> Tin tức - Sự kiện > Tin hoạt động HĐND > Sáng mãi tinh thần cách mạng tháng Tám

Sáng mãi tinh thần cách mạng tháng Tám

30/09/2012
Không khó để hiểu vì sao, mùa Thu lại trở thành đề tài cho hàng ngàn tác phẩm thi- nhạc- họa khi nói về Hà Nội. Hà Nội- thủ đô yêu dấu, trái tim của dải đất hình chữ S Việt Nam.  Cũng tại nơi linh thiêng ấy, mùa thu năm 1945, một sự kiện vô cùng trọng đại đối với toàn thể nhân dân Việt Nam khi bản “Tuyên ngôn độc lập” được Chủ tịch Hồ Chí Minh dõng dạc tuyên bố trước quốc dân đồng bào cũng như toàn thế giới: Việt Nam trở thành một quốc gia độc lập, chấm dứt hơn 80 năm sống trong bùn đen nô lệ của thực dân Pháp, phát xít Nhật và lật nhào chế độ quân chủ chuyên chế tồn tại hàng ngàn năm. 67 năm đã qua, nhưng hào khí của những ngày tháng sục sôi ấy vẫn như còn cháy mãi trong tâm khảm những thế hệ người con đất Việt.
Gia Lai trong những ngày tháng Tám lịch sử
Cùng với khí thế sục sôi của cả dân tộc trong những ngày cách mạng tháng Tám năm 1945, sáng ngày 23-8-1945, hàng ngàn quần chúng thị xã Pleiku và các vùng xung quanh được vũ trang bằng gậy gộc, giáo mác… đội ngũ chỉnh tề, giương cao cờ đỏ sao vàng tiến về Tòa Công sứ, biểu dương lực lượng qua các phố chính trong thị xã.
 Đến 10 giờ sáng, một cuộc mít tinh lớn của gần 10 ngàn quần chúng bao gồm công nhân các đồn điền, nông dân các vùng nông thôn dân tộc, vùng Kinh, các tầng lớp nhân dân Pleiku và cả lính bảo an đã được giác ngộ… được tổ chức tại sân vận động tỉnh lỵ Pleiku. Lần đầu tiên trong lịch sử, cờ đỏ sao vàng của Tổ quốc được giương cao, tung bay trong niềm hân hoan chào đón của mọi người, báo hiệu Gia Lai đã cùng cả nước giành chính quyền về tay nhân dân, hệ thống chính quyền cai trị của thực dân và phong kiến bị xóa bỏ hoàn toàn, bộ máy chính quyền cách mạng được thiết lập trong toàn tỉnh.
images758835_gl_xua.jpg
Thắng lợi to lớn của cuộc khởi nghĩa Tháng Tám ở Gia Lai đã phát huy cao độ truyền thống yêu nước, yêu độc lập tự do của nhân dân các dân tộc trong tỉnh, mở ra khả năng to lớn cho việc tập hợp đông đảo lực lượng yêu nước trong các tầng lớp nhân dân, biến tiềm lực đang còn tiềm ẩn, rời rạc thành lực lượng cách mạng có tổ chức trong công cuộc xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng. Nó còn đặt tiền đề trực tiếp cho sự ra đời của Đảng bộ Đảng Cộng sản Đông Dương tỉnh Gia Lai tháng 12-1945.
Sau Cách mạng Tháng Tám thành công, nhân dân ta mong được sống trong hòa bình để kiến thiết đất nước sau chiến tranh. Song bọn thực dân, đế quốc lại dã tâm xâm lược nước ta lần nữa. Vì độc lập, tự do và sự trường tồn của dân tộc, của Tổ quốc, đồng bào các dân tộc Gia Lai dưới sự lãnh đạo của Đảng đã đem hết sức người, sức của để cùng nhân dân cả nước tiến hành cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp xâm lược.
