàn giao hồ sơ hoàn công gây rất nhiều khó khăn cho công tác quản lý, khai thác, bảo vệ và kiểm tra, sửa chữa thường xuyên, nhất là những công trình có tính chất kỹ thuật phức tạp. Nguồn kinh phí phục vụ cho công tác quản lý, khai thác và bảo vệ công trình còn phân bổ bình quân cho các xã, thị trấn và quy mô công trình, dẫn đến một số xã thiếu nguồn vốn để thực hiện công tác duy tu, bảo dưỡng các công trình khi bị hư hỏng. Song, có một số địa phương chưa thật sự chú trọng đến công tác này nên không sử dụng hết nguồn kinh phí hàng năm được phân cấp. Việc thực hiện xã hội hoá trong quản lý, bảo vệ các công trình kết cấu hạ tầng cơ sở đạt hiệu quả chưa cao, ý thức trách nhiệm của một bộ phận nhân dân còn hạn chế đã làm ảnh hưởng đến quá trình khai thác cũng như tuổi thọ công trình, không phát huy được hiệu quả đầu tư.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, trong đó: công tác tuyên truyền, giáo dục nhân dân tham gia quản lý, bảo vệ các công trình kết cấu hạ tầng chưa được chính quyền cấp cơ sở quan tâm đúng mức. Trình độ, năng lực của cán bộ chủ chốt một số xã còn hạn chế, chưa nêu cao tinh thần trách nhiệm trong việc quản lý, bảo vệ các công trình, sau khi được phân cấp đã “khoán trắng” cho các tổ chức và cá nhân, thiếu kiểm tra việc thực hiện; chưa phát huy được trách nhiệm của cộng đồng dân cư tham gia quản lý, bảo vệ các công trình. Công tác bàn giao, quản lý và lưu trữ hồ sơ các công trình chưa được chú trọng. Công tác phối hợp giữa các cơ quan chuyên môn cấp huyện với UBND các xã, thị trấn có lúc, có nơi chưa chặt chẽ; dẫn đến, việc đầu tư, sửa chữa các công trình còn chưa kịp thời.
Đoàn giám sát đã kiến nghị với UBND các cấp của huyện và các phòng, ban liên quan phối hợp chặt chẽ với Mặt trận và các đoàn thể các cấp tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nhân dân nêu cao ý thức trách nhiệm trong việc tham gia đóng góp công, của nhằm xây dựng, quản lý, sử dụng và bảo vệ các công trình kết cấu hạ tầng ở địa phương góp phần phát triển KT-XH trên địa bàn huyện. Các cơ quan tham mưu rà soát, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành văn bản mới thay thế các quyết định phân cấp quản lý và sử dụng các công trình kết cấu hạ tầng cơ sở không còn phù hợp với thực tế. Mở sổ nhật ký và thường xuyên theo dõi các công trình để có đề xuất duy tu, sữa chữa kịp thời các công trình xuống cấp. Tăng cường tuần tra, kiểm soát, xử lý nghiêm các vi phạm. Tích cực vận động, huy động sự đóng góp của nhân dân (bằng kinh phí và ngày công) phù hợp với điều kiện của từng địa phương theo phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm” góp phần phát triển KT-XH, cải thiện đời sống nhân dân./.
Thanh Xuân