> Tin tức - Sự kiện > Tin HĐND cấp huyện, xã > Thường trực HĐND tỉnh Gia Lai giao ban với Thường trực HĐND cấp huyện lần thứ ba, nhiệm kỳ 2016 - 20

Thường trực HĐND tỉnh Gia Lai giao ban với Thường trực HĐND cấp huyện lần thứ ba, nhiệm kỳ 2016 - 2021

02/11/2017
Thực hiện chương trình công tác năm 2017, Thường trực HĐND tỉnh đã tổ chức Hội nghị giao ban với Thường trực HĐND các huyện, thị xã, thành phố lần thứ Ba, nhiệm kỳ 2016-2021 tại thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai. Hội nghị đã đánh giá kết quả hoạt động của Thường trực HĐND tỉnh, Thường trực HĐND các huyện, thị xã, thành phố từ ngày 01/4/2017 đến ngày 30/9/2017 và trao đổi 02 chuyên đề “Thực tiễn và kinh nghiệm trong tổ chức hoạt động giám sát chuyên đề của Hội đồng nhân dân các cấp” và “Giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động chất vấn, giải trình tại phiên họp Thường trực HĐND”.

Tại hội nghị đã có 17 báo cáo tham luận và 15 lượt ý kiến tham gia phát biểu. Nội dung các ý kiến phát biểu phản ánh thực tiễn hoạt động của Thường trực HĐND các huyện, thị xã, thành phố nhằm đánh giá những vấn đề còn vướng mắc trong triển khai thực hiện nhiệm vụ của Thường trực HĐND hai cấp thời gian qua và đề ra giải pháp góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của HĐND nói chung, hoạt động giám sát nói riêng trong thời gian tới.
Đánh giá về tình hình hoạt động của HĐND hai cấp trong thời gian vừa qua, hầu hết các đại biểu đều nhận định, Thường trực HĐND hai cấp tỉnh, huyện đã nêu cao tinh thần trách nhiệm, nỗ lực thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao, đạt kết quả với khối lượng công việc lớn, bảo đảm chất lượng, đáp ứng vai trò là cơ quan thường trực của HĐND. Nhiều hoạt động của Thường trực HĐND hai cấp đổi mới về phương thức, hình thức và nội dung. Thường trực HĐND tỉnh cũng như Thường trực HĐND cấp huyện đã khắc phục các tồn tại, hạn chế đã nêu tại Hội nghị giao ban lần thứ Hai như: đã tập trung chỉ đạo, tăng cường công tác điều hòa, phối hợp trong hoạt động giám sát của các Ban, đẩy nhanh tiến độ triển khai các đợt giám sát và nâng cao chất lượng, hiệu quả của các đợt giám sát, trong 6 tháng, cấp tỉnh đã tiến hành 14 cuộc giám sát chuyên đề, cấp huyện đã tiến hành 113 cuộc giám sát chuyên đề; hoạt động chất vấn tại kỳ họp của HĐND của đa số các huyện, thị xã, thành phố có chuyển biến tích cực hơn thời gian trước, số lượng đại biểu chất vấn nhiều hơn. Thường trực HĐND hai cấp thường xuyên tổ chức Hội nghị giao ban với Thường trực HĐND cấp huyện, cấp xã để đánh giá tình hình hoạt động của HĐND huyện và các xã, phường, thị trấn, công tác tổ chức kỳ họp, đồng thời trao đổi kinh nghiệm để không ngừng nâng cao chất lượng thẩm tra, giám sát của HĐND hai cấp; tổ chức các lớp tập huấn kỹ năng hoạt động cho đại biểu HĐND các xã, thị trấn...

