> Tin tức - Sự kiện > Tin tức - sự kiện nổi bật > Thôn Hòa Bình đoàn kết, xây dựng đời sống ấm no, hạnh phúc

Thôn Hòa Bình đoàn kết, xây dựng đời sống ấm no, hạnh phúc

07/11/2022
Đó là chỉ đạo của Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Gia Lai Hồ Văn Niên tại Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc thôn Hòa Bình (xã Ia Lâu, huyện Chư Prông) vào sáng 7-11. Tham dự ngày hội có Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Huỳnh Thế Mạnh cùng lãnh đạo Văn phòng Tỉnh ủy, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, lãnh đạo huyện Chư Prông, xã Ia Lâu và đông đảo người dân thôn Hòa Bình. 
 
 Nông thôn ngày càng khởi sắc
 
Trong không khí vui tươi của ngày hội, bà con nhân dân thôn Hòa Bình đã cùng nhau đánh giá, nhìn nhận lại kết quả triển khai thực hiện các phong trào thi đua ở địa phương trong 1 năm qua.
 
Báo cáo tại ngày hội, bà Trần Thị Loan-Bí thư chi bộ, Trưởng thôn Hòa Bình-cho biết: Thôn có 5 dân tộc anh em sinh sống với 149 hộ, 639 khẩu; trong đó có 134 hộ người dân tộc thiểu số, chiếm 90% dân số. Trong năm qua, thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” gắn với các phong trào thi đua yêu nước, đẩy mạnh phát triển kinh tế-xã hội, Ban Công tác Mặt trận thôn đã tuyên truyền, vận động người dân thực hiện có hiệu quả. Chủ động phát triển các mô hình kinh tế, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đầu tư thâm canh tăng năng suất cây trồng, vật nuôi cũng như chuyển đổi ngành nghề, hợp lý, hiệu quả. Đồng thời, đẩy mạnh xây dựng các mô hình, nhóm cùng sở thích để cùng nhau phát triển kinh tế-xã hội như nhóm sở thích trồng điều, trồng lúa nước, trồng mì, chăn nuôi… