> Tin tức - Sự kiện > Tin hoạt động HĐND > Đại biểu HĐND tỉnh Gia Lai đối thoại với trẻ em: Giải đáp thấu đáo nhiều vấn đề

Đại biểu HĐND tỉnh Gia Lai đối thoại với trẻ em: Giải đáp thấu đáo nhiều vấn đề

14/07/2020
Ngày 11-7, Tỉnh Đoàn Gia Lai phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức tiếp xúc, đối thoại giữa đại biểu HĐND tỉnh với trẻ em. Tại buổi đối thoại, những nguyện vọng chính đáng do các em thiếu nhi bày tỏ đã được các đại biểu HĐND tỉnh và lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh giải đáp thấu đáo.   

Chủ trì buổi tiếp xúc, đối thoại có các ông, bà: Đặng Phan Chung-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh; Huỳnh Nữ Thu Hà-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Nguyễn Hoàng Phong-Tỉnh ủy viên, Bí thư Tỉnh Đoàn. Tham dự chương trình còn có bà Ayun H’ Bút-Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh cùng 200 đại biểu đại diện cho hơn 274.000 đội viên, thiếu nhi toàn tỉnh.

Thẳng thắn trao đổi
 
Chương trình được mở đầu bằng tiểu phẩm “Mẹ ơi, cứu con” của các em học sinh Trường THCS Trần Phú (TP. Pleiku). Nhân vật chính trong tiểu phẩm là hai cậu học sinh cùng lớp tên Toàn và Hiếu. Toàn là con trai cưng của gia đình khá giả, được bố mẹ mua cho 1 chiếc xe máy trị giá gần 100 triệu đồng và hứa cho kế nghiệp công ty của gia đình. Ngược lại, Hiếu lại học rất giỏi, chăm ngoan dù gia đình gặp nhiều khó khăn, mẹ đi buôn đồng nát, bố mất sớm.
 
Vì được chiều chuộng nên Toàn không quan tâm việc học mà ăn chơi lêu lổng, tham gia đua xe. Trong 1 lần đi tắm sông, Toàn và các bạn bị đuối nước. Hiếu đi học ngang qua đã không ngần ngại lao mình xuống cứu bạn. Khi đưa các bạn lên bờ, vì đuối sức nên Hiếu bị dòng nước cuốn đi. Thông qua tiểu phẩm, các em học sinh muốn nhắn nhủ thông điệp: “Hãy bảo vệ trẻ em khỏi những tai nạn thương tích, đặc biệt là tai nạn đuối nước”.
 
 image001.jpg
Từ phải sang: Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Huỳnh Nữ Thu Hà; Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Đặng Phan Chung; Tỉnh ủy viên, Bí thư Tỉnh Đoàn Nguyễn Hoàng Phong trao đổi với các em thiếu nhi. 

Liên quan đến vấn đề này, em Lê Bảo Liêm (lớp 5A, Trường Tiểu học và THCS Nguyễn Du, huyện Đak Pơ) đặt câu hỏi: “Tình hình tai nạn thương tích trẻ em, đặc biệt là đuối nước xảy ra nhiều, chúng cháu muốn được trang bị kỹ năng bơi để phòng tránh đuối nước nhưng nhiều gia đình không có điều kiện cho con học bơi. Cháu mong các cô chú lãnh đạo quan tâm hơn và có cách giúp chúng cháu học bơi miễn phí hoặc với học phí thấp”.
 
Trả lời vấn đề này, bà Bùi Khoa Nghi-Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo-cho hay: Thực trạng đuối nước là vấn đề đáng báo động ở Gia Lai. Với sự hỗ trợ của tỉnh và huy động nguồn lực xã hội hóa, Sở đã lắp đặt các bể bơi ở một số trường học, tổ chức nhiều lớp tập huấn cho cán bộ, giáo viên, đồng thời cung cấp nhiều tài liệu hướng dẫn cách phòng tránh đuối nước. Bên cạnh đó, thường xuyên nhắc nhở các em về sự nguy hiểm của các ao hồ, tự trang bị cho mình kỹ năng tự phòng vệ. Với nguyện vọng học bơi miễn phí hoặc học phí thấp tại địa phương, các em hãy mạnh dạn đề đạt nguyện vọng của cá nhân với thầy cô phụ trách công tác Đoàn-Đội, Ban Giám hiệu nhà trường để thầy cô tìm giải pháp và tạo điều kiện tốt nhất cho các em.
 
