> Chuyên mục > Đoàn đại biểu Quốc hội > Tin hoạt động > Hai thông điệp hành động từ Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Hai thông điệp hành động từ Ủy ban Thường vụ Quốc hội

29/07/2012
UBTVQH vừa tổ chức Hội nghị trực tuyến với Đoàn ĐBQH 63 tỉnh, thành phố trên cả nước để lấy ý kiến thảo luận, góp ý về hai Đề án: Đề án Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của QH và Đề án Tái cấu trúc nền kinh tế. Góp ý kiến vào Đề án Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của QH, các ĐBQH đã đưa ra nhiều đề xuất, trong đó có những đề xuất có thể triển khai ngay tại Kỳ họp sắp tới và trong nhiệm kỳ QH Khóa XIII này. Theo dự thảo Đề án tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của QH, nội dung đổi mới phải xuất phát từ thực tiễn hoạt động của QH, được lựa chọn một cách thận trọng, khách quan, khoa học, bảo đảm tính kế thừa, tính khả thi và tính đồng bộ. Phương pháp đổi mới cần thiết thực, nhận được sự đồng thuận của các ĐBQH cũng như các cơ quan, tổ chức hữu quan; phải bảo đảm thực hiện từng bước vững chắc với lộ trình hợp lý. Các đề xuất cần cụ thể, thuyết phục và có giải pháp bảo đảm thực hiện. Và việc đổi mới cần tập trung vào cách thức tổ chức công việc, bảo đảm thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của QH, các cơ quan của QH, ĐBQH. Đồng tình với quan điểm này, song Phó chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Lê Minh Thông cho rằng, đổi mới hoạt động của QH phải tập trung vào những trụ cột, mà trước hết là đổi mới các kỳ họp của QH. Hiến pháp đã quy định QH họp mỗi năm hai kỳ. Nhưng, hiện nay cùng với sự đổi mới và phát triển của đất nước, những vấn đề cần vai trò, trách nhiệm của QH ngày càng nhiều. QH ngày càng khẳng định vị trí quan trọng trong đời sống chính trị – xã hội của đất nước, ngày càng thể hiện rõ vị trí là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất. Vấn đề đặt ra là phải bảo đảm để mỗi kỳ họp QH đều đáp ứng được các tiêu chí, đòi hỏi ngày càng cao nêu trên. Nếu lấy tiêu chí rút ngắn thời gian kỳ họp của QH để nâng cao chất lượng hoạt động của QH thì đã hoàn toàn chính xác chưa và rút ngắn thời gian họp có khắc phục được những hạn chế lâu nay không? Theo Phó chủ nhiệm Lê Minh Thông, vấn đề không phải là rút ngắn hay không rút ngắn thời gian họp của QH mà là chất lượng giải quyết các vấn đề nêu ra tại kỳ họp. Với số lượng 30% tổng số ĐBQH hoạt động chuyên trách, để đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của QH thì cần cải tiến cách thức tổ chức, tiến hành Kỳ họp, vừa bảo đảm quy định của pháp luật hiện hành vừa bảo đảm hiệu quả.
