> Tin tức - Sự kiện > Tin hoạt động các Ban > Gia Lai: Việc sử dụng kinh phí quản lý đất đai còn nhiều khó khăn

Gia Lai: Việc sử dụng kinh phí quản lý đất đai còn nhiều khó khăn

13/10/2022
Ngày 12-10, đoàn giám sát do ông Nguyễn Đình Phương-Trưởng ban Kinh tế-Ngân sách HĐND tỉnh Gia Lai làm trưởng đoàn đã làm việc với các Sở: Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch-Đầu tư, Tài chính về sử dụng kinh phí 10% trích từ nguồn thu tiền sử dụng đất và tiền thuê đất để chi cho công tác quản lý đất đai trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2017-2021.
 
Tại buổi làm việc, đại diện lãnh đạo các Sở: Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch-Đầu tư, Tài chính đã báo cáo kết quả thực hiện kinh phí giao trích từ nguồn thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất giai đoạn 2017-2021.
 
 image001.jpg
Quang cảnh buổi làm việc. 
 
Theo Sở Tài nguyên và Môi trường, nguồn thu tiền sử dụng đất năm 2017 là 16,61 tỷ đồng; năm 2018 là 9,351 tỷ đồng. Năm 2019 kế hoạch vốn giao 26,9 tỷ đồng, song do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 nên chưa cân đối được nguồn thu, chuyển nguồn sang năm 2020 tiếp tục phân bổ. Kinh phí sử dụng thanh toán trong năm 2019 gần 26 tỷ đồng (nguồn năm 2017, 2018 chuyển sang). Năm 2020, kế hoạch vốn giao 44,7 tỷ đồng. Kinh phí thực hiện 64,023 tỷ đồng (trong đó kế hoạch vốn năm 2020 là 44,7 tỷ đồng, kế hoạch vốn 2019 chuyển nguồn phân bổ là 19,323 tỷ đồng). Năm 2021, kế hoạch vốn giao gần 11  tỷ đồng (kinh phí đã phân bổ 9 tỷ đồng, kinh phí còn lại 15,959 triệu đồng do nguồn thu tiền sử dụng đất chưa bổ sung nên chuyển nguồn sang năm 2022 tiếp tục thực hiện).
 
Theo báo cáo của Sở Kế hoạch-Đầu tư, giai đoạn 2017-2021, thu tiền sử dụng đất và tiền thuê đất là 3.785,6 tỷ đồng. Tổng kinh phí 10% trích từ nguồn thu tiền sử dụng đất và tiền thuê đất là 369,019 tỷ đồng…
 
Đối với Sở Tài chính, giai đoạn 2017-2020, tổng thu tiền sử dụng đất ngân sách địa phương hưởng theo phân cấp là gần 2.770 tỷ đồng (ngân sách cấp tỉnh: 441,73 tỷ đồng; ngân sách huyện hơn 2.328 tỷ đồng). Tổng số trích tối thiểu 10% (sau khi trừ số đã chi bồi thường, hỗ trợ tái định cư và các chi phí liên quan khác theo quy định) từ nguồn thu tiền sử dụng đất theo ngân sách địa phương hưởng theo phân cấp là hơn 196,2 tỷ đồng. Tổng số đã chi từ nguồn trích tối thiểu 10% nguồn thu tiền sử dụng đất chi cho công tác đo đạc, quản lý đất đai là hơn 70,9 tỷ đồng. 

 Cũng theo báo cáo, một số địa phương không giải ngân chi cho công tác đo đạc quản lý đất đai trên địa bàn huyện từ nguồn trích tối thiểu 10% nguồn thu tiền sử dụng đất là Kông Chro, Đak Pơ, Chư Sê. Có 3/17 địa phương thực hiện trích chưa đảm bảo mức tối thiểu 10% từ nguồn thu tiền sử dụng đất theo ngân sách địa phương hưởng theo phân cấp để chi cho công tác đo đạc, quản lý đất đai (Kbang, Ia Pa, Chư Pưh).
 
Riêng năm 2021, số thu tiền sử dụng đất ngân sách địa phương hưởng theo phân cấp trên địa bàn tỉnh là hơn 1.265,8 tỷ đồng. Tổng số phải trích nộp tối thiểu 10% từ nguồn thu tiền sử dụng đất là gần 117,8 tỷ đồng...
 
  image003.jpg
Ông Huỳnh Minh Sở-Phó Giám đốc Sở Tài nguyên-Môi trường tham gia ý kiến tại buổi giám sát. 
 
Tại buổi giám sát, các đại biểu tham gia thảo luận một số vấn đề còn vướng mắc như kiểm tra lại diện tích cần đo đạc; kế hoạch thu chưa gắn với nhiệm vụ cụ thể; công tác thực hiện thanh tra, kiểm tra chưa thường xuyên; thực hiện thu tiền sử dụng đất tại các huyện còn gặp nhiều khó khăn; xử lý tiền hoàn ứng tại các huyện…
 
Kết thúc buổi giám sát, Trưởng ban Kinh tế-Ngân sách HĐND tỉnh Nguyễn Đình Phương đề nghị các đơn vị liên quan cần khắc phục những tồn tại trong những năm qua như diện tích đo đạc còn manh mún; số liệu mang tính không ổn định; việc triển khai dự án còn kéo dài nhiều năm, điều chỉnh nhiều lần; chưa tập trung nguồn lực cho việc đo đạc; việc trích sử dụng đo đạc không thực hiện đúng theo Chỉ thị số 1474 của Chính phủ; chưa thống nhất việc trích 10% từ nguồn thu tiền sử dụng đất và tiền thuê đất… Đồng thời, đoàn giám sát ghi nhận kiến nghị của các đơn vị về những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ quản lý đất đai để tổng hợp, đề xuất, kiến nghị các cấp trong thời gian đến.
Theo baogialai.com.vn

Gia Lai: Việc sử dụng kinh phí quản lý đất đai còn nhiều khó khăn

13/10/2022
Ngày 12-10, đoàn giám sát do ông Nguyễn Đình Phương-Trưởng ban Kinh tế-Ngân sách HĐND tỉnh Gia Lai làm trưởng đoàn đã làm việc với các Sở: Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch-Đầu tư, Tài chính về sử dụng kinh phí 10% trích từ nguồn thu tiền sử dụng đất và tiền thuê đất để chi cho công tác quản lý đất đai trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2017-2021.
 
