> Tin tức - Sự kiện > Tin hoạt động ĐĐBQH > Khai mạc Phiên họp thứ 37 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội

Khai mạc Phiên họp thứ 37 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội

11/09/2019
Sáng 9.9, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân, UBTVQH đã khai mạc Phiên họp thứ 37.

Xem xét, nhiều nội dung quan trọng, trình Kỳ họp thứ Tám

Diễn ra từ ngày 9 - 20.9, tại phiên họp này, UBTVQH sẽ cho ý kiến về các nội dung trình QH tại Kỳ họp thứ Tám, tiến hành giám sát chuyên đề và quyết định một số vấn đề thuộc thẩm quyền của UBTVQH.
Cụ thể, UBTVQH sẽ xem xét, cho ý kiến về 12 dự án luật: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều; Luật Chứng khoán (sửa đổi); Luật Thanh niên (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kiểm toán nhà nước; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội; Luật Đầu tư theo hình thức đối tác công tư; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng; Luật Đầu tư (sửa đổi); Bộ luật Lao động (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp; Luật Doanh nghiệp (sửa đổi).

image001.jpg
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu khai mạc

Ngoài ra, UBTVQH sẽ cho ý kiến về dự thảo các Nghị quyết: Nghị quyết của QH về xử lý tiền thuế nợ đối với người nộp thuế không còn khả năng nộp ngân sách nhà nước; Nghị quyết của QH phê duyệt Đề án tổng thể đầu tư phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số, miền núi và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn giai đoạn 2021 - 2025; Sự cần thiết ban hành Nghị quyết của QH về quản lý và sử dụng nguồn thu từ thoái vốn, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước.

UBTVQH cũng sẽ cho ý kiến về dự thảo Nghị định quy định thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa quá cảnh thông qua Hệ thống quá cảnh Hải quan ASEAN để thực hiện Nghị định thư 7 về Hệ thống quá cảnh hải quan.

Tại phiên họp này, UBTVQH sẽ tiến hành giám sát chuyên đề Việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn vùng dân tộc thiểu số, miền núi giai đoạn 2012 - 2018. UBTVQH còn cho ý kiến về 6 Báo cáo: Báo cáo công tác của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao; Báo cáo của Chính phủ, Tòa án Nhân dân Tối cao, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo năm 2019; Báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, công tác thi hành án và công tác phòng, chống tham nhũng năm 2019; Báo cáo sơ kết 5 năm triển khai thi hành Hiến pháp; Báo cáo công tác năm 2019 và kế hoạch kiểm toán năm 2020 của Kiểm toán Nhà nước; Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1.
 
image003.jpg
Toàn cảnh phiên họp

UBTVQH cũng sẽ xem xét, quyết định một số vấn đề khác như: Việc thành lập 4 phường thuộc thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh; Việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, thành lập các phường và thị xã Kinh Môn, tỉnh Hải Dương; Việc thành lập thị xã Sa Pa và các phường trực thuộc trên cơ sở sắp xếp, sáp nhập và điều chỉnh các đơn vị hành chính cấp xã thuộc huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai; Việc chuẩn bị Kỳ họp thứ Tám của QH; Phương án phân bổ sử dụng nguồn tăng thu ngân sách trung ương năm 2018.

Phát biểu khai mạc Phiên họp, Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh, trong 2 tuần làm việc, UBTVQH sẽ xem xét, giải quyết nhiều nội dung quan trọng, nhất là các nội dung trình tại Kỳ họp thứ Tám. Chủ tịch QH đề nghị, UBTVQH tập trung điều hành Phiên họp linh động, khoa học; các ủy viên UBTVQH sắp xếp lịch công tác để tham dự phiên họp đầy đủ, đúng thành phần.

Bảo đảm chủ động trong phòng chống thiên tai

Tiếp đó, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch QH Phùng Quốc Hiển, UBTVQH đã cho ý kiến đối với dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều.
 
image005.jpg
Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển phát biểu

Theo Tờ trình dự án Luật do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường trình bày, Luật Phòng, chống thiên tai được QH khóa XIII thông qua ngày 19.6.2013 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1.5.2014. Luật Đê điều được QH khóa XI thông qua ngày 29.11.2006 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1.7.2007. Hai Luật này cùng hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật đã tạo hành lang pháp lý trong công tác phòng chống thiên tai, quản lý đê điều; cơ bản phù hợp với thực tiễn và yêu cầu quản lý, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và đảm bảo an sinh, xã hội.