Ở góc nhìn khác, một số đại biểu tham dự Hội nghị trực tuyến cho rằng, khi thời gian họp là gia tài cần phải nâng niu và khai thác một cách hiệu quả hơn nữa thì tại sao chúng ta không xây dựng cơ chế cụ thể để QH thảo luận với chính QH về những vấn đề mà qua thảo luận Tổ còn có ý kiến khác nhau để xác lập rõ ràng, mạch lạc quan điểm của cơ quan quyền lực nhà nước tối cao yêu cầu cơ quan hành pháp phải thực thi nghiêm túc? Và tại sao không xây dựng cơ chế mở để các Ủy ban chuyên môn của QH có thể giải trình, bổ sung, làm rõ thêm các vấn đề còn  ý kiến khác nhau hoặc bảo vệ quan điểm của mình tại Phiên họp toàn thể của QH, chứ không phải chờ đợi tuần tự đến lượt đăng ký mới được phát biểu như thường thấy lâu nay? Còn nhớ, tại Kỳ họp cuối năm 2009, Đoàn Chủ tịch Kỳ họp đã cho phép Thường trực Ủy ban Kinh tế tham gia giải trình ngay tại Phiên họp toàn thể của QH về quan điểm của Ủy ban khi đưa ra chỉ số giá tiêu dùng năm 2010 là 8%, cao hơn mức 7% Chính phủ trình QH. Dẫu rằng, sau đó, QH đã biểu quyết chỉ số CPI năm 2010 là 7% nhưng việc Thường trực Ủy ban Kinh tế giải trình, làm rõ và bảo vệ quan điểm của cơ quan chuyên môn của QH trước diễn đàn công khai của QH đã tạo một tiền lệ đẹp về phương thức làm việc ngày càng dân chủ của QH. Đổi mới cách thức thảo luận tại Phiên họp toàn thể theo hướng QH thảo luận, tranh luận, cọ xát với chính QH, và các ĐBQH; các cơ quan chuyên môn của QH thuyết phục nhau bằng trí tuệ, bằng lý lẽ. Như vậy, chắc chắn các vấn đề sẽ được đặt lên bàn nghị sự của QH một cách căn cơ hơn, đích đáng hơn và hiệu quả hơn. Tại điểm cầu Đà Nẵng, Phó trưởng đoàn ĐBQH thành phố Đà Nẵng Huỳnh Nghĩa cho rằng, để hiện thực hóa được những nội dung nêu trên thì điều quan trọng là Đề án Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của QH cần xem xét, đưa ra điều kiện bảo đảm phát huy cao nhất tác dụng của những cải tiến này.
Bên cạnh đó, nhiều ĐBQH tán thành với các giải pháp tăng cường hoạt động thường xuyên giữa hai kỳ họp QH của UBTVQH, các cơ quan của QH và ĐBQH đã được nêu trong dự thảo Đề án. Cụ thể là sẽ tổ chức xin ý kiến về các dự án luật, một số báo cáo, đề án quan trọng sẽ trình QH tại Hội nghị trực tuyến với sự tham gia của tất cả các ĐBQH hoặc của các ĐBQH chuyên trách. Tổ chức các hội nghị tư vấn để xin ý kiến; phát huy vai trò của đội ngũ chuyên gia, các nhà khoa học, đặc biệt là ĐBQH chuyên trách; bảo đảm chất lượng tập hợp, tổng hợp, tiếp thu, giải trình ý kiến thảo luận của ĐBQH. Đồng thời, tăng thời gian làm việc của các cơ quan của QH, các Đoàn ĐBQH, các ĐBQH theo nhiều hình thức phong phú để trao đổi, góp ý kiến vào các nội dung trình tại kỳ họp của QH. Là một trong những hình thức tăng thời gian làm việc của QH, các cơ quan của QH và ĐBQH, việc thí điểm tổ chức hội nghị trực tuyến giữa UBTVQH với Đoàn ĐBQH các địa phương vừa qua cho thấy, phương thức này không chỉ giúp tiết kiệm thời gian, chi phí mà còn có thể phát huy rộng rãi hơn trí tuệ tập thể của ĐBQH đóng góp cho các nội dung chuẩn bị trình QH. Tiện ích và tiết kiệm là vậy, nhưng một số ý kiến thẳng thắn băn khoăn về căn cứ pháp lý của phương thức này. Tại điểm cầu Nghệ An, Phó trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Nghệ An Phạm Văn Tấn đề nghị, để hội nghị trực tuyến phát huy tác dụng như mục đích, yêu cầu đề ra cần có thêm những điều kiện bảo đảm thực hiện đi kèm ngay trong dự thảo Đề án.
Một nội dung khác của dự thảo Đề án được nhiều ĐBQH đóng góp ý kiến tại Hội nghị là việc bỏ phiếu tín nhiệm đối với một số chức danh do QH bầu hoặc phê chuẩn. Dự thảo Đề án đề xuất sẽ tiến hành bỏ phiếu tín nhiệm hàng năm; kết quả bỏ phiếu được công bố công khai; người không đủ số phiếu tín nhiệm quá bán so với tổng số ĐBQH hai lần liên tiếp sẽ được xem xét, trình QH miễn nhiệm hoặc từ chức.
