> Tin tức - Sự kiện > Tin hoạt động các Ban > Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh giám sát tình hình thực hiện Luật Du lịch trên địa bàn tỉnh

Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh giám sát tình hình thực hiện Luật Du lịch trên địa bàn tỉnh

22/03/2016
Từ ngày 08 đến ngày 18/3/2016, Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh đã tổ chức giám sát tình hình thực hiện Luật Du lịch trên địa bàn tỉnh. Ban đã giám sát trực tiếp tại UBND thành phố Pleiku, UBND thị xã An Khê, Công ty Cổ phần dịch vụ du lịch Gia Lai, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch; đồng thời, giám sát qua báo cáo đối với các huyện, thị xã còn lại trên địa bàn tỉnh. 

Qua giám sát, Ban nhận thấy từ khi Luật Du lịch ra đời, UBND tỉnh và các sở, ngành đã phổ biến, triển khai Luật Du lịch thực hiện kịp thời, đảm bảo tính hiệu lực và hiệu quả trong quá trình quản lý hoạt động kinh doanh du lịch của tỉnh; Ban Thường vụ Tỉnh ủy, UBND tỉnh và các sở, ngành đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo để phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh. Công tác đánh giá thực trạng tài nguyên du lịch được triển khai thường xuyên hàng năm thông qua việc khảo sát thực tế và báo cáo thống kê của các địa phương. Giai đoạn 2011-2015, du lịch Gia Lai chưa có nhiều chuyển biến, lượng khách đến Gia Lai chủ yếu là khách nội địa, với mục đích công vụ, thương mại, lượng khách du lịch thuần túy chiếm tỷ lệ nhỏ; tỷ lệ tăng bình quân hàng năm từ du lịch đạt thấp 10%/năm (kế hoạch đề ra là 18-20%). Ngành du lịch chưa phải là ngành kinh tế chiếm tỷ trọng đóng góp cao trong GDP của tỉnh, là ngành kinh tế có xuất phát điểm thấp, tỉnh cũng chưa có đầu tư nhiều cho lĩnh vực này. Công tác xúc tiến du lịch, tuyên truyền, phổ biến Luật Du lịch và các chính sách liên quan đến du lịch và xúc tiến du lịch của tỉnh còn hạn chế, chưa được đầu tư kinh phí tương xứng. Nhận thức của nhiều cơ sở hoạt động du lịch còn thụ động, thiếu chiến lược lâu bền, nguồn lực hạn chế, kinh doanh nhỏ lẻ, chủ yếu trông chờ vào nguồn  hỗ trợ của nhà nước và tài nguyên du lịch sẵn có. Công tác quản lý nhà nước về du lịch còn thiếu chặt chẽ, chưa có bước đột phá về cơ chế, chính sách để khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên và thế mạnh du lịch để phát triển kinh tế du lịch tỉnh nhà.

Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh đề nghị trong thời gian tới UBND tỉnh sớm ban hành quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Gia Lai đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Có cơ chế, chính sách phù hợp nhằm hỗ trợ và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đến đầu tư, khai thác phát triển du lịch tại tỉnh; sớm ban hành quyết định công nhận khu du lịch, điểm du lịch, tuyến, du lịch địa phương và công bố, quảng bá rộng rãi; đồng thời, quy định hình thức tổ chức quản lý các khu, tuyến, điểm du lịch trong tỉnh. Quan tâm bố trí kinh phí cho ngành du lịch, tăng kinh phí cho hoạt động xúc tiến du lịch, quảng bá du lịch; tổ chức các sự kiện trên địa bàn tỉnh để thu hút khách du lịch.
Thu Trang

Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh giám sát tình hình thực hiện Luật Du lịch trên địa bàn tỉnh

22/03/2016
Từ ngày 08 đến ngày 18/3/2016, Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh đã tổ chức giám sát tình hình thực hiện Luật Du lịch trên địa bàn tỉnh. Ban đã giám sát trực tiếp tại UBND thành phố Pleiku, UBND thị xã An Khê, Công ty Cổ phần dịch vụ du lịch Gia Lai, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch; đồng thời, giám sát qua báo cáo đối với các huyện, thị xã còn lại trên địa bàn tỉnh. 

Qua giám sát, Ban nhận thấy từ khi Luật Du lịch ra đời, UBND tỉnh và các sở, ngành đã phổ biến, triển khai Luật Du lịch thực hiện kịp thời, đảm bảo tính hiệu lực và hiệu quả trong quá trình quản lý hoạt động kinh doanh du lịch của tỉnh; Ban Thường vụ Tỉnh ủy, UBND tỉnh và các sở, ngành đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo để phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh. Công tác đánh giá thực trạng tài nguyên du lịch được triển khai thường xuyên hàng năm thông qua việc khảo sát thực tế và báo cáo thống kê của các địa phương. Giai đoạn 2011-2015, du lịch Gia Lai chưa có nhiều chuyển biến, lượng khách đến Gia Lai chủ yếu là khách nội địa, với mục đích công vụ, thương mại, lượng khách du lịch thuần túy chiếm tỷ lệ nhỏ; tỷ lệ tăng bình quân hàng năm từ du lịch đạt thấp 10%/năm (kế hoạch đề ra là 18-20%). Ngành du lịch chưa phải là ngành kinh tế chiếm tỷ trọng đóng góp cao trong GDP của tỉnh, là ngành kinh tế có xuất phát điểm thấp, tỉnh cũng chưa có đầu tư nhiều cho lĩnh vực này. Công tác xúc tiến du lịch, tuyên truyền, phổ biến Luật Du lịch và các chính sách liên quan đến du lịch và xúc tiến du lịch của tỉnh còn hạn chế, chưa được đầu tư kinh phí tương xứng. Nhận thức của nhiều cơ sở hoạt động du lịch còn thụ động, thiếu chiến lược lâu bền, nguồn lực hạn chế, kinh doanh nhỏ lẻ, chủ yếu trông chờ vào nguồn  hỗ trợ của nhà nước và tài nguyên du lịch sẵn có. Công tác quản lý nhà nước về du lịch còn thiếu chặt chẽ, chưa có bước đột phá về cơ chế, chính sách để khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên và thế mạnh du lịch để phát triển kinh tế du lịch tỉnh nhà.

Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh đề nghị trong thời gian tới UBND tỉnh sớm ban hành quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Gia Lai đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Có cơ chế, chính sách phù hợp nhằm hỗ trợ và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đến đầu tư, khai thác phát triển du lịch tại tỉnh; sớm ban hành quyết định công nhận khu du lịch, điểm du lịch, tuyến, du lịch địa phương và công bố, quảng bá rộng rãi; đồng thời, quy định hình thức tổ chức quản lý các khu, tuyến, điểm du lịch trong tỉnh. Quan tâm bố trí kinh phí cho ngành du lịch, tăng kinh phí cho hoạt động xúc tiến du lịch, quảng bá du lịch; tổ chức các sự kiện trên địa bàn tỉnh để thu hút khách du lịch.
Thu Trang