Và Gia Lai hôm nay
images758836_gl_nay.jpg
Gần 40 năm sau ngày giải phóng và hơn 25 năm đổi mới, Gia Lai đã vươn mình trở thành một trong những địa phương phát triển vững mạnh về kinh tế- chính trị- xã hội một cách toàn diện. Tỉnh đã xây dựng được hơn 100 công trình thủy điện, trong đó có thủy điện lớn như: Ia Ly, Ayun Hạ, Sê San 3, Sê San 4, Hchan...; hình thành Khu Công nghiệp Trà Đa; Khu Công nghiệp Tây Pleiku đã công bố quy hoạch, đang lập dự án đầu tư hạ tầng và kêu gọi đầu tư. Giá trị sản xuất ngành công nghiệp 2010 gấp 3,35 lần năm 2005, gấp 8,4 lần so với năm 2000; năm 2011 đạt 5.735,5 tỷ đồng, tăng 18% so với năm 2010.
Tổng số vốn đầu tư toàn xã hội 2001-2005 đạt gần 13 ngàn tỷ đồng; 2006 đến 2010 đạt trên 31,5 nghìn tỷ đồng; riêng năm 2011 đạt 9.141 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 2001-2005 đạt 11,3% ; 2006-2010 đạt 13,6%/năm, riêng năm 2011 đạt 13,14%. Hoạt động xuất khẩu chuyển biến tích cực, tổng kim ngạch xuất khẩu tăng nhanh, từ năm 2001 đến năm 2005 đạt 190 triệu USD; 2006 -2010 đạt 604 triệu USD, năm 2011 đạt 350 triệu USD, gấp gần 2 lần so với cả giai đoạn 2001-2005. Quy mô nền kinh tế tăng nhanh. Cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư, cơ cấu cây trồng, vật nuôi chuyển dịch đúng hướng. Hạ tầng kinh tế-xã hội tiếp tục phát triển, bộ mặt đô thị, nông thôn có nhiều khởi sắc. 
Tổng thu ngân sách từ sau giải phóng đến năm 1991 chỉ đạt 40 tỷ đồng, năm 2001 đạt 256 tỷ đồng, đến năm 2010 đạt 2.300 tỷ đồng và năm 2011 đạt 3.200 tỷ đồng. Chất lượng cuộc sống của người dân được nâng lên rõ rệt, GDP bình quân đầu người năm 2011 đạt 19,5 triệu đồng, gấp 3,82 lần so với năm 2005, gấp 6,5 lần so với năm 2000. Công tác xóa đói giảm nghèo đạt được nhiều kết quả quan trọng, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh, đến năm 2010 giảm còn 10,8% (theo tiêu chí cũ; tương đương 27,56% theo tiêu chí mới), năm 2011 giảm còn 24,06% (theo tiêu chí mới).
Hiện nay, 100% xã đã có điện sinh hoạt và có đường ô tô đến trung tâm xã; 100% thôn, làng có điện lưới quốc gia, 95% hộ sử dụng điện, 80% hộ ở nông thôn dùng nước sạch; 100% xã đã phủ sóng phát thanh, 95% xã phủ sóng truyền hình; tỷ lệ dùng điện thoại đạt bình quân gần 105 thuê bao/100 dân; Internet đạt bình quân trên 2,8 thuê bao/100 dân. Một số công trình nhà máy lớn, khu đô thị mới, nhà cao tầng, bến xe, bệnh viện, trung tâm y tế, trường học, cơ sở văn hóa... được đầu tư xây dựng khang trang, hiện đại. Mạng lưới hoạt động và chất lượng các dịch vụ thương mại, du lịch, ngân hàng, vận tải, viễn thông ngày càng phát triển phong phú. Trong năm 2009 đã mở đường bay thẳng Pleiku-Hà Nội; Hà Nội- Pleiku .