Em Nguyễn Thị Thanh Nga (lớp 8/11, Trường THCS Nguyễn Du, TP. Pleiku) nêu ý kiến: Các em học sinh THCS bắt đầu thay đổi tâm sinh lý nên tò mò về tình yêu và tình dục. Do không nắm được kiến thức nên nhiều bạn đã gặp phải những hậu quả đáng tiếc. Các cô chú có biện pháp gì để giúp chúng em trong lứa tuổi này có được những kiến thức cần thiết để bảo vệ bản thân?
 
Đánh giá đây là vấn đề được tất cả các cấp, các ngành trăn trở, bà Bùi Khoa Nghi cho biết: Năm 2018, trên cơ sở chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở đã triển khai cho các trường thành lập tổ tư vấn tâm lý trong trường học và các thầy-cô giáo có nhiệm vụ chia sẻ, hướng dẫn cho các em về những thay đổi tâm sinh lý. Sở đã mời các chuyên gia tâm lý tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức cho đội ngũ giáo viên. Hiện nay, hầu hết các trường đều có tổ tư vấn, nếu các em có gặp khó khăn về tâm lý, tình dục và tình yêu thì hãy mạnh dạn chia sẻ với tổ tư vấn của nhà trường. Thời gian tới, lãnh đạo ngành sẽ kiểm tra, đánh giá chất lượng các tổ tư vấn này.
 
Cùng giải đáp vấn đề này, ông Đinh Hà Nam-Phó Giám đốc Sở Y tế-thông tin: Học sinh THCS là lứa tuổi đang phát triển, trưởng thành về cơ thể, về tâm sinh lý nên tò mò về tình yêu, tình dục là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, về góc độ y khoa, độ tuổi này vẫn chưa trưởng thành về cơ thể. Vì thế, nếu thấy sự thay đổi của bản thân, các em có thể nhờ sự hỗ trợ của tổ tư vấn tâm sinh lý trong trường học hoặc trao đổi với bố mẹ.
 
“Xâm hại tình dục là vấn đề “nóng”, biện pháp nào để bảo vệ trẻ em tránh bị xâm hại?”-đó là câu hỏi của em Nguyễn Ngọc Phương Anh (lớp 7/9 Trường THCS Nguyễn Huệ, TP. Pleiku). Giải đáp vấn đề này, bà Rcom Sa Duyên-Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội-cho biết: Đối tượng xâm hại tình dục có thể là bất cứ ai, không kể người lạ mà còn có những người thân, thường xuyên gần gũi với trẻ. Vì vậy, các em lưu ý không đi một mình ở nơi vắng vẻ, không nhận tiền, quà hoặc sự giúp đỡ đặc biệt của người khác mà không có lý do nào. Đi đâu, làm gì cũng phải xin phép người thân trong gia đình. Khi nhận biết người quen có dấu hiệu hành vi xâm hại thì cần báo với cha mẹ, thầy cô. Khi truy cập thông tin internet, các em cẩn trọng trong việc kết bạn, chia sẻ thông tin cá nhân để tránh bị kẻ xấu dụ dỗ, lôi kéo.
 
Tiếp tục thực hiện quyền trẻ em
 
Tiếp xúc, đối thoại giữa đại biểu HĐND tỉnh với trẻ em là chương trình ý nghĩa, là cơ hội để thiếu nhi bày tỏ tâm tư, nguyện vọng về những vấn đề mình quan tâm, góp phần nâng cao trách nhiệm và hành động của các cấp, ngành về các vấn đề liên quan đến trẻ em, tạo môi trường học tập, sinh hoạt an toàn, lành mạnh.
  
image003.jpg
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Huỳnh Nữ Thu Hà tặng quà cho các em thiếu nhi tham gia buổi đối thoại. 
 
200 đại biểu đại diện cho thiếu nhi toàn tỉnh rất vui mừng vì được tiếp xúc, mạnh dạn chia sẻ những tâm tư, nguyện vọng và đề xuất với các đồng chí lãnh đạo. “Chúng em mong muốn hoạt động này được tổ chức thường xuyên hơn, để chúng em có cơ hội giãi bày những khó khăn mà chúng em đang gặp phải. Từ đó, chúng em yên tâm học tập, rèn luyện để trở thành con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ”-em Đoàn Nhất Nguyên (lớp 8I, Trường THCS Đề Thám, thị xã An Khê) đề đạt nguyện vọng.
 