DSC01208.JPG
Đồng chí Đặng Phan Chung, UVBTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh phát biểu tại Hội nghị
 
Các đại biểu cũng thẳng thắn nhìn nhận những hạn chế và bất cập cần khắc phục như: Hoạt động giám sát của đại biểu HĐND, tổ đại biểu HĐND tỉnh và huyện ở hầu hết các đơn vị chưa được triển khai thực hiện; toàn tỉnh chỉ có 01 tổ đại biểu của HĐND huyện Chư Păh đã nghiên cứu phương thức tổ chức và đã tiến hành hoạt động giám sát của Tổ đại biểu HĐND. Việc theo dõi, đôn đốc giải quyết kiến nghị sau giám sát còn chưa quyết liệt, thường xuyên, kịp thời; chưa có những giải pháp tích cực để các cơ quan có liên quan triển khai thực hiện một số kiến nghị qua các đợt giám sát cũng như việc giải quyết các ý kiến, kiến nghị chính đáng của cử tri. Tình trạng né tránh, ngại va chạm trong thảo luận, chất vấn và thiếu chủ động trong hoạt động của một số đại biểu tại các kỳ họp HĐND cấp tỉnh, huyện vẫn còn tồn tại. Một số đại biểu chưa dành nhiều thời gian để nghiên cứu kỹ nội dung chất vấn nên chất lượng chất vấn chưa cao; có huyện không có đại biểu nào thực hiện quyền chất vấn tại kỳ họp; một số cá nhân trả lời, giải trình chưa đầy đủ, còn chung chung, chưa cụ thể, chưa thuyết phục, chưa trọng tâm. Công tác tiếp xúc cử tri vẫn còn tình trạng chuyển kiến nghị đến cơ quan xem xét giải quyết chưa đúng thẩm quyền. Việc UBND cấp tỉnh, huyện gửi các đề án, báo cáo, dự thảo nghị quyết về Thường trực HĐND tỉnh, huyện trước kỳ họp hầu hết còn chậm, dẫn đến các Ban không có nhiều thời gian để nghiên cứu sâu các nội dung thẩm tra nên chất lượng báo cáo thẩm tra chưa đạt kết quả như mong muốn.

Thay mặt chủ trì Hội nghị, đồng chí Đặng Phan Chung - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh đã đề nghị Thường trực HĐND tỉnh, Thường trực HĐND các huyện, thị xã, thành phố tập trung khắc phục những khó khăn, tồn tại; đồng thời, tập trung một số nhiệm vụ chủ yếu như: Tập trung chỉ đạo, triển khai thực hiện và đôn đốc các Ban HĐND, các Tổ đại biểu HĐND thực hiện nhiệm vụ giám sát, khảo sát theo đúng kế hoạch, nhất là 3 tháng cuối năm 2017; Tiếp tục duy trì tổ chức các phiên họp thường kỳ của Thường trực HĐND để đánh giá kết quả công tác, triển khai nhiệm vụ trong tháng tiếp theo; triển khai hiệu quả hoạt động chất vấn giữa hai kỳ họp và hoạt động giải trình tại phiên họp Thường trực HĐND theo quy định; xem xét, quyết định các nội dung phát sinh giữa hai kỳ họp thuộc thẩm quyền của Thường trực HĐND. Thường trực HĐND hai cấp dành thời gian nghiên cứu tài liệu, hồ sơ để chuẩn bị và tổ chức tốt kỳ họp HĐND cuối năm theo luật định, nhất là kết quả thẩm tra các nội dung trình kỳ họp để các nghị quyết khi được ban hành đảm bảo tính thực thi cao. Thường xuyên duy trì chế độ giao ban giữa Thường trực HĐND hai cấp huyện, xã; quan tâm theo dõi, giúp đỡ từ việc lập dự trù kinh phí hoạt động, tổ chức phiên họp giao ban, phiên họp Thường trực HĐND hàng tháng, công tác tập huấn cho đại biểu HĐND cấp xã, nhất là các đại biểu thành viên hai ban HĐND xã để hoạt động của HĐND cấp xã ngày càng thiết thực, hiệu quả hơn. Ngoài ra, HĐND cấp tỉnh, cấp huyện chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan có trách nhiệm tổ chức gặp mặt, đối thoại, lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của trẻ em về các vấn đề trẻ em quan tâm theo quy định tại Khoản 2, Điều 78 Luật Trẻ em năm 2016. Đề nghị Đoàn TNCSHCM cùng cấp tổ chức để trẻ em tiếp xúc với đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND (theo quy định tại Điểm a, Khoản 2, Điều 77, Luật Trẻ em năm 2016).

