> Tin tức - Sự kiện > Tin tức - sự kiện nổi bật > Gia Lai: Gần 11 ngàn cán bộ, đảng viên tham gia học tập, quán triệt Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5

Gia Lai: Gần 11 ngàn cán bộ, đảng viên tham gia học tập, quán triệt Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5

22/07/2022
Sáng 21-7, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức hội nghị toàn quốc nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII. Dự và chỉ đạo hội nghị có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị: Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng.
Hội nghị được tổ chức bằng hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến, kết nối từ điểm cầu Hội trường Diên Hồng, tòa Nhà Quốc hội (Hà Nội) đến 11.661 điểm cầu trên toàn quốc với hơn 1 triệu cán bộ, đảng viên tham gia nghiên cứu, học tập.
 
 image001.jpg
Các đại biểu tham dự hội nghị tại điểm cầu Hội trường 2-9 (TP. Pleiku). 

Tỉnh Gia Lai có 10.938 đại biểu tham dự hội nghị ở 239 điểm cầu từ cấp tỉnh đến cấp huyện, cấp xã. Tham dự hội nghị tại điểm cầu Hội trường 2-9 (TP. Pleiku) có các đồng chí: Hồ Văn Niên-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Châu Ngọc Tuấn-Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; Võ Ngọc Thành-Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Rah Lan Chung-Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng ban Nội Chính Tỉnh ủy và hơn 300 đại biểu là các Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (hiện công tác tại các cơ quan, đơn vị cấp tỉnh); các đồng chí nguyên là Bí thư, Phó Bí thư, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy qua các thời kỳ, sĩ quan cấp tướng đã nghỉ hưu hiện đang sinh sống trên địa bàn TP. Pleiku; lãnh đạo các cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc Tỉnh ủy; lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể; Ban Giám hiệu Trường Chính trị tỉnh; lãnh đạo Báo Gia Lai, Đài Phát thanh-Truyền hình tỉnh; lãnh đạo các đơn vị: Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Công an tỉnh; Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy; báo cáo viên Trung ương và báo cáo viên Tỉnh ủy khóa XVI (đang công tác tại các cơ quan, đơn vị cấp tỉnh).

Tại hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trực tiếp quán triệt chuyên đề “Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao”. Cùng với việc làm rõ các yếu tố nền tảng làm cơ sở xây dựng, hoàn thiện thể chế về đất đai; tính cấp thiết phải tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất đai; quan điểm, mục tiêu về tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách về đất đai, Thủ tướng Chính phủ cũng đề cập đến các nhóm nhiệm vụ, giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất. Cụ thể, cần thống nhất nhận thức trong cán bộ, đảng viên và Nhân dân về quản lý và sử dụng đất trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; hoàn thiện thể chế, chính sách quản lý và sử dụng đất đồng bộ với thể chế phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; đẩy mạnh cải cách hành chính, chuyển đổi số và nâng cao năng lực quản lý nhà nước về đất đai; đổi mới, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm; giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo liên quan đến đất đai; siết chặt kỷ luật, kỷ cương, phòng-chống tham nhũng, tiêu cực; tập trung giải quyết cơ bản những hạn chế, khuyết điểm, vướng mắc kéo dài liên quan đến quản lý và sử dụng đất; tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, phát huy vai trò của MTTQ Việt Nam, các tổ chức chính trị-xã hội và Nhân dân trong quản lý và sử dụng đất.
 
 image003.jpg
Quang cảnh hội nghị tại điểm cầu Hội trường 2-9 (TP. Pleiku). 

Về tổ chức thực hiện: Cùng với xây dựng, ban hành các kế hoạch, chương trình hành động và chỉ đạo thực hiện Nghị quyết, tập trung hoàn thiện thể chế chính sách pháp luật về đất đai và các pháp luật khác liên quan, Thủ tướng Chính phủ đề nghị từng cơ quan, đơn vị, địa phương tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, học tập, quán triệt Nghị quyết và căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn chủ động tổ chức thực hiện cho phù hợp.

Quán triệt chuyên đề “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh đã nêu bật tình hình, quan điểm, mục tiêu, tầm nhìn, nhiệm vụ, giải pháp và tổ chức thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 16-6-2022. Theo đó, có 9 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu gồm: Nâng cao vai trò, vị thế, năng lực làm chủ, cải thiện toàn diện đời sống vật chất, tinh thần của nông dân và cư dân nông thôn; phát triển nền nông nghiệp hiệu quả, bền vững theo hướng sinh thái, ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến, nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng; phát triển mạnh công nghiệp, dịch vụ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm tại chỗ cho lao động nông thôn; xây dựng nông thôn theo hướng hiện đại gắn với đô thị hóa; hoàn thiện thể chế, chính sách về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; tạo đột phá trong nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số; đào tạo nhân lực trong nông nghiệp, nông thôn; quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường nông thôn, nâng cao khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu, phòng-chống thiên tai; chủ động hội nhập, hợp tác quốc tế, mở rộng thị trường, thu hút nguồn lực và đẩy mạnh chuyển giao khoa học công nghệ; tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước, phát huy vai trò của MTTQ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam và các tổ chức chính trị-xã hội, xã hội-nghề nghiệp ở nông thôn.

