> Chuyên mục > Đoàn đại biểu Quốc hội > Thông tin kỳ họp > Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai thảo luận dự án Luật dự trữ quốc gia

Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai thảo luận dự án Luật dự trữ quốc gia

09/10/2011
Buổi sáng ngày 01/6/2012, các Tổ đại biểu Quốc hội thảo luận về dự án Luật dự trữ quốc gia và dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế. Đây là 02 dự án Luật do Chính phủ trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu tại kỳ họp thứ ba và sẽ được Quốc hội xem xét, thảo luận, thông qua tại kỳ họp thứ tư (tháng 10/2012). Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế dự kiến sửa đổi, bổ sung 33 Điều (trong tổng số 120 Điều của Luật hiện hành), liên quan đến ba nhóm vấn đề với 22 nội dung, bao gồm:
Nhóm vấn đề về đơn giản hoá thủ tục hành chính thuế gồm 6 nội dung, trong đó chủ yếu liên quan đến các nội dung sửa đổi theo yêu cầu của Nghị quyết số 57/2010/QH12 của Quốc hội; Nghị quyết số 25/NQ-CP, Nghị quyết số 68/NQ-CP năm 2010 của Chính phủ.
Nhóm vấn đề về phục vụ mục tiêu cải cách - hiện đại hoá và hội nhập, phù hợp thông lệ quốc tế gồm 5 nội dung.
Nhóm vấn đề về nâng cao hiệu lực, hiệu quả của quản lý thuế để phù hợp với thực tế và phù hợp với các văn bản pháp luật có liên quan nhằm chống thất thu ngân sách, giảm nợ đọng thuế gồm 11 nội dung.
Để có thời gian chuẩn bị các điều kiện cần thiết tổ chức triển khai hướng dẫn thi hành Luật, thiết kế phần mềm kê khai, quản lý cho người nộp thuế và cơ quan quản lý thuế, Chính phủ đề nghị Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2014.
IMG_4988.JPG
Dự án Luật dự trữ quốc gia được Chính phủ trình Quốc hội tại kỳ họp này gồm 7 Chương, 63 Điều, nhằm thể chế hoá các quan điểm, chủ trương và chính sách của Đảng và Nhà nước, thể hiện được tính đặc thù của hệ thống dự trữ quốc gia (DTQG), phù hợp với thể chế chính trị của Việt Nam, từng bước thực hiện được mục tiêu, định hướng về phát triển DTQG phục vụ đường lối, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội nước ta trong giai đoạn mới. Đồng thời, kế thừa và phát huy những ưu điểm, những quy định của Pháp lệnh DTQG vẫn còn phù hợp với yêu cầu thực tiễn; khắc phục được những hạn chế, bất cập của quy định hiện hành, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật Việt Nam, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, sử dụng nguồn lực DTQG. Dự kiến Luật dự trữ quốc gia có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2013.
Trong buổi thảo luận, các vị đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Huỳnh Thành và Hà Công Long đã tham gia ý kiến đối với dự thảo Luật dự trữ quốc gia.
Các ý kiến của ĐBQH cho rằng, mục tiêu của DTQG (Điều 1), là quá rộng, khó khả thi trong thực tế như“tham gia bình ổn thị trường”, vì nguồn lực DTQG còn hạn hẹp, trong khi thị trường rất rộng lớn cả không gian và thời gian. Hoặc “thực hiện các nhiệm vụ đột xuất, cấp bách khác của Nhà nước”, là không rõ ràng, còn chung chung nên khó thực hiện. Đồng thời, đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu quy định mục tiêu của DTQG như sau: “Nhà nước hình thành và sử dụng dự trữ quốc gia nhằm chủ động đáp ứng những yêu cầu đột xuất, cấp bách về phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh; phục vụ quốc phòng, an ninh, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô và bảo đảm an sinh xã hội”.