Đối với chuyên đề “Thực tiễn và kinh nghiệm trong tổ chức hoạt động giám sát chuyên đề của Hội đồng nhân dân các cấp”, đa số các đại biểu đều thống nhất trong thời gian qua hoạt động giám sát chuyên đề của HĐND hai cấp (tỉnh, huyện) đã có những chuyển biến tích cực, nhất là khi Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND được ban hành. HĐND, Thường trực HĐND và các Ban HĐND hai cấp đã chủ động xây dựng, triển khai hoạt động giám sát; chuẩn bị về thủ tục, nội dung để tiến hành các đợt giám sát chuyên đề chu đáo, kỹ lưỡng, chi tiết.

Tuy nhiên, trong thời gian qua hoạt động giám sát chuyên đề còn một số khó khăn, tồn tại, chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Từ thực tiễn hoạt động giám sát chuyên đề, các đại biểu đã đưa ra một số kinh nghiệm và giải pháp đối với việc giám sát chuyên đề tại kỳ họp; giám sát giữa hai kỳ họp; giám sát của Tổ đại biểu HĐND,…

Đối với chuyên đề Giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động chất vấn, giải trình tại phiên họp Thường trực HĐND” đa số các đại biểu đều thống nhất trong thời gian hoạt động chất vấn tại kỳ họp của HĐND của đa số các huyện, thị xã, thành phố có chuyển biến tích cực hơn thời gian trước, số lượng đại biểu chất vấn nhiều hơn, nội dung chất vấn tập trung vào các vấn đề cử tri, dư luận quan tâm. Hoạt động chất vấn tại phiên họp hàng tháng đã được Thường trực HĐND huyện Krông Pa thực hiện; Thường trực HĐND tỉnh và 16/17 Thường trực HĐND cấp huyện khác chưa thực hiện. Hoạt động giải trình tại phiên họp Thường trực HĐND hàng tháng đã được Thường trực HĐND tỉnh và 09/17 Thường trực HĐND cấp huyện triển khai, bước đầu đã đem lại những hiệu quả nhất định.
Để thực hiện tốt hơn trong thời gian tới, chủ tọa hội nghị đã đề nghị Thường trực HĐND tỉnh và Thường trực HĐND cấp huyện cần quan tâm tiến hành tổ chức hoạt động chất vấn, giải trình tại phiên họp Thường trực HĐND hàng tháng, cố gắng phấn đấu đến hội nghị giao ban lần thứ Tư (dự kiến 4/2018) có 17/17 huyện, thị xã, thành phố thực hiện đầy đủ, hiệu quả hoạt động chất vấn, giải trình.

Ngoài các nội dung trên, Hội nghị cũng đã giải đáp thắc mắc của một số đại biểu như: phân biệt hoạt động chất vấn (Điều 69) với hoạt động giải trình (Điều 72); Về chế tài xử lý đối với các trường hợp không chấp hành nghiêm túc việc thực hiện các kiến nghị sau giám sát (chất vấn, giám sát chuyên đề, giải trình…); căn cứ để xây dựng nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm của cấp xã; việc xác định thời điểm giao dự toán ngân sách quy định tại Điều 78 Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND và Điều 44 Luật Ngân sách nhà nước…

Kết thúc Hội nghị, Thường trực HĐND tỉnh dự kiến thời gian tổ chức Hội nghị giao ban giữa Thường trực HĐND với Thường trực HĐND các huyện, thị xã, thành phố lần thứ Tư vào tháng 4 năm 2018 tại huyện Chư Sê./.
Thu Trang

