> Tin tức - Sự kiện > Tin hoạt động các Ban > Ban Pháp chế HĐND tỉnh giám sát hoạt động quản lý thị trường và công tác đấu tranh phòng chống buôn

Ban Pháp chế HĐND tỉnh giám sát hoạt động quản lý thị trường và công tác đấu tranh phòng chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại

11/03/2014
Trong những ngày từ 25/2 đến 28/2/2014, Ban Pháp chế HĐND tỉnh Gia Lai đã tổ chức thực hiện công tác giám sát phòng chống buôn lậu, hàng giả, gian lận thương mại và hoạt động quản lý thị trường trên địa bàn tỉnh.
Qua giám sát nhận thấy, Gia Lai là một tỉnh miền núi có diện tích rộng, năm 2013 trên địa bàn cả nước nói chung và tỉnh ta nói riêng có nhiều biến động do hoạt động sản xuất kinh doanh suy giảm, sức mua xã hội giảm nhiều so với các năm trước trong khi hàng hóa tồn kho, giá cả thị trường có nhiều biến động do tác động của điều chỉnh tăng giá điện, nước, lương tối thiểu; đặc biệt giá xăng dầu biến động mạnh (11 lần điều chỉnh tăng giảm)... Tình hình thời tiết khí hậu biến đổi bất thường; việc kinh doanh hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; buôn lậu, gian lận thương mại có dấu hiệu diễn biến phức tạp.

Được sự chỉ đạo chặt chẽ của Chính phủ, các Bộ ngành TW, UBND tỉnh, Ban chỉ đạo 127 và Sở Công thương, Chi cục QLTT tỉnh đã triển khai và tích cực thực hiện các biện pháp kiểm tra, kiểm soát giữ vững thị trường ổn sát, thúc đẩy các hoạt động sản xuất kinh doanh. Về cơ bản thị trường tỉnh Gia Lai năm 2013 giữ được sự ổn định, các nhu cầu cho sản xuất và tiêu dùng của người dân được đáp ứng kịp thời, đầy đủ. Các cơ sở kinh doanh được kiểm tra, cơ bản đã chấp hành tốt các qui định của pháp luật. Công tác xử, phạt vi phạm hành chính tuân thủ đúng qui trình qui phạm, được các đối tượng tuân thủ chấp hành.

Năm 2013 kiểm tra, kiểm soát 3.837 vụ; vi phạm 2.169 vụ, không vi phạm 1668 vụ; tổng số tiền phạt vi phạm là 5.527.406.458 đồng.

Đoàn giám sát cũng nhận thấy một số bất cập trong hoạt động quản lý thị trường đó là:

+Thứ nhất: Là về cơ chế chính sách và cơ cấu tổ chức:

- Các văn bản QPPL qui định qui trình kiểm tra, kiểm soát thị trường chưa tạo điều kiện cho QLTT thực hiện nhiệm vụ một cách triệt để; Ví dụ: Nếu không được kiểm tra hóa đơn chúng từ sổ sách kế toán thì cũng không biết đó là hàng lậu, hàng gian lận thương mại...

- Đối với hàng giả thì chủ hàng thật phải có khiếu nại và xác nhận đó là hàng giả thì QLTT mới được coi là hàng giả..

- Đối với hàng kém chất lượng thì chi phí giám định do ai chịu...

- Đối với mặt hàng gỗ, nếu QLTT phát hiện thì phải chuyển cho kiểm lâm xử lý.

- Đối với mặt hàng hóa chất, phân bón, vật liệu nổ.. không qui định thẩm quyền xử phạt cho quản lý thị trường, trong khi đó tỉnh ta là tỉnh rất cần hóa chất, thuốc trừ sâu, phân bón để phục vụ trồng trọt trong tỉnh...

- Lực lượng quản lý thị trường nhất là ở các đội địa bàn rất mỏng, trang thiết bị phục vụ hoạt động nghiệp vụ phát hiện hàng giả không có, cơ sở vật chất eo hẹp, xuống cấp. Ví dụ: Đội QLTT số 2 kiểm soát địa bàn Thị xã An Khê và huyện Kông Chro chỉ có 8 người.

+ Thứ hai: Là về hoạt động nghiệp vụ:

-  Hoạt động nghiệp vụ hoàn thành qua các năm chỉ thiên về hoạt động kiểm tra, xử phạt trên địa bàn đối với tổ chức, cá nhân có đăng ký kinh doanh; xử phạt trên hoạt động kiểm soát điều tiết thị trường còn chưa được chú trọng. Trong các năm qua ở tỉnh ta vẫn còn tình trạng các tư thương, thương lái tranh mua hàng nguyên liệu chính như mía, mủ cao su, thuốc lá, sắn lát...