Bỏ phiếu tín nhiệm đã được quy định tại điểm 7, Điều 84 Hiến pháp năm 1992 trong lần sửa đổi, bổ sung năm 2001. Và điểm này đã được cụ thể hóa thành một trong những quyền của QH khi xem xét kết quả giám sát, quy định tại Điều 14 Luật Hoạt động giám sát của QH. Rõ ràng, bỏ phiếu tín nhiệm với các chức danh lãnh đạo do QH bầu, phê chuẩn đã được luật hóa khá lâu, nhưng thực tế vẫn chưa được triển khai thực hiện. Pháp luật hiện hành mới quy định phải có 20% trong tổng số 500 ĐBQH kiến nghị bằng văn bản thì UBTVQH mới xem xét trình QH tiến hành bỏ phiếu tín nhiệm. Nhưng quy trình, thủ tục như thế nào để có đủ tỷ lệ 20% tổng số ĐBQH kiến nghị bằng văn bản về việc bỏ phiếu tín nhiệm chức danh do QH bầu hoặc phê chuẩn thì chưa rõ. Cho rằng, đây là vướng mắc cơ bản dẫn tới quy định về bỏ phiếu tín nhiệm chưa được triển khai trên thực tế, Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga đề nghị UBTVQH cần xây dựng quy định về đối tượng, quy trình, thủ tục thực hiện theo hướng đơn giản và khả thi để ĐBQH có thể dễ dàng thực hiện quyền năng này.
Hội nghị trực tuyến thảo luận về một số nội dung trình QH tại Kỳ họp thứ Ba với Đoàn ĐBQH các tỉnh, thành phố trên cả nước là một trong nhiều hoạt động mà UBTVQH, cơ quan thường trực của QH, đang tích cực chuẩn bị cho Kỳ họp đầu năm 2012 của QH. Diễn ra trong một ngày, hai chủ đề đặt lên bàn của Hội nghị để ĐBQH thảo luận, góp ý kiến là hai nội dung đang thu hút sự quan tâm của đông đảo cử tri và nhân dân. Không bị ràng buộc nhiều về vấn đề thời gian như các phiên thảo luận tại Hội trường mỗi Kỳ họp, nhiều góc cạnh của hai Đề án đã được các ĐBQH xem xét, phân tích và làm sáng tỏ từ góc độ thực tiễn và lý luận. Với Đề án Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của QH, có những đề xuất có thể triển khai ngay liên quan đến cải tiến cách thức tiến hành, thảo luận tại kỳ họp; có những đề xuất cần có thời gian để nghiên cứu một cách thấu đáo hơn trong tiến trình dân chủ, đổi mới của QH.
Với những kết quả bước đầu quan trọng, việc UBTVQH tổ chức họp trực tuyến với Đoàn ĐBQH 63 tỉnh, thành phố bàn về những nội dung chuẩn bị trình QH xem xét, quyết định là thông điệp hành động từ cơ quan thường trực của QH, khẳng định quyết tâm không ngừng đổi mới cách thức, phương thức hoạt động nhằm đạt tới mục tiêu cao nhất là: tiếp tục nâng cao chất lượng và hiệu quả các hoạt động của QH.
PHÓ CHỦ NHIỆM ỦY BAN TƯ PHÁP LÊ THỊ NGA: QH nên tiến hành bỏ phiếu tín nhiệm với chức danh tương đương Bộ trưởng trở lên
Việc bỏ phiếu tín nhiệm các chức danh do QH bầu và phê chuẩn đã được đề xuất thực hiện từ nhiều năm nay nhưng do vướng về quy trình nên chưa thực hiện được. Tôi cho rằng, vấn đề bỏ phiếu tín nhiệm không phải là đổi mới mà là đưa ra bàn để thực hiện một hoạt động đã được luật hóa. Khi đưa ra bàn thì cần chú ý về phạm vi, đối tượng, hay nói cách khác là ai trong những chức danh được QH bầu hoặc phê chuẩn sẽ được đưa ra bỏ phiếu tín nhiệm? Tôi cho rằng, QH nên tiến hành bỏ phiếu tín nhiệm với chức danh tương đương Bộ trưởng trở lên. Để bỏ phiếu tín nhiệm được thực thi trên thực tế thì phải có quy trình đơn giản, khả thi, giúp ĐBQH thực hiện dễ dàng.
Ngoài ra, cần cân nhắc đến việc sẽ bỏ phiếu tín nhiệm với chức danh lãnh đạo được QH bầu hoặc phê chuẩn vào lúc nào? Mỗi chức danh do QH bầu, phê chuẩn sẽ làm việc trong nhiệm kỳ 5 năm, vậy thì nếu tiến hành bỏ phiếu tín nhiệm sau một năm QH bầu hoặc phê chuẩn chức danh sẽ khó thực hiện vì căn cứ đánh giá chưa nhiều. Do đó, cần tiến hành bỏ phiếu tín nhiệm từ sau năm thứ hai trở đi.
