> Tin tức - Sự kiện > Tin hoạt động các Ban > Giám sát các doanh nghiệp, cơ sở chế biến gỗ tại Pleiku

Giám sát các doanh nghiệp, cơ sở chế biến gỗ tại Pleiku

03/09/2020
Nằm trong chương trình giám sát về tình hình quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp, cơ sở chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh Gia Lai, ngày 1-9, Đoàn giám sát do ông Nguyễn Đình Phương-Trưởng Ban Kinh tế-Ngân sách HĐND tỉnh làm Trưởng đoàn đã có buổi khảo sát thực tế và làm việc với UBND TP. Pleiku. 
 
image001.jpg
Đoàn giám sát làm việc với UBND TP. Pleiku. 
 
Tính đến nay, toàn thành phố có 120 doanh nghiệp, hộ cá thể kinh doanh ngành nghề mua bán đồ gỗ mỹ nghệ, gia công, chế biến gỗ. Trong số này có 72 doanh nghiệp do UBND tỉnh, các sở cấp phép kinh doanh, 15 hộ cá thể do UBND thành phố cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đang hoạt động; 33 cá nhân (thợ mộc) gia công nhỏ lẻ tại nhà chưa được cấp phép kinh doanh đang hoạt động cầm chừng.
 
Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh và các sở, ngành chuyên môn, hàng năm, UBND thành phố đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn xây dựng kế hoạch và tổ chức kiểm tra, rà soát hoạt động của các cơ sở kinh doanh, chế biến gỗ trên địa bàn để thuận tiện trong việc quản lý và theo dõi. Trong đó, tập trung kiểm tra việc chấp hành pháp luật của các cơ sở kinh doanh, nguồn gỗ nguyên liệu đầu vào, việc ghi chép vào sổ nhập, xuất lâm sản. 
 
Qua kiểm tra, hầu hết các cơ sở chế biến gỗ trên địa bàn đều chấp hành tốt các quy định của pháp luật về hồ sơ, thủ tục trong kinh doanh, gia công, chế biến gỗ; nguồn gốc gỗ đưa vào sản xuất tại các doanh nghiệp chủ yếu là gỗ cao su, khai thác từ rừng trồng, gỗ thanh lý, gỗ nhập khẩu và gỗ vườn trồng; không phát hiện và xử lý vụ vi phạm nào. 
 
 image003.jpg
Hầu hết các đơn vị mà đoàn đến khảo sát đều sử dụng gỗ rừng tự nhiên để gia công, chế biến
 
Trong sáng cùng ngày, đoàn giám sát đã đi khảo sát thực tế tại 11 doanh nghiệp và hộ kinh doanh cá thể đang hoạt động trên địa bàn. Tại các điểm đến, đoàn nhận thấy hầu hết gỗ được các doanh nghiệp, hộ kinh doanh sử dụng để gia công, chế biến là gỗ rừng tự nhiên; nguồn gốc gỗ theo các đơn vị này cho biết là gỗ nhập khẩu, mua lại từ các đơn vị khác, gỗ đấu giá, gỗ nhận gia công thuê… 
 
Tuy nhiên, vẫn có một số doanh nghiệp cố tình không hợp tác, không mở cửa để đoàn vào khảo sát thực tế; có trường hợp hộ kinh doanh cá thể đã ngưng kinh doanh, dỡ bỏ nhà xưởng nhưng ngành chức năng thành phố vẫn cập nhật đang hoạt động bình thường. 
 
                                                                                                                                                        Quang Tấn
                                                                                                                                                   baogialai.com.vn

Giám sát các doanh nghiệp, cơ sở chế biến gỗ tại Pleiku

03/09/2020
Nằm trong chương trình giám sát về tình hình quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp, cơ sở chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh Gia Lai, ngày 1-9, Đoàn giám sát do ông Nguyễn Đình Phương-Trưởng Ban Kinh tế-Ngân sách HĐND tỉnh làm Trưởng đoàn đã có buổi khảo sát thực tế và làm việc với UBND TP. Pleiku. 
 
image001.jpg
Đoàn giám sát làm việc với UBND TP. Pleiku. 
 
Tính đến nay, toàn thành phố có 120 doanh nghiệp, hộ cá thể kinh doanh ngành nghề mua bán đồ gỗ mỹ nghệ, gia công, chế biến gỗ. Trong số này có 72 doanh nghiệp do UBND tỉnh, các sở cấp phép kinh doanh, 15 hộ cá thể do UBND thành phố cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đang hoạt động; 33 cá nhân (thợ mộc) gia công nhỏ lẻ tại nhà chưa được cấp phép kinh doanh đang hoạt động cầm chừng.
 
Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh và các sở, ngành chuyên môn, hàng năm, UBND thành phố đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn xây dựng kế hoạch và tổ chức kiểm tra, rà soát hoạt động của các cơ sở kinh doanh, chế biến gỗ trên địa bàn để thuận tiện trong việc quản lý và theo dõi. Trong đó, tập trung kiểm tra việc chấp hành pháp luật của các cơ sở kinh doanh, nguồn gỗ nguyên liệu đầu vào, việc ghi chép vào sổ nhập, xuất lâm sản. 
 
Qua kiểm tra, hầu hết các cơ sở chế biến gỗ trên địa bàn đều chấp hành tốt các quy định của pháp luật về hồ sơ, thủ tục trong kinh doanh, gia công, chế biến gỗ; nguồn gốc gỗ đưa vào sản xuất tại các doanh nghiệp chủ yếu là gỗ cao su, khai thác từ rừng trồng, gỗ thanh lý, gỗ nhập khẩu và gỗ vườn trồng; không phát hiện và xử lý vụ vi phạm nào. 
 
 image003.jpg
Hầu hết các đơn vị mà đoàn đến khảo sát đều sử dụng gỗ rừng tự nhiên để gia công, chế biến
 
Trong sáng cùng ngày, đoàn giám sát đã đi khảo sát thực tế tại 11 doanh nghiệp và hộ kinh doanh cá thể đang hoạt động trên địa bàn. Tại các điểm đến, đoàn nhận thấy hầu hết gỗ được các doanh nghiệp, hộ kinh doanh sử dụng để gia công, chế biến là gỗ rừng tự nhiên; nguồn gốc gỗ theo các đơn vị này cho biết là gỗ nhập khẩu, mua lại từ các đơn vị khác, gỗ đấu giá, gỗ nhận gia công thuê… 
 
Tuy nhiên, vẫn có một số doanh nghiệp cố tình không hợp tác, không mở cửa để đoàn vào khảo sát thực tế; có trường hợp hộ kinh doanh cá thể đã ngưng kinh doanh, dỡ bỏ nhà xưởng nhưng ngành chức năng thành phố vẫn cập nhật đang hoạt động bình thường. 
 
                                                                                                                                                        Quang Tấn
                                                                                                                                                   baogialai.com.vn