Chất lượng giáo dục, khám chữa bệnh, thực hiện các chính sách xã hội có thêm nhiều thành tựu mới. Giáo dục và đào tạo phát triển khá toàn diện cả về quy mô và chất lượng. Năm 1975, 95% đồng bào các dân tộc sống trong cảnh mù chữ, toàn tỉnh có 139 trường phổ thông cơ sở, 3 trường Phổ thông trung học. Năm học 2010 - 2011, toàn tỉnh có 754 trường học với 339.055 học sinh (tăng 423 trường, 25.009 học sinh so với năm học 2000-2001); chất lượng giáo dục không ngừng được nâng cao; tỷ lệ học sinh tốt nghiệp các cấp tăng đều qua các năm; nhiều học sinh đạt giải cao trong các kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh và quốc gia; công tác phổ cập giáo dục tiểu học và phổ cập giáo dục trung học cơ sở được quan tâm đúng mức; tỷ lệ huy động trẻ em đủ tuổi ra lớp hàng năm đạt trên 99%; giáo dục nghề có bước phát triển, tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng lên qua các năm, đến năm 2011 đạt trên 30%.
Công tác phát triển sự nghiệp Y tế thu được những thành tựu quan trọng. Năm 1975, chỉ có 6 bệnh viện, 85 trạm y tế xã. Đến nay, có 5 bệnh viện tuyến tỉnh, 7 Trung tâm Y tế dự phòng; tuyến huyện đã thành lập đủ phòng y tế, Trung tâm y tế, Trung tâm dân số - kế hoạch hóa gia đình; 100% xã, phường, thị trấn có trạm y tế, trong đó có 64 xã đạt chuẩn quốc gia về y tế, bình quân 5,78 bác sỹ/1 vạn dân, tỷ lệ trạm y tế xã có bác sỹ đạt trên 60%. Công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân và phòng-chống dịch bệnh triển khai thực hiện tốt; đã đẩy lùi được dịch sốt rét và khống chế được dịch bệnh nguy hiểm, tỉnh đã cơ bản xóa mù loà do đục thuỷ tinh thể; cơ sở vật chất và đội ngũ cán bộ y tế luôn được đầu tư và củng cố, chất lượng khám chữa bệnh cho nhân dân ngày một nâng cao.
Có thể khẳng định, Gia Lai hôm nay đã có rất nhiều thay đổi, diện mạo của một vùng đất đau thương và ác liệt trong chiến tranh đã được thay bằng một màu xanh trù phú, những thôn làng ấm no. Và chắc chắn, sự thay đổi ấy sẽ còn mạnh mẽ hơn nữa trong tương lai.
Theo baogialai.vn

Sáng mãi tinh thần cách mạng tháng Tám

30/09/2012
Không khó để hiểu vì sao, mùa Thu lại trở thành đề tài cho hàng ngàn tác phẩm thi- nhạc- họa khi nói về Hà Nội. Hà Nội- thủ đô yêu dấu, trái tim của dải đất hình chữ S Việt Nam.  Cũng tại nơi linh thiêng ấy, mùa thu năm 1945, một sự kiện vô cùng trọng đại đối với toàn thể nhân dân Việt Nam khi bản “Tuyên ngôn độc lập” được Chủ tịch Hồ Chí Minh dõng dạc tuyên bố trước quốc dân đồng bào cũng như toàn thế giới: Việt Nam trở thành một quốc gia độc lập, chấm dứt hơn 80 năm sống trong bùn đen nô lệ của thực dân Pháp, phát xít Nhật và lật nhào chế độ quân chủ chuyên chế tồn tại hàng ngàn năm. 67 năm đã qua, nhưng hào khí của những ngày tháng sục sôi ấy vẫn như còn cháy mãi trong tâm khảm những thế hệ người con đất Việt.
Gia Lai trong những ngày tháng Tám lịch sử
Cùng với khí thế sục sôi của cả dân tộc trong những ngày cách mạng tháng Tám năm 1945, sáng ngày 23-8-1945, hàng ngàn quần chúng thị xã Pleiku và các vùng xung quanh được vũ trang bằng gậy gộc, giáo mác… đội ngũ chỉnh tề, giương cao cờ đỏ sao vàng tiến về Tòa Công sứ, biểu dương lực lượng qua các phố chính trong thị xã.