Theo kế hoạch, chiều 21-7, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái quán triệt chuyên đề “Tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới”. Ngày 22-7, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai quán triệt chuyên đề “Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở Đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới”.
Theo baogialai.com.vn

Gia Lai: Gần 11 ngàn cán bộ, đảng viên tham gia học tập, quán triệt Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5

22/07/2022
Sáng 21-7, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức hội nghị toàn quốc nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII. Dự và chỉ đạo hội nghị có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị: Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng.
Hội nghị được tổ chức bằng hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến, kết nối từ điểm cầu Hội trường Diên Hồng, tòa Nhà Quốc hội (Hà Nội) đến 11.661 điểm cầu trên toàn quốc với hơn 1 triệu cán bộ, đảng viên tham gia nghiên cứu, học tập.
 
 image001.jpg
Các đại biểu tham dự hội nghị tại điểm cầu Hội trường 2-9 (TP. Pleiku). 

Tỉnh Gia Lai có 10.938 đại biểu tham dự hội nghị ở 239 điểm cầu từ cấp tỉnh đến cấp huyện, cấp xã. Tham dự hội nghị tại điểm cầu Hội trường 2-9 (TP. Pleiku) có các đồng chí: Hồ Văn Niên-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Châu Ngọc Tuấn-Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; Võ Ngọc Thành-Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Rah Lan Chung-Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng ban Nội Chính Tỉnh ủy và hơn 300 đại biểu là các Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (hiện công tác tại các cơ quan, đơn vị cấp tỉnh); các đồng chí nguyên là Bí thư, Phó Bí thư, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy qua các thời kỳ, sĩ quan cấp tướng đã nghỉ hưu hiện đang sinh sống trên địa bàn TP. Pleiku; lãnh đạo các cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc Tỉnh ủy; lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể; Ban Giám hiệu Trường Chính trị tỉnh; lãnh đạo Báo Gia Lai, Đài Phát thanh-Truyền hình tỉnh; lãnh đạo các đơn vị: Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Công an tỉnh; Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy; báo cáo viên Trung ương và báo cáo viên Tỉnh ủy khóa XVI (đang công tác tại các cơ quan, đơn vị cấp tỉnh).

Tại hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trực tiếp quán triệt chuyên đề “Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao”. Cùng với việc làm rõ các yếu tố nền tảng làm cơ sở xây dựng, hoàn thiện thể chế về đất đai; tính cấp thiết phải tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất đai; quan điểm, mục tiêu về tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách về đất đai, Thủ tướng Chính phủ cũng đề cập đến các nhóm nhiệm vụ, giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất. Cụ thể, cần thống nhất nhận thức trong cán bộ, đảng viên và Nhân dân về quản lý và sử dụng đất trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; hoàn thiện thể chế, chính sách quản lý và sử dụng đất đồng bộ với thể chế phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; đẩy mạnh cải cách hành chính, chuyển đổi số và nâng cao năng lực quản lý nhà nước về đất đai; đổi mới, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm; giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo liên quan đến đất đai; siết chặt kỷ luật, kỷ cương, phòng-chống tham nhũng, tiêu cực; tập trung giải quyết cơ bản những hạn chế, khuyết điểm, vướng mắc kéo dài liên quan đến quản lý và sử dụng đất; tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, phát huy vai trò của MTTQ Việt Nam, các tổ chức chính trị-xã hội và Nhân dân trong quản lý và sử dụng đất.
 
 image003.jpg
Quang cảnh hội nghị tại điểm cầu Hội trường 2-9 (TP. Pleiku). 

Về tổ chức thực hiện: Cùng với xây dựng, ban hành các kế hoạch, chương trình hành động và chỉ đạo thực hiện Nghị quyết, tập trung hoàn thiện thể chế chính sách pháp luật về đất đai và các pháp luật khác liên quan, Thủ tướng Chính phủ đề nghị từng cơ quan, đơn vị, địa phương tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, học tập, quán triệt Nghị quyết và căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn chủ động tổ chức thực hiện cho phù hợp.

Quán triệt chuyên đề “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh đã nêu bật tình hình, quan điểm, mục tiêu, tầm nhìn, nhiệm vụ, giải pháp và tổ chức thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 16-6-2022. Theo đó, có 9 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu gồm: Nâng cao vai trò, vị thế, năng lực làm chủ, cải thiện toàn diện đời sống vật chất, tinh thần của nông dân và cư dân nông thôn; phát triển nền nông nghiệp hiệu quả, bền vững theo hướng sinh thái, ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến, nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng; phát triển mạnh công nghiệp, dịch vụ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm tại chỗ cho lao động nông thôn; xây dựng nông thôn theo hướng hiện đại gắn với đô thị hóa; hoàn thiện thể chế, chính sách về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; tạo đột phá trong nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số; đào tạo nhân lực trong nông nghiệp, nông thôn; quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường nông thôn, nâng cao khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu, phòng-chống thiên tai; chủ động hội nhập, hợp tác quốc tế, mở rộng thị trường, thu hút nguồn lực và đẩy mạnh chuyển giao khoa học công nghệ; tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước, phát huy vai trò của MTTQ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam và các tổ chức chính trị-xã hội, xã hội-nghề nghiệp ở nông thôn.

Theo kế hoạch, chiều 21-7, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái quán triệt chuyên đề “Tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới”. Ngày 22-7, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai quán triệt chuyên đề “Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở Đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới”.
Theo baogialai.com.vn