> Tin tức - Sự kiện > Tin hoạt động các Ban > Gia Lai: Nguồn vốn phục vụ bảo trì đường bộ đáp ứng khoảng 50% nhu cầu thực tế

Gia Lai: Nguồn vốn phục vụ bảo trì đường bộ đáp ứng khoảng 50% nhu cầu thực tế

28/03/2022
Sáng 24-3, tại trụ sở Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh, ông Nguyễn Đình Phương-Ủy viên Thường trực HĐND tỉnh, Trưởng ban Kinh tế-Ngân sách HĐND tỉnh chủ trì buổi giám sát đối với Sở Giao thông-Vận tải và Sở Tài chính về “Công tác quản lý, sử dụng nguồn bảo trì đường bộ và các nguồn vốn khác giao Sở Giao thông-Vận tải làm chủ đầu tư trên địa bàn tỉnh Gia Lai giai đoạn 2017-2021”. 
 
Dự buổi giám sát có ông Hồ Văn Điềm-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh cùng lãnh đạo các sở, ngành liên quan.

 Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Gia Lai có 6 tuyến quốc lộ với tổng chiều dài 764 km. Ngoài đường Hồ Chí Minh (bao gồm 2 tuyến tránh đô thị TP. Pleiku và Chư Sê) và quốc lộ 19, Sở Giao thông-Vận tải được giao quản lý các tuyến quốc lộ: 25, 14C, 19D và đường Trường Sơn Đông có tổng chiều dài 371 km. Bên cạnh đó, Sở còn quản lý 10 tuyến đường tỉnh có chiều dài 372 km.
 
 image001.jpg
Quang cảnh buổi giám sát. 

 Trong giai đoạn 2017-2021, Sở Giao thông-Vận tải được Trung ương phân bổ nguồn vốn gần 635,5 tỷ đồng và địa phương bố trí kinh phí hơn 312 tỷ đồng để bảo dưỡng thường xuyên, sửa chữa định kỳ các tuyến quốc lộ với tổng chiều dài 371 km; sửa chữa mặt đường bê tông nhựa tuyến quốc lộ và tỉnh lộ hơn 835.561 m2, bê tông xi măng 14.579 m2, láng nhựa 682.234 m2, xây dựng hơn 97.000 m rãnh thoát nước, bổ sung 5.836 cọc tiêu, 1.160 biển báo, hơn 12.370 hộ lan mềm, sơn kẻ đường hơn 29.480 m2.

 Theo đánh giá, công tác quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông trên các tuyến quốc lộ và tỉnh lộ luôn được Sở Giao thông-Vận tải chú trọng thực hiện, tạo điều kiện thuận lợi thông thương hàng hóa và đi lại của nhân dân giữa các địa phương, từ đó góp phần phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn tỉnh. Chất lượng công tác bảo trì đường bộ ngày càng được nâng cao, đảm bảo mục tiêu giao thông thông suốt, an toàn, không để xảy ra ách tắc giao thông trên các tuyến. Tuy nhiên, nguồn vốn phục vụ công tác bảo trì đường bộ trên địa bàn tỉnh mới chỉ đáp ứng được khoảng 45-50% nhu cầu thực tế, cần được bố trí tăng nguồn kinh phí để thực hiện công tác quản lý, bảo dưỡng, sửa chữa được tốt hơn.

 Phát biểu kết luận buổi giám sát, Trưởng ban Kinh tế-Ngân sách HĐND tỉnh Nguyễn Đình Phương ghi nhận kết quả công tác quản lý, sử dụng nguồn bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông, chất lượng công tác bảo trì đường bộ và các nguồn vốn khác giao Sở Giao thông-Vận tải làm chủ đầu tư trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn 2017-2021. Cùng với đó, Trưởng ban Kinh tế-Ngân sách HĐND tỉnh đề nghị Sở tăng cường công tác kiểm tra, giám sát nhằm phát huy hiệu quả nguồn vốn đầu tư, bảo trì đường bộ nhằm phục vụ phát triển kinh tế-xã hội địa phương.

