> Tin tức - Sự kiện > Tin hoạt động các Ban > Giải pháp đổi mới cơ cấu tổ chức Ban của HĐND

Giải pháp đổi mới cơ cấu tổ chức Ban của HĐND

04/06/2015
Ban của HĐND được thành lập ở cấp tỉnh và cấp huyện, do HĐND cùng cấp bầu ra. Trong thời gian qua, các Ban của HĐND đã phát huy vai trò, nhiệm vụ trong công tác thẩm tra, giám sát, tham gia chuẩn bị kỳ họp của HĐND ..., góp phần vào thành công chung của cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, thực tế trong cơ cấu tổ chức của các Ban của HĐND vẫn còn những tồn tại, bất cập và cần có những sửa đổi, bổ sung các quy định có liên quan để nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các Ban của HĐND.

Theo quy định của Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003, HĐND cấp tỉnh thành lập ba Ban: Ban Kinh tế và Ngân sách, Ban Văn hoá - Xã hội, Ban Pháp chế; nơi nào có nhiều dân tộc thì có thể thành lập Ban Dân tộc. Trong nhiệm kỳ 2011 – 2016, HĐND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã thành lập được 217 Ban của HĐND, trong đó có 35 địa phương có 3 Ban; 28 địa phương có 4 Ban (ở địa phương có nhiều đồng bào dân tộc thành lập thêm Ban Dân tộc). HĐND cấp huyện thành lập hai Ban là Ban Kinh tế - xã hội và Ban Pháp chế. Trong nhiệm kỳ 2011 – 2016, các huyện, quận, thành phố, thị xã đã thành lập 1222 Ban của HĐND. Mỗi Ban của HĐND bầu ra từ 1 đến 2 Phó Trưởng ban, một số tỉnh, thành phố bầu đến 3 Phó Trưởng ban ở mỗi Ban, có địa phương bầu mỗi Ban HĐND có 7 người, có địa phương chỉ có 5 người hoặc 3 người. So với nhiệm kỳ trước đây, số lượng đại biểu hoạt động chuyên trách ở các Ban của HĐND được tăng lên. Nhìn chung, thành viên của các Ban của HĐND có năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với lĩnh vực hoạt động, cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu, đòi hỏi nâng cao hiệu quả hoạt động thẩm tra, giám sát của Ban.

Các Ban của HĐND có những nhiệm vụ và quyền hạn như: Tham gia chuẩn bị các kỳ họp của HĐND; thẩm tra các báo cáo, đề án do HĐND hoặc Thường trực HĐND phân công; giúp HĐND giám sát hoạt động của UBND và các cơ quan chuyên môn thuộc UBND, hoạt động của TAND, VKSND cùng cấp; giúp HĐND giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và công dân trong việc thi hành Hiến pháp, luật, văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của HĐND cùng cấp; báo cáo kết quả hoạt động giám sát với Thường trực HĐND khi cần thiết. Số lượng thành viên của mỗi Ban do HĐND quyết định; thành viên của các Ban của HĐND không thể đồng thời là thành viên của UBND cùng cấp.

Bên cạnh đó, Quy chế hoạt động của HĐND (ban hành kèm theo Nghị quyết số 753/2005/NQ-UBTVQH11 ngày 02 tháng 4 năm 2005 của Ủy ban thường vụ Quốc hội) đã giành một chương quy định về hoạt động của các Ban của HĐND, trong đó quy định Trưởng ban của HĐND cấp tỉnh có thể làm việc chuyên trách, nếu Trưởng ban làm việc kiêm nhiệm thì Phó Trưởng ban phải làm việc chuyên trách; Trưởng ban hoặc Phó Trưởng ban của HĐND cấp huyện có thể làm việc chuyên trách; quy định thời gian mà Trưởng ban hoặc Phó Trưởng ban hoạt động kiêm nhiệm phải dành cho hoạt động của Ban; về công tác phối hợp của các Ban HĐND với các cơ quan liên quan ở Trung ương và địa phương; quy định cụ thể về chức năng, nhiệm vụ của từng Ban…

