> Tin tức - Sự kiện > Tin tức - sự kiện nổi bật > Phát huy vai trò của đại biểu HĐND trong xây dựng chính quyền

Phát huy vai trò của đại biểu HĐND trong xây dựng chính quyền

17/11/2021
Chia sẻ với các đại biểu dân cử tại Lớp tập huấn trực tuyến dành cho Đại biểu HĐND cấp huyện, cấp xã do Bộ Nội vụ tổ chức trong chuyên đề: “Chính quyền địa phương và đại biểu HĐND”, TS. Phan Văn Hùng, Vụ trưởng Vụ Chính quyền địa phương, Bộ Nội vụ cho biết, tập huấn không chỉ mang đến cho các học viên những nội dung quan trọng, hữu ích trong hoạt động dân cử mà còn đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của đại biểu HĐND trong xây dựng chính quyền.
 
Buổi học đã giúp các đại biểu nắm rõ về tổ chức chính quyền tại địa phương ở cấp huyện, xã, phường thị trấn cùng với các chức năng nhiệm vụ theo thẩm quyền. Ngoài ra, các đại biểu cũng được cung cấp các kiến thức cơ bản về quy trình vận hành của các tổ chức này theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương. Theo đó, tất cả các bộ máy đều hoạt động dưới sự giám sát của nhân dân, HĐND hoạt động theo chế độ hội nghị và quyết định theo đa số....
 
image001.jpg
TS. Phan Văn Hùng - Vụ trưởng Vụ Chính quyền địa phương, Bộ Nội vụ chia sẻ tại buổi học

Ngoài ra, các đại biểu đã được nghe các nội dung về đổi mới hoạt động của chính quyền địa phương qua các thời kỳ. Trong xu thế phát triển kinh tế và đô thị hóa, số thành phố sẽ tăng lên, từ huyện có thể lên thị xã và có những huyện lên thành phố như huyện đảo Phú Quốc. Cấp xã và thị trấn cũng sẽ có xu hướng giảm và cấp phường sẽ tăng lên. Trong những năm vừa qua hoạt động đổi mới chính quyền địa phương đã được diễn ra thường xuyên, bảo đảm nguyên tắc tinh gọn, hiệu quả và phù hợp với xu thế phát triển, bảo đảm tối đa hiệu quả của quản lý đô thị.

Nói về các hạn chế, TS. Phan Văn Hùng cho rằng, không ít người chưa phân định được quyền hạn giữa các loại hình đơn vị hành chính giữa thành phố, nông thôn, đô thị, hải đảo... Đây cũng là một tồn tại mà Đảng, nhà nước cần có sự nghiên cứu kỹ càng để đưa ra các quy định phù hợp với xu thế phát triển, không gây vướng mắc cho quy trình quản lý.

TS. Phan Văn Hùng chia sẻ thêm, ở nhiệm kỳ vừa rồi nước ta đã chính thức mở đường cho việc đa dạng hóa tổ chức chính quyền địa phương.  Ví dụ, không tổ chức HĐND ở một số quận, phường thuộc nhiều thành phố (Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hà Nội) do Quốc hội quy định. Những điều chỉnh này không những giúp tinh gọn bộ máy mà còn thêm các quyền hạn mới cho UBND và HĐND cấp quận và thành phố. TS. Phan Văn Hùng cũng cho rằng, tương lai không xa, Việt Nam sẽ xây dựng và hoàn thiện chính phủ số và bộ máy tinh gọn, hiệu quả sẽ phát huy tối đa hiệu quả trong quản lý và hoạt động.

Về phương thức hoạt động của HĐND cấp huyện, xã, TS. Phan Văn Hùng cho biết, quy trình hoạt động của HĐND sẽ thông qua các hoạt động của các tổ chức thuộc HĐND. Ví dụ như Thường trực HDND sẽ là cơ quan thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền và các quy định khác của pháp luật có liên quan; chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước HĐND. Thành viên của Thường trực HĐND không thể đồng thời là thành viên của UBND cùng cấp.

Còn Ban của HĐND là cơ quan của HĐND, có nhiệm vụ thẩm tra dự thảo nghị quyết, báo cáo, đề án trước khi trình Hội đồng nhân dân, giám sát, kiến nghị về những vấn đề thuộc lĩnh vực Ban phụ trách; chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước HĐND.

Chia sẻ về chức năng, quyền hạn của đại biểu HĐND,  TS. Phan Văn Hùng chỉ rõ, đại biểu HĐND là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của Nhân dân địa phương, chịu trách nhiệm trước cử tri địa phương và trước HĐND về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đại biểu của mình.

Đại biểu cũng cần nắm chắc về quyền hạn, trách nhiệm trong hoạt động của HĐND. Đó là, trách nhiệm tham dự kỳ họp HĐND; tiếp xúc cử tri của đại biểu HĐND; trách nhiệm trong việc tiếp công dân, tiếp nhận và xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân; quyền chất vấn của đại biểu HĐND; quyền kiến nghị của đại biểu HĐND; quyền của đại biểu HĐND khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật; quyền của đại biểu HĐND dân trong việc yêu cầu cung cấp thông tin và cuối cùng là quyền miễn trừ của đại biểu HĐND. Ngoài ra, đại biểu HĐND cần bình đẳng trong thảo luận và quyết định các vấn đề thuộc nhiệm vụ thuộc quyền hạn của HĐND.