Đã có hàng chục câu hỏi được các em thiếu nhi đặt ra để các đồng chí lãnh đạo HĐND tỉnh và các sở, ban, ngành của tỉnh trả lời. Với tinh thần chia sẻ thẳng thắn, cởi mở, không khí chương trình tiếp xúc đối thoại gần gũi, thân tình giữa các lãnh đạo với trẻ em.
 
Ngoài những vấn đề nêu trên, tại buổi đối thoại, các em còn đặt câu hỏi liên quan đến những nội dung như: thiếu sân chơi cho trẻ em và việc sử dụng mạng xã hội không an toàn, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm trước cổng trường học, giáo dục kỹ năng sống cho lứa tuổi thiếu nhi… Đại diện các sở, ban, ngành đã giải đáp các ý kiến một cách thấu đáo và đưa ra các định hướng, giải pháp cụ thể về công tác chăm sóc và giáo dục trẻ em trong thời gian tới.
 
 image005.jpg
Em Rơ Mah Chúc-Trường Tiểu học-THCS Huỳnh Thúc Kháng (huyện Chư Sê) đặt câu hỏi cho các đồng chí lãnh đạo HĐND tỉnh. 
 
Phát biểu tại buổi đối thoại, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Đặng Phan Chung đề nghị lãnh đạo tỉnh, các sở, ngành liên quan tiếp tục nghiên cứu và giải quyết những vấn đề trẻ em quan tâm cũng như đề xuất những giải pháp để bảo vệ quyền lợi và chăm sóc trẻ em trong thời gian tới, coi đây là những cam kết của các cấp, các ngành đối với các cháu. Từ việc tiếp xúc, đối thoại hôm nay, các ngành, địa phương cần tổ chức nhiều chương trình thiết thực, ý nghĩa cho trẻ em. 

Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh yêu cầu Thường trực HĐND 17 huyện, thị xã, thành phố cũng phải tổ chức tiếp xúc, đối thoại với trẻ em trên địa bàn. Đồng thời, UBND các cấp và các sở, ngành có liên quan cần triển khai thực hiện tốt Chỉ thị số 23/CT-TTg ngày 26-5-2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các giải pháp đảm bảo thực hiện quyền trẻ em, nhất là việc phòng tránh đuối nước trẻ em trong dịp hè.
 
Dịp này, HĐND tỉnh đã tặng 200 suất quà cho các đội viên, thiếu nhi tiêu biểu của toàn tỉnh.
 
                                                                                                                                                      Phan Lài
                                                                                                                                                  baogialai.com.vn

Đại biểu HĐND tỉnh Gia Lai đối thoại với trẻ em: Giải đáp thấu đáo nhiều vấn đề

14/07/2020
Ngày 11-7, Tỉnh Đoàn Gia Lai phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức tiếp xúc, đối thoại giữa đại biểu HĐND tỉnh với trẻ em. Tại buổi đối thoại, những nguyện vọng chính đáng do các em thiếu nhi bày tỏ đã được các đại biểu HĐND tỉnh và lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh giải đáp thấu đáo.   

Chủ trì buổi tiếp xúc, đối thoại có các ông, bà: Đặng Phan Chung-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh; Huỳnh Nữ Thu Hà-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Nguyễn Hoàng Phong-Tỉnh ủy viên, Bí thư Tỉnh Đoàn. Tham dự chương trình còn có bà Ayun H’ Bút-Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh cùng 200 đại biểu đại diện cho hơn 274.000 đội viên, thiếu nhi toàn tỉnh.

Thẳng thắn trao đổi
 
Chương trình được mở đầu bằng tiểu phẩm “Mẹ ơi, cứu con” của các em học sinh Trường THCS Trần Phú (TP. Pleiku). Nhân vật chính trong tiểu phẩm là hai cậu học sinh cùng lớp tên Toàn và Hiếu. Toàn là con trai cưng của gia đình khá giả, được bố mẹ mua cho 1 chiếc xe máy trị giá gần 100 triệu đồng và hứa cho kế nghiệp công ty của gia đình. Ngược lại, Hiếu lại học rất giỏi, chăm ngoan dù gia đình gặp nhiều khó khăn, mẹ đi buôn đồng nát, bố mất sớm.
 
Vì được chiều chuộng nên Toàn không quan tâm việc học mà ăn chơi lêu lổng, tham gia đua xe. Trong 1 lần đi tắm sông, Toàn và các bạn bị đuối nước. Hiếu đi học ngang qua đã không ngần ngại lao mình xuống cứu bạn. Khi đưa các bạn lên bờ, vì đuối sức nên Hiếu bị dòng nước cuốn đi. Thông qua tiểu phẩm, các em học sinh muốn nhắn nhủ thông điệp: “Hãy bảo vệ trẻ em khỏi những tai nạn thương tích, đặc biệt là tai nạn đuối nước”.
 
 image001.jpg
Từ phải sang: Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Huỳnh Nữ Thu Hà; Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Đặng Phan Chung; Tỉnh ủy viên, Bí thư Tỉnh Đoàn Nguyễn Hoàng Phong trao đổi với các em thiếu nhi. 

