> Chuyên mục > Đoàn đại biểu Quốc hội > Tin hoạt động > Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách thảo luận về Dự án Luật Công đoàn (sửa đổi) và Dự án Luật GD

Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách thảo luận về Dự án Luật Công đoàn (sửa đổi) và Dự án Luật GD&ĐH)

31/05/2012
Ngày 09/01/2012, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Hội nghị trực tuyến đại biểu Quốc hội chuyên trách 63 Đoàn ĐBQH các tỉnh, thành phố để thảo luận dự án Luật Công đoàn (sửa đổi) và dự án Luật Giáo dục đại học, chuẩn bị trình kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIII, dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Sinh Hùng, Chủ tịch Quốc hội và đồng chí Uông Chu Lưu, Phó Chủ tịch Quốc hội. Tham dự Hội nghị trực tuyến tại Gia Lai có đồng chí Huỳnh Thành, Tỉnh ủy viên, Phó trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh và đại diện các đơn vị: Ủy ban MTTQVN tỉnh, Liên đoàn Lao động tỉnh, Công đoàn viên chức tỉnh, Trường Cao đẳng sư phạm tỉnh, Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh và một số cơ quan có liên quan.
Buổi sáng, sau khi nghe đồng chí Phan Trung Lý, Chủ nhiệm Ủy ban pháp luật của Quốc hội báo cáo một số vấn đề cơ bản về dự án Luật Công đoàn (sửa đổi), các đại biểu tham dự Hội nghị trực tuyến đã tập trung thảo luận và có 25 ý kiến tham gia xung quanh các vấn đề như: Về địa vị pháp lý công đoàn; về quyền gia nhập và hoạt động công đoàn của lao động là người nước ngoài; về số lượng lao động để thành lập Công đoàn cơ sở; về hệ thống tổ chức và tên gọi của các cấp Công đoàn; về trách nhiệm trong việc “tổ chức và lãnh đạo đình công; về bố trí cán bộ công đoàn chuyên trách trong doanh nghiệp; về kinh phí công đoàn;…
1.jpg
Về địa vị pháp lý của Công đoàn, đa số các đại biểu thảo luận thống nhất Công đoàn là tổ chức chính trị-xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và của người lao động được thành lập trên cơ sở tự nguyện, là thành viên trong hệ thống chính trị của Việt Nam; đại diện cho cán bộ, công nhân viên chức và những người lao động khác (gọi chung là người lao động), cùng với cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội chăm lo bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người lao động; tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội, tham gia kiểm tra, giám sát các cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp; tuyên truyền, vận động người lao động học tập nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. Về số lượng lao động đủ điều kiện thành lập Công đoàn cơ sở, các ý kiến đề nghị doanh nghiệp có 20 lao động trở lên đều phải được thành lập Công đoàn cơ sở; các doanh nghiệp có từ 300 đoàn viên thấy thật sự cần thiết sẽ bố trí 01 cán bộ công đoàn chuyên trách. Về kinh phí công đoàn, qua thảo luận còn có ý kiến khác nhau về quy định là 2% trong dự luật hoặc giao Chính phủ quy định cụ thể phù hợp với từng thời kỳ…
Buổi chiều, sau khi nghe đồng chí Đào Trọng Thi, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội trình bày báo cáo đối với dự án luật Giáo dục đại học có 7 vấn đề có ý kiến khác nhau như: Về cơ cấu hệ thống và phân tầng cơ sở GDĐH; cơ cấu tổ chức của cơ sở GDĐH; quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của cơ sở GDĐH; về vấn đề xã hội hóa và tài chính, tài sản của cơ sở GDĐH; về bảo đảm chất lượng và kiểm định chất lượng GDĐH; về giảng viên, cán bộ quản lý và người học; quản lý nhà nước về GDĐH. Hội nghị đã có 9 ý kiến tham gia; trong đó quyền tự chủ của cơ sở GDĐH, phân tầng và xếp hạng cơ sở GDĐH, về trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ GD&ĐT và các Bộ chủ quản là những vấn đề trọng tâm được các đại biểu quan tâm và góp ý sôi nổi. Về cơ cấu hệ thống và phân tầng cơ sở GDĐH nhiều ý kiến thống nhất cơ quan quản lý nhà nước duy nhất là Bộ Giáo dục và Đào tạo….
Kết thúc Hội nghị, đồng chí Uông Chu Lưu giao các cơ quan hữu quan của Quốc hội, Văn phòng Quốc hội tổng hợp các ý kiến tham gia, tiếp thu chỉnh lý các dự án Luật, đồng thời tiếp tục tổ chức các hội nghị chuyên gia để hoàn chỉnh. Dự kiến dự án Luật Công đoàn (sửa đổi) và Luật Giáo dục đại học sẽ được Ủy ban thường vụ Quốc hội trình Quốc hội xem xét thông qua tại kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XIII../.
Tin và ảnh Hữu Thành

Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách thảo luận về Dự án Luật Công đoàn (sửa đổi) và Dự án Luật GD&ĐH)

31/05/2012
Ngày 09/01/2012, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Hội nghị trực tuyến đại biểu Quốc hội chuyên trách 63 Đoàn ĐBQH các tỉnh, thành phố để thảo luận dự án Luật Công đoàn (sửa đổi) và dự án Luật Giáo dục đại học, chuẩn bị trình kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIII, dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Sinh Hùng, Chủ tịch Quốc hội và đồng chí Uông Chu Lưu, Phó Chủ tịch Quốc hội. Tham dự Hội nghị trực tuyến tại Gia Lai có đồng chí Huỳnh Thành, Tỉnh ủy viên, Phó trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh và đại diện các đơn vị: Ủy ban MTTQVN tỉnh, Liên đoàn Lao động tỉnh, Công đoàn viên chức tỉnh, Trường Cao đẳng sư phạm tỉnh, Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh và một số cơ quan có liên quan.
Buổi sáng, sau khi nghe đồng chí Phan Trung Lý, Chủ nhiệm Ủy ban pháp luật của Quốc hội báo cáo một số vấn đề cơ bản về dự án Luật Công đoàn (sửa đổi), các đại biểu tham dự Hội nghị trực tuyến đã tập trung thảo luận và có 25 ý kiến tham gia xung quanh các vấn đề như: Về địa vị pháp lý công đoàn; về quyền gia nhập và hoạt động công đoàn của lao động là người nước ngoài; về số lượng lao động để thành lập Công đoàn cơ sở; về hệ thống tổ chức và tên gọi của các cấp Công đoàn; về trách nhiệm trong việc “tổ chức và lãnh đạo đình công; về bố trí cán bộ công đoàn chuyên trách trong doanh nghiệp; về kinh phí công đoàn;…
1.jpg
Về địa vị pháp lý của Công đoàn, đa số các đại biểu thảo luận thống nhất Công đoàn là tổ chức chính trị-xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và của người lao động được thành lập trên cơ sở tự nguyện, là thành viên trong hệ thống chính trị của Việt Nam; đại diện cho cán bộ, công nhân viên chức và những người lao động khác (gọi chung là người lao động), cùng với cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội chăm lo bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người lao động; tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội, tham gia kiểm tra, giám sát các cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp; tuyên truyền, vận động người lao động học tập nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. Về số lượng lao động đủ điều kiện thành lập Công đoàn cơ sở, các ý kiến đề nghị doanh nghiệp có 20 lao động trở lên đều phải được thành lập Công đoàn cơ sở; các doanh nghiệp có từ 300 đoàn viên thấy thật sự cần thiết sẽ bố trí 01 cán bộ công đoàn chuyên trách. Về kinh phí công đoàn, qua thảo luận còn có ý kiến khác nhau về quy định là 2% trong dự luật hoặc giao Chính phủ quy định cụ thể phù hợp với từng thời kỳ…
Buổi chiều, sau khi nghe đồng chí Đào Trọng Thi, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội trình bày báo cáo đối với dự án luật Giáo dục đại học có 7 vấn đề có ý kiến khác nhau như: Về cơ cấu hệ thống và phân tầng cơ sở GDĐH; cơ cấu tổ chức của cơ sở GDĐH; quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của cơ sở GDĐH; về vấn đề xã hội hóa và tài chính, tài sản của cơ sở GDĐH; về bảo đảm chất lượng và kiểm định chất lượng GDĐH; về giảng viên, cán bộ quản lý và người học; quản lý nhà nước về GDĐH. Hội nghị đã có 9 ý kiến tham gia; trong đó quyền tự chủ của cơ sở GDĐH, phân tầng và xếp hạng cơ sở GDĐH, về trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ GD&ĐT và các Bộ chủ quản là những vấn đề trọng tâm được các đại biểu quan tâm và góp ý sôi nổi. Về cơ cấu hệ thống và phân tầng cơ sở GDĐH nhiều ý kiến thống nhất cơ quan quản lý nhà nước duy nhất là Bộ Giáo dục và Đào tạo….
Kết thúc Hội nghị, đồng chí Uông Chu Lưu giao các cơ quan hữu quan của Quốc hội, Văn phòng Quốc hội tổng hợp các ý kiến tham gia, tiếp thu chỉnh lý các dự án Luật, đồng thời tiếp tục tổ chức các hội nghị chuyên gia để hoàn chỉnh. Dự kiến dự án Luật Công đoàn (sửa đổi) và Luật Giáo dục đại học sẽ được Ủy ban thường vụ Quốc hội trình Quốc hội xem xét thông qua tại kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XIII../.
Tin và ảnh Hữu Thành