> Tin tức - Sự kiện > Tin hoạt động các Ban > Ban Pháp chế HĐND tỉnh Gia Lai: Tổng kết khảo sát hoạt động công chứng

Ban Pháp chế HĐND tỉnh Gia Lai: Tổng kết khảo sát hoạt động công chứng

08/04/2019
 Sáng 5-4, Ban Pháp chế HĐND tỉnh Gia Lai đã tiến hành tổng kết đợt khảo sát việc tổ chức và hoạt động của các tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn tỉnh. Ông Rah Lan Chung-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy, Trưởng Ban Pháp chế HĐND tỉnh chủ trì buổi làm việc.
Từ ngày 26-3 đến ngày 5-4, Đoàn khảo sát của Ban Pháp chế HĐND tỉnh đã tiến hành khảo sát trực tiếp tại Sở Tư pháp, Phòng Công chứng số 1 và các Văn phòng Công chứng: Dương Thùy Trang (huyện Ia Grai), Nguyễn Vân (huyện Chư Sê), Đak Đoa (huyện Đak Đoa), Xuân Thủy (TP. Pleiku); đồng thời khảo sát qua báo cáo đối với các tổ chức hành nghề công chứng còn lại.

Theo đó, toàn tỉnh hiện có 15 tổ chức hành nghề công chứng đang hoạt động tại 9/9 huyện, thị xã, thành phố với 33 công chứng viên. Hầu hết các tổ chức hành nghề công chứng đã có sự quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện đáp ứng yêu cầu hoạt động; thực hiện niêm yết công khai các loại phí, thù lao, thủ tục, nội quy theo quy định. Các tổ chức đều đã thực hiện đóng bảo hiểm nghề nghiệp cho 100% công chứng viên và thực hiện tương đối nghiêm các quy định pháp luật về tiền lương, bảo hiểm cho người lao động. Hoạt động công chứng cơ bản đã đáp ứng nhu cầu của người dân, đóng góp nguồn thu cho ngân sách nhà nước và sự phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh.

 Từ 2016-2018, Sở Tư pháp đã tham mưu UBND tỉnh cấp giấy đăng ký hoạt động cho 10 Văn phòng Công chứng; đề nghị chấm dứt hoạt động 1 tổ chức hành nghề công chứng; làm thủ tục đề nghị Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm 5 công chứng viên; miễn nhiệm công chứng viên 3 trường hợp; đăng ký tập sự hành nghề công chứng cho 49 trường hợp; đăng ký tham dự kết quả kiểm tra tập sự hành nghề công chứng cho 37 trường hợp. Công tác thanh tra, kiểm tra cũng được Sở Tư pháp chú trọng; qua đó đã phát hiện, chấn chỉnh kịp thời những hành vi sai phạm.

 Tuy nhiên, trong quá trình tổ chức và hoạt động công chứng vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như: chưa có cơ sở dữ liệu chung về công chứng; việc bố trí vị trí, địa điểm hoạt động của các tổ chức hành nghề công chứng chủ yếu tập trung ở khu vực trung tâm; Hội Công chứng viên chưa phát huy vai trò, trách nhiệm; việc vận dụng pháp luật về hộ tịch của một số cán bộ tư pháp cấp xã còn hạn chế; công tác tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho công chứng viên hàng năm còn chưa đáp ứng yêu cầu; một số tổ chức hành nghề công chứng khuyết công chứng viên hợp danh; vẫn còn tình trạng văn bản công chứng bị Tòa án tuyên bố vô hiệu…

 Trên cơ sở này, Đoàn khảo sát đã có những đề xuất, kiến nghị đối với Bộ Tư pháp, UBND tỉnh, Sở Tư pháp, Hội Công Chứng viên tỉnh, các tổ chức hành nghề công chứng và công chứng viên về những vấn đề bất cập thuộc thẩm quyền quản lý cũng như thực hiện, nhằm đảm bảo cho hoạt động công chứng trên địa bàn hiệu quả, đúng pháp luật.
Theo baogialai.com.vn

