> Chuyên mục > Nghiên cứu - Trao đổi > Nghe dân nói, nói dân hiểu, làm dân tin

Nghe dân nói, nói dân hiểu, làm dân tin

03/01/2012
Những ngày đầu tháng 9, nhớ giờ phút lịch sử Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, nhớ câu hỏi giản dị và gần gũi của vị Lãnh tụ: “Tôi nói đồng bào nghe rõ không?”. Sau câu hỏi của Bác, cả biển người đồng thanh trả lời “Có”. Khoảng cách địa vị giữa lãnh tụ và người dân được xóa đi, Bác Hồ cùng với biển người, cùng với cả dân tộc Việt Nam hòa làm một, trở thành sức mạnh vô song. Chợt liên tưởng đến vai trò, trách nhiệm của đại biểu dân cử, thấy sao mà thấm thía: một vị Chủ tịch nước luôn gần gũi với dân, lắng nghe dân và mong muốn nói cho dân nghe, dân hiểu. Đại biểu dân cử học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác – có thể chỉ từ một câu hỏi bình dị như thế.
Đại biểu nhân dân là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân, gương mẫu chấp hành chính sách, pháp luật của Nhà nước; tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện chính sách, pháp luật và tham gia vào việc quản lý nhà nước. Để thực hiện được trọng trách này, giữa đại biểu và nhân dân phải tìm được tiếng nói chung, sự đồng cảm lắng nghe và thấu hiểu. Thật vậy, không lắng nghe dân làm sao hiểu được dân, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của dân để đại diện cho dân kiến nghị, phản ánh, tham gia quyết định những vấn đề quốc kế, dân sinh; không nói cho dân hiểu thì làm sao vận động được dân tin tưởng và tham gia thực hiện đúng các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Điều này như là một nguyên lý mà người đại biểu dân cử nào cũng biết, cũng hiểu. Nhưng, để làm được cái điều tưởng chừng đơn giản ấy - nghe dân nói, nói dân hiểu, làm dân tin - là cả một nghệ thuật, là cả quá trình dấn thân với cái tâm, lòng nhiệt huyết của đại biểu trên con đường dân cử.
Là người đại diện của dân, kỹ năng đầu tiên của đại biểu là “nghe dân nói”. Và không ít đại biểu đã thực hiện chức năng này đúng theo nghĩa đen của nó – nghĩa là tại các cuộc TXCT, đại biểu chỉ đơn giản ngồi nghe đầy đủ những ý kiến, kiến nghị của cử tri rồi ra về, việc thu thập, tổng hợp những ý kiến đó đã có Thư ký hội nghị và chuyên viên HĐND chịu trách nhiệm; đến buổi họp Tổ đại biểu để đóng góp, bổ sung vào Bảng tổng hợp ý kiến, kiến nghị cử tri cũng không có ý kiến gì. Dẫn đến tình trạng đôi khi (và nhiều khi) Thư ký tổng hợp ghi nhận không đầy đủ, không rõ hoặc không đúng ý cử tri, gây khó khăn cho việc xem xét, giải quyết, từ đó không đáp ứng được mong đợi của cử tri khi đặt ra vấn đề. Kỹ năng nghe dân nói của đại biểu không thể là như thế, bởi lẽ pháp luật đã quy định và cử tri cũng mong đợi nhiều hơn thế: TXCT là để đại biểu lắng nghe, thấu hiểu những khó khăn, bức xúc của cử tri để yêu cầu, đôn đốc cơ quan chức năng giải quyết kịp thời; để thu thập thông tin giải trình những thắc mắc của cử tri. Nghe dân nói không chỉ đơn thuần là lắng nghe mà đòi hỏi đại biểu phải biết trăn trở, không vô cảm trước bức xúc của cử tri và đau đáu khi những vấn đề của cử tri chưa được giải quyết đến nơi đến chốn. Thật ra, kỹ năng nghe dân nói không chỉ thể hiện tâm huyết, trách nhiệm của đại biểu mà còn là tài sản quý giá của cử tri tin tưởng giao cho đại biểu. Trong khối tài sản đó, có tâm tư nguyện vọng cử tri gửi gắm cho người đại diện của mình; có những vấn đề, nhu cầu thực tiễn đang đặt ra cho đất nước, cho địa phương làm hành trang cho đại biểu mang vào phiên thảo luận tình hình KT-XH tại kỳ họp; có những thông tin cần thiết để đại biểu thực hiện chức năng giám sát, chất vấn và quyết định... Suy cho cùng, người thụ hưởng từ việc nghe dân nói chính là đại biểu – nhờ kênh thông tin quan trọng này, đại biểu có cơ sở thực tiễn, có nhiều thuận lợi để thực hiện hiệu quả vai trò, trách nhiệm mà pháp luật đã quy định.