 Đến 10 giờ sáng, một cuộc mít tinh lớn của gần 10 ngàn quần chúng bao gồm công nhân các đồn điền, nông dân các vùng nông thôn dân tộc, vùng Kinh, các tầng lớp nhân dân Pleiku và cả lính bảo an đã được giác ngộ… được tổ chức tại sân vận động tỉnh lỵ Pleiku. Lần đầu tiên trong lịch sử, cờ đỏ sao vàng của Tổ quốc được giương cao, tung bay trong niềm hân hoan chào đón của mọi người, báo hiệu Gia Lai đã cùng cả nước giành chính quyền về tay nhân dân, hệ thống chính quyền cai trị của thực dân và phong kiến bị xóa bỏ hoàn toàn, bộ máy chính quyền cách mạng được thiết lập trong toàn tỉnh.
images758835_gl_xua.jpg
Thắng lợi to lớn của cuộc khởi nghĩa Tháng Tám ở Gia Lai đã phát huy cao độ truyền thống yêu nước, yêu độc lập tự do của nhân dân các dân tộc trong tỉnh, mở ra khả năng to lớn cho việc tập hợp đông đảo lực lượng yêu nước trong các tầng lớp nhân dân, biến tiềm lực đang còn tiềm ẩn, rời rạc thành lực lượng cách mạng có tổ chức trong công cuộc xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng. Nó còn đặt tiền đề trực tiếp cho sự ra đời của Đảng bộ Đảng Cộng sản Đông Dương tỉnh Gia Lai tháng 12-1945.
Sau Cách mạng Tháng Tám thành công, nhân dân ta mong được sống trong hòa bình để kiến thiết đất nước sau chiến tranh. Song bọn thực dân, đế quốc lại dã tâm xâm lược nước ta lần nữa. Vì độc lập, tự do và sự trường tồn của dân tộc, của Tổ quốc, đồng bào các dân tộc Gia Lai dưới sự lãnh đạo của Đảng đã đem hết sức người, sức của để cùng nhân dân cả nước tiến hành cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp xâm lược.
Và Gia Lai hôm nay
images758836_gl_nay.jpg
Gần 40 năm sau ngày giải phóng và hơn 25 năm đổi mới, Gia Lai đã vươn mình trở thành một trong những địa phương phát triển vững mạnh về kinh tế- chính trị- xã hội một cách toàn diện. Tỉnh đã xây dựng được hơn 100 công trình thủy điện, trong đó có thủy điện lớn như: Ia Ly, Ayun Hạ, Sê San 3, Sê San 4, Hchan...; hình thành Khu Công nghiệp Trà Đa; Khu Công nghiệp Tây Pleiku đã công bố quy hoạch, đang lập dự án đầu tư hạ tầng và kêu gọi đầu tư. Giá trị sản xuất ngành công nghiệp 2010 gấp 3,35 lần năm 2005, gấp 8,4 lần so với năm 2000; năm 2011 đạt 5.735,5 tỷ đồng, tăng 18% so với năm 2010.
Tổng số vốn đầu tư toàn xã hội 2001-2005 đạt gần 13 ngàn tỷ đồng; 2006 đến 2010 đạt trên 31,5 nghìn tỷ đồng; riêng năm 2011 đạt 9.141 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 2001-2005 đạt 11,3% ; 2006-2010 đạt 13,6%/năm, riêng năm 2011 đạt 13,14%. Hoạt động xuất khẩu chuyển biến tích cực, tổng kim ngạch xuất khẩu tăng nhanh, từ năm 2001 đến năm 2005 đạt 190 triệu USD; 2006 -2010 đạt 604 triệu USD, năm 2011 đạt 350 triệu USD, gấp gần 2 lần so với cả giai đoạn 2001-2005. Quy mô nền kinh tế tăng nhanh. Cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư, cơ cấu cây trồng, vật nuôi chuyển dịch đúng hướng. Hạ tầng kinh tế-xã hội tiếp tục phát triển, bộ mặt đô thị, nông thôn có nhiều khởi sắc. 