Thường trực HĐND tỉnh Gia Lai giao ban với Thường trực HĐND cấp huyện lần thứ ba, nhiệm kỳ 2016 - 2021

02/11/2017
Thực hiện chương trình công tác năm 2017, Thường trực HĐND tỉnh đã tổ chức Hội nghị giao ban với Thường trực HĐND các huyện, thị xã, thành phố lần thứ Ba, nhiệm kỳ 2016-2021 tại thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai. Hội nghị đã đánh giá kết quả hoạt động của Thường trực HĐND tỉnh, Thường trực HĐND các huyện, thị xã, thành phố từ ngày 01/4/2017 đến ngày 30/9/2017 và trao đổi 02 chuyên đề “Thực tiễn và kinh nghiệm trong tổ chức hoạt động giám sát chuyên đề của Hội đồng nhân dân các cấp” và “Giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động chất vấn, giải trình tại phiên họp Thường trực HĐND”.

Tại hội nghị đã có 17 báo cáo tham luận và 15 lượt ý kiến tham gia phát biểu. Nội dung các ý kiến phát biểu phản ánh thực tiễn hoạt động của Thường trực HĐND các huyện, thị xã, thành phố nhằm đánh giá những vấn đề còn vướng mắc trong triển khai thực hiện nhiệm vụ của Thường trực HĐND hai cấp thời gian qua và đề ra giải pháp góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của HĐND nói chung, hoạt động giám sát nói riêng trong thời gian tới.
Đánh giá về tình hình hoạt động của HĐND hai cấp trong thời gian vừa qua, hầu hết các đại biểu đều nhận định, Thường trực HĐND hai cấp tỉnh, huyện đã nêu cao tinh thần trách nhiệm, nỗ lực thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao, đạt kết quả với khối lượng công việc lớn, bảo đảm chất lượng, đáp ứng vai trò là cơ quan thường trực của HĐND. Nhiều hoạt động của Thường trực HĐND hai cấp đổi mới về phương thức, hình thức và nội dung. Thường trực HĐND tỉnh cũng như Thường trực HĐND cấp huyện đã khắc phục các tồn tại, hạn chế đã nêu tại Hội nghị giao ban lần thứ Hai như: đã tập trung chỉ đạo, tăng cường công tác điều hòa, phối hợp trong hoạt động giám sát của các Ban, đẩy nhanh tiến độ triển khai các đợt giám sát và nâng cao chất lượng, hiệu quả của các đợt giám sát, trong 6 tháng, cấp tỉnh đã tiến hành 14 cuộc giám sát chuyên đề, cấp huyện đã tiến hành 113 cuộc giám sát chuyên đề; hoạt động chất vấn tại kỳ họp của HĐND của đa số các huyện, thị xã, thành phố có chuyển biến tích cực hơn thời gian trước, số lượng đại biểu chất vấn nhiều hơn. Thường trực HĐND hai cấp thường xuyên tổ chức Hội nghị giao ban với Thường trực HĐND cấp huyện, cấp xã để đánh giá tình hình hoạt động của HĐND huyện và các xã, phường, thị trấn, công tác tổ chức kỳ họp, đồng thời trao đổi kinh nghiệm để không ngừng nâng cao chất lượng thẩm tra, giám sát của HĐND hai cấp; tổ chức các lớp tập huấn kỹ năng hoạt động cho đại biểu HĐND các xã, thị trấn...