-  Hàng giả, hàng kém chất lượng không bày bán công khai nhưng không phải là không có; việc phát hiện, xử lý gặp nhiều khó khăn.

-  Hàng lậu và gian lận thương mại có nhưng việc phát hiện, xử lý gặp nhiều khó khăn

-  Công tác tuyên truyền pháp luật về quản lý thị trường, phòng chống buôn lậu, hàng giả, gian lận thương mại hàng năm chưa phối hợp tốt với các huyện để thực hiện

-  Công tác khuyến cáo người tiêu dùng hiệu quả thấp.

+ Thứ ba: Là công tác phối hợp thực hiện Nghị định số 127. Ban Chỉ đạo 127 ở tỉnh duy trì hoạt động thường xuyên; nhưng việc phối hợp liên ngành ở huyện còn nhiều bất cập.

Hoạt động quản lý thị trường là công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường; vừa kiểm tra các hành vi mua bán thương mại của các tổ chức, cá nhân nếu phát hiện vi phạm thì xử lý chấn chỉnh hoặc xử phạt vi phạm hành chính; vừa quản lý điều tiết, điều khiển thị trường theo đúng định hướng của Nhà nước và pháp luật. Công tác đấu tranh phòng chống buôn lậu, hàng giả, gian lận thương mại và hoạt động kiểm tra, kiểm soát thị trường là cuộc đấu tranh giữa hai con đường hoặc ở lại hoặc đi theo định hướng XHCN, “thương trường cũng là chiến trường”.

Ban Pháp chế HĐND tỉnh đánh giá cao kết quả sự nỗ lực tích cực hoạt động đấu tranh phòng, chống buôn lậu, hàng giả, gian lận thương mại và hoạt động QLTT trong những năm qua. Đề nghị ngành QLTT cần nâng cao vai trò trách nhiệm là cơ quan tham mưu, cơ quan tiên phong trong việc đấu tranh, phòng chống buôn lậu, hàng giả, gian lận thương mại. Đồng thời cần năng động hơn nữa, sáng tạo hơn nữa trong việc kiểm tra, kiểm soát thị trường; tích vực tham mưu cho UBND các cấp trong việc quản lý, điều chỉnh, điều tiết nhằm bình ổn thị trường để nhân dân yên tâm sản xuất, góp phần tích cực cùng tỉnh nhà hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị 2014.
THÀNH LƯƠNG

Ban Pháp chế HĐND tỉnh giám sát hoạt động quản lý thị trường và công tác đấu tranh phòng chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại

11/03/2014
Trong những ngày từ 25/2 đến 28/2/2014, Ban Pháp chế HĐND tỉnh Gia Lai đã tổ chức thực hiện công tác giám sát phòng chống buôn lậu, hàng giả, gian lận thương mại và hoạt động quản lý thị trường trên địa bàn tỉnh.
Qua giám sát nhận thấy, Gia Lai là một tỉnh miền núi có diện tích rộng, năm 2013 trên địa bàn cả nước nói chung và tỉnh ta nói riêng có nhiều biến động do hoạt động sản xuất kinh doanh suy giảm, sức mua xã hội giảm nhiều so với các năm trước trong khi hàng hóa tồn kho, giá cả thị trường có nhiều biến động do tác động của điều chỉnh tăng giá điện, nước, lương tối thiểu; đặc biệt giá xăng dầu biến động mạnh (11 lần điều chỉnh tăng giảm)... Tình hình thời tiết khí hậu biến đổi bất thường; việc kinh doanh hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; buôn lậu, gian lận thương mại có dấu hiệu diễn biến phức tạp.

Được sự chỉ đạo chặt chẽ của Chính phủ, các Bộ ngành TW, UBND tỉnh, Ban chỉ đạo 127 và Sở Công thương, Chi cục QLTT tỉnh đã triển khai và tích cực thực hiện các biện pháp kiểm tra, kiểm soát giữ vững thị trường ổn sát, thúc đẩy các hoạt động sản xuất kinh doanh. Về cơ bản thị trường tỉnh Gia Lai năm 2013 giữ được sự ổn định, các nhu cầu cho sản xuất và tiêu dùng của người dân được đáp ứng kịp thời, đầy đủ. Các cơ sở kinh doanh được kiểm tra, cơ bản đã chấp hành tốt các qui định của pháp luật. Công tác xử, phạt vi phạm hành chính tuân thủ đúng qui trình qui phạm, được các đối tượng tuân thủ chấp hành.

Năm 2013 kiểm tra, kiểm soát 3.837 vụ; vi phạm 2.169 vụ, không vi phạm 1668 vụ; tổng số tiền phạt vi phạm là 5.527.406.458 đồng.