Một số địa phương như Đồng Nai, Bình Phước, Thái Bình đã tổ chức thí điểm thành lập Ban của HĐND cấp xã. Qua tổng kết cho thấy, với việc thành lập Ban của HĐND cấp xã đã giúp Thường trực HĐND có thêm nhiều thông tin, để thực hiện có hiệu quả chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Việc thành lập các Đoàn giám sát thu được nhiều kết quả, nhất là việc khảo sát, giám sát trực tiếp tại cơ sở, lắng nghe ý kiến của người dân, phát hiện, ngăn ngừa những hành vi sai phạm của cơ quan, tổ chức và cán bộ trong thi hành công vụ; phát hiện, kiến nghị khắc phục những bất hợp lý trong thực hiện chính sách. Hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp ngày càng có hiệu quả thiết thực, được đại biểu và cử tri quan tâm. Công tác thẩm tra các báo cáo và dự thảo nghị quyết trình tại kỳ họp được quan tâm; việc thực hiện chương trình phối hợp giữa Thường trực HĐND – UBND - Ủy ban MTTQ ngày càng chặt chẽ và được đánh giá cao. Từ đó đem lại kết quả tích cực, góp phần nâng cao vị thế vai trò của HĐND cấp xã trong bộ máy chính quyền cơ sở; phát huy được trí tuệ tập thể, khắc phục tình trạng chủ quan, duy ý chí; đồng thời phát huy được vai trò trách nhiệm của đại biểu HĐND cấp xã nhưng vẫn đảm bảo tiết kiệm, ổn định của bộ máy tổ chức.

Tuy nhiên, với cơ cấu tổ chức của các Ban của HĐND như quy định hiện nay trong thực tế hoạt động cũng phát sinh những tồn tại, hạn chế. Việc bố trí Trưởng ban, Phó Trưởng ban của Đảng kiêm nhiệm Trưởng ban của HĐND ở nhiều địa phương tuy có một số thuận lợi nhất định trong công tác lãnh đạo của cấp ủy đảng cùng cấp, nhưng việc bố trí này cũng làm hạn chế hiệu quả hoạt động của các Ban nói chung và người đứng đầu các Ban nói riêng. Do tập trung phần nhiều thời gian thực hiện nhiệm vụ công tác đảng, trong khi một số nơi chưa có cơ chế giao quyền cho Phó Trưởng ban, nên có trường hợp hoạt động của các Ban chưa thật chủ động và bảo đảm yêu cầu về nhiệm vụ và về tiến độ thời gian giải quyết công việc.

Các Ban của HĐND có các Trưởng ban hoặc Phó Trưởng ban đa phần hoạt động kiêm nhiệm nên chưa dành nhiều thời gian, tâm huyết cho hoạt động của đại biểu HĐND, chưa tham gia đầy đủ các hoạt động giám sát, tiếp xúc cử tri của các Ban. Nhân sự các Ban của HĐND không ổn định, thường xuyên có sự luân chuyển, phần lớn chưa thực hiện công tác quy hoạch đối với lãnh đạo các Ban của HĐND cũng là nguyên nhân làm hạn chế chất lượng hoạt động của các Ban.

Việc Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003 quy định HĐND cấp tỉnh thành lập 3 Ban làm cho nhiều địa phương, do đặc thù cần thành lập các Ban đặc thù của HĐND nhằm góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của HĐND (như HĐND thành phố Hồ Chí Minh muốn thành lập Ban Đô thị; HĐND thành phố Hải Phòng muốn thành lập Ban Cảng biển) thì không có cơ sở để thực hiện.

Giải pháp đổi mới cơ cấu tổ chức Ban của HĐND

Để nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các Ban của HĐND, đối với HĐND cấp tỉnh, cần tăng cường số lượng thành viên các Ban của hoạt động chuyên trách, trong đó các Trưởng ban, ít nhất 01 Phó Trưởng Ban cần phải được quy định trong Luật là hoạt động chuyên trách; có thể có 1 – 2 Phó Trưởng ban hoạt động kiêm nhiệm. Số lượng thành viên của Ban cũng phải tăng thêm. Cần cơ cấu Trưởng Ban của HĐND cấp tỉnh tham gia Ban chấp hành Tỉnh/Thành ủy, là thành viên của Thường trực HĐND cấp tỉnh. Đối với HĐND cấp huyện, Trưởng Ban và ít nhất 01 Phó Trưởng Ban HĐND hoạt động chuyên trách; Trưởng Ban tham gia Ban chấp hành huyện ủy, là thành viên của Thường trực HĐND cấp huyện.

