> Chuyên mục > Đoàn đại biểu Quốc hội > Thông tin kỳ họp > Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai tham gia thảo luận Dự án Luật xuất bản (sửa đổi)

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai tham gia thảo luận Dự án Luật xuất bản (sửa đổi)

01/10/2011
Theo Chương trình nội dung kỳ họp thứ ba, Quốc hội khóa XIII, buổi chiều ngày 04/6/2012, các Tổ đại biểu Quốc hội thảo luận dự thảo Luật xuất bản (sửa đổi).
Dự thảo Luật xuất bản (sửa đổi) được Chính phủ trình Quốc hội cho ý kiến trong kỳ họp này gồm 5 chương, 50 điều nhằm tháo gỡ những vướng mắc của Luật xuất bản năm 2004 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật xuất bản năm 2008, tạo bước tiến mới trong lĩnh vực xuất bản, tạo hành lang pháp lý cho sự phát triển của ngành xuất bản trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Trong buổi thảo luận Tổ đại biểu Quốc hội số 12, các vị đại biểu Quốc hội Trần Đình Thu và Siu Hương thuộc Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai đã tham gia ý kiến.
Các ý kiến tham gia cơ bản nhất trí với nhiều nội dung trong dự thảo Luật và cho rằng, trong thời gian qua hoạt động xuất bản có nhiều vi phạm nhưng các cơ quan quản lý nhà nước rất khó xử lý vi phạm; tuy nhiên một số quy định trong dự thảo Luật còn chung chung hoặc trùng lặp với các quy định của luật khác như: Luật xử lý vi phạm hành chính, Luật quảng cáo,… Vì vậy, các ý kiến tham gia đề nghị Ban soạn thảo cần cân nhắc, nghiên cứu thêm một số vấn đề sau:
Về chính sách phát triển hoạt động xuất bản, in, phát hành xuất bản phẩm: Ý kiến tham gia cho rằng, quy định trong dự thảo Luật chưa xác định rõ phạm vi chính sách cụ thể, không đảm bảo tính ưu tiên cho các lĩnh vực đặc thù. Đồng thời, đề nghị nếu có quy định chính sách hỗ trợ thì cần quy định rõ lĩnh vực, giai đoạn; không nên quy định chung chung sẽ khó khả thi và khó đảm bảo nguồn lực về tài chính để hỗ trợ các hoạt động xuất bản, in, phát hành ấn phẩm trong thực tế.
Về đối tượng được thành lập nhà xuất bản: Điều 12 dự thảo Luật quy định “Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị cấp Trung ương và cấp tỉnh; tổ chức chính trị - xã hội cấp Trung ương và các tổ chức khác do Chính phủ quy định được thành lập nhà xuất bản”. Các ý kiến cho rằng, dự thảo Luật chưa quy định cụ thể cơ quan nào được thành lập nhà xuất bản, đề nghị Ban soạn thảo rà soát lại để quy định rõ hơn. Đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu bổ sung loại hình doanh nghiệp tư nhân tham gia hoạt động xuất bản để tạo điều kiện hoạt động cho loại hình doanh nghiệp này, vì trên thực tế các loại hình doanh nghiệp này vẫn tham gia hoạt động xuất bản.
Về nhà xuất bản điện tử: Tại Điểm d Khoản 2 Điều 15 quy định “điều kiện để được thành lập nhà xuất bản điện tử là có nhân lực đủ trình độ để vận hành và quản lý”. Các ý kiến tham gia đề nghị bỏ quy định nêu trên, vì khi cơ quan, tổ chức có đủ điều kiện cấp phép thì cơ quan có thẩm quyền cấp phép, nếu nhà xuất bản hoạt động vi phạm pháp luật thì bị xử lý, không nên quy định là có đủ trình độ vận hành, quản lý mới cấp phép là không hợp lý.
Điều 29 dự thảo Luật quy định 3 khoản về quảng cáo trên xuất bản phẩm. Tuy nhiên, các quy định còn trùng lặp với các quy định trong Luật quảng cáo, vì vậy đề nghị Ban soạn thảo cần nghiên cứu thêm để quy định vấn đề này trong dự thảo Luật nhằm đảm bảo tính khả thi.
Về vấn đề xử lý vi phạm trong lĩnh vực xuất bản, in, phát hành xuất bản phẩm được quy định trong các Điều 30, 36 và 47 của dự thảo Luật, các ý kiến tham gia cho rằng chưa cụ thể hóa được những hành vi vi phạm và biện pháp xử lý vi phạm. Đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu thêm để quy định cụ thể các hành vi vi phạm của tổ chức, cá nhân; tránh trùng lặp với Luật xử lý vi phạm hành chính.
Ngoài ra, các ý kiến tham gia cho rằng một số thuật ngữ trong dự thảo Luật chưa được thống nhất, đề nghị Ban soạn thảo rà soát lại để quy định thống nhất hơn.
Dự thảo Luật này sẽ được Quốc hội thảo luận tại hội trường vào buổi sáng ngày 18/6/2012 và Quốc hội sẽ xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 4, diễn ra vào tháng 10 năm 2012./.
Lê Thanh Hùng