Kỹ năng thứ hai nhất thiết đại biểu dân cử phải có là “nói dân hiểu”. Trên thực tế, kỹ năng nói của đại biểu cũng còn nhiều vấn đề đáng bàn.
Trước hết là việc trình bày báo cáo tại Hội nghị TXCT. Đề cương báo cáo tại hội nghị TXCT luôn được cơ quan tham mưu, giúp việc cung cấp cho đại biểu, yêu cầu là đại biểu sử dụng các nội dung đó như thế nào cho thích hợp. Thực tế, một số đại biểu chưa nghiên cứu kỹ đề cương báo cáo và nắm bắt tình hình thực tế nên hầu như chỉ trình bày nguyên văn nội dung báo cáo đã được cơ quan tham mưu chuẩn bị trước, chưa báo cáo ngắn gọn, súc tích, chưa có điểm nhấn đối với những vấn đề cử tri quan tâm theo từng địa bàn, từng nhóm đối tượng tiếp xúc… gây mất thời gian và làm cử tri nhàm chán. Để thu hút được cử tri lắng nghe, đại biểu phải gần gũi với cử tri, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của cử tri để linh hoạt lựa chọn những nội dung báo cáo tại cuộc tiếp xúc cho phù hợp với từng đối tượng cử tri, nói trúng những vấn đề cử tri quan tâm.
Thứ hai, việc giải trình những ý kiến, kiến nghị của cử tri luôn là nội dung thu hút sự quan tâm của cử tri tại các cuộc tiếp xúc, tuy nhiên một số đại biểu không coi đây là trách nhiệm của mình mà chỉ phụ thuộc vào văn bản trả lời hoặc sự tham dự của cơ quan chuyên môn. Pháp luật quy định tại Hội nghị tiếp xúc cử tri, đại diện UBND, cơ quan, tổ chức hữu quan trả lời những vấn đề cử tri nêu lên thuộc thẩm quyền giải quyết của mình. Thế nhưng rõ ràng là sự tham dự của đại biểu dân cử và đại diện sở, ngành là hoàn toàn khác nhau, không trùng lặp: trách nhiệm TXCT là của đại biểu, sự tham gia của sở, ngành là hỗ trợ, các đại biểu không thể ỷ lại vào sự tham gia của sở, ngành mà giao phó hết cho sở, ngành trả lời; về phần mình, đại biểu chỉ tiếp thu và ghi nhận, như thế sẽ làm nhạt nhòa vai trò của người đại biểu nhân dân. Thay vào đó, đại biểu cần chủ động thu thập các thông tin, chủ trương, chính sách pháp luật, trên cơ sở dự báo những vấn đề mà cử tri quan tâm tại địa bàn đại biểu ứng cử để có thể tự mình trả lời ý kiến cử tri ngay tại cuộc tiếp xúc.
Nói cho dân nghe đã khó, làm cho dân hiểu càng khó hơn. Với hệ thống thông tin hiện đại ngày nay, cử tri dễ dàng có được những thông tin về tình hình KT - XH, về hoạt động của đại biểu, về kết quả kỳ họp… Vì vậy, đại biểu không cần và không nên nói lại những điều cử tri đã biết mà phải chắt lọc để cung cấp cho cử tri những thông tin mới hơn, sâu hơn. Bởi lẽ kỹ năng nói của đại biểu không chỉ là nói cho dân nghe mà phải làm cho dân hiểu (đi sâu phân tích những nguyên nhân thành công, hạn chế trong thực hiện kế hoạch phát triển KT - XH; giải trình lý do cơ quan dân cử ban hành quyết sách, quyết định và mối quan hệ giữa các quyết sách đó với lợi ích của cử tri…) từ đó góp phần định hướng dư luận, tạo sự đồng thuận trong nhân dân, vận động, thuyết phục cử tri tham gia thực hiện chính sách pháp luật của Nhà nước cũng như những quyết sách cụ thể của địa phương.