Tuy nhiên, trong quá trình thi hành hai Luật, điều kiện kinh tế - xã hội trong nước, quan hệ quốc tế đã có nhiều thay đổi, nhận diện và diễn biến tình hình thiên tai và yêu cầu thích ứng biến đổi khí hậu rõ nét hơn nên một số quy định tại hai Luật hiện hành cần được sửa đổi, bổ sung để phù hợp với tình hình hiện nay.

Cụ thể, đối với Luật Phòng, chống thiên tai, bổ sung một số loại hình thiên tai trong Luật hiện hành; lực lượng xung kích phòng, chống thiên tai tại cấp xã là nguồn nhân lực quan trọng đang thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai từ trước tới nay nhưng chưa được xác định trong Luật. Quỹ phòng chống thiên tai được quy định tại Điều 10 Luật hiện hành được thành lập ở cấp tỉnh, chưa có ở Trung ương nên có một số vướng mắc trong hoạt động tạo nguồn lực của Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai để hỗ trợ các địa phương, nhất là trong các tình huống thiên tai nghiêm trọng xảy ra, đồng thời, tiếp nhận nguồn hỗ trợ, cứu trợ tự nguyện của tổ chức, cá nhân nước ngoài cho công tác ứng phó, khắc phục nhanh hậu quả thiên tai được kịp thời.
 
image007.jpg
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường trình bày Tờ trình dự án Luật

Luật hiện hành cũng chưa có quy định về vật tư, phương tiện, trang thiết bị chuyên dùng, về công tác điều tra cơ bản, kiểm soát an toàn và hoạt động khoa học và công nghệ trong phòng chống thiên tai; cần được bổ sung lần này. Điều chỉnh một số quy định về ngân sách nhà nước cho phòng, chống thiên tai cho phù hợp với Luật Ngân sách và Luật Đầu tư công mới. Bổ sung quy định thẩm quyền vận động, quyên góp, tiếp nhận nguồn lực cứu trợ, hỗ trợ khi có thiên tai đối với các Bộ, ngành, UBND cấp tỉnh.

Đối với Luật Đê điều, hoạt động nạo vét luồng lạch trong phạm vi bảo vệ đê điều đối với các tuyến đê từ cấp III trở lên cần được cơ quan quản lý nhà nước ở Trung ương cho ý kiến để bảo đảm an toàn cho các tuyến đê quan trọng. Việc sử dụng bãi nổi, cù lao nơi chưa có công trình xây dựng và việc xử lý công trình, nhà ở hiện có ở bãi nổi, cù lao (đối với các tuyến sông có đê) chưa được quy định trong Luật hiện hành, cần được bổ sung lần này. Quy định về việc xây dựng cầu qua sông có đê còn vướng mắc trong quá trình thực hiện (đối với dự án xây mới, cải tạo mở rộng cầu cũ tại những vị trí khoảng cách giữa hai tuyến đê lớn). Sửa đổi quy định về quyền hạn của lực lượng chuyên trách quản lý đê điều để phù hợp với pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

Nhằm khắc phục những bất cập, vướng mắc lớn trong thực tiễn thi hành hai Luật này và bảo đảm phù hợp, thống nhất với một số luật liên quan, thì việc xây dựng và ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều là cần thiết.
 
image009.jpg
Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Phan Xuân Dũng
trình bày Báo cáo thẩm tra sơ bộ dự án Luật

Trình bày Báo cáo thẩm tra sơ bộ dự án Luật, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Phan Xuân Dũng cho biết, Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường cơ bản nhất trí về sự cần thiết ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều như Tờ trình của Chính phủ. Tuy nhiên, trước tình trạng gia tăng quy mô, loại hình, tần suất và diễn biến bất thường của thiên tai nên thiệt hại do thiên tai ngày càng lớn. Mỗi năm ở Việt Nam có tới trên 400 người bị thiệt mạng, thiệt hại vật chất chiếm tới 1,5% GDP, hạ tầng kỹ thuật bị phá hủy nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến sinh kế, cuộc sống người dân. Do vậy, Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường nhấn mạnh, việc sửa đổi, bổ sung dự án Luật lần này còn nhằm mục tiêu nâng cao sức chống chịu của nền kinh tế, giảm thiểu rủi ro thiên tai; bảo đảm tính chủ động trong phòng chống thiên tai; phát huy vai trò chủ đạo của Nhà nước và sự tham gia của khu vực tư nhân. Đồng thời, bảo đảm việc thực thi cam kết, thỏa thuận quốc tế; tận dụng tối đa nguồn lực hỗ trợ của các chính phủ, cộng đồng quốc tế cho công tác phòng chống thiên tai ở Việt Nam.

