> Tin tức - Sự kiện > Tin hoạt động các Ban > Ban Pháp chế HĐND tỉnh giám sát tình hình chấp hành pháp luật trong công tác tạm giữ, tạm giam trên

Ban Pháp chế HĐND tỉnh giám sát tình hình chấp hành pháp luật trong công tác tạm giữ, tạm giam trên địa bàn tỉnh Gia Lai

04/05/2015
Trong các ngày từ 21 đến 24/4/2015, Ban Pháp chế HĐND tỉnh đã tổ chức đoàn giám sát “Tình hình chấp hành pháp luật trong công tác tạm giữ, tạm giam trên địa bàn tỉnh Gia Lai” tại các đơn vị: Công an thị xã Ayun Pa, thị xã An Khê, huyện Chư Sê và Trại Tạm giam T20-Công an tỉnh.

Đồng chí Lương Thanh Đức, Trưởng Ban Pháp chế của HĐND tỉnh chủ trì các buổi giám sát. Tham gia đoàn giám sát có đại diện lãnh đạo các đơn vị: Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh; UBMTTQVN tỉnh; Công an tỉnh; Thường trực HĐND và Ban Pháp chế HĐND các huyện, thị xã tại địa bàn được giám sát.

Tại các đơn vị được giám sát, đoàn đã đề nghị làm rõ tình hình chấp hành pháp luật trong công tác tạm giữ, tạm giam trên địa bàn từ năm 2014 đến nay, nhất là làm rõ những khó khăn, vướng mắc, tồn tại trong công tác quản lý giam, giữ; các chế đối chính sách đối với người bị tạm giam, tạm giữ, cũng như chế độ chính sách đối với cán bộ, chiến sỹ làm công tác giam, giữ... Theo báo cáo, các đơn vị được giám sát và qua làm việc thực tế cho thấy: Về cơ bản, công tác quản lý giam giữ và các chế độ, chính sách đối với người bị tạm giam, tạm giữ ở các đơn vị trong tỉnh đã được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật tại Nghị định 89/1998/NĐ-CP ngày 07/11/1998 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế tạm giữ, tạm giam; Nghị định 98/2002/NĐ-CP ngày 27/11/2002 của Chính phủ và Nghị định số 09/2011/NĐ-CP ngày 25/01/2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế về tạm giữ, tạm giam ban hành kèm theo Nghị định 89/1998/NĐ-CP của Chính phủ, của Bộ Công an và Công an tỉnh Gia Lai hướng dẫn. Chế độ giáo dục, ăn, mặc, ở, lao động, thăm gặp thân nhân, nhận quà, khám chữa bệnh cho người bị tạm giam, tạm giữ được thực hiện đầy đủ theo quy định.

Tuy nhiên, tại một số đơn vị vẫn còn tình trạng giam chung người chưa thành niên với người thành niên; người bị tạm giam, tạm giữ có hành vi tự sát, đánh nhau, sử dụng điện thoại di động trái phép. Đặc biệt là cơ sở vật chất phục vụ công tác tạm giam, tạm giữ ở một số đơn vị chật hẹp, xuống cấp nghiêm trọng, hệ thống kiểm soát an ninh chưa được trang bị; đội ngũ cán bộ thực hiện công tác tạm giam, tạm giữ vừa thiếu về số lượng, vừa yếu về chuyên môn…gây khó khăn trong quá trình quản lý giam, giữ.

Tại buổi làm việc, đồng chí Lương Thanh Đức, Trưởng Ban Pháp chế HĐND tỉnh thay mặt Đoàn giám sát đánh giá cao những nỗ lực của cán bộ, chiến sỹ Công an trong việc thực hiện công tác tạm giam, tạm giữ; đồng thời đ/c đề nghị cán bộ, chiến sỹ Công an cần tiếp tục có giải pháp để công tác này được thực thi đúng theo quy định của pháp luật; cán bộ, chiến sĩ thực hiện công tác tạm giam, tạm giữ làm việc trong môi trường phức tạp, áp lực nên cần có thêm chính sách đãi ngộ về vật chất, tinh thần; điều kiện về cơ sở vật chất phục vụ công tác tạm giam, tạm giữ còn nhiều hạn chế cần sớm được đầu tư nâng cấp; hệ thống văn bản pháp lý còn thiếu chặt chẽ...