Một vấn đề nữa là hậu quả pháp lý đã được quy định là sau hai năm liên tiếp bỏ phiếu tín nhiệm không đạt quá bán thì QH sẽ miễn nhiệm chức danh này. Tôi đề nghị cần cân nhắc thêm về vấn đề này, bởi quãng thời gian làm việc của một chức danh lãnh đạo là 5 năm thì trong năm đầu việc bỏ phiếu tín nhiệm hãy coi là hình thức nhắc nhở cá nhân phải nỗ lực trong việc kiện toàn tổ chức, phương thức hoạt động để nâng cao hiệu quả quản lý, điều hành.
PHÓ CHỦ NHIỆM ỦY BAN PHÁP LUẬT LÊ MINH THÔNG: Nếu tiếp tục sử dụng các phiên họp trực tuyến thì cần tạo hành lang pháp lý cho phương thức này
Dự thảo Đề án Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của QH có chất lượng tốt, nếu được thông qua sẽ tạo điều kiện cho tiến trình đổi mới của QH. Cái khó của đổi mới là phải phù hợp với quy định của Hiến pháp, Luật Tổ chức QH. Nhưng dự thảo Đề án chưa làm rõ nội dung nào là đổi mới, nội dung nào lâu nay đang làm nhưng cần cải tiến hơn. Đề nghị nội dung Đề án cần chỉ rõ từng nội dung đổi mới, vừa bảo đảm phù hợp với pháp luật vừa có đổi mới rõ rệt so với cách thực hiện lâu nay.
Đổi mới hoạt động của QH phải tập trung vào những trụ cột, trước hết là từ đổi mới cách thức tổ chức, tiến hành các kỳ họp của QH. Hiến pháp quy định QH họp mỗi năm hai kỳ. Theo tôi, nếu lấy tiêu chí rút ngắn kỳ họp của QH để nâng cao chất lượng thì chưa hẳn là chính xác. Vấn đề không phải là rút ngắn hay không rút ngắn mà là chất lượng cách giải quyết vấn đề tại kỳ họp. Hiện nay, ĐBQH chuyên trách chỉ chiếm 30% tổng số ĐBQH. Cần cải tiến, đổi mới triệt để cách tổ chức, tiến hành các hoạt động của QH trên cơ sở pháp luật hiện hành, đáp ứng yêu cầu đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của QH. Tôi đề nghị vẫn giữ hai kỳ họp QH mỗi năm, nhưng mỗi kỳ chia làm hai lần họp. Như vậy, các ĐBQH, sau khi nhận được văn bản dự án luật, Đề án... sẽ có thời gian đọc, tham vấn ý kiến chuyên gia, đối tượng chịu tác động. Thực tế hiện nay cho thấy, nếu ngày mai QH thảo luận mà hôm nay ĐBQH mới nhận được tài liệu trong khi ĐBQH không có người giúp việc thì có tài thánh ĐBQH cũng không thể cho ý kiến kỹ càng. Với cải tiến này, vừa bảo đảm đúng quy định pháp luật vừa nâng cao được chất lượng kỳ họp QH.
Hiện nay, chúng ta có đổi mới rất hay là sử dụng công nghệ thông tin để họp trực tuyến với Đoàn ĐBQH các tỉnh, thành phố. Nhưng hội nghị trực tuyến chỉ có thể chuẩn bị cho kỳ họp, chứ không thể thay thế kỳ họp. Vấn đề đặt ra cần xác định rõ hơn giá trị của phiên họp này. Theo dõi số lượng ĐBQH tham dự Hội nghị trực tuyến của các địa phương, tôi thấy vắng khá nhiều. Nguyên nhân theo tôi, có thể do tính bắt buộc tham gia Hội nghị trực trực tuyến đối với ĐBQH chưa có. Nếu tiếp tục sử dụng họp trực tuyến thì phải tạo hành lang pháp lý cho phương thức này. Họp trực tuyến cần trở thành nền nếp thường xuyên của QH và buộc ĐBQH tham gia phiên họp trực tuyến.