Về nguồn hình thành dự trữ quốc gia (Điều 6) quy định “Dự trữ quốc gia được hình thành từ ngân sách nhà nước do Quốc hội quyết định”. Ý kiến của ĐBQH không tán thành với dự thảo Điều 6, mà cần quy định nguồn hình thành mở rộng hơn, huy động được sự tham gia của các tổ chức khác, trong đó ngân sách nhà nước là một nguồn chủ yếu. Đề nghị chỉnh lý Điều 6 là: “Dự trữ quốc gia được hình thành chủ yếu từ ngân sách nhà nước. Nhà nước có chính sách huy động các nguồn lực khác để tham gia hình thành dự trữ quốc gia”.
IMG_5000.JPG
Đối với tổng mức dự trữ quốc gia, tại Khoản 1 Điều 21 dự thảo Luật quy định “Tổng mức dự trữ quốc gia được tăng dần hàng năm bảo đảm thực hiện mục tiêu dự trữ quốc gia”; ý kiến ĐBQH tán thành với Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tài chính và Ngân sách là xác đáng, không nên quy định tổng mức DTQG được tăng dần hằng năm, vì vấn đề này còn phụ thuộc vào thu ngân sách, khả năng cân đối ngân sách nhà nước và việc sử dụng DTQG theo mục tiêu quy định; tránh tình trạng tổng mức DTQG cứ tăng dần hằng năm trong điều kiện kinh tế, ngân sách đất nước gặp nhiều khó khăn.
Về danh mục hàng DTQG (Điều 23), ý kiến ĐBQH đề nghị Ban soạn thảo cần bổ sung quy định tỷ lệ nhất định các nhóm hàng DTQG để chủ động cho công tác quản lý.
Đồng thời, các ĐBQH băn khoăn trong dự thảo Luật không quy định DTQG bằng tiền hoặc vàng, nếu DTQG bằng tiền thì là tiền đồng Việt Nam hoặc ngoại tệ ? Đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu thêm vấn đề này để góp phần hoàn chỉnh dự thảo Luật./.
N.D.H

Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai thảo luận dự án Luật dự trữ quốc gia

09/10/2011
Buổi sáng ngày 01/6/2012, các Tổ đại biểu Quốc hội thảo luận về dự án Luật dự trữ quốc gia và dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế. Đây là 02 dự án Luật do Chính phủ trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu tại kỳ họp thứ ba và sẽ được Quốc hội xem xét, thảo luận, thông qua tại kỳ họp thứ tư (tháng 10/2012). Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế dự kiến sửa đổi, bổ sung 33 Điều (trong tổng số 120 Điều của Luật hiện hành), liên quan đến ba nhóm vấn đề với 22 nội dung, bao gồm:
Nhóm vấn đề về đơn giản hoá thủ tục hành chính thuế gồm 6 nội dung, trong đó chủ yếu liên quan đến các nội dung sửa đổi theo yêu cầu của Nghị quyết số 57/2010/QH12 của Quốc hội; Nghị quyết số 25/NQ-CP, Nghị quyết số 68/NQ-CP năm 2010 của Chính phủ.
Nhóm vấn đề về phục vụ mục tiêu cải cách - hiện đại hoá và hội nhập, phù hợp thông lệ quốc tế gồm 5 nội dung.
Nhóm vấn đề về nâng cao hiệu lực, hiệu quả của quản lý thuế để phù hợp với thực tế và phù hợp với các văn bản pháp luật có liên quan nhằm chống thất thu ngân sách, giảm nợ đọng thuế gồm 11 nội dung.
Để có thời gian chuẩn bị các điều kiện cần thiết tổ chức triển khai hướng dẫn thi hành Luật, thiết kế phần mềm kê khai, quản lý cho người nộp thuế và cơ quan quản lý thuế, Chính phủ đề nghị Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2014.