Liên quan đến vấn đề này, em Lê Bảo Liêm (lớp 5A, Trường Tiểu học và THCS Nguyễn Du, huyện Đak Pơ) đặt câu hỏi: “Tình hình tai nạn thương tích trẻ em, đặc biệt là đuối nước xảy ra nhiều, chúng cháu muốn được trang bị kỹ năng bơi để phòng tránh đuối nước nhưng nhiều gia đình không có điều kiện cho con học bơi. Cháu mong các cô chú lãnh đạo quan tâm hơn và có cách giúp chúng cháu học bơi miễn phí hoặc với học phí thấp”.
 
Trả lời vấn đề này, bà Bùi Khoa Nghi-Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo-cho hay: Thực trạng đuối nước là vấn đề đáng báo động ở Gia Lai. Với sự hỗ trợ của tỉnh và huy động nguồn lực xã hội hóa, Sở đã lắp đặt các bể bơi ở một số trường học, tổ chức nhiều lớp tập huấn cho cán bộ, giáo viên, đồng thời cung cấp nhiều tài liệu hướng dẫn cách phòng tránh đuối nước. Bên cạnh đó, thường xuyên nhắc nhở các em về sự nguy hiểm của các ao hồ, tự trang bị cho mình kỹ năng tự phòng vệ. Với nguyện vọng học bơi miễn phí hoặc học phí thấp tại địa phương, các em hãy mạnh dạn đề đạt nguyện vọng của cá nhân với thầy cô phụ trách công tác Đoàn-Đội, Ban Giám hiệu nhà trường để thầy cô tìm giải pháp và tạo điều kiện tốt nhất cho các em.
 
Em Nguyễn Thị Thanh Nga (lớp 8/11, Trường THCS Nguyễn Du, TP. Pleiku) nêu ý kiến: Các em học sinh THCS bắt đầu thay đổi tâm sinh lý nên tò mò về tình yêu và tình dục. Do không nắm được kiến thức nên nhiều bạn đã gặp phải những hậu quả đáng tiếc. Các cô chú có biện pháp gì để giúp chúng em trong lứa tuổi này có được những kiến thức cần thiết để bảo vệ bản thân?
 
Đánh giá đây là vấn đề được tất cả các cấp, các ngành trăn trở, bà Bùi Khoa Nghi cho biết: Năm 2018, trên cơ sở chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở đã triển khai cho các trường thành lập tổ tư vấn tâm lý trong trường học và các thầy-cô giáo có nhiệm vụ chia sẻ, hướng dẫn cho các em về những thay đổi tâm sinh lý. Sở đã mời các chuyên gia tâm lý tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức cho đội ngũ giáo viên. Hiện nay, hầu hết các trường đều có tổ tư vấn, nếu các em có gặp khó khăn về tâm lý, tình dục và tình yêu thì hãy mạnh dạn chia sẻ với tổ tư vấn của nhà trường. Thời gian tới, lãnh đạo ngành sẽ kiểm tra, đánh giá chất lượng các tổ tư vấn này.
 
Cùng giải đáp vấn đề này, ông Đinh Hà Nam-Phó Giám đốc Sở Y tế-thông tin: Học sinh THCS là lứa tuổi đang phát triển, trưởng thành về cơ thể, về tâm sinh lý nên tò mò về tình yêu, tình dục là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, về góc độ y khoa, độ tuổi này vẫn chưa trưởng thành về cơ thể. Vì thế, nếu thấy sự thay đổi của bản thân, các em có thể nhờ sự hỗ trợ của tổ tư vấn tâm sinh lý trong trường học hoặc trao đổi với bố mẹ.
 