Đại diện các đơn vị được giám sát đã tiếp thu các ý kiến và cam kết từng bước khắc phục những vấn đề tồn tại mà các thành viên đoàn giám sát chỉ ra. Các ý kiến đề xuất, kiến nghị của các đơn vị cũng được đoàn giám sát tiếp nhận để chuyển tới các cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết theo quy định của pháp luật./.
                                                                  
Tin và ảnh: Trà Giang

Ban Pháp chế HĐND tỉnh giám sát tình hình chấp hành pháp luật trong công tác tạm giữ, tạm giam trên địa bàn tỉnh Gia Lai

04/05/2015
Trong các ngày từ 21 đến 24/4/2015, Ban Pháp chế HĐND tỉnh đã tổ chức đoàn giám sát “Tình hình chấp hành pháp luật trong công tác tạm giữ, tạm giam trên địa bàn tỉnh Gia Lai” tại các đơn vị: Công an thị xã Ayun Pa, thị xã An Khê, huyện Chư Sê và Trại Tạm giam T20-Công an tỉnh.

Đồng chí Lương Thanh Đức, Trưởng Ban Pháp chế của HĐND tỉnh chủ trì các buổi giám sát. Tham gia đoàn giám sát có đại diện lãnh đạo các đơn vị: Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh; UBMTTQVN tỉnh; Công an tỉnh; Thường trực HĐND và Ban Pháp chế HĐND các huyện, thị xã tại địa bàn được giám sát.

Tại các đơn vị được giám sát, đoàn đã đề nghị làm rõ tình hình chấp hành pháp luật trong công tác tạm giữ, tạm giam trên địa bàn từ năm 2014 đến nay, nhất là làm rõ những khó khăn, vướng mắc, tồn tại trong công tác quản lý giam, giữ; các chế đối chính sách đối với người bị tạm giam, tạm giữ, cũng như chế độ chính sách đối với cán bộ, chiến sỹ làm công tác giam, giữ... Theo báo cáo, các đơn vị được giám sát và qua làm việc thực tế cho thấy: Về cơ bản, công tác quản lý giam giữ và các chế độ, chính sách đối với người bị tạm giam, tạm giữ ở các đơn vị trong tỉnh đã được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật tại Nghị định 89/1998/NĐ-CP ngày 07/11/1998 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế tạm giữ, tạm giam; Nghị định 98/2002/NĐ-CP ngày 27/11/2002 của Chính phủ và Nghị định số 09/2011/NĐ-CP ngày 25/01/2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế về tạm giữ, tạm giam ban hành kèm theo Nghị định 89/1998/NĐ-CP của Chính phủ, của Bộ Công an và Công an tỉnh Gia Lai hướng dẫn. Chế độ giáo dục, ăn, mặc, ở, lao động, thăm gặp thân nhân, nhận quà, khám chữa bệnh cho người bị tạm giam, tạm giữ được thực hiện đầy đủ theo quy định.

Tuy nhiên, tại một số đơn vị vẫn còn tình trạng giam chung người chưa thành niên với người thành niên; người bị tạm giam, tạm giữ có hành vi tự sát, đánh nhau, sử dụng điện thoại di động trái phép. Đặc biệt là cơ sở vật chất phục vụ công tác tạm giam, tạm giữ ở một số đơn vị chật hẹp, xuống cấp nghiêm trọng, hệ thống kiểm soát an ninh chưa được trang bị; đội ngũ cán bộ thực hiện công tác tạm giam, tạm giữ vừa thiếu về số lượng, vừa yếu về chuyên môn…gây khó khăn trong quá trình quản lý giam, giữ.

Tại buổi làm việc, đồng chí Lương Thanh Đức, Trưởng Ban Pháp chế HĐND tỉnh thay mặt Đoàn giám sát đánh giá cao những nỗ lực của cán bộ, chiến sỹ Công an trong việc thực hiện công tác tạm giam, tạm giữ; đồng thời đ/c đề nghị cán bộ, chiến sỹ Công an cần tiếp tục có giải pháp để công tác này được thực thi đúng theo quy định của pháp luật; cán bộ, chiến sĩ thực hiện công tác tạm giam, tạm giữ làm việc trong môi trường phức tạp, áp lực nên cần có thêm chính sách đãi ngộ về vật chất, tinh thần; điều kiện về cơ sở vật chất phục vụ công tác tạm giam, tạm giữ còn nhiều hạn chế cần sớm được đầu tư nâng cấp; hệ thống văn bản pháp lý còn thiếu chặt chẽ...

Đại diện các đơn vị được giám sát đã tiếp thu các ý kiến và cam kết từng bước khắc phục những vấn đề tồn tại mà các thành viên đoàn giám sát chỉ ra. Các ý kiến đề xuất, kiến nghị của các đơn vị cũng được đoàn giám sát tiếp nhận để chuyển tới các cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết theo quy định của pháp luật./.
                                                                  
Tin và ảnh: Trà Giang