> Chuyên mục > Đoàn đại biểu Quốc hội > Chương trình hoạt động > Dự kiến chương trình kỳ họp thứ tư, Quốc hội khóa XIII

Dự kiến chương trình kỳ họp thứ tư, Quốc hội khóa XIII

18/06/2012
Theo thông báo của Văn phòng Quốc hội, kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIII sẽ khai mạc vào ngày 22-10 và dự kiến bế mạc vào ngày 24-11-2012. Trong kỳ họp này, Quốc hội sẽ xem xét, quyết định các nội dung sau:
1. Xem xét các báo cáo và quyết định một số vấn đề quan trọng
- Các báo cáo về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước năm 2012; kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2013; tình hình thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2012, phương án phân bổ ngân sách trung ương và bổ sung ngân sách địa phương năm 2013.
- Báo cáo công tác phòng, chống tham nhũng.
- Báo cáo công tác của Chánh án Toà án nhân dân tối cao; Báo cáo công tác của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; các Báo cáo của Chính phủ về công tác thi hành án; công tác phòng ngừa, chống vi phạm pháp luật và tội phạm.
- Các báo cáo công tác của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội; các báo cáo về tình hình giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân; báo cáo về công tác dân nguyện.
- Báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri; Báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIII; Báo cáo về việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 2 và thứ 3.
- Giám sát chuyên đề: Quốc hội giám sát tối cao “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân đối với các quyết định hành chính về đất đai”; Xem xét một số báo cáo kết quả giám sát của các cơ quan của Quốc hội.
- Chất vấn và trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội.
- Xem xét, thông qua Nghị quyết về Chương trình hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2013.
- Xem xét, thông qua Nghị quyết về việc lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
- Các báo cáo gửi đại biểu Quốc hội tự nghiên cứu về: Công tác đối ngoại của Nhà nước năm 2012; Công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2012; Tình hình quốc phòng, an ninh năm 2012; Tình hình trật tự an toàn giao thông; Tình hình thực hiện Dự án thủy điện Lai Châu; Tình hình thực hiện Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận; Tình hình thực hiện công trình xây dựng đường Hồ Chí Minh; Quá trình và kết quả thực hiện Nghị quyết về việc điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Hà Nội và một số tỉnh có liên quan; Tình hình xây dựng Nhà Quốc hội; Tình hình thực hiện công trình thủy điện Sơn La;Việc sử dụng vốn vay, quản lý nợ công và việc thực hiện dự án, công trình quan trọng quốc gia, chương trình phát triển kinh tế - xã hội quan trọng khác sử dụng vốn vay của Chính phủ; Nợ công; Hoạt động tương trợ tư pháp; Công tác bồi thường của Nhà nước; Kết quả kiểm toán Quỹ bảo hiểm xã hội (định kỳ 3 năm); Kế hoạch kiểm toán hàng năm.
2. Công tác xây dựng pháp luật:
* Quốc hội xem xét, thông qua 9 dự án luật và 2 dự thảo nghị quyết:
Luật phòng, chống tham nhũng (sửa đổi); Luật dự trữ quốc gia; Luật hợp tác xã (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật luật sư; Luật xuất bản (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật điện lực; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế; Luật Thủ đô; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân; Nghị quyết về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn; Nghị quyết về việc tiếp tục thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại.
* Quốc hội cho ý kiến 9 dự án:
Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992; Luật đất đai (sửa đổi); Luật hòa giải cơ sở; Luật phòng, tránh và giảm nhẹ thiên tai; Luật phòng, chống khủng bố; Luật giáo dục quốc phòng - an ninh; Luật khoa học và công nghệ (sửa đổi); Luật đầu tư công, mua sắm công; Luật việc làm./.
VP.Quốc hội

Dự kiến chương trình kỳ họp thứ tư, Quốc hội khóa XIII

18/06/2012
Theo thông báo của Văn phòng Quốc hội, kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIII sẽ khai mạc vào ngày 22-10 và dự kiến bế mạc vào ngày 24-11-2012. Trong kỳ họp này, Quốc hội sẽ xem xét, quyết định các nội dung sau:
1. Xem xét các báo cáo và quyết định một số vấn đề quan trọng
- Các báo cáo về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước năm 2012; kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2013; tình hình thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2012, phương án phân bổ ngân sách trung ương và bổ sung ngân sách địa phương năm 2013.
- Báo cáo công tác phòng, chống tham nhũng.
- Báo cáo công tác của Chánh án Toà án nhân dân tối cao; Báo cáo công tác của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; các Báo cáo của Chính phủ về công tác thi hành án; công tác phòng ngừa, chống vi phạm pháp luật và tội phạm.
- Các báo cáo công tác của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội; các báo cáo về tình hình giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân; báo cáo về công tác dân nguyện.
- Báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri; Báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIII; Báo cáo về việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 2 và thứ 3.
- Giám sát chuyên đề: Quốc hội giám sát tối cao “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân đối với các quyết định hành chính về đất đai”; Xem xét một số báo cáo kết quả giám sát của các cơ quan của Quốc hội.
- Chất vấn và trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội.
- Xem xét, thông qua Nghị quyết về Chương trình hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2013.
- Xem xét, thông qua Nghị quyết về việc lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
- Các báo cáo gửi đại biểu Quốc hội tự nghiên cứu về: Công tác đối ngoại của Nhà nước năm 2012; Công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2012; Tình hình quốc phòng, an ninh năm 2012; Tình hình trật tự an toàn giao thông; Tình hình thực hiện Dự án thủy điện Lai Châu; Tình hình thực hiện Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận; Tình hình thực hiện công trình xây dựng đường Hồ Chí Minh; Quá trình và kết quả thực hiện Nghị quyết về việc điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Hà Nội và một số tỉnh có liên quan; Tình hình xây dựng Nhà Quốc hội; Tình hình thực hiện công trình thủy điện Sơn La;Việc sử dụng vốn vay, quản lý nợ công và việc thực hiện dự án, công trình quan trọng quốc gia, chương trình phát triển kinh tế - xã hội quan trọng khác sử dụng vốn vay của Chính phủ; Nợ công; Hoạt động tương trợ tư pháp; Công tác bồi thường của Nhà nước; Kết quả kiểm toán Quỹ bảo hiểm xã hội (định kỳ 3 năm); Kế hoạch kiểm toán hàng năm.
2. Công tác xây dựng pháp luật:
* Quốc hội xem xét, thông qua 9 dự án luật và 2 dự thảo nghị quyết:
Luật phòng, chống tham nhũng (sửa đổi); Luật dự trữ quốc gia; Luật hợp tác xã (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật luật sư; Luật xuất bản (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật điện lực; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế; Luật Thủ đô; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân; Nghị quyết về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn; Nghị quyết về việc tiếp tục thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại.
* Quốc hội cho ý kiến 9 dự án:
Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992; Luật đất đai (sửa đổi); Luật hòa giải cơ sở; Luật phòng, tránh và giảm nhẹ thiên tai; Luật phòng, chống khủng bố; Luật giáo dục quốc phòng - an ninh; Luật khoa học và công nghệ (sửa đổi); Luật đầu tư công, mua sắm công; Luật việc làm./.
VP.Quốc hội