Phương Thủy (Theo daibieunhandan.vn)

Hai thông điệp hành động từ Ủy ban Thường vụ Quốc hội

29/07/2012
UBTVQH vừa tổ chức Hội nghị trực tuyến với Đoàn ĐBQH 63 tỉnh, thành phố trên cả nước để lấy ý kiến thảo luận, góp ý về hai Đề án: Đề án Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của QH và Đề án Tái cấu trúc nền kinh tế. Góp ý kiến vào Đề án Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của QH, các ĐBQH đã đưa ra nhiều đề xuất, trong đó có những đề xuất có thể triển khai ngay tại Kỳ họp sắp tới và trong nhiệm kỳ QH Khóa XIII này. Theo dự thảo Đề án tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của QH, nội dung đổi mới phải xuất phát từ thực tiễn hoạt động của QH, được lựa chọn một cách thận trọng, khách quan, khoa học, bảo đảm tính kế thừa, tính khả thi và tính đồng bộ. Phương pháp đổi mới cần thiết thực, nhận được sự đồng thuận của các ĐBQH cũng như các cơ quan, tổ chức hữu quan; phải bảo đảm thực hiện từng bước vững chắc với lộ trình hợp lý. Các đề xuất cần cụ thể, thuyết phục và có giải pháp bảo đảm thực hiện. Và việc đổi mới cần tập trung vào cách thức tổ chức công việc, bảo đảm thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của QH, các cơ quan của QH, ĐBQH. Đồng tình với quan điểm này, song Phó chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Lê Minh Thông cho rằng, đổi mới hoạt động của QH phải tập trung vào những trụ cột, mà trước hết là đổi mới các kỳ họp của QH. Hiến pháp đã quy định QH họp mỗi năm hai kỳ. Nhưng, hiện nay cùng với sự đổi mới và phát triển của đất nước, những vấn đề cần vai trò, trách nhiệm của QH ngày càng nhiều. QH ngày càng khẳng định vị trí quan trọng trong đời sống chính trị – xã hội của đất nước, ngày càng thể hiện rõ vị trí là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất. Vấn đề đặt ra là phải bảo đảm để mỗi kỳ họp QH đều đáp ứng được các tiêu chí, đòi hỏi ngày càng cao nêu trên. Nếu lấy tiêu chí rút ngắn thời gian kỳ họp của QH để nâng cao chất lượng hoạt động của QH thì đã hoàn toàn chính xác chưa và rút ngắn thời gian họp có khắc phục được những hạn chế lâu nay không? Theo Phó chủ nhiệm Lê Minh Thông, vấn đề không phải là rút ngắn hay không rút ngắn thời gian họp của QH mà là chất lượng giải quyết các vấn đề nêu ra tại kỳ họp. Với số lượng 30% tổng số ĐBQH hoạt động chuyên trách, để đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của QH thì cần cải tiến cách thức tổ chức, tiến hành Kỳ họp, vừa bảo đảm quy định của pháp luật hiện hành vừa bảo đảm hiệu quả.
Ở góc nhìn khác, một số đại biểu tham dự Hội nghị trực tuyến cho rằng, khi thời gian họp là gia tài cần phải nâng niu và khai thác một cách hiệu quả hơn nữa thì tại sao chúng ta không xây dựng cơ chế cụ thể để QH thảo luận với chính QH về những vấn đề mà qua thảo luận Tổ còn có ý kiến khác nhau để xác lập rõ ràng, mạch lạc quan điểm của cơ quan quyền lực nhà nước tối cao yêu cầu cơ quan hành pháp phải thực thi nghiêm túc? Và tại sao không xây dựng cơ chế mở để các Ủy ban chuyên môn của QH có thể giải trình, bổ sung, làm rõ thêm các vấn đề còn  ý kiến khác nhau hoặc bảo vệ quan điểm của mình tại Phiên họp toàn thể của QH, chứ không phải chờ đợi tuần tự đến lượt đăng ký mới được phát biểu như thường thấy lâu nay? Còn nhớ, tại Kỳ họp cuối năm 2009, Đoàn Chủ tịch Kỳ họp đã cho phép Thường trực Ủy ban Kinh tế tham gia giải trình ngay tại Phiên họp toàn thể của QH về quan điểm của Ủy ban khi đưa ra chỉ số giá tiêu dùng năm 2010 là 8%, cao hơn mức 7% Chính phủ trình QH. Dẫu rằng, sau đó, QH đã biểu quyết chỉ số CPI năm 2010 là 7% nhưng việc Thường trực Ủy ban Kinh tế giải trình, làm rõ và bảo vệ quan điểm của cơ quan chuyên môn của QH trước diễn đàn công khai của QH đã tạo một tiền lệ đẹp về phương thức làm việc ngày càng dân chủ của QH. Đổi mới cách thức thảo luận tại Phiên họp toàn thể theo hướng QH thảo luận, tranh luận, cọ xát với chính QH, và các ĐBQH; các cơ quan chuyên môn của QH thuyết phục nhau bằng trí tuệ, bằng lý lẽ. Như vậy, chắc chắn các vấn đề sẽ được đặt lên bàn nghị sự của QH một cách căn cơ hơn, đích đáng hơn và hiệu quả hơn. Tại điểm cầu Đà Nẵng, Phó trưởng đoàn ĐBQH thành phố Đà Nẵng Huỳnh Nghĩa cho rằng, để hiện thực hóa được những nội dung nêu trên thì điều quan trọng là Đề án Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của QH cần xem xét, đưa ra điều kiện bảo đảm phát huy cao nhất tác dụng của những cải tiến này.