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai tham gia thảo luận Dự án Luật xuất bản (sửa đổi)

01/10/2011
Theo Chương trình nội dung kỳ họp thứ ba, Quốc hội khóa XIII, buổi chiều ngày 04/6/2012, các Tổ đại biểu Quốc hội thảo luận dự thảo Luật xuất bản (sửa đổi).
Dự thảo Luật xuất bản (sửa đổi) được Chính phủ trình Quốc hội cho ý kiến trong kỳ họp này gồm 5 chương, 50 điều nhằm tháo gỡ những vướng mắc của Luật xuất bản năm 2004 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật xuất bản năm 2008, tạo bước tiến mới trong lĩnh vực xuất bản, tạo hành lang pháp lý cho sự phát triển của ngành xuất bản trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Trong buổi thảo luận Tổ đại biểu Quốc hội số 12, các vị đại biểu Quốc hội Trần Đình Thu và Siu Hương thuộc Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai đã tham gia ý kiến.
Các ý kiến tham gia cơ bản nhất trí với nhiều nội dung trong dự thảo Luật và cho rằng, trong thời gian qua hoạt động xuất bản có nhiều vi phạm nhưng các cơ quan quản lý nhà nước rất khó xử lý vi phạm; tuy nhiên một số quy định trong dự thảo Luật còn chung chung hoặc trùng lặp với các quy định của luật khác như: Luật xử lý vi phạm hành chính, Luật quảng cáo,… Vì vậy, các ý kiến tham gia đề nghị Ban soạn thảo cần cân nhắc, nghiên cứu thêm một số vấn đề sau:
Về chính sách phát triển hoạt động xuất bản, in, phát hành xuất bản phẩm: Ý kiến tham gia cho rằng, quy định trong dự thảo Luật chưa xác định rõ phạm vi chính sách cụ thể, không đảm bảo tính ưu tiên cho các lĩnh vực đặc thù. Đồng thời, đề nghị nếu có quy định chính sách hỗ trợ thì cần quy định rõ lĩnh vực, giai đoạn; không nên quy định chung chung sẽ khó khả thi và khó đảm bảo nguồn lực về tài chính để hỗ trợ các hoạt động xuất bản, in, phát hành ấn phẩm trong thực tế.
Về đối tượng được thành lập nhà xuất bản: Điều 12 dự thảo Luật quy định “Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị cấp Trung ương và cấp tỉnh; tổ chức chính trị - xã hội cấp Trung ương và các tổ chức khác do Chính phủ quy định được thành lập nhà xuất bản”. Các ý kiến cho rằng, dự thảo Luật chưa quy định cụ thể cơ quan nào được thành lập nhà xuất bản, đề nghị Ban soạn thảo rà soát lại để quy định rõ hơn. Đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu bổ sung loại hình doanh nghiệp tư nhân tham gia hoạt động xuất bản để tạo điều kiện hoạt động cho loại hình doanh nghiệp này, vì trên thực tế các loại hình doanh nghiệp này vẫn tham gia hoạt động xuất bản.
Về nhà xuất bản điện tử: Tại Điểm d Khoản 2 Điều 15 quy định “điều kiện để được thành lập nhà xuất bản điện tử là có nhân lực đủ trình độ để vận hành và quản lý”. Các ý kiến tham gia đề nghị bỏ quy định nêu trên, vì khi cơ quan, tổ chức có đủ điều kiện cấp phép thì cơ quan có thẩm quyền cấp phép, nếu nhà xuất bản hoạt động vi phạm pháp luật thì bị xử lý, không nên quy định là có đủ trình độ vận hành, quản lý mới cấp phép là không hợp lý.
Điều 29 dự thảo Luật quy định 3 khoản về quảng cáo trên xuất bản phẩm. Tuy nhiên, các quy định còn trùng lặp với các quy định trong Luật quảng cáo, vì vậy đề nghị Ban soạn thảo cần nghiên cứu thêm để quy định vấn đề này trong dự thảo Luật nhằm đảm bảo tính khả thi.
Về vấn đề xử lý vi phạm trong lĩnh vực xuất bản, in, phát hành xuất bản phẩm được quy định trong các Điều 30, 36 và 47 của dự thảo Luật, các ý kiến tham gia cho rằng chưa cụ thể hóa được những hành vi vi phạm và biện pháp xử lý vi phạm. Đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu thêm để quy định cụ thể các hành vi vi phạm của tổ chức, cá nhân; tránh trùng lặp với Luật xử lý vi phạm hành chính.
Ngoài ra, các ý kiến tham gia cho rằng một số thuật ngữ trong dự thảo Luật chưa được thống nhất, đề nghị Ban soạn thảo rà soát lại để quy định thống nhất hơn.
Dự thảo Luật này sẽ được Quốc hội thảo luận tại hội trường vào buổi sáng ngày 18/6/2012 và Quốc hội sẽ xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 4, diễn ra vào tháng 10 năm 2012./.
Lê Thanh Hùng