Cần quy định số lượng tối thiểu thành viên các Ban của HĐND, hạn chế thành viên là cán bộ cơ quan hành chính. Chú trọng chất lượng các thành viên của Ban, lựa chọn, bố trí những đại biểu có trình độ, năng lực, am hiểu lĩnh vực chuyên môn làm nòng cốt, tăng cường thành viên là trí thức, những người có trình độ chuyên môn ở các cơ quan Đảng, đoàn thể. Bên cạnh đó, cần có quy hoạch nguồn chuyên trách ở các Ban của HĐND để có thể bổ sung kịp thời trong các trường hợp nghỉ hưu, chuyển công tác thì có thể bổ sung. Ngoài ra, cần có các cơ chế ưu đãi và các điều kiện thuận lợi để thành viên các Ban của HĐND hoạt động chuyên trách yên tâm công tác.

Qua đánh giá việc thí điểm ở một số địa phương cho thấy thành lập Ban của HĐND cấp xã đã đạt hiệu quả cao, góp phần cải tiến, nâng cao chất lượng công vụ, thực hiện tốt hơn các nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội, giải quyết những vấn đề bức xúc, khiếu nại, tố cáo tại cơ sở, ổn định tình hình an ninh chính trị tại địa phương. Do đó, cần nghiên cứu, xem xét quy định thành lập 01 Ban của HĐND trong cơ cấu tổ chức HĐND cấp xã . Bên cạnh đó, cần xem xét thành lập thêm Ban đặc thù của HĐND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nhằm đảm bảo thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của HĐND.

Tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã cho ý kiến về dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương và sẽ thông qua tại kỳ họp thứ 9 sắp tới. Vì vậy, dự luật này cần chú trọng đến việc đổi mới tổ chức và hoạt động của HĐND các cấp nói chung, trong đó quan tâm đổi mới cơ cấu tổ chức của các Ban của HĐND các cấp để các Ban thực sự phát huy tối đa nhiệm vụ, quyền hạn của mình, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của HĐND, phát huy vị trí, vai trò của cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương.
 
                   Phan Trung Tú
Vụ Công tác đại biểu, VPQH

Giải pháp đổi mới cơ cấu tổ chức Ban của HĐND

04/06/2015
Ban của HĐND được thành lập ở cấp tỉnh và cấp huyện, do HĐND cùng cấp bầu ra. Trong thời gian qua, các Ban của HĐND đã phát huy vai trò, nhiệm vụ trong công tác thẩm tra, giám sát, tham gia chuẩn bị kỳ họp của HĐND ..., góp phần vào thành công chung của cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, thực tế trong cơ cấu tổ chức của các Ban của HĐND vẫn còn những tồn tại, bất cập và cần có những sửa đổi, bổ sung các quy định có liên quan để nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các Ban của HĐND.

Theo quy định của Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003, HĐND cấp tỉnh thành lập ba Ban: Ban Kinh tế và Ngân sách, Ban Văn hoá - Xã hội, Ban Pháp chế; nơi nào có nhiều dân tộc thì có thể thành lập Ban Dân tộc. Trong nhiệm kỳ 2011 – 2016, HĐND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã thành lập được 217 Ban của HĐND, trong đó có 35 địa phương có 3 Ban; 28 địa phương có 4 Ban (ở địa phương có nhiều đồng bào dân tộc thành lập thêm Ban Dân tộc). HĐND cấp huyện thành lập hai Ban là Ban Kinh tế - xã hội và Ban Pháp chế. Trong nhiệm kỳ 2011 – 2016, các huyện, quận, thành phố, thị xã đã thành lập 1222 Ban của HĐND. Mỗi Ban của HĐND bầu ra từ 1 đến 2 Phó Trưởng ban, một số tỉnh, thành phố bầu đến 3 Phó Trưởng ban ở mỗi Ban, có địa phương bầu mỗi Ban HĐND có 7 người, có địa phương chỉ có 5 người hoặc 3 người. So với nhiệm kỳ trước đây, số lượng đại biểu hoạt động chuyên trách ở các Ban của HĐND được tăng lên. Nhìn chung, thành viên của các Ban của HĐND có năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với lĩnh vực hoạt động, cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu, đòi hỏi nâng cao hiệu quả hoạt động thẩm tra, giám sát của Ban.