 Đối với những kiến nghị liên quan đến bổ sung nguồn kinh phí cho công tác quản lý bảo trì hệ thống đường tỉnh bằng nguồn ngân sách tỉnh và các nguồn vốn khác; đầu tư xây dựng, nâng cấp các đường tỉnh; bổ sung biên chế và cho phép Sở Giao thông-Vận tải thành lập Ban Quản lý bảo trì để quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông trên địa bàn tỉnh đạt hiệu quả cao…, Ban Kinh tế-Ngân sách HĐND tỉnh ghi nhận, tổng hợp, trình HĐND tỉnh xem xét, cho ý kiến.
 Theo baogialai.com.vn

Gia Lai: Nguồn vốn phục vụ bảo trì đường bộ đáp ứng khoảng 50% nhu cầu thực tế

28/03/2022
Sáng 24-3, tại trụ sở Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh, ông Nguyễn Đình Phương-Ủy viên Thường trực HĐND tỉnh, Trưởng ban Kinh tế-Ngân sách HĐND tỉnh chủ trì buổi giám sát đối với Sở Giao thông-Vận tải và Sở Tài chính về “Công tác quản lý, sử dụng nguồn bảo trì đường bộ và các nguồn vốn khác giao Sở Giao thông-Vận tải làm chủ đầu tư trên địa bàn tỉnh Gia Lai giai đoạn 2017-2021”. 
 
Dự buổi giám sát có ông Hồ Văn Điềm-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh cùng lãnh đạo các sở, ngành liên quan.

 Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Gia Lai có 6 tuyến quốc lộ với tổng chiều dài 764 km. Ngoài đường Hồ Chí Minh (bao gồm 2 tuyến tránh đô thị TP. Pleiku và Chư Sê) và quốc lộ 19, Sở Giao thông-Vận tải được giao quản lý các tuyến quốc lộ: 25, 14C, 19D và đường Trường Sơn Đông có tổng chiều dài 371 km. Bên cạnh đó, Sở còn quản lý 10 tuyến đường tỉnh có chiều dài 372 km.
 
 image001.jpg
Quang cảnh buổi giám sát. 

 Trong giai đoạn 2017-2021, Sở Giao thông-Vận tải được Trung ương phân bổ nguồn vốn gần 635,5 tỷ đồng và địa phương bố trí kinh phí hơn 312 tỷ đồng để bảo dưỡng thường xuyên, sửa chữa định kỳ các tuyến quốc lộ với tổng chiều dài 371 km; sửa chữa mặt đường bê tông nhựa tuyến quốc lộ và tỉnh lộ hơn 835.561 m2, bê tông xi măng 14.579 m2, láng nhựa 682.234 m2, xây dựng hơn 97.000 m rãnh thoát nước, bổ sung 5.836 cọc tiêu, 1.160 biển báo, hơn 12.370 hộ lan mềm, sơn kẻ đường hơn 29.480 m2.

 Theo đánh giá, công tác quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông trên các tuyến quốc lộ và tỉnh lộ luôn được Sở Giao thông-Vận tải chú trọng thực hiện, tạo điều kiện thuận lợi thông thương hàng hóa và đi lại của nhân dân giữa các địa phương, từ đó góp phần phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn tỉnh. Chất lượng công tác bảo trì đường bộ ngày càng được nâng cao, đảm bảo mục tiêu giao thông thông suốt, an toàn, không để xảy ra ách tắc giao thông trên các tuyến. Tuy nhiên, nguồn vốn phục vụ công tác bảo trì đường bộ trên địa bàn tỉnh mới chỉ đáp ứng được khoảng 45-50% nhu cầu thực tế, cần được bố trí tăng nguồn kinh phí để thực hiện công tác quản lý, bảo dưỡng, sửa chữa được tốt hơn.

 Phát biểu kết luận buổi giám sát, Trưởng ban Kinh tế-Ngân sách HĐND tỉnh Nguyễn Đình Phương ghi nhận kết quả công tác quản lý, sử dụng nguồn bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông, chất lượng công tác bảo trì đường bộ và các nguồn vốn khác giao Sở Giao thông-Vận tải làm chủ đầu tư trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn 2017-2021. Cùng với đó, Trưởng ban Kinh tế-Ngân sách HĐND tỉnh đề nghị Sở tăng cường công tác kiểm tra, giám sát nhằm phát huy hiệu quả nguồn vốn đầu tư, bảo trì đường bộ nhằm phục vụ phát triển kinh tế-xã hội địa phương.

 Đối với những kiến nghị liên quan đến bổ sung nguồn kinh phí cho công tác quản lý bảo trì hệ thống đường tỉnh bằng nguồn ngân sách tỉnh và các nguồn vốn khác; đầu tư xây dựng, nâng cấp các đường tỉnh; bổ sung biên chế và cho phép Sở Giao thông-Vận tải thành lập Ban Quản lý bảo trì để quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông trên địa bàn tỉnh đạt hiệu quả cao…, Ban Kinh tế-Ngân sách HĐND tỉnh ghi nhận, tổng hợp, trình HĐND tỉnh xem xét, cho ý kiến.
 Theo baogialai.com.vn