DSC01208.JPG
Đồng chí Đặng Phan Chung, UVBTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh phát biểu tại Hội nghị
 
Các đại biểu cũng thẳng thắn nhìn nhận những hạn chế và bất cập cần khắc phục như: Hoạt động giám sát của đại biểu HĐND, tổ đại biểu HĐND tỉnh và huyện ở hầu hết các đơn vị chưa được triển khai thực hiện; toàn tỉnh chỉ có 01 tổ đại biểu của HĐND huyện Chư Păh đã nghiên cứu phương thức tổ chức và đã tiến hành hoạt động giám sát của Tổ đại biểu HĐND. Việc theo dõi, đôn đốc giải quyết kiến nghị sau giám sát còn chưa quyết liệt, thường xuyên, kịp thời; chưa có những giải pháp tích cực để các cơ quan có liên quan triển khai thực hiện một số kiến nghị qua các đợt giám sát cũng như việc giải quyết các ý kiến, kiến nghị chính đáng của cử tri. Tình trạng né tránh, ngại va chạm trong thảo luận, chất vấn và thiếu chủ động trong hoạt động của một số đại biểu tại các kỳ họp HĐND cấp tỉnh, huyện vẫn còn tồn tại. Một số đại biểu chưa dành nhiều thời gian để nghiên cứu kỹ nội dung chất vấn nên chất lượng chất vấn chưa cao; có huyện không có đại biểu nào thực hiện quyền chất vấn tại kỳ họp; một số cá nhân trả lời, giải trình chưa đầy đủ, còn chung chung, chưa cụ thể, chưa thuyết phục, chưa trọng tâm. Công tác tiếp xúc cử tri vẫn còn tình trạng chuyển kiến nghị đến cơ quan xem xét giải quyết chưa đúng thẩm quyền. Việc UBND cấp tỉnh, huyện gửi các đề án, báo cáo, dự thảo nghị quyết về Thường trực HĐND tỉnh, huyện trước kỳ họp hầu hết còn chậm, dẫn đến các Ban không có nhiều thời gian để nghiên cứu sâu các nội dung thẩm tra nên chất lượng báo cáo thẩm tra chưa đạt kết quả như mong muốn.

Thay mặt chủ trì Hội nghị, đồng chí Đặng Phan Chung - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh đã đề nghị Thường trực HĐND tỉnh, Thường trực HĐND các huyện, thị xã, thành phố tập trung khắc phục những khó khăn, tồn tại; đồng thời, tập trung một số nhiệm vụ chủ yếu như: Tập trung chỉ đạo, triển khai thực hiện và đôn đốc các Ban HĐND, các Tổ đại biểu HĐND thực hiện nhiệm vụ giám sát, khảo sát theo đúng kế hoạch, nhất là 3 tháng cuối năm 2017; Tiếp tục duy trì tổ chức các phiên họp thường kỳ của Thường trực HĐND để đánh giá kết quả công tác, triển khai nhiệm vụ trong tháng tiếp theo; triển khai hiệu quả hoạt động chất vấn giữa hai kỳ họp và hoạt động giải trình tại phiên họp Thường trực HĐND theo quy định; xem xét, quyết định các nội dung phát sinh giữa hai kỳ họp thuộc thẩm quyền của Thường trực HĐND. Thường trực HĐND hai cấp dành thời gian nghiên cứu tài liệu, hồ sơ để chuẩn bị và tổ chức tốt kỳ họp HĐND cuối năm theo luật định, nhất là kết quả thẩm tra các nội dung trình kỳ họp để các nghị quyết khi được ban hành đảm bảo tính thực thi cao. Thường xuyên duy trì chế độ giao ban giữa Thường trực HĐND hai cấp huyện, xã; quan tâm theo dõi, giúp đỡ từ việc lập dự trù kinh phí hoạt động, tổ chức phiên họp giao ban, phiên họp Thường trực HĐND hàng tháng, công tác tập huấn cho đại biểu HĐND cấp xã, nhất là các đại biểu thành viên hai ban HĐND xã để hoạt động của HĐND cấp xã ngày càng thiết thực, hiệu quả hơn. Ngoài ra, HĐND cấp tỉnh, cấp huyện chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan có trách nhiệm tổ chức gặp mặt, đối thoại, lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của trẻ em về các vấn đề trẻ em quan tâm theo quy định tại Khoản 2, Điều 78 Luật Trẻ em năm 2016. Đề nghị Đoàn TNCSHCM cùng cấp tổ chức để trẻ em tiếp xúc với đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND (theo quy định tại Điểm a, Khoản 2, Điều 77, Luật Trẻ em năm 2016).