Tổng thu ngân sách từ sau giải phóng đến năm 1991 chỉ đạt 40 tỷ đồng, năm 2001 đạt 256 tỷ đồng, đến năm 2010 đạt 2.300 tỷ đồng và năm 2011 đạt 3.200 tỷ đồng. Chất lượng cuộc sống của người dân được nâng lên rõ rệt, GDP bình quân đầu người năm 2011 đạt 19,5 triệu đồng, gấp 3,82 lần so với năm 2005, gấp 6,5 lần so với năm 2000. Công tác xóa đói giảm nghèo đạt được nhiều kết quả quan trọng, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh, đến năm 2010 giảm còn 10,8% (theo tiêu chí cũ; tương đương 27,56% theo tiêu chí mới), năm 2011 giảm còn 24,06% (theo tiêu chí mới).
Hiện nay, 100% xã đã có điện sinh hoạt và có đường ô tô đến trung tâm xã; 100% thôn, làng có điện lưới quốc gia, 95% hộ sử dụng điện, 80% hộ ở nông thôn dùng nước sạch; 100% xã đã phủ sóng phát thanh, 95% xã phủ sóng truyền hình; tỷ lệ dùng điện thoại đạt bình quân gần 105 thuê bao/100 dân; Internet đạt bình quân trên 2,8 thuê bao/100 dân. Một số công trình nhà máy lớn, khu đô thị mới, nhà cao tầng, bến xe, bệnh viện, trung tâm y tế, trường học, cơ sở văn hóa... được đầu tư xây dựng khang trang, hiện đại. Mạng lưới hoạt động và chất lượng các dịch vụ thương mại, du lịch, ngân hàng, vận tải, viễn thông ngày càng phát triển phong phú. Trong năm 2009 đã mở đường bay thẳng Pleiku-Hà Nội; Hà Nội- Pleiku .
Chất lượng giáo dục, khám chữa bệnh, thực hiện các chính sách xã hội có thêm nhiều thành tựu mới. Giáo dục và đào tạo phát triển khá toàn diện cả về quy mô và chất lượng. Năm 1975, 95% đồng bào các dân tộc sống trong cảnh mù chữ, toàn tỉnh có 139 trường phổ thông cơ sở, 3 trường Phổ thông trung học. Năm học 2010 - 2011, toàn tỉnh có 754 trường học với 339.055 học sinh (tăng 423 trường, 25.009 học sinh so với năm học 2000-2001); chất lượng giáo dục không ngừng được nâng cao; tỷ lệ học sinh tốt nghiệp các cấp tăng đều qua các năm; nhiều học sinh đạt giải cao trong các kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh và quốc gia; công tác phổ cập giáo dục tiểu học và phổ cập giáo dục trung học cơ sở được quan tâm đúng mức; tỷ lệ huy động trẻ em đủ tuổi ra lớp hàng năm đạt trên 99%; giáo dục nghề có bước phát triển, tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng lên qua các năm, đến năm 2011 đạt trên 30%.
Công tác phát triển sự nghiệp Y tế thu được những thành tựu quan trọng. Năm 1975, chỉ có 6 bệnh viện, 85 trạm y tế xã. Đến nay, có 5 bệnh viện tuyến tỉnh, 7 Trung tâm Y tế dự phòng; tuyến huyện đã thành lập đủ phòng y tế, Trung tâm y tế, Trung tâm dân số - kế hoạch hóa gia đình; 100% xã, phường, thị trấn có trạm y tế, trong đó có 64 xã đạt chuẩn quốc gia về y tế, bình quân 5,78 bác sỹ/1 vạn dân, tỷ lệ trạm y tế xã có bác sỹ đạt trên 60%. Công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân và phòng-chống dịch bệnh triển khai thực hiện tốt; đã đẩy lùi được dịch sốt rét và khống chế được dịch bệnh nguy hiểm, tỉnh đã cơ bản xóa mù loà do đục thuỷ tinh thể; cơ sở vật chất và đội ngũ cán bộ y tế luôn được đầu tư và củng cố, chất lượng khám chữa bệnh cho nhân dân ngày một nâng cao.
Có thể khẳng định, Gia Lai hôm nay đã có rất nhiều thay đổi, diện mạo của một vùng đất đau thương và ác liệt trong chiến tranh đã được thay bằng một màu xanh trù phú, những thôn làng ấm no. Và chắc chắn, sự thay đổi ấy sẽ còn mạnh mẽ hơn nữa trong tương lai.
Theo baogialai.vn