Các Ban của HĐND có những nhiệm vụ và quyền hạn như: Tham gia chuẩn bị các kỳ họp của HĐND; thẩm tra các báo cáo, đề án do HĐND hoặc Thường trực HĐND phân công; giúp HĐND giám sát hoạt động của UBND và các cơ quan chuyên môn thuộc UBND, hoạt động của TAND, VKSND cùng cấp; giúp HĐND giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và công dân trong việc thi hành Hiến pháp, luật, văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của HĐND cùng cấp; báo cáo kết quả hoạt động giám sát với Thường trực HĐND khi cần thiết. Số lượng thành viên của mỗi Ban do HĐND quyết định; thành viên của các Ban của HĐND không thể đồng thời là thành viên của UBND cùng cấp.

Bên cạnh đó, Quy chế hoạt động của HĐND (ban hành kèm theo Nghị quyết số 753/2005/NQ-UBTVQH11 ngày 02 tháng 4 năm 2005 của Ủy ban thường vụ Quốc hội) đã giành một chương quy định về hoạt động của các Ban của HĐND, trong đó quy định Trưởng ban của HĐND cấp tỉnh có thể làm việc chuyên trách, nếu Trưởng ban làm việc kiêm nhiệm thì Phó Trưởng ban phải làm việc chuyên trách; Trưởng ban hoặc Phó Trưởng ban của HĐND cấp huyện có thể làm việc chuyên trách; quy định thời gian mà Trưởng ban hoặc Phó Trưởng ban hoạt động kiêm nhiệm phải dành cho hoạt động của Ban; về công tác phối hợp của các Ban HĐND với các cơ quan liên quan ở Trung ương và địa phương; quy định cụ thể về chức năng, nhiệm vụ của từng Ban…

Một số địa phương như Đồng Nai, Bình Phước, Thái Bình đã tổ chức thí điểm thành lập Ban của HĐND cấp xã. Qua tổng kết cho thấy, với việc thành lập Ban của HĐND cấp xã đã giúp Thường trực HĐND có thêm nhiều thông tin, để thực hiện có hiệu quả chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Việc thành lập các Đoàn giám sát thu được nhiều kết quả, nhất là việc khảo sát, giám sát trực tiếp tại cơ sở, lắng nghe ý kiến của người dân, phát hiện, ngăn ngừa những hành vi sai phạm của cơ quan, tổ chức và cán bộ trong thi hành công vụ; phát hiện, kiến nghị khắc phục những bất hợp lý trong thực hiện chính sách. Hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp ngày càng có hiệu quả thiết thực, được đại biểu và cử tri quan tâm. Công tác thẩm tra các báo cáo và dự thảo nghị quyết trình tại kỳ họp được quan tâm; việc thực hiện chương trình phối hợp giữa Thường trực HĐND – UBND - Ủy ban MTTQ ngày càng chặt chẽ và được đánh giá cao. Từ đó đem lại kết quả tích cực, góp phần nâng cao vị thế vai trò của HĐND cấp xã trong bộ máy chính quyền cơ sở; phát huy được trí tuệ tập thể, khắc phục tình trạng chủ quan, duy ý chí; đồng thời phát huy được vai trò trách nhiệm của đại biểu HĐND cấp xã nhưng vẫn đảm bảo tiết kiệm, ổn định của bộ máy tổ chức.

Tuy nhiên, với cơ cấu tổ chức của các Ban của HĐND như quy định hiện nay trong thực tế hoạt động cũng phát sinh những tồn tại, hạn chế. Việc bố trí Trưởng ban, Phó Trưởng ban của Đảng kiêm nhiệm Trưởng ban của HĐND ở nhiều địa phương tuy có một số thuận lợi nhất định trong công tác lãnh đạo của cấp ủy đảng cùng cấp, nhưng việc bố trí này cũng làm hạn chế hiệu quả hoạt động của các Ban nói chung và người đứng đầu các Ban nói riêng. Do tập trung phần nhiều thời gian thực hiện nhiệm vụ công tác đảng, trong khi một số nơi chưa có cơ chế giao quyền cho Phó Trưởng ban, nên có trường hợp hoạt động của các Ban chưa thật chủ động và bảo đảm yêu cầu về nhiệm vụ và về tiến độ thời gian giải quyết công việc.