Đa số các ý kiến tán thành với Tờ trình của Chính phủ và Báo cáo thẩm tra sơ bộ. Các ủy viên UBTVQH cho rằng, dự thảo Luật có nhiều điểm mới, phù hợp với yêu cầu đặt ra khi xây dựng dự án Luật. Do vậy, việc ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều là cần thiết. Tuy nhiên, do dự thảo Luật có liên quan đến nhiều Luật hiện hành như: Luật Dân quân tự vệ, Luật Ngân sách nhà nước, Luật Đầu tư công, Luật Đất đai, Luật Thủy lợi, Luật Tài nguyên nước, Luật Tổ chức Chính phủ… Do đó, Ban soạn thảo cần rà soát lại nhằm bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của dự thảo Luật với hệ thống pháp luật.
Liên quan đến việc huy động các nguồn lực cho phòng, chống thiên tai, một số ý kiến đề nghị, dự thảo Luật cần quy định cụ thể các nguyên tắc trong huy động nguồn lực, nhằm bảo đảm tính khả thi khi điều động, tránh phân tán, lãng phí nguồn lực.

Về Quỹ phòng, chống thiên tai ở Trung ương, mặc dù còn ý kiến khác nhau, nhưng đa số các ý kiến thống nhất là cần có quỹ này để có thêm nguồn lực ngoài ngân sách nhà nước, đặc biệt là nguồn lực quốc tế cho công tác phòng, chống thiên tai ở Việt Nam. Một số ý kiến còn băn khoăn về mối liên hệ giữa Quỹ Phòng, chống thiên tai ở Trung ương và Quỹ Phòng, chống thiên tai địa phương, nguồn thu của Quỹ…
 
image011.jpg
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Khắc Định phát biểu

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Khắc Định đề nghị, Ban soạn thảo cần làm rõ nguồn thu của Quỹ; cơ chế sử dụng Quỹ Phòng, chống thiên tai ở Trung ương để không trùng lặp, chồng chéo với nguồn tài trợ, hỗ trợ theo Luật Ngân sách Nhà nước; việc điều chuyển giữa Quỹ Trung ương và quỹ địa phương để bảo đảm quyền lợi của các Quỹ Phòng, chống thiên tai địa phương.
Theo daibieunhandan.vn

Khai mạc Phiên họp thứ 37 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội

11/09/2019
Sáng 9.9, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân, UBTVQH đã khai mạc Phiên họp thứ 37.

Xem xét, nhiều nội dung quan trọng, trình Kỳ họp thứ Tám

Diễn ra từ ngày 9 - 20.9, tại phiên họp này, UBTVQH sẽ cho ý kiến về các nội dung trình QH tại Kỳ họp thứ Tám, tiến hành giám sát chuyên đề và quyết định một số vấn đề thuộc thẩm quyền của UBTVQH.
Cụ thể, UBTVQH sẽ xem xét, cho ý kiến về 12 dự án luật: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều; Luật Chứng khoán (sửa đổi); Luật Thanh niên (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kiểm toán nhà nước; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội; Luật Đầu tư theo hình thức đối tác công tư; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng; Luật Đầu tư (sửa đổi); Bộ luật Lao động (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp; Luật Doanh nghiệp (sửa đổi).

image001.jpg
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu khai mạc

Ngoài ra, UBTVQH sẽ cho ý kiến về dự thảo các Nghị quyết: Nghị quyết của QH về xử lý tiền thuế nợ đối với người nộp thuế không còn khả năng nộp ngân sách nhà nước; Nghị quyết của QH phê duyệt Đề án tổng thể đầu tư phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số, miền núi và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn giai đoạn 2021 - 2025; Sự cần thiết ban hành Nghị quyết của QH về quản lý và sử dụng nguồn thu từ thoái vốn, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước.

UBTVQH cũng sẽ cho ý kiến về dự thảo Nghị định quy định thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa quá cảnh thông qua Hệ thống quá cảnh Hải quan ASEAN để thực hiện Nghị định thư 7 về Hệ thống quá cảnh hải quan.