Cuối cùng trong chuỗi mắt xích thể hiện tâm và tầm của đại biểu dân cử là “làm cho dân tin” – tin vào vai trò đại diện của bản thân đại biểu, tin vào bản chất Nhà nước của dân, do dân, vì dân. Lắng nghe những điều cử tri muốn nói, nói những điều cử tri muốn nghe và phải là người đại diện tận tuỵ, nhiệt tâm trong giải quyết những vấn đề cử tri đặt ra. Tất nhiên đại biểu không có thẩm quyền giải quyết kiến nghị của cử tri nhưng có trách nhiệm phản ánh, đeo bám, theo đuổi đến cùng vấn đề để có câu trả lời thỏa đáng cho cử tri; để những vấn đề liên quan đến đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được chăm lo tốt hơn. Đại biểu cũng phải làm tốt vai trò cầu nối giữa cử tri với Đảng, với chính quyền: mang chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đến với cử tri; mang tiếng nói của cử tri đến với chính quyền, từ đó góp phần làm cho mọi hoạt động của đời sống xã hội đều hợp ý Đảng, thuận lòng dân.
Từ một câu hỏi bình dị của Bác Hồ Tôi nói đồng bào nghe rõ không? -  suy ngẫm về trách nhiệm, mối liên hệ giữa đại biểu dân cử với cử tri - để học tập và làm theo một phong cách lớn nhưng hết sức giản dị: gần gũi dân, lắng nghe dân, nói dân hiểu, làm dân tin. Đó là bài học đạo đức mà mỗi đại biểu phải luôn tâm niệm và rèn luyện; cũng là con đường ngắn nhất, nhanh nhất để đại biểu đến được với niềm tin của cử tri. Soi vào Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay, đối với người đại biểu nhân dân, việc tu dưỡng, rèn luyện bài học đạo đức từ tấm gương của Bác chắc chắn sẽ là phương cách hiệu quả để tham gia thực hiện nhóm giải pháp về công tác giáo dục chính trị, tư tưởng: cán bộ dân cử các cấp phải thường xuyên tiếp xúc, đối thoại trực tiếp với nhân dân, chủ động nắm bắt tâm tư, đánh giá, dự báo diễn biến tư tưởng của cán bộ, đảng viên và có biện pháp giải quyết kịp thời; giữ gìn sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng, sự đồng thuận trong xã hội.
Nguồn: daibieunhandan.vn

Nghe dân nói, nói dân hiểu, làm dân tin

03/01/2012
Những ngày đầu tháng 9, nhớ giờ phút lịch sử Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, nhớ câu hỏi giản dị và gần gũi của vị Lãnh tụ: “Tôi nói đồng bào nghe rõ không?”. Sau câu hỏi của Bác, cả biển người đồng thanh trả lời “Có”. Khoảng cách địa vị giữa lãnh tụ và người dân được xóa đi, Bác Hồ cùng với biển người, cùng với cả dân tộc Việt Nam hòa làm một, trở thành sức mạnh vô song. Chợt liên tưởng đến vai trò, trách nhiệm của đại biểu dân cử, thấy sao mà thấm thía: một vị Chủ tịch nước luôn gần gũi với dân, lắng nghe dân và mong muốn nói cho dân nghe, dân hiểu. Đại biểu dân cử học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác – có thể chỉ từ một câu hỏi bình dị như thế.
Đại biểu nhân dân là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân, gương mẫu chấp hành chính sách, pháp luật của Nhà nước; tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện chính sách, pháp luật và tham gia vào việc quản lý nhà nước. Để thực hiện được trọng trách này, giữa đại biểu và nhân dân phải tìm được tiếng nói chung, sự đồng cảm lắng nghe và thấu hiểu. Thật vậy, không lắng nghe dân làm sao hiểu được dân, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của dân để đại diện cho dân kiến nghị, phản ánh, tham gia quyết định những vấn đề quốc kế, dân sinh; không nói cho dân hiểu thì làm sao vận động được dân tin tưởng và tham gia thực hiện đúng các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Điều này như là một nguyên lý mà người đại biểu dân cử nào cũng biết, cũng hiểu. Nhưng, để làm được cái điều tưởng chừng đơn giản ấy - nghe dân nói, nói dân hiểu, làm dân tin - là cả một nghệ thuật, là cả quá trình dấn thân với cái tâm, lòng nhiệt huyết của đại biểu trên con đường dân cử.