Bên cạnh đó, nhiều ĐBQH tán thành với các giải pháp tăng cường hoạt động thường xuyên giữa hai kỳ họp QH của UBTVQH, các cơ quan của QH và ĐBQH đã được nêu trong dự thảo Đề án. Cụ thể là sẽ tổ chức xin ý kiến về các dự án luật, một số báo cáo, đề án quan trọng sẽ trình QH tại Hội nghị trực tuyến với sự tham gia của tất cả các ĐBQH hoặc của các ĐBQH chuyên trách. Tổ chức các hội nghị tư vấn để xin ý kiến; phát huy vai trò của đội ngũ chuyên gia, các nhà khoa học, đặc biệt là ĐBQH chuyên trách; bảo đảm chất lượng tập hợp, tổng hợp, tiếp thu, giải trình ý kiến thảo luận của ĐBQH. Đồng thời, tăng thời gian làm việc của các cơ quan của QH, các Đoàn ĐBQH, các ĐBQH theo nhiều hình thức phong phú để trao đổi, góp ý kiến vào các nội dung trình tại kỳ họp của QH. Là một trong những hình thức tăng thời gian làm việc của QH, các cơ quan của QH và ĐBQH, việc thí điểm tổ chức hội nghị trực tuyến giữa UBTVQH với Đoàn ĐBQH các địa phương vừa qua cho thấy, phương thức này không chỉ giúp tiết kiệm thời gian, chi phí mà còn có thể phát huy rộng rãi hơn trí tuệ tập thể của ĐBQH đóng góp cho các nội dung chuẩn bị trình QH. Tiện ích và tiết kiệm là vậy, nhưng một số ý kiến thẳng thắn băn khoăn về căn cứ pháp lý của phương thức này. Tại điểm cầu Nghệ An, Phó trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Nghệ An Phạm Văn Tấn đề nghị, để hội nghị trực tuyến phát huy tác dụng như mục đích, yêu cầu đề ra cần có thêm những điều kiện bảo đảm thực hiện đi kèm ngay trong dự thảo Đề án.
Một nội dung khác của dự thảo Đề án được nhiều ĐBQH đóng góp ý kiến tại Hội nghị là việc bỏ phiếu tín nhiệm đối với một số chức danh do QH bầu hoặc phê chuẩn. Dự thảo Đề án đề xuất sẽ tiến hành bỏ phiếu tín nhiệm hàng năm; kết quả bỏ phiếu được công bố công khai; người không đủ số phiếu tín nhiệm quá bán so với tổng số ĐBQH hai lần liên tiếp sẽ được xem xét, trình QH miễn nhiệm hoặc từ chức.