Đoàn giám sát cũng nhận thấy một số bất cập trong hoạt động quản lý thị trường đó là:

+Thứ nhất: Là về cơ chế chính sách và cơ cấu tổ chức:

- Các văn bản QPPL qui định qui trình kiểm tra, kiểm soát thị trường chưa tạo điều kiện cho QLTT thực hiện nhiệm vụ một cách triệt để; Ví dụ: Nếu không được kiểm tra hóa đơn chúng từ sổ sách kế toán thì cũng không biết đó là hàng lậu, hàng gian lận thương mại...

- Đối với hàng giả thì chủ hàng thật phải có khiếu nại và xác nhận đó là hàng giả thì QLTT mới được coi là hàng giả..

- Đối với hàng kém chất lượng thì chi phí giám định do ai chịu...

- Đối với mặt hàng gỗ, nếu QLTT phát hiện thì phải chuyển cho kiểm lâm xử lý.

- Đối với mặt hàng hóa chất, phân bón, vật liệu nổ.. không qui định thẩm quyền xử phạt cho quản lý thị trường, trong khi đó tỉnh ta là tỉnh rất cần hóa chất, thuốc trừ sâu, phân bón để phục vụ trồng trọt trong tỉnh...

- Lực lượng quản lý thị trường nhất là ở các đội địa bàn rất mỏng, trang thiết bị phục vụ hoạt động nghiệp vụ phát hiện hàng giả không có, cơ sở vật chất eo hẹp, xuống cấp. Ví dụ: Đội QLTT số 2 kiểm soát địa bàn Thị xã An Khê và huyện Kông Chro chỉ có 8 người.

+ Thứ hai: Là về hoạt động nghiệp vụ:

-  Hoạt động nghiệp vụ hoàn thành qua các năm chỉ thiên về hoạt động kiểm tra, xử phạt trên địa bàn đối với tổ chức, cá nhân có đăng ký kinh doanh; xử phạt trên hoạt động kiểm soát điều tiết thị trường còn chưa được chú trọng. Trong các năm qua ở tỉnh ta vẫn còn tình trạng các tư thương, thương lái tranh mua hàng nguyên liệu chính như mía, mủ cao su, thuốc lá, sắn lát...

-  Hàng giả, hàng kém chất lượng không bày bán công khai nhưng không phải là không có; việc phát hiện, xử lý gặp nhiều khó khăn.

-  Hàng lậu và gian lận thương mại có nhưng việc phát hiện, xử lý gặp nhiều khó khăn

-  Công tác tuyên truyền pháp luật về quản lý thị trường, phòng chống buôn lậu, hàng giả, gian lận thương mại hàng năm chưa phối hợp tốt với các huyện để thực hiện

-  Công tác khuyến cáo người tiêu dùng hiệu quả thấp.

+ Thứ ba: Là công tác phối hợp thực hiện Nghị định số 127. Ban Chỉ đạo 127 ở tỉnh duy trì hoạt động thường xuyên; nhưng việc phối hợp liên ngành ở huyện còn nhiều bất cập.

Hoạt động quản lý thị trường là công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường; vừa kiểm tra các hành vi mua bán thương mại của các tổ chức, cá nhân nếu phát hiện vi phạm thì xử lý chấn chỉnh hoặc xử phạt vi phạm hành chính; vừa quản lý điều tiết, điều khiển thị trường theo đúng định hướng của Nhà nước và pháp luật. Công tác đấu tranh phòng chống buôn lậu, hàng giả, gian lận thương mại và hoạt động kiểm tra, kiểm soát thị trường là cuộc đấu tranh giữa hai con đường hoặc ở lại hoặc đi theo định hướng XHCN, “thương trường cũng là chiến trường”.

Ban Pháp chế HĐND tỉnh đánh giá cao kết quả sự nỗ lực tích cực hoạt động đấu tranh phòng, chống buôn lậu, hàng giả, gian lận thương mại và hoạt động QLTT trong những năm qua. Đề nghị ngành QLTT cần nâng cao vai trò trách nhiệm là cơ quan tham mưu, cơ quan tiên phong trong việc đấu tranh, phòng chống buôn lậu, hàng giả, gian lận thương mại. Đồng thời cần năng động hơn nữa, sáng tạo hơn nữa trong việc kiểm tra, kiểm soát thị trường; tích vực tham mưu cho UBND các cấp trong việc quản lý, điều chỉnh, điều tiết nhằm bình ổn thị trường để nhân dân yên tâm sản xuất, góp phần tích cực cùng tỉnh nhà hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị 2014.
THÀNH LƯƠNG