Đối với chuyên đề “Thực tiễn và kinh nghiệm trong tổ chức hoạt động giám sát chuyên đề của Hội đồng nhân dân các cấp”, đa số các đại biểu đều thống nhất trong thời gian qua hoạt động giám sát chuyên đề của HĐND hai cấp (tỉnh, huyện) đã có những chuyển biến tích cực, nhất là khi Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND được ban hành. HĐND, Thường trực HĐND và các Ban HĐND hai cấp đã chủ động xây dựng, triển khai hoạt động giám sát; chuẩn bị về thủ tục, nội dung để tiến hành các đợt giám sát chuyên đề chu đáo, kỹ lưỡng, chi tiết.

Tuy nhiên, trong thời gian qua hoạt động giám sát chuyên đề còn một số khó khăn, tồn tại, chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Từ thực tiễn hoạt động giám sát chuyên đề, các đại biểu đã đưa ra một số kinh nghiệm và giải pháp đối với việc giám sát chuyên đề tại kỳ họp; giám sát giữa hai kỳ họp; giám sát của Tổ đại biểu HĐND,…

Đối với chuyên đề Giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động chất vấn, giải trình tại phiên họp Thường trực HĐND” đa số các đại biểu đều thống nhất trong thời gian hoạt động chất vấn tại kỳ họp của HĐND của đa số các huyện, thị xã, thành phố có chuyển biến tích cực hơn thời gian trước, số lượng đại biểu chất vấn nhiều hơn, nội dung chất vấn tập trung vào các vấn đề cử tri, dư luận quan tâm. Hoạt động chất vấn tại phiên họp hàng tháng đã được Thường trực HĐND huyện Krông Pa thực hiện; Thường trực HĐND tỉnh và 16/17 Thường trực HĐND cấp huyện khác chưa thực hiện. Hoạt động giải trình tại phiên họp Thường trực HĐND hàng tháng đã được Thường trực HĐND tỉnh và 09/17 Thường trực HĐND cấp huyện triển khai, bước đầu đã đem lại những hiệu quả nhất định.
Để thực hiện tốt hơn trong thời gian tới, chủ tọa hội nghị đã đề nghị Thường trực HĐND tỉnh và Thường trực HĐND cấp huyện cần quan tâm tiến hành tổ chức hoạt động chất vấn, giải trình tại phiên họp Thường trực HĐND hàng tháng, cố gắng phấn đấu đến hội nghị giao ban lần thứ Tư (dự kiến 4/2018) có 17/17 huyện, thị xã, thành phố thực hiện đầy đủ, hiệu quả hoạt động chất vấn, giải trình.

Ngoài các nội dung trên, Hội nghị cũng đã giải đáp thắc mắc của một số đại biểu như: phân biệt hoạt động chất vấn (Điều 69) với hoạt động giải trình (Điều 72); Về chế tài xử lý đối với các trường hợp không chấp hành nghiêm túc việc thực hiện các kiến nghị sau giám sát (chất vấn, giám sát chuyên đề, giải trình…); căn cứ để xây dựng nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm của cấp xã; việc xác định thời điểm giao dự toán ngân sách quy định tại Điều 78 Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND và Điều 44 Luật Ngân sách nhà nước…

Kết thúc Hội nghị, Thường trực HĐND tỉnh dự kiến thời gian tổ chức Hội nghị giao ban giữa Thường trực HĐND với Thường trực HĐND các huyện, thị xã, thành phố lần thứ Tư vào tháng 4 năm 2018 tại huyện Chư Sê./.
Thu Trang