IMG_4988.JPG
Dự án Luật dự trữ quốc gia được Chính phủ trình Quốc hội tại kỳ họp này gồm 7 Chương, 63 Điều, nhằm thể chế hoá các quan điểm, chủ trương và chính sách của Đảng và Nhà nước, thể hiện được tính đặc thù của hệ thống dự trữ quốc gia (DTQG), phù hợp với thể chế chính trị của Việt Nam, từng bước thực hiện được mục tiêu, định hướng về phát triển DTQG phục vụ đường lối, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội nước ta trong giai đoạn mới. Đồng thời, kế thừa và phát huy những ưu điểm, những quy định của Pháp lệnh DTQG vẫn còn phù hợp với yêu cầu thực tiễn; khắc phục được những hạn chế, bất cập của quy định hiện hành, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật Việt Nam, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, sử dụng nguồn lực DTQG. Dự kiến Luật dự trữ quốc gia có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2013.
Trong buổi thảo luận, các vị đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Huỳnh Thành và Hà Công Long đã tham gia ý kiến đối với dự thảo Luật dự trữ quốc gia.
Các ý kiến của ĐBQH cho rằng, mục tiêu của DTQG (Điều 1), là quá rộng, khó khả thi trong thực tế như“tham gia bình ổn thị trường”, vì nguồn lực DTQG còn hạn hẹp, trong khi thị trường rất rộng lớn cả không gian và thời gian. Hoặc “thực hiện các nhiệm vụ đột xuất, cấp bách khác của Nhà nước”, là không rõ ràng, còn chung chung nên khó thực hiện. Đồng thời, đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu quy định mục tiêu của DTQG như sau: “Nhà nước hình thành và sử dụng dự trữ quốc gia nhằm chủ động đáp ứng những yêu cầu đột xuất, cấp bách về phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh; phục vụ quốc phòng, an ninh, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô và bảo đảm an sinh xã hội”.
Về nguồn hình thành dự trữ quốc gia (Điều 6) quy định “Dự trữ quốc gia được hình thành từ ngân sách nhà nước do Quốc hội quyết định”. Ý kiến của ĐBQH không tán thành với dự thảo Điều 6, mà cần quy định nguồn hình thành mở rộng hơn, huy động được sự tham gia của các tổ chức khác, trong đó ngân sách nhà nước là một nguồn chủ yếu. Đề nghị chỉnh lý Điều 6 là: “Dự trữ quốc gia được hình thành chủ yếu từ ngân sách nhà nước. Nhà nước có chính sách huy động các nguồn lực khác để tham gia hình thành dự trữ quốc gia”.
IMG_5000.JPG
Đối với tổng mức dự trữ quốc gia, tại Khoản 1 Điều 21 dự thảo Luật quy định “Tổng mức dự trữ quốc gia được tăng dần hàng năm bảo đảm thực hiện mục tiêu dự trữ quốc gia”; ý kiến ĐBQH tán thành với Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tài chính và Ngân sách là xác đáng, không nên quy định tổng mức DTQG được tăng dần hằng năm, vì vấn đề này còn phụ thuộc vào thu ngân sách, khả năng cân đối ngân sách nhà nước và việc sử dụng DTQG theo mục tiêu quy định; tránh tình trạng tổng mức DTQG cứ tăng dần hằng năm trong điều kiện kinh tế, ngân sách đất nước gặp nhiều khó khăn.
Về danh mục hàng DTQG (Điều 23), ý kiến ĐBQH đề nghị Ban soạn thảo cần bổ sung quy định tỷ lệ nhất định các nhóm hàng DTQG để chủ động cho công tác quản lý.
Đồng thời, các ĐBQH băn khoăn trong dự thảo Luật không quy định DTQG bằng tiền hoặc vàng, nếu DTQG bằng tiền thì là tiền đồng Việt Nam hoặc ngoại tệ ? Đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu thêm vấn đề này để góp phần hoàn chỉnh dự thảo Luật./.
N.D.H