Có thể nói, các quyền hạn này có phạm vi tương đối rộng nhưng được quy định rất rõ ràng trong luật; tạo hành lang pháp lý tương đối tốt, giúp các tổ, các ban của HĐND cấp huyện, cấp xã đi vào hoạt động ngày một hiệu quả.
 
image003.jpg
Các địa phương tham gia lớp học bồi dưỡng theo hình thức trực tuyến

Tuy nhiên, hoạt động của đại biểu vẫn gặp nhiều khó khăn khi số lượng biên chế ở HĐND tương đối ít trong khi công việc lại nhiều. Chế độ chính sách chưa đầy đủ và chưa rõ ràng đối với các đại biểu. Phụ cấp cho đại biểu không chuyên trách tương đối thấp, quy định về quyền hạn chức năng chưa rõ ràng... là một ví dụ.

Ngoài ra, theo TS. Phan Văn Hùng, các đại biểu HĐND cũng nâng cao năng lực của chính mình để đáp ứng được xu thế phát triển, đặc biệt là sử dụng và nắm được công nghệ số nhằm đáp ứng nhu cầu của thời đại và đặc biệt sẵn sàng cho việc xây dựng chính phủ điện tử giúp nâng cao hiệu quả quản lý tại cấp địa phương.

Ông Hùng cho rằng, Đảng và nhà nước cần tiếp tục sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã sao cho phù hợp với sự phát triển của từng địa phương. Các tổ chức này cần phải được sắp xếp theo tinh thần tinh gọn, chuyên nghiệp, hiện đại, hiệu lực, hiệu quả, phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Các tổ chức này cũng cần liêm chính, tận tụy phục vụ nhận dân xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của các cấp chính quyền để thực hiện phân quyền, phân cấp hợp lý.

Cùng với đó, cần hình thành mô hình tổ chức liên kết vùng để các địa phương hỗ trợ nhau. Đây là vấn đề mới trong công tác đại biểu và hoạt động của HĐND, nếu làm được điều này sẽ giúp lan tỏa các phương pháp hay trong hoạt động của HĐND, giúp lan tỏa các mô hình hay trong quản lý chính quyền và hoạt động của HĐND.
Theo daibieunhandan.vn

Phát huy vai trò của đại biểu HĐND trong xây dựng chính quyền

17/11/2021
Chia sẻ với các đại biểu dân cử tại Lớp tập huấn trực tuyến dành cho Đại biểu HĐND cấp huyện, cấp xã do Bộ Nội vụ tổ chức trong chuyên đề: “Chính quyền địa phương và đại biểu HĐND”, TS. Phan Văn Hùng, Vụ trưởng Vụ Chính quyền địa phương, Bộ Nội vụ cho biết, tập huấn không chỉ mang đến cho các học viên những nội dung quan trọng, hữu ích trong hoạt động dân cử mà còn đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của đại biểu HĐND trong xây dựng chính quyền.
 
Buổi học đã giúp các đại biểu nắm rõ về tổ chức chính quyền tại địa phương ở cấp huyện, xã, phường thị trấn cùng với các chức năng nhiệm vụ theo thẩm quyền. Ngoài ra, các đại biểu cũng được cung cấp các kiến thức cơ bản về quy trình vận hành của các tổ chức này theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương. Theo đó, tất cả các bộ máy đều hoạt động dưới sự giám sát của nhân dân, HĐND hoạt động theo chế độ hội nghị và quyết định theo đa số....
 
image001.jpg
TS. Phan Văn Hùng - Vụ trưởng Vụ Chính quyền địa phương, Bộ Nội vụ chia sẻ tại buổi học

Ngoài ra, các đại biểu đã được nghe các nội dung về đổi mới hoạt động của chính quyền địa phương qua các thời kỳ. Trong xu thế phát triển kinh tế và đô thị hóa, số thành phố sẽ tăng lên, từ huyện có thể lên thị xã và có những huyện lên thành phố như huyện đảo Phú Quốc. Cấp xã và thị trấn cũng sẽ có xu hướng giảm và cấp phường sẽ tăng lên. Trong những năm vừa qua hoạt động đổi mới chính quyền địa phương đã được diễn ra thường xuyên, bảo đảm nguyên tắc tinh gọn, hiệu quả và phù hợp với xu thế phát triển, bảo đảm tối đa hiệu quả của quản lý đô thị.

Nói về các hạn chế, TS. Phan Văn Hùng cho rằng, không ít người chưa phân định được quyền hạn giữa các loại hình đơn vị hành chính giữa thành phố, nông thôn, đô thị, hải đảo... Đây cũng là một tồn tại mà Đảng, nhà nước cần có sự nghiên cứu kỹ càng để đưa ra các quy định phù hợp với xu thế phát triển, không gây vướng mắc cho quy trình quản lý.

