> Tin tức - Sự kiện > Tin hoạt động HĐND > Vì sao Tây Nguyên mất rừng?

Vì sao Tây Nguyên mất rừng?

01/10/2012
Tây Nguyên mất 130 ngàn ha rừng trong 5 năm qua. Thông tin đưa ra tại một Hội nghị do Bộ Nông nghiệp và PTNT tổ chức, khiến dư luận giật mình lo ngại. Càng lo ngại hơn, khi cả khu vực Tây Nguyên chỉ còn khoảng 1,8 triệu ha rừng tự nhiên (có trữ lượng), trong khi nạn phá rừng với nhiều hình thức đang diễn ra chóng mặt. Bản chất thật của vấn đề nằm ở đâu? Và giải pháp nào để cứu rừng Tây Nguyên? Theo đánh giá của Cục Lâm Nghiệp (Bộ Nông nghiệp và PTNT) tuyệt đại đa số trong 130 ngàn ha rừng bị mất ở khu vực Tây Nguyên trong 5 năm qua, là hệ quả từ chủ trương chuyển đổi rừng nghèo sang trồng cao su và từ nhiều dự án thủy điện khác. Theo chủ trương chuyển đổi rừng nghèo sang trồng cao su, đã có hàng chục ngàn ha rừng ngã xuống. Hàng ngàn ha khác thì đã ngập chìm dưới các lòng hồ thủy điện; hàng trăm ha đã chuyển thành đất sản xuất.
Chính vì vậy, có thể nói, không phải toàn bộ con số 130 ngàn ha rừng đã biến mất đều là con số thiệt hại đáng lo ngại. Đáng lo ngại là ở chỗ, một phần trong diện tích này, khoảng 7.400 ha bị chặt phá trái phép, hơn 4 ngàn ha đã chặt trắng mà chưa phát huy được hiệu quả kinh tế-xã hội, môi trường là bao nhiêu.
Đáng lo ngại hơn nữa là có thể sẽ có hàng chục ngàn ha rừng khác sẽ biến mất, khi tới đây Bộ Nông nghiệp và PTNT “rà soát, quy hoạch lại 1 triệu ha rừng nghèo kiệt” của Tây Nguyên. Hội nghị mới đây của Bộ Nông nghiệp và PTNT với các tỉnh Tây Nguyên về quản lý, bảo vệ rừng đã có kết luận: Có dấu hiệu lợi dụng để phá rừng, thực hiện sai chủ trương của Chính phủ.
Theo thống kê chưa đầy đủ, các tỉnh Tây Nguyên đã cấp phép đầu tư cho 700 dự án trên đất lâm nghiệp với diện tích gần 216.000 ha, trong đó có khoảng 100.000 ha chuyển sang trồng cao su. Tuy nhiên, nhiều chủ dự án thiếu năng lực tài chính, thiếu trách nhiệm trong bảo vệ rừng để rừng bị tàn phá, lấn chiếm trái pháp luật nhưng không có biện pháp ngăn chặn. Thực hiện Chỉ thị số 1685/CT-TTg ngày 27-9-2011 của Thủ tướng Chính phủ, các tỉnh Tây Nguyên đã tổ chức rà soát, thu hồi 76 dự án với gần 8.000 ha, đình chỉ 48 dự án với gần 1.300 ha.
Nhìn nhận ở một khía cạnh khác, có thể thấy một trong những nguyên nhân khiến rừng Tây Nguyên biến mất, là sự yếu kém của các đơn vị chủ rừng và những bất cập trong chính sách quản lý rừng hiện nay. Bà Nguyễn Thị Ngọc Lệ-Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đak Nông cho biết: Đến giờ, tỉnh vẫn chưa thống kê chính xác diện tích rừng bị mất tại các công ty lâm nghiệp trên địa bàn, chỉ biết rằng, nó cũng chiếm một phần không nhỏ trong số gần 30.000 ha rừng bị mất từ năm 2004 đến nay. Điều cần kíp là cần có cơ chế quản lý phù hợp hơn.
tn2.jpg
“Đội ngũ của các công ty lâm nghiệp thì mỏng nhưng diện tích quản lý rất là lớn. Từ bất cập đó dẫn đến việc không quản lý được rừng Nhà nước giao cho. Vì vậy sắp tới phải củng cố, kiện toàn như thế nào, phải có cơ chế, chính sách cho phù hợp và có loại hình quản lý như thế nào cho phù hợp”-bà Lệ nói.