Bỏ phiếu tín nhiệm đã được quy định tại điểm 7, Điều 84 Hiến pháp năm 1992 trong lần sửa đổi, bổ sung năm 2001. Và điểm này đã được cụ thể hóa thành một trong những quyền của QH khi xem xét kết quả giám sát, quy định tại Điều 14 Luật Hoạt động giám sát của QH. Rõ ràng, bỏ phiếu tín nhiệm với các chức danh lãnh đạo do QH bầu, phê chuẩn đã được luật hóa khá lâu, nhưng thực tế vẫn chưa được triển khai thực hiện. Pháp luật hiện hành mới quy định phải có 20% trong tổng số 500 ĐBQH kiến nghị bằng văn bản thì UBTVQH mới xem xét trình QH tiến hành bỏ phiếu tín nhiệm. Nhưng quy trình, thủ tục như thế nào để có đủ tỷ lệ 20% tổng số ĐBQH kiến nghị bằng văn bản về việc bỏ phiếu tín nhiệm chức danh do QH bầu hoặc phê chuẩn thì chưa rõ. Cho rằng, đây là vướng mắc cơ bản dẫn tới quy định về bỏ phiếu tín nhiệm chưa được triển khai trên thực tế, Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga đề nghị UBTVQH cần xây dựng quy định về đối tượng, quy trình, thủ tục thực hiện theo hướng đơn giản và khả thi để ĐBQH có thể dễ dàng thực hiện quyền năng này.
Hội nghị trực tuyến thảo luận về một số nội dung trình QH tại Kỳ họp thứ Ba với Đoàn ĐBQH các tỉnh, thành phố trên cả nước là một trong nhiều hoạt động mà UBTVQH, cơ quan thường trực của QH, đang tích cực chuẩn bị cho Kỳ họp đầu năm 2012 của QH. Diễn ra trong một ngày, hai chủ đề đặt lên bàn của Hội nghị để ĐBQH thảo luận, góp ý kiến là hai nội dung đang thu hút sự quan tâm của đông đảo cử tri và nhân dân. Không bị ràng buộc nhiều về vấn đề thời gian như các phiên thảo luận tại Hội trường mỗi Kỳ họp, nhiều góc cạnh của hai Đề án đã được các ĐBQH xem xét, phân tích và làm sáng tỏ từ góc độ thực tiễn và lý luận. Với Đề án Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của QH, có những đề xuất có thể triển khai ngay liên quan đến cải tiến cách thức tiến hành, thảo luận tại kỳ họp; có những đề xuất cần có thời gian để nghiên cứu một cách thấu đáo hơn trong tiến trình dân chủ, đổi mới của QH.
Với những kết quả bước đầu quan trọng, việc UBTVQH tổ chức họp trực tuyến với Đoàn ĐBQH 63 tỉnh, thành phố bàn về những nội dung chuẩn bị trình QH xem xét, quyết định là thông điệp hành động từ cơ quan thường trực của QH, khẳng định quyết tâm không ngừng đổi mới cách thức, phương thức hoạt động nhằm đạt tới mục tiêu cao nhất là: tiếp tục nâng cao chất lượng và hiệu quả các hoạt động của QH.
PHÓ CHỦ NHIỆM ỦY BAN TƯ PHÁP LÊ THỊ NGA: QH nên tiến hành bỏ phiếu tín nhiệm với chức danh tương đương Bộ trưởng trở lên
Việc bỏ phiếu tín nhiệm các chức danh do QH bầu và phê chuẩn đã được đề xuất thực hiện từ nhiều năm nay nhưng do vướng về quy trình nên chưa thực hiện được. Tôi cho rằng, vấn đề bỏ phiếu tín nhiệm không phải là đổi mới mà là đưa ra bàn để thực hiện một hoạt động đã được luật hóa. Khi đưa ra bàn thì cần chú ý về phạm vi, đối tượng, hay nói cách khác là ai trong những chức danh được QH bầu hoặc phê chuẩn sẽ được đưa ra bỏ phiếu tín nhiệm? Tôi cho rằng, QH nên tiến hành bỏ phiếu tín nhiệm với chức danh tương đương Bộ trưởng trở lên. Để bỏ phiếu tín nhiệm được thực thi trên thực tế thì phải có quy trình đơn giản, khả thi, giúp ĐBQH thực hiện dễ dàng.
Ngoài ra, cần cân nhắc đến việc sẽ bỏ phiếu tín nhiệm với chức danh lãnh đạo được QH bầu hoặc phê chuẩn vào lúc nào? Mỗi chức danh do QH bầu, phê chuẩn sẽ làm việc trong nhiệm kỳ 5 năm, vậy thì nếu tiến hành bỏ phiếu tín nhiệm sau một năm QH bầu hoặc phê chuẩn chức danh sẽ khó thực hiện vì căn cứ đánh giá chưa nhiều. Do đó, cần tiến hành bỏ phiếu tín nhiệm từ sau năm thứ hai trở đi.
