> Tin tức - Sự kiện > Tin hoạt động các Ban > Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh giám sát “Tình hình thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5

Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh giám sát “Tình hình thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi giai đoạn 2010-2015 trên địa bàn tỉnh”

24/03/2015
Sáng ngày 20/3/2015, Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh đã họp tổng kết đợt giám sát Tình hình thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi giai đoạn 2010-2015 trên địa bàn tỉnh”. Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh đã làm việc trực tiếp tại 6 điểm trường mầm non trên địa bàn thị xã An Khê, huyện Chư Pưh và huyện Krông Pa; giám sát tại UBND thị xã An Khê, UBND huyện Chư Pưh, UBND huyện Krông Pa và Sở Giáo dục và Đạo tạo. Báo cáo giám sát đã nhận định: Trong những năm qua với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị; sự chỉ đạo tổ chức thực hiện quyết liệt của các cấp, các ngành, nhất là Sở Giáo dục đào tạo; sự nỗ lực phấn đấu không mệt mỏi của đội ngũ giáo viên mầm non trong tỉnh; công tác phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi tỉnh Gia Lai đã đạt được những kết quả tích cực. Hệ thống quy mô trường, lớp mầm non không ngừng được củng cố và phát triển hợp lý trên địa bàn toàn tỉnh. Đến ngày 28/02/2015, toàn tỉnh đã có 10 đơn vị cấp huyện (58,8%) và 205 đơn vị cấp xã (92,3%) hoàn thành PCGDMN cho trẻ em 5 tuổi. Còn  07 huyện và 17 xã đang tiến hành hoàn thiện các tiêu chuẩn để được công nhận hoàn thành phổ cập vào tháng 5 năm 2015.

Tuy nhiên, qua giám sát, Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh nhận thấy còn một số khó khăn, tồn tại như: Một số địa phương mặc dù đã được công nhận hoàn thành PCGDMN cho trẻ em 5 tuổi nhưng các tiêu chí đạt được còn thấp như: Nhiều trường chỉ vừa đủ điều kiện đạt chuẩn phổ cập, còn thiếu phòng học (phải mượn hội trường thôn), thiếu điều kiện dạy và học (đồ chơi ngoài trời…), yêu cầu về tỷ lệ trẻ học 2 buổi/ngày, tỷ lệ chuyên cần đạt 85% khó thực hiện; xã, phường chưa có trường mầm non, mẫu giáo; đặc biệt, còn nhiều điểm trường làng vùng dân tộc thiểu số, vùng còn nhiều khó khăn lớp 5 tuổi chỉ học một buổi hoặc sỉ số buổi chiều thấp; vì vậy, kết quả PCGDMN cho trẻ em 5 tuổi ở nhiều địa phương chưa thật sự vững chắc. Việc thực hiện các tiêu chí, mục tiêu chưa sát với Kế hoạch thực hiện Đề án tại Quyết định số 413/QĐ-UBND về việc phê duyệt Đề án Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi giai đoạn 2011- 2015 của tỉnh Gia Lai. Mạng lưới trường, lớp, cơ sở vật chất phục vụ cho giảng dạy, học tập của một số địa phương còn khó khăn, chưa đáp ứng được nhu cầu học tập và đảm bảo chất lượng; điểm trường nhỏ lẻ, phân tán tại các làng, lớp ghép 2-3 độ tuổi còn phổ biến (1.108/3.208 lớp ghép, trong đó 1.063 lớp ghép 5 tuổi) đã ảnh hưởng đến công tác quản lý, chỉ đạo chuyên môn, nghiệp vụ, nâng cao chất lượng giáo dục, chất lượng phổ cập. Tại các điểm trường làng, nhất là ở vùng DTTS việc tổ chức chăm sóc trẻ bán trú chưa thực hiện được ; vì vậy, việc đưa đón con em đến trường của phụ huynh gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ trẻ học buổi chiều chưa cao, tỉ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi ở một số trường vùng sâu, vùng xa còn cao, chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ mầm non còn nhiều hạn chế; bên cạnh đó, tại các điểm trường làng, giáo viên mầm non dạy 2 buổi ngày, dạy lớp ghép nhiều độ tuổi nhưng chưa có quy định riêng hoặc được hướng dẫn hình thức giảng dạy, không được hưởng chế độ phụ cấp ngoài lương, trong khi đó không bố trí đủ tỷ lệ giáo viên/lớp theo quy định…

Tại buổi họp, các thành viên Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh đã thống nhất một số kiến nghị, đề xuất đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo, UBND tỉnh và Ban Chỉ đạo phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi của tỉnh như: Đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo sớm ban hành văn bản quy định vị trí việc làm, số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở trong việc định biên giáo viên/lớp. Đồng thời, sớm có văn bản hướng dẫn cách thức tổ chức các lớp ghép mầm non nhiều độ tuổi ở các thôn, làng và có phụ cấp thêm cho giáo viên dạy lớp ghép nhiều độ tuổi. Ủy ban nhân dân tỉnh cần tăng cường hơn nữa công tác chỉ đạo các ngành có liên quan sớm xây dựng kế hoạch để tổng kết việc thực hiện Đề án Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi giai đoạn 2011- 2015 của tỉnh Gia Lai. Yêu cầu UBND các huyện, thị xã, thành phố và các sở, ngành có biện pháp phát triển bậc học mầm non nói chung và duy trì vững chắc kết quả PCGDMN cho trẻ em 5 tuổi nói riêng; giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng; quan tâm việc quy hoạch, bố trí kinh phí đầu tư xây dựng các điểm trường tập trung, có cơ chế khuyến khích các lớp bán trú, phát triển và quản lý tốt các trường mầm non tư thục…
Thu Trang

Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh giám sát “Tình hình thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi giai đoạn 2010-2015 trên địa bàn tỉnh”

24/03/2015
Sáng ngày 20/3/2015, Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh đã họp tổng kết đợt giám sát Tình hình thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi giai đoạn 2010-2015 trên địa bàn tỉnh”. Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh đã làm việc trực tiếp tại 6 điểm trường mầm non trên địa bàn thị xã An Khê, huyện Chư Pưh và huyện Krông Pa; giám sát tại UBND thị xã An Khê, UBND huyện Chư Pưh, UBND huyện Krông Pa và Sở Giáo dục và Đạo tạo. Báo cáo giám sát đã nhận định: Trong những năm qua với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị; sự chỉ đạo tổ chức thực hiện quyết liệt của các cấp, các ngành, nhất là Sở Giáo dục đào tạo; sự nỗ lực phấn đấu không mệt mỏi của đội ngũ giáo viên mầm non trong tỉnh; công tác phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi tỉnh Gia Lai đã đạt được những kết quả tích cực. Hệ thống quy mô trường, lớp mầm non không ngừng được củng cố và phát triển hợp lý trên địa bàn toàn tỉnh. Đến ngày 28/02/2015, toàn tỉnh đã có 10 đơn vị cấp huyện (58,8%) và 205 đơn vị cấp xã (92,3%) hoàn thành PCGDMN cho trẻ em 5 tuổi. Còn  07 huyện và 17 xã đang tiến hành hoàn thiện các tiêu chuẩn để được công nhận hoàn thành phổ cập vào tháng 5 năm 2015.

Tuy nhiên, qua giám sát, Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh nhận thấy còn một số khó khăn, tồn tại như: Một số địa phương mặc dù đã được công nhận hoàn thành PCGDMN cho trẻ em 5 tuổi nhưng các tiêu chí đạt được còn thấp như: Nhiều trường chỉ vừa đủ điều kiện đạt chuẩn phổ cập, còn thiếu phòng học (phải mượn hội trường thôn), thiếu điều kiện dạy và học (đồ chơi ngoài trời…), yêu cầu về tỷ lệ trẻ học 2 buổi/ngày, tỷ lệ chuyên cần đạt 85% khó thực hiện; xã, phường chưa có trường mầm non, mẫu giáo; đặc biệt, còn nhiều điểm trường làng vùng dân tộc thiểu số, vùng còn nhiều khó khăn lớp 5 tuổi chỉ học một buổi hoặc sỉ số buổi chiều thấp; vì vậy, kết quả PCGDMN cho trẻ em 5 tuổi ở nhiều địa phương chưa thật sự vững chắc. Việc thực hiện các tiêu chí, mục tiêu chưa sát với Kế hoạch thực hiện Đề án tại Quyết định số 413/QĐ-UBND về việc phê duyệt Đề án Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi giai đoạn 2011- 2015 của tỉnh Gia Lai. Mạng lưới trường, lớp, cơ sở vật chất phục vụ cho giảng dạy, học tập của một số địa phương còn khó khăn, chưa đáp ứng được nhu cầu học tập và đảm bảo chất lượng; điểm trường nhỏ lẻ, phân tán tại các làng, lớp ghép 2-3 độ tuổi còn phổ biến (1.108/3.208 lớp ghép, trong đó 1.063 lớp ghép 5 tuổi) đã ảnh hưởng đến công tác quản lý, chỉ đạo chuyên môn, nghiệp vụ, nâng cao chất lượng giáo dục, chất lượng phổ cập. Tại các điểm trường làng, nhất là ở vùng DTTS việc tổ chức chăm sóc trẻ bán trú chưa thực hiện được ; vì vậy, việc đưa đón con em đến trường của phụ huynh gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ trẻ học buổi chiều chưa cao, tỉ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi ở một số trường vùng sâu, vùng xa còn cao, chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ mầm non còn nhiều hạn chế; bên cạnh đó, tại các điểm trường làng, giáo viên mầm non dạy 2 buổi ngày, dạy lớp ghép nhiều độ tuổi nhưng chưa có quy định riêng hoặc được hướng dẫn hình thức giảng dạy, không được hưởng chế độ phụ cấp ngoài lương, trong khi đó không bố trí đủ tỷ lệ giáo viên/lớp theo quy định…

Tại buổi họp, các thành viên Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh đã thống nhất một số kiến nghị, đề xuất đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo, UBND tỉnh và Ban Chỉ đạo phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi của tỉnh như: Đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo sớm ban hành văn bản quy định vị trí việc làm, số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở trong việc định biên giáo viên/lớp. Đồng thời, sớm có văn bản hướng dẫn cách thức tổ chức các lớp ghép mầm non nhiều độ tuổi ở các thôn, làng và có phụ cấp thêm cho giáo viên dạy lớp ghép nhiều độ tuổi. Ủy ban nhân dân tỉnh cần tăng cường hơn nữa công tác chỉ đạo các ngành có liên quan sớm xây dựng kế hoạch để tổng kết việc thực hiện Đề án Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi giai đoạn 2011- 2015 của tỉnh Gia Lai. Yêu cầu UBND các huyện, thị xã, thành phố và các sở, ngành có biện pháp phát triển bậc học mầm non nói chung và duy trì vững chắc kết quả PCGDMN cho trẻ em 5 tuổi nói riêng; giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng; quan tâm việc quy hoạch, bố trí kinh phí đầu tư xây dựng các điểm trường tập trung, có cơ chế khuyến khích các lớp bán trú, phát triển và quản lý tốt các trường mầm non tư thục…
Thu Trang