Là người đại diện của dân, kỹ năng đầu tiên của đại biểu là “nghe dân nói”. Và không ít đại biểu đã thực hiện chức năng này đúng theo nghĩa đen của nó – nghĩa là tại các cuộc TXCT, đại biểu chỉ đơn giản ngồi nghe đầy đủ những ý kiến, kiến nghị của cử tri rồi ra về, việc thu thập, tổng hợp những ý kiến đó đã có Thư ký hội nghị và chuyên viên HĐND chịu trách nhiệm; đến buổi họp Tổ đại biểu để đóng góp, bổ sung vào Bảng tổng hợp ý kiến, kiến nghị cử tri cũng không có ý kiến gì. Dẫn đến tình trạng đôi khi (và nhiều khi) Thư ký tổng hợp ghi nhận không đầy đủ, không rõ hoặc không đúng ý cử tri, gây khó khăn cho việc xem xét, giải quyết, từ đó không đáp ứng được mong đợi của cử tri khi đặt ra vấn đề. Kỹ năng nghe dân nói của đại biểu không thể là như thế, bởi lẽ pháp luật đã quy định và cử tri cũng mong đợi nhiều hơn thế: TXCT là để đại biểu lắng nghe, thấu hiểu những khó khăn, bức xúc của cử tri để yêu cầu, đôn đốc cơ quan chức năng giải quyết kịp thời; để thu thập thông tin giải trình những thắc mắc của cử tri. Nghe dân nói không chỉ đơn thuần là lắng nghe mà đòi hỏi đại biểu phải biết trăn trở, không vô cảm trước bức xúc của cử tri và đau đáu khi những vấn đề của cử tri chưa được giải quyết đến nơi đến chốn. Thật ra, kỹ năng nghe dân nói không chỉ thể hiện tâm huyết, trách nhiệm của đại biểu mà còn là tài sản quý giá của cử tri tin tưởng giao cho đại biểu. Trong khối tài sản đó, có tâm tư nguyện vọng cử tri gửi gắm cho người đại diện của mình; có những vấn đề, nhu cầu thực tiễn đang đặt ra cho đất nước, cho địa phương làm hành trang cho đại biểu mang vào phiên thảo luận tình hình KT-XH tại kỳ họp; có những thông tin cần thiết để đại biểu thực hiện chức năng giám sát, chất vấn và quyết định... Suy cho cùng, người thụ hưởng từ việc nghe dân nói chính là đại biểu – nhờ kênh thông tin quan trọng này, đại biểu có cơ sở thực tiễn, có nhiều thuận lợi để thực hiện hiệu quả vai trò, trách nhiệm mà pháp luật đã quy định.
Kỹ năng thứ hai nhất thiết đại biểu dân cử phải có là “nói dân hiểu”. Trên thực tế, kỹ năng nói của đại biểu cũng còn nhiều vấn đề đáng bàn.
Trước hết là việc trình bày báo cáo tại Hội nghị TXCT. Đề cương báo cáo tại hội nghị TXCT luôn được cơ quan tham mưu, giúp việc cung cấp cho đại biểu, yêu cầu là đại biểu sử dụng các nội dung đó như thế nào cho thích hợp. Thực tế, một số đại biểu chưa nghiên cứu kỹ đề cương báo cáo và nắm bắt tình hình thực tế nên hầu như chỉ trình bày nguyên văn nội dung báo cáo đã được cơ quan tham mưu chuẩn bị trước, chưa báo cáo ngắn gọn, súc tích, chưa có điểm nhấn đối với những vấn đề cử tri quan tâm theo từng địa bàn, từng nhóm đối tượng tiếp xúc… gây mất thời gian và làm cử tri nhàm chán. Để thu hút được cử tri lắng nghe, đại biểu phải gần gũi với cử tri, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của cử tri để linh hoạt lựa chọn những nội dung báo cáo tại cuộc tiếp xúc cho phù hợp với từng đối tượng cử tri, nói trúng những vấn đề cử tri quan tâm.