Tại phiên họp này, UBTVQH sẽ tiến hành giám sát chuyên đề Việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn vùng dân tộc thiểu số, miền núi giai đoạn 2012 - 2018. UBTVQH còn cho ý kiến về 6 Báo cáo: Báo cáo công tác của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao; Báo cáo của Chính phủ, Tòa án Nhân dân Tối cao, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo năm 2019; Báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, công tác thi hành án và công tác phòng, chống tham nhũng năm 2019; Báo cáo sơ kết 5 năm triển khai thi hành Hiến pháp; Báo cáo công tác năm 2019 và kế hoạch kiểm toán năm 2020 của Kiểm toán Nhà nước; Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1.
 
image003.jpg
Toàn cảnh phiên họp

UBTVQH cũng sẽ xem xét, quyết định một số vấn đề khác như: Việc thành lập 4 phường thuộc thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh; Việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, thành lập các phường và thị xã Kinh Môn, tỉnh Hải Dương; Việc thành lập thị xã Sa Pa và các phường trực thuộc trên cơ sở sắp xếp, sáp nhập và điều chỉnh các đơn vị hành chính cấp xã thuộc huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai; Việc chuẩn bị Kỳ họp thứ Tám của QH; Phương án phân bổ sử dụng nguồn tăng thu ngân sách trung ương năm 2018.

Phát biểu khai mạc Phiên họp, Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh, trong 2 tuần làm việc, UBTVQH sẽ xem xét, giải quyết nhiều nội dung quan trọng, nhất là các nội dung trình tại Kỳ họp thứ Tám. Chủ tịch QH đề nghị, UBTVQH tập trung điều hành Phiên họp linh động, khoa học; các ủy viên UBTVQH sắp xếp lịch công tác để tham dự phiên họp đầy đủ, đúng thành phần.

Bảo đảm chủ động trong phòng chống thiên tai

Tiếp đó, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch QH Phùng Quốc Hiển, UBTVQH đã cho ý kiến đối với dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều.
 
image005.jpg
Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển phát biểu

Theo Tờ trình dự án Luật do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường trình bày, Luật Phòng, chống thiên tai được QH khóa XIII thông qua ngày 19.6.2013 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1.5.2014. Luật Đê điều được QH khóa XI thông qua ngày 29.11.2006 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1.7.2007. Hai Luật này cùng hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật đã tạo hành lang pháp lý trong công tác phòng chống thiên tai, quản lý đê điều; cơ bản phù hợp với thực tiễn và yêu cầu quản lý, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và đảm bảo an sinh, xã hội.

Tuy nhiên, trong quá trình thi hành hai Luật, điều kiện kinh tế - xã hội trong nước, quan hệ quốc tế đã có nhiều thay đổi, nhận diện và diễn biến tình hình thiên tai và yêu cầu thích ứng biến đổi khí hậu rõ nét hơn nên một số quy định tại hai Luật hiện hành cần được sửa đổi, bổ sung để phù hợp với tình hình hiện nay.

Cụ thể, đối với Luật Phòng, chống thiên tai, bổ sung một số loại hình thiên tai trong Luật hiện hành; lực lượng xung kích phòng, chống thiên tai tại cấp xã là nguồn nhân lực quan trọng đang thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai từ trước tới nay nhưng chưa được xác định trong Luật. Quỹ phòng chống thiên tai được quy định tại Điều 10 Luật hiện hành được thành lập ở cấp tỉnh, chưa có ở Trung ương nên có một số vướng mắc trong hoạt động tạo nguồn lực của Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai để hỗ trợ các địa phương, nhất là trong các tình huống thiên tai nghiêm trọng xảy ra, đồng thời, tiếp nhận nguồn hỗ trợ, cứu trợ tự nguyện của tổ chức, cá nhân nước ngoài cho công tác ứng phó, khắc phục nhanh hậu quả thiên tai được kịp thời.
 
image007.jpg
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường trình bày Tờ trình dự án Luật

Luật hiện hành cũng chưa có quy định về vật tư, phương tiện, trang thiết bị chuyên dùng, về công tác điều tra cơ bản, kiểm soát an toàn và hoạt động khoa học và công nghệ trong phòng chống thiên tai; cần được bổ sung lần này. Điều chỉnh một số quy định về ngân sách nhà nước cho phòng, chống thiên tai cho phù hợp với Luật Ngân sách và Luật Đầu tư công mới. Bổ sung quy định thẩm quyền vận động, quyên góp, tiếp nhận nguồn lực cứu trợ, hỗ trợ khi có thiên tai đối với các Bộ, ngành, UBND cấp tỉnh.