Các Ban của HĐND có các Trưởng ban hoặc Phó Trưởng ban đa phần hoạt động kiêm nhiệm nên chưa dành nhiều thời gian, tâm huyết cho hoạt động của đại biểu HĐND, chưa tham gia đầy đủ các hoạt động giám sát, tiếp xúc cử tri của các Ban. Nhân sự các Ban của HĐND không ổn định, thường xuyên có sự luân chuyển, phần lớn chưa thực hiện công tác quy hoạch đối với lãnh đạo các Ban của HĐND cũng là nguyên nhân làm hạn chế chất lượng hoạt động của các Ban.

Việc Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003 quy định HĐND cấp tỉnh thành lập 3 Ban làm cho nhiều địa phương, do đặc thù cần thành lập các Ban đặc thù của HĐND nhằm góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của HĐND (như HĐND thành phố Hồ Chí Minh muốn thành lập Ban Đô thị; HĐND thành phố Hải Phòng muốn thành lập Ban Cảng biển) thì không có cơ sở để thực hiện.

Giải pháp đổi mới cơ cấu tổ chức Ban của HĐND

Để nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các Ban của HĐND, đối với HĐND cấp tỉnh, cần tăng cường số lượng thành viên các Ban của hoạt động chuyên trách, trong đó các Trưởng ban, ít nhất 01 Phó Trưởng Ban cần phải được quy định trong Luật là hoạt động chuyên trách; có thể có 1 – 2 Phó Trưởng ban hoạt động kiêm nhiệm. Số lượng thành viên của Ban cũng phải tăng thêm. Cần cơ cấu Trưởng Ban của HĐND cấp tỉnh tham gia Ban chấp hành Tỉnh/Thành ủy, là thành viên của Thường trực HĐND cấp tỉnh. Đối với HĐND cấp huyện, Trưởng Ban và ít nhất 01 Phó Trưởng Ban HĐND hoạt động chuyên trách; Trưởng Ban tham gia Ban chấp hành huyện ủy, là thành viên của Thường trực HĐND cấp huyện.

Cần quy định số lượng tối thiểu thành viên các Ban của HĐND, hạn chế thành viên là cán bộ cơ quan hành chính. Chú trọng chất lượng các thành viên của Ban, lựa chọn, bố trí những đại biểu có trình độ, năng lực, am hiểu lĩnh vực chuyên môn làm nòng cốt, tăng cường thành viên là trí thức, những người có trình độ chuyên môn ở các cơ quan Đảng, đoàn thể. Bên cạnh đó, cần có quy hoạch nguồn chuyên trách ở các Ban của HĐND để có thể bổ sung kịp thời trong các trường hợp nghỉ hưu, chuyển công tác thì có thể bổ sung. Ngoài ra, cần có các cơ chế ưu đãi và các điều kiện thuận lợi để thành viên các Ban của HĐND hoạt động chuyên trách yên tâm công tác.

Qua đánh giá việc thí điểm ở một số địa phương cho thấy thành lập Ban của HĐND cấp xã đã đạt hiệu quả cao, góp phần cải tiến, nâng cao chất lượng công vụ, thực hiện tốt hơn các nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội, giải quyết những vấn đề bức xúc, khiếu nại, tố cáo tại cơ sở, ổn định tình hình an ninh chính trị tại địa phương. Do đó, cần nghiên cứu, xem xét quy định thành lập 01 Ban của HĐND trong cơ cấu tổ chức HĐND cấp xã . Bên cạnh đó, cần xem xét thành lập thêm Ban đặc thù của HĐND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nhằm đảm bảo thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của HĐND.

Tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã cho ý kiến về dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương và sẽ thông qua tại kỳ họp thứ 9 sắp tới. Vì vậy, dự luật này cần chú trọng đến việc đổi mới tổ chức và hoạt động của HĐND các cấp nói chung, trong đó quan tâm đổi mới cơ cấu tổ chức của các Ban của HĐND các cấp để các Ban thực sự phát huy tối đa nhiệm vụ, quyền hạn của mình, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của HĐND, phát huy vị trí, vai trò của cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương.
 
                   Phan Trung Tú
Vụ Công tác đại biểu, VPQH