Tính chung trong toàn khu vực Tây Nguyên thì hiện có 56 công ty lâm nghiệp đang quản lý gần 1 triệu ha rừng và đất rừng. Trước thực trạng yếu kém của các công ty lâm nghiệp và những bất cập trong chính sách bảo vệ-phát triển rừng, ông Hà Công Tuấn-Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT cho rằng, cần cải tiến, đổi mới phương thức quản lý đối với các công ty lâm nghiệp.
“Chúng tôi đang nghiên cứu trình với Chính phủ để có quyết định cuối cùng. Đối với những khu vực rừng tự nhiên còn thì rà soát chuyển sang ban quản lý rừng phòng hộ hoặc mở rộng các khu rừng đặc dụng. Còn các công ty lâm nghiệp nếu còn thì ở các khu rừng trồng, có phương án sản xuất, kinh doanh bền vững và gắn được với đời sống của người dân, chủ yếu là làm dịch vụ. Chúng ta không giữ lại các công ty lâm nghiệp bằng mọi giá nếu như không có phương án khẳng định chắc chắn rằng giữ lại họ, họ sẽ bảo vệ tốt được rừng và phát triển được rừng”-ông Tuấn nói.
Một vấn đề khác cũng khiến nhiều người không khỏi lo ngại cho rừng Tây Nguyên đó là việc cấp phép kinh doanh cơ sở chế biến gỗ thiếu quy hoạch, không gắn với nguồn nguyên liệu, cơ quan chức năng thiếu kiểm tra, giám sát, nhất là đối với các cơ sở trong rừng, gần rừng đã góp phần làm tăng tình trạng phá rừng tại Tây Nguyên. Toàn khu vực có hơn 1.500 cơ sở chế biến gỗ. Thực hiện Chỉ thị số 1685 của Thủ tướng, riêng tại 2 tỉnh Đak Lak và Gia Lai đã thu hồi, đình chỉ 183 cơ sở. Không thể đảm bảo rằng, các cơ sở còn lại không tham gia phá rừng khi mà nguồn nguyên liệu cho các cơ sở này chủ yếu là rừng tự nhiên. Di dời các cơ sở chế biến gỗ trong rừng, gần rừng tự nhiên là điều cần thực hiện ngay trong lúc này.
Đáng tiếc là Hội nghị bàn biện pháp quản lý-bảo vệ rừng ở Tây Nguyên, do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức tại Gia Lai, diễn ra trong thời gian quá ngắn. Vì vậy, chưa thể phân tích được thấu đáo những nguy cơ tiềm tàng làm mất rừng Tây Nguyên, để có biện pháp khắc phục. Sau hội nghị này vẫn còn đó những câu hỏi đang lơ lửng trên những cánh rừng: Nếu vẫn giữ cơ chế giao rừng kém minh bạch-nhiều kẽ hở như hiện nay; nếu vẫn cứng nhắc mục tiêu chuyển đổi rừng-thì Tây Nguyên sẽ như thế nào; các công ty lâm nghiệp yếu kém-được chuyển đổi thành ban quản lý rừng-có đảm bảo giữ rừng tốt hơn hay không?
Và còn rất nhiều vấn đề liên quan đến cơ chế, chính sách, quản lý, con người… đang đặt ra cho việc phải cứu rừng Tây Nguyên. Đây là những vấn đề hệ trọng, cần được Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương nghiên cứu, xem xét, đánh giá, thực hiện một cách khoa học và nghiêm túc.