Tại buổi làm việc, đại diện lãnh đạo các Sở: Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch-Đầu tư, Tài chính đã báo cáo kết quả thực hiện kinh phí giao trích từ nguồn thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất giai đoạn 2017-2021.
 
 image001.jpg
Quang cảnh buổi làm việc. 
 
Theo Sở Tài nguyên và Môi trường, nguồn thu tiền sử dụng đất năm 2017 là 16,61 tỷ đồng; năm 2018 là 9,351 tỷ đồng. Năm 2019 kế hoạch vốn giao 26,9 tỷ đồng, song do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 nên chưa cân đối được nguồn thu, chuyển nguồn sang năm 2020 tiếp tục phân bổ. Kinh phí sử dụng thanh toán trong năm 2019 gần 26 tỷ đồng (nguồn năm 2017, 2018 chuyển sang). Năm 2020, kế hoạch vốn giao 44,7 tỷ đồng. Kinh phí thực hiện 64,023 tỷ đồng (trong đó kế hoạch vốn năm 2020 là 44,7 tỷ đồng, kế hoạch vốn 2019 chuyển nguồn phân bổ là 19,323 tỷ đồng). Năm 2021, kế hoạch vốn giao gần 11  tỷ đồng (kinh phí đã phân bổ 9 tỷ đồng, kinh phí còn lại 15,959 triệu đồng do nguồn thu tiền sử dụng đất chưa bổ sung nên chuyển nguồn sang năm 2022 tiếp tục thực hiện).
 
Theo báo cáo của Sở Kế hoạch-Đầu tư, giai đoạn 2017-2021, thu tiền sử dụng đất và tiền thuê đất là 3.785,6 tỷ đồng. Tổng kinh phí 10% trích từ nguồn thu tiền sử dụng đất và tiền thuê đất là 369,019 tỷ đồng…
 
Đối với Sở Tài chính, giai đoạn 2017-2020, tổng thu tiền sử dụng đất ngân sách địa phương hưởng theo phân cấp là gần 2.770 tỷ đồng (ngân sách cấp tỉnh: 441,73 tỷ đồng; ngân sách huyện hơn 2.328 tỷ đồng). Tổng số trích tối thiểu 10% (sau khi trừ số đã chi bồi thường, hỗ trợ tái định cư và các chi phí liên quan khác theo quy định) từ nguồn thu tiền sử dụng đất theo ngân sách địa phương hưởng theo phân cấp là hơn 196,2 tỷ đồng. Tổng số đã chi từ nguồn trích tối thiểu 10% nguồn thu tiền sử dụng đất chi cho công tác đo đạc, quản lý đất đai là hơn 70,9 tỷ đồng. 

 Cũng theo báo cáo, một số địa phương không giải ngân chi cho công tác đo đạc quản lý đất đai trên địa bàn huyện từ nguồn trích tối thiểu 10% nguồn thu tiền sử dụng đất là Kông Chro, Đak Pơ, Chư Sê. Có 3/17 địa phương thực hiện trích chưa đảm bảo mức tối thiểu 10% từ nguồn thu tiền sử dụng đất theo ngân sách địa phương hưởng theo phân cấp để chi cho công tác đo đạc, quản lý đất đai (Kbang, Ia Pa, Chư Pưh).
 
Riêng năm 2021, số thu tiền sử dụng đất ngân sách địa phương hưởng theo phân cấp trên địa bàn tỉnh là hơn 1.265,8 tỷ đồng. Tổng số phải trích nộp tối thiểu 10% từ nguồn thu tiền sử dụng đất là gần 117,8 tỷ đồng...
 
  image003.jpg
Ông Huỳnh Minh Sở-Phó Giám đốc Sở Tài nguyên-Môi trường tham gia ý kiến tại buổi giám sát. 
 
Tại buổi giám sát, các đại biểu tham gia thảo luận một số vấn đề còn vướng mắc như kiểm tra lại diện tích cần đo đạc; kế hoạch thu chưa gắn với nhiệm vụ cụ thể; công tác thực hiện thanh tra, kiểm tra chưa thường xuyên; thực hiện thu tiền sử dụng đất tại các huyện còn gặp nhiều khó khăn; xử lý tiền hoàn ứng tại các huyện…
 
Kết thúc buổi giám sát, Trưởng ban Kinh tế-Ngân sách HĐND tỉnh Nguyễn Đình Phương đề nghị các đơn vị liên quan cần khắc phục những tồn tại trong những năm qua như diện tích đo đạc còn manh mún; số liệu mang tính không ổn định; việc triển khai dự án còn kéo dài nhiều năm, điều chỉnh nhiều lần; chưa tập trung nguồn lực cho việc đo đạc; việc trích sử dụng đo đạc không thực hiện đúng theo Chỉ thị số 1474 của Chính phủ; chưa thống nhất việc trích 10% từ nguồn thu tiền sử dụng đất và tiền thuê đất… Đồng thời, đoàn giám sát ghi nhận kiến nghị của các đơn vị về những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ quản lý đất đai để tổng hợp, đề xuất, kiến nghị các cấp trong thời gian đến.
Theo baogialai.com.vn