Đối với Luật Đê điều, hoạt động nạo vét luồng lạch trong phạm vi bảo vệ đê điều đối với các tuyến đê từ cấp III trở lên cần được cơ quan quản lý nhà nước ở Trung ương cho ý kiến để bảo đảm an toàn cho các tuyến đê quan trọng. Việc sử dụng bãi nổi, cù lao nơi chưa có công trình xây dựng và việc xử lý công trình, nhà ở hiện có ở bãi nổi, cù lao (đối với các tuyến sông có đê) chưa được quy định trong Luật hiện hành, cần được bổ sung lần này. Quy định về việc xây dựng cầu qua sông có đê còn vướng mắc trong quá trình thực hiện (đối với dự án xây mới, cải tạo mở rộng cầu cũ tại những vị trí khoảng cách giữa hai tuyến đê lớn). Sửa đổi quy định về quyền hạn của lực lượng chuyên trách quản lý đê điều để phù hợp với pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

Nhằm khắc phục những bất cập, vướng mắc lớn trong thực tiễn thi hành hai Luật này và bảo đảm phù hợp, thống nhất với một số luật liên quan, thì việc xây dựng và ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều là cần thiết.
 
image009.jpg
Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Phan Xuân Dũng
trình bày Báo cáo thẩm tra sơ bộ dự án Luật

Trình bày Báo cáo thẩm tra sơ bộ dự án Luật, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Phan Xuân Dũng cho biết, Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường cơ bản nhất trí về sự cần thiết ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều như Tờ trình của Chính phủ. Tuy nhiên, trước tình trạng gia tăng quy mô, loại hình, tần suất và diễn biến bất thường của thiên tai nên thiệt hại do thiên tai ngày càng lớn. Mỗi năm ở Việt Nam có tới trên 400 người bị thiệt mạng, thiệt hại vật chất chiếm tới 1,5% GDP, hạ tầng kỹ thuật bị phá hủy nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến sinh kế, cuộc sống người dân. Do vậy, Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường nhấn mạnh, việc sửa đổi, bổ sung dự án Luật lần này còn nhằm mục tiêu nâng cao sức chống chịu của nền kinh tế, giảm thiểu rủi ro thiên tai; bảo đảm tính chủ động trong phòng chống thiên tai; phát huy vai trò chủ đạo của Nhà nước và sự tham gia của khu vực tư nhân. Đồng thời, bảo đảm việc thực thi cam kết, thỏa thuận quốc tế; tận dụng tối đa nguồn lực hỗ trợ của các chính phủ, cộng đồng quốc tế cho công tác phòng chống thiên tai ở Việt Nam.

Đa số các ý kiến tán thành với Tờ trình của Chính phủ và Báo cáo thẩm tra sơ bộ. Các ủy viên UBTVQH cho rằng, dự thảo Luật có nhiều điểm mới, phù hợp với yêu cầu đặt ra khi xây dựng dự án Luật. Do vậy, việc ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều là cần thiết. Tuy nhiên, do dự thảo Luật có liên quan đến nhiều Luật hiện hành như: Luật Dân quân tự vệ, Luật Ngân sách nhà nước, Luật Đầu tư công, Luật Đất đai, Luật Thủy lợi, Luật Tài nguyên nước, Luật Tổ chức Chính phủ… Do đó, Ban soạn thảo cần rà soát lại nhằm bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của dự thảo Luật với hệ thống pháp luật.
Liên quan đến việc huy động các nguồn lực cho phòng, chống thiên tai, một số ý kiến đề nghị, dự thảo Luật cần quy định cụ thể các nguyên tắc trong huy động nguồn lực, nhằm bảo đảm tính khả thi khi điều động, tránh phân tán, lãng phí nguồn lực.

Về Quỹ phòng, chống thiên tai ở Trung ương, mặc dù còn ý kiến khác nhau, nhưng đa số các ý kiến thống nhất là cần có quỹ này để có thêm nguồn lực ngoài ngân sách nhà nước, đặc biệt là nguồn lực quốc tế cho công tác phòng, chống thiên tai ở Việt Nam. Một số ý kiến còn băn khoăn về mối liên hệ giữa Quỹ Phòng, chống thiên tai ở Trung ương và Quỹ Phòng, chống thiên tai địa phương, nguồn thu của Quỹ…
 
image011.jpg
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Khắc Định phát biểu

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Khắc Định đề nghị, Ban soạn thảo cần làm rõ nguồn thu của Quỹ; cơ chế sử dụng Quỹ Phòng, chống thiên tai ở Trung ương để không trùng lặp, chồng chéo với nguồn tài trợ, hỗ trợ theo Luật Ngân sách Nhà nước; việc điều chuyển giữa Quỹ Trung ương và quỹ địa phương để bảo đảm quyền lợi của các Quỹ Phòng, chống thiên tai địa phương.
Theo daibieunhandan.vn