Theo baogialai.vn

Vì sao Tây Nguyên mất rừng?

01/10/2012
Tây Nguyên mất 130 ngàn ha rừng trong 5 năm qua. Thông tin đưa ra tại một Hội nghị do Bộ Nông nghiệp và PTNT tổ chức, khiến dư luận giật mình lo ngại. Càng lo ngại hơn, khi cả khu vực Tây Nguyên chỉ còn khoảng 1,8 triệu ha rừng tự nhiên (có trữ lượng), trong khi nạn phá rừng với nhiều hình thức đang diễn ra chóng mặt. Bản chất thật của vấn đề nằm ở đâu? Và giải pháp nào để cứu rừng Tây Nguyên? Theo đánh giá của Cục Lâm Nghiệp (Bộ Nông nghiệp và PTNT) tuyệt đại đa số trong 130 ngàn ha rừng bị mất ở khu vực Tây Nguyên trong 5 năm qua, là hệ quả từ chủ trương chuyển đổi rừng nghèo sang trồng cao su và từ nhiều dự án thủy điện khác. Theo chủ trương chuyển đổi rừng nghèo sang trồng cao su, đã có hàng chục ngàn ha rừng ngã xuống. Hàng ngàn ha khác thì đã ngập chìm dưới các lòng hồ thủy điện; hàng trăm ha đã chuyển thành đất sản xuất.
Chính vì vậy, có thể nói, không phải toàn bộ con số 130 ngàn ha rừng đã biến mất đều là con số thiệt hại đáng lo ngại. Đáng lo ngại là ở chỗ, một phần trong diện tích này, khoảng 7.400 ha bị chặt phá trái phép, hơn 4 ngàn ha đã chặt trắng mà chưa phát huy được hiệu quả kinh tế-xã hội, môi trường là bao nhiêu.
Đáng lo ngại hơn nữa là có thể sẽ có hàng chục ngàn ha rừng khác sẽ biến mất, khi tới đây Bộ Nông nghiệp và PTNT “rà soát, quy hoạch lại 1 triệu ha rừng nghèo kiệt” của Tây Nguyên. Hội nghị mới đây của Bộ Nông nghiệp và PTNT với các tỉnh Tây Nguyên về quản lý, bảo vệ rừng đã có kết luận: Có dấu hiệu lợi dụng để phá rừng, thực hiện sai chủ trương của Chính phủ.
Theo thống kê chưa đầy đủ, các tỉnh Tây Nguyên đã cấp phép đầu tư cho 700 dự án trên đất lâm nghiệp với diện tích gần 216.000 ha, trong đó có khoảng 100.000 ha chuyển sang trồng cao su. Tuy nhiên, nhiều chủ dự án thiếu năng lực tài chính, thiếu trách nhiệm trong bảo vệ rừng để rừng bị tàn phá, lấn chiếm trái pháp luật nhưng không có biện pháp ngăn chặn. Thực hiện Chỉ thị số 1685/CT-TTg ngày 27-9-2011 của Thủ tướng Chính phủ, các tỉnh Tây Nguyên đã tổ chức rà soát, thu hồi 76 dự án với gần 8.000 ha, đình chỉ 48 dự án với gần 1.300 ha.
Nhìn nhận ở một khía cạnh khác, có thể thấy một trong những nguyên nhân khiến rừng Tây Nguyên biến mất, là sự yếu kém của các đơn vị chủ rừng và những bất cập trong chính sách quản lý rừng hiện nay. Bà Nguyễn Thị Ngọc Lệ-Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đak Nông cho biết: Đến giờ, tỉnh vẫn chưa thống kê chính xác diện tích rừng bị mất tại các công ty lâm nghiệp trên địa bàn, chỉ biết rằng, nó cũng chiếm một phần không nhỏ trong số gần 30.000 ha rừng bị mất từ năm 2004 đến nay. Điều cần kíp là cần có cơ chế quản lý phù hợp hơn.
tn2.jpg
“Đội ngũ của các công ty lâm nghiệp thì mỏng nhưng diện tích quản lý rất là lớn. Từ bất cập đó dẫn đến việc không quản lý được rừng Nhà nước giao cho. Vì vậy sắp tới phải củng cố, kiện toàn như thế nào, phải có cơ chế, chính sách cho phù hợp và có loại hình quản lý như thế nào cho phù hợp”-bà Lệ nói.