TS. Phan Văn Hùng chia sẻ thêm, ở nhiệm kỳ vừa rồi nước ta đã chính thức mở đường cho việc đa dạng hóa tổ chức chính quyền địa phương.  Ví dụ, không tổ chức HĐND ở một số quận, phường thuộc nhiều thành phố (Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hà Nội) do Quốc hội quy định. Những điều chỉnh này không những giúp tinh gọn bộ máy mà còn thêm các quyền hạn mới cho UBND và HĐND cấp quận và thành phố. TS. Phan Văn Hùng cũng cho rằng, tương lai không xa, Việt Nam sẽ xây dựng và hoàn thiện chính phủ số và bộ máy tinh gọn, hiệu quả sẽ phát huy tối đa hiệu quả trong quản lý và hoạt động.

Về phương thức hoạt động của HĐND cấp huyện, xã, TS. Phan Văn Hùng cho biết, quy trình hoạt động của HĐND sẽ thông qua các hoạt động của các tổ chức thuộc HĐND. Ví dụ như Thường trực HDND sẽ là cơ quan thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền và các quy định khác của pháp luật có liên quan; chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước HĐND. Thành viên của Thường trực HĐND không thể đồng thời là thành viên của UBND cùng cấp.

Còn Ban của HĐND là cơ quan của HĐND, có nhiệm vụ thẩm tra dự thảo nghị quyết, báo cáo, đề án trước khi trình Hội đồng nhân dân, giám sát, kiến nghị về những vấn đề thuộc lĩnh vực Ban phụ trách; chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước HĐND.

Chia sẻ về chức năng, quyền hạn của đại biểu HĐND,  TS. Phan Văn Hùng chỉ rõ, đại biểu HĐND là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của Nhân dân địa phương, chịu trách nhiệm trước cử tri địa phương và trước HĐND về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đại biểu của mình.

Đại biểu cũng cần nắm chắc về quyền hạn, trách nhiệm trong hoạt động của HĐND. Đó là, trách nhiệm tham dự kỳ họp HĐND; tiếp xúc cử tri của đại biểu HĐND; trách nhiệm trong việc tiếp công dân, tiếp nhận và xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân; quyền chất vấn của đại biểu HĐND; quyền kiến nghị của đại biểu HĐND; quyền của đại biểu HĐND khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật; quyền của đại biểu HĐND dân trong việc yêu cầu cung cấp thông tin và cuối cùng là quyền miễn trừ của đại biểu HĐND. Ngoài ra, đại biểu HĐND cần bình đẳng trong thảo luận và quyết định các vấn đề thuộc nhiệm vụ thuộc quyền hạn của HĐND.

Có thể nói, các quyền hạn này có phạm vi tương đối rộng nhưng được quy định rất rõ ràng trong luật; tạo hành lang pháp lý tương đối tốt, giúp các tổ, các ban của HĐND cấp huyện, cấp xã đi vào hoạt động ngày một hiệu quả.
 
image003.jpg
Các địa phương tham gia lớp học bồi dưỡng theo hình thức trực tuyến

Tuy nhiên, hoạt động của đại biểu vẫn gặp nhiều khó khăn khi số lượng biên chế ở HĐND tương đối ít trong khi công việc lại nhiều. Chế độ chính sách chưa đầy đủ và chưa rõ ràng đối với các đại biểu. Phụ cấp cho đại biểu không chuyên trách tương đối thấp, quy định về quyền hạn chức năng chưa rõ ràng... là một ví dụ.

Ngoài ra, theo TS. Phan Văn Hùng, các đại biểu HĐND cũng nâng cao năng lực của chính mình để đáp ứng được xu thế phát triển, đặc biệt là sử dụng và nắm được công nghệ số nhằm đáp ứng nhu cầu của thời đại và đặc biệt sẵn sàng cho việc xây dựng chính phủ điện tử giúp nâng cao hiệu quả quản lý tại cấp địa phương.

Ông Hùng cho rằng, Đảng và nhà nước cần tiếp tục sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã sao cho phù hợp với sự phát triển của từng địa phương. Các tổ chức này cần phải được sắp xếp theo tinh thần tinh gọn, chuyên nghiệp, hiện đại, hiệu lực, hiệu quả, phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Các tổ chức này cũng cần liêm chính, tận tụy phục vụ nhận dân xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của các cấp chính quyền để thực hiện phân quyền, phân cấp hợp lý.

Cùng với đó, cần hình thành mô hình tổ chức liên kết vùng để các địa phương hỗ trợ nhau. Đây là vấn đề mới trong công tác đại biểu và hoạt động của HĐND, nếu làm được điều này sẽ giúp lan tỏa các phương pháp hay trong hoạt động của HĐND, giúp lan tỏa các mô hình hay trong quản lý chính quyền và hoạt động của HĐND.
Theo daibieunhandan.vn