Ban Pháp chế HĐND tỉnh Gia Lai: Tổng kết khảo sát hoạt động công chứng

08/04/2019
 Sáng 5-4, Ban Pháp chế HĐND tỉnh Gia Lai đã tiến hành tổng kết đợt khảo sát việc tổ chức và hoạt động của các tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn tỉnh. Ông Rah Lan Chung-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy, Trưởng Ban Pháp chế HĐND tỉnh chủ trì buổi làm việc.
Từ ngày 26-3 đến ngày 5-4, Đoàn khảo sát của Ban Pháp chế HĐND tỉnh đã tiến hành khảo sát trực tiếp tại Sở Tư pháp, Phòng Công chứng số 1 và các Văn phòng Công chứng: Dương Thùy Trang (huyện Ia Grai), Nguyễn Vân (huyện Chư Sê), Đak Đoa (huyện Đak Đoa), Xuân Thủy (TP. Pleiku); đồng thời khảo sát qua báo cáo đối với các tổ chức hành nghề công chứng còn lại.

Theo đó, toàn tỉnh hiện có 15 tổ chức hành nghề công chứng đang hoạt động tại 9/9 huyện, thị xã, thành phố với 33 công chứng viên. Hầu hết các tổ chức hành nghề công chứng đã có sự quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện đáp ứng yêu cầu hoạt động; thực hiện niêm yết công khai các loại phí, thù lao, thủ tục, nội quy theo quy định. Các tổ chức đều đã thực hiện đóng bảo hiểm nghề nghiệp cho 100% công chứng viên và thực hiện tương đối nghiêm các quy định pháp luật về tiền lương, bảo hiểm cho người lao động. Hoạt động công chứng cơ bản đã đáp ứng nhu cầu của người dân, đóng góp nguồn thu cho ngân sách nhà nước và sự phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh.

 Từ 2016-2018, Sở Tư pháp đã tham mưu UBND tỉnh cấp giấy đăng ký hoạt động cho 10 Văn phòng Công chứng; đề nghị chấm dứt hoạt động 1 tổ chức hành nghề công chứng; làm thủ tục đề nghị Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm 5 công chứng viên; miễn nhiệm công chứng viên 3 trường hợp; đăng ký tập sự hành nghề công chứng cho 49 trường hợp; đăng ký tham dự kết quả kiểm tra tập sự hành nghề công chứng cho 37 trường hợp. Công tác thanh tra, kiểm tra cũng được Sở Tư pháp chú trọng; qua đó đã phát hiện, chấn chỉnh kịp thời những hành vi sai phạm.

 Tuy nhiên, trong quá trình tổ chức và hoạt động công chứng vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như: chưa có cơ sở dữ liệu chung về công chứng; việc bố trí vị trí, địa điểm hoạt động của các tổ chức hành nghề công chứng chủ yếu tập trung ở khu vực trung tâm; Hội Công chứng viên chưa phát huy vai trò, trách nhiệm; việc vận dụng pháp luật về hộ tịch của một số cán bộ tư pháp cấp xã còn hạn chế; công tác tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho công chứng viên hàng năm còn chưa đáp ứng yêu cầu; một số tổ chức hành nghề công chứng khuyết công chứng viên hợp danh; vẫn còn tình trạng văn bản công chứng bị Tòa án tuyên bố vô hiệu…

 Trên cơ sở này, Đoàn khảo sát đã có những đề xuất, kiến nghị đối với Bộ Tư pháp, UBND tỉnh, Sở Tư pháp, Hội Công Chứng viên tỉnh, các tổ chức hành nghề công chứng và công chứng viên về những vấn đề bất cập thuộc thẩm quyền quản lý cũng như thực hiện, nhằm đảm bảo cho hoạt động công chứng trên địa bàn hiệu quả, đúng pháp luật.
Theo baogialai.com.vn