Tính chung trong toàn khu vực Tây Nguyên thì hiện có 56 công ty lâm nghiệp đang quản lý gần 1 triệu ha rừng và đất rừng. Trước thực trạng yếu kém của các công ty lâm nghiệp và những bất cập trong chính sách bảo vệ-phát triển rừng, ông Hà Công Tuấn-Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT cho rằng, cần cải tiến, đổi mới phương thức quản lý đối với các công ty lâm nghiệp.
“Chúng tôi đang nghiên cứu trình với Chính phủ để có quyết định cuối cùng. Đối với những khu vực rừng tự nhiên còn thì rà soát chuyển sang ban quản lý rừng phòng hộ hoặc mở rộng các khu rừng đặc dụng. Còn các công ty lâm nghiệp nếu còn thì ở các khu rừng trồng, có phương án sản xuất, kinh doanh bền vững và gắn được với đời sống của người dân, chủ yếu là làm dịch vụ. Chúng ta không giữ lại các công ty lâm nghiệp bằng mọi giá nếu như không có phương án khẳng định chắc chắn rằng giữ lại họ, họ sẽ bảo vệ tốt được rừng và phát triển được rừng”-ông Tuấn nói.
Một vấn đề khác cũng khiến nhiều người không khỏi lo ngại cho rừng Tây Nguyên đó là việc cấp phép kinh doanh cơ sở chế biến gỗ thiếu quy hoạch, không gắn với nguồn nguyên liệu, cơ quan chức năng thiếu kiểm tra, giám sát, nhất là đối với các cơ sở trong rừng, gần rừng đã góp phần làm tăng tình trạng phá rừng tại Tây Nguyên. Toàn khu vực có hơn 1.500 cơ sở chế biến gỗ. Thực hiện Chỉ thị số 1685 của Thủ tướng, riêng tại 2 tỉnh Đak Lak và Gia Lai đã thu hồi, đình chỉ 183 cơ sở. Không thể đảm bảo rằng, các cơ sở còn lại không tham gia phá rừng khi mà nguồn nguyên liệu cho các cơ sở này chủ yếu là rừng tự nhiên. Di dời các cơ sở chế biến gỗ trong rừng, gần rừng tự nhiên là điều cần thực hiện ngay trong lúc này.
Đáng tiếc là Hội nghị bàn biện pháp quản lý-bảo vệ rừng ở Tây Nguyên, do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức tại Gia Lai, diễn ra trong thời gian quá ngắn. Vì vậy, chưa thể phân tích được thấu đáo những nguy cơ tiềm tàng làm mất rừng Tây Nguyên, để có biện pháp khắc phục. Sau hội nghị này vẫn còn đó những câu hỏi đang lơ lửng trên những cánh rừng: Nếu vẫn giữ cơ chế giao rừng kém minh bạch-nhiều kẽ hở như hiện nay; nếu vẫn cứng nhắc mục tiêu chuyển đổi rừng-thì Tây Nguyên sẽ như thế nào; các công ty lâm nghiệp yếu kém-được chuyển đổi thành ban quản lý rừng-có đảm bảo giữ rừng tốt hơn hay không?
Và còn rất nhiều vấn đề liên quan đến cơ chế, chính sách, quản lý, con người… đang đặt ra cho việc phải cứu rừng Tây Nguyên. Đây là những vấn đề hệ trọng, cần được Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương nghiên cứu, xem xét, đánh giá, thực hiện một cách khoa học và nghiêm túc.
Theo baogialai.vn