Một vấn đề nữa là hậu quả pháp lý đã được quy định là sau hai năm liên tiếp bỏ phiếu tín nhiệm không đạt quá bán thì QH sẽ miễn nhiệm chức danh này. Tôi đề nghị cần cân nhắc thêm về vấn đề này, bởi quãng thời gian làm việc của một chức danh lãnh đạo là 5 năm thì trong năm đầu việc bỏ phiếu tín nhiệm hãy coi là hình thức nhắc nhở cá nhân phải nỗ lực trong việc kiện toàn tổ chức, phương thức hoạt động để nâng cao hiệu quả quản lý, điều hành.
PHÓ CHỦ NHIỆM ỦY BAN PHÁP LUẬT LÊ MINH THÔNG: Nếu tiếp tục sử dụng các phiên họp trực tuyến thì cần tạo hành lang pháp lý cho phương thức này
Dự thảo Đề án Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của QH có chất lượng tốt, nếu được thông qua sẽ tạo điều kiện cho tiến trình đổi mới của QH. Cái khó của đổi mới là phải phù hợp với quy định của Hiến pháp, Luật Tổ chức QH. Nhưng dự thảo Đề án chưa làm rõ nội dung nào là đổi mới, nội dung nào lâu nay đang làm nhưng cần cải tiến hơn. Đề nghị nội dung Đề án cần chỉ rõ từng nội dung đổi mới, vừa bảo đảm phù hợp với pháp luật vừa có đổi mới rõ rệt so với cách thực hiện lâu nay.
Đổi mới hoạt động của QH phải tập trung vào những trụ cột, trước hết là từ đổi mới cách thức tổ chức, tiến hành các kỳ họp của QH. Hiến pháp quy định QH họp mỗi năm hai kỳ. Theo tôi, nếu lấy tiêu chí rút ngắn kỳ họp của QH để nâng cao chất lượng thì chưa hẳn là chính xác. Vấn đề không phải là rút ngắn hay không rút ngắn mà là chất lượng cách giải quyết vấn đề tại kỳ họp. Hiện nay, ĐBQH chuyên trách chỉ chiếm 30% tổng số ĐBQH. Cần cải tiến, đổi mới triệt để cách tổ chức, tiến hành các hoạt động của QH trên cơ sở pháp luật hiện hành, đáp ứng yêu cầu đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của QH. Tôi đề nghị vẫn giữ hai kỳ họp QH mỗi năm, nhưng mỗi kỳ chia làm hai lần họp. Như vậy, các ĐBQH, sau khi nhận được văn bản dự án luật, Đề án... sẽ có thời gian đọc, tham vấn ý kiến chuyên gia, đối tượng chịu tác động. Thực tế hiện nay cho thấy, nếu ngày mai QH thảo luận mà hôm nay ĐBQH mới nhận được tài liệu trong khi ĐBQH không có người giúp việc thì có tài thánh ĐBQH cũng không thể cho ý kiến kỹ càng. Với cải tiến này, vừa bảo đảm đúng quy định pháp luật vừa nâng cao được chất lượng kỳ họp QH.
Hiện nay, chúng ta có đổi mới rất hay là sử dụng công nghệ thông tin để họp trực tuyến với Đoàn ĐBQH các tỉnh, thành phố. Nhưng hội nghị trực tuyến chỉ có thể chuẩn bị cho kỳ họp, chứ không thể thay thế kỳ họp. Vấn đề đặt ra cần xác định rõ hơn giá trị của phiên họp này. Theo dõi số lượng ĐBQH tham dự Hội nghị trực tuyến của các địa phương, tôi thấy vắng khá nhiều. Nguyên nhân theo tôi, có thể do tính bắt buộc tham gia Hội nghị trực trực tuyến đối với ĐBQH chưa có. Nếu tiếp tục sử dụng họp trực tuyến thì phải tạo hành lang pháp lý cho phương thức này. Họp trực tuyến cần trở thành nền nếp thường xuyên của QH và buộc ĐBQH tham gia phiên họp trực tuyến.
Phương Thủy (Theo daibieunhandan.vn)