Thứ hai, việc giải trình những ý kiến, kiến nghị của cử tri luôn là nội dung thu hút sự quan tâm của cử tri tại các cuộc tiếp xúc, tuy nhiên một số đại biểu không coi đây là trách nhiệm của mình mà chỉ phụ thuộc vào văn bản trả lời hoặc sự tham dự của cơ quan chuyên môn. Pháp luật quy định tại Hội nghị tiếp xúc cử tri, đại diện UBND, cơ quan, tổ chức hữu quan trả lời những vấn đề cử tri nêu lên thuộc thẩm quyền giải quyết của mình. Thế nhưng rõ ràng là sự tham dự của đại biểu dân cử và đại diện sở, ngành là hoàn toàn khác nhau, không trùng lặp: trách nhiệm TXCT là của đại biểu, sự tham gia của sở, ngành là hỗ trợ, các đại biểu không thể ỷ lại vào sự tham gia của sở, ngành mà giao phó hết cho sở, ngành trả lời; về phần mình, đại biểu chỉ tiếp thu và ghi nhận, như thế sẽ làm nhạt nhòa vai trò của người đại biểu nhân dân. Thay vào đó, đại biểu cần chủ động thu thập các thông tin, chủ trương, chính sách pháp luật, trên cơ sở dự báo những vấn đề mà cử tri quan tâm tại địa bàn đại biểu ứng cử để có thể tự mình trả lời ý kiến cử tri ngay tại cuộc tiếp xúc.
Nói cho dân nghe đã khó, làm cho dân hiểu càng khó hơn. Với hệ thống thông tin hiện đại ngày nay, cử tri dễ dàng có được những thông tin về tình hình KT - XH, về hoạt động của đại biểu, về kết quả kỳ họp… Vì vậy, đại biểu không cần và không nên nói lại những điều cử tri đã biết mà phải chắt lọc để cung cấp cho cử tri những thông tin mới hơn, sâu hơn. Bởi lẽ kỹ năng nói của đại biểu không chỉ là nói cho dân nghe mà phải làm cho dân hiểu (đi sâu phân tích những nguyên nhân thành công, hạn chế trong thực hiện kế hoạch phát triển KT - XH; giải trình lý do cơ quan dân cử ban hành quyết sách, quyết định và mối quan hệ giữa các quyết sách đó với lợi ích của cử tri…) từ đó góp phần định hướng dư luận, tạo sự đồng thuận trong nhân dân, vận động, thuyết phục cử tri tham gia thực hiện chính sách pháp luật của Nhà nước cũng như những quyết sách cụ thể của địa phương.
Cuối cùng trong chuỗi mắt xích thể hiện tâm và tầm của đại biểu dân cử là “làm cho dân tin” – tin vào vai trò đại diện của bản thân đại biểu, tin vào bản chất Nhà nước của dân, do dân, vì dân. Lắng nghe những điều cử tri muốn nói, nói những điều cử tri muốn nghe và phải là người đại diện tận tuỵ, nhiệt tâm trong giải quyết những vấn đề cử tri đặt ra. Tất nhiên đại biểu không có thẩm quyền giải quyết kiến nghị của cử tri nhưng có trách nhiệm phản ánh, đeo bám, theo đuổi đến cùng vấn đề để có câu trả lời thỏa đáng cho cử tri; để những vấn đề liên quan đến đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được chăm lo tốt hơn. Đại biểu cũng phải làm tốt vai trò cầu nối giữa cử tri với Đảng, với chính quyền: mang chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đến với cử tri; mang tiếng nói của cử tri đến với chính quyền, từ đó góp phần làm cho mọi hoạt động của đời sống xã hội đều hợp ý Đảng, thuận lòng dân.
Từ một câu hỏi bình dị của Bác Hồ Tôi nói đồng bào nghe rõ không? -  suy ngẫm về trách nhiệm, mối liên hệ giữa đại biểu dân cử với cử tri - để học tập và làm theo một phong cách lớn nhưng hết sức giản dị: gần gũi dân, lắng nghe dân, nói dân hiểu, làm dân tin. Đó là bài học đạo đức mà mỗi đại biểu phải luôn tâm niệm và rèn luyện; cũng là con đường ngắn nhất, nhanh nhất để đại biểu đến được với niềm tin của cử tri. Soi vào Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay, đối với người đại biểu nhân dân, việc tu dưỡng, rèn luyện bài học đạo đức từ tấm gương của Bác chắc chắn sẽ là phương cách hiệu quả để tham gia thực hiện nhóm giải pháp về công tác giáo dục chính trị, tư tưởng: cán bộ dân cử các cấp phải thường xuyên tiếp xúc, đối thoại trực tiếp với nhân dân, chủ động nắm bắt tâm tư, đánh giá, dự báo diễn biến tư tưởng của cán bộ, đảng viên và có biện pháp giải quyết kịp thời; giữ gìn sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng, sự đồng thuận trong xã hội.
Nguồn: daibieunhandan.vn