“Xâm hại tình dục là vấn đề “nóng”, biện pháp nào để bảo vệ trẻ em tránh bị xâm hại?”-đó là câu hỏi của em Nguyễn Ngọc Phương Anh (lớp 7/9 Trường THCS Nguyễn Huệ, TP. Pleiku). Giải đáp vấn đề này, bà Rcom Sa Duyên-Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội-cho biết: Đối tượng xâm hại tình dục có thể là bất cứ ai, không kể người lạ mà còn có những người thân, thường xuyên gần gũi với trẻ. Vì vậy, các em lưu ý không đi một mình ở nơi vắng vẻ, không nhận tiền, quà hoặc sự giúp đỡ đặc biệt của người khác mà không có lý do nào. Đi đâu, làm gì cũng phải xin phép người thân trong gia đình. Khi nhận biết người quen có dấu hiệu hành vi xâm hại thì cần báo với cha mẹ, thầy cô. Khi truy cập thông tin internet, các em cẩn trọng trong việc kết bạn, chia sẻ thông tin cá nhân để tránh bị kẻ xấu dụ dỗ, lôi kéo.
 
Tiếp tục thực hiện quyền trẻ em
 
Tiếp xúc, đối thoại giữa đại biểu HĐND tỉnh với trẻ em là chương trình ý nghĩa, là cơ hội để thiếu nhi bày tỏ tâm tư, nguyện vọng về những vấn đề mình quan tâm, góp phần nâng cao trách nhiệm và hành động của các cấp, ngành về các vấn đề liên quan đến trẻ em, tạo môi trường học tập, sinh hoạt an toàn, lành mạnh.
  
image003.jpg
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Huỳnh Nữ Thu Hà tặng quà cho các em thiếu nhi tham gia buổi đối thoại. 
 
200 đại biểu đại diện cho thiếu nhi toàn tỉnh rất vui mừng vì được tiếp xúc, mạnh dạn chia sẻ những tâm tư, nguyện vọng và đề xuất với các đồng chí lãnh đạo. “Chúng em mong muốn hoạt động này được tổ chức thường xuyên hơn, để chúng em có cơ hội giãi bày những khó khăn mà chúng em đang gặp phải. Từ đó, chúng em yên tâm học tập, rèn luyện để trở thành con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ”-em Đoàn Nhất Nguyên (lớp 8I, Trường THCS Đề Thám, thị xã An Khê) đề đạt nguyện vọng.
 
Đã có hàng chục câu hỏi được các em thiếu nhi đặt ra để các đồng chí lãnh đạo HĐND tỉnh và các sở, ban, ngành của tỉnh trả lời. Với tinh thần chia sẻ thẳng thắn, cởi mở, không khí chương trình tiếp xúc đối thoại gần gũi, thân tình giữa các lãnh đạo với trẻ em.
 
Ngoài những vấn đề nêu trên, tại buổi đối thoại, các em còn đặt câu hỏi liên quan đến những nội dung như: thiếu sân chơi cho trẻ em và việc sử dụng mạng xã hội không an toàn, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm trước cổng trường học, giáo dục kỹ năng sống cho lứa tuổi thiếu nhi… Đại diện các sở, ban, ngành đã giải đáp các ý kiến một cách thấu đáo và đưa ra các định hướng, giải pháp cụ thể về công tác chăm sóc và giáo dục trẻ em trong thời gian tới.
 
 image005.jpg
Em Rơ Mah Chúc-Trường Tiểu học-THCS Huỳnh Thúc Kháng (huyện Chư Sê) đặt câu hỏi cho các đồng chí lãnh đạo HĐND tỉnh. 
 
Phát biểu tại buổi đối thoại, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Đặng Phan Chung đề nghị lãnh đạo tỉnh, các sở, ngành liên quan tiếp tục nghiên cứu và giải quyết những vấn đề trẻ em quan tâm cũng như đề xuất những giải pháp để bảo vệ quyền lợi và chăm sóc trẻ em trong thời gian tới, coi đây là những cam kết của các cấp, các ngành đối với các cháu. Từ việc tiếp xúc, đối thoại hôm nay, các ngành, địa phương cần tổ chức nhiều chương trình thiết thực, ý nghĩa cho trẻ em. 

Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh yêu cầu Thường trực HĐND 17 huyện, thị xã, thành phố cũng phải tổ chức tiếp xúc, đối thoại với trẻ em trên địa bàn. Đồng thời, UBND các cấp và các sở, ngành có liên quan cần triển khai thực hiện tốt Chỉ thị số 23/CT-TTg ngày 26-5-2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các giải pháp đảm bảo thực hiện quyền trẻ em, nhất là việc phòng tránh đuối nước trẻ em trong dịp hè.
 
Dịp này, HĐND tỉnh đã tặng 200 suất quà cho các đội viên, thiếu nhi tiêu biểu của toàn tỉnh.
 
                                                                                                                                                      Phan Lài
                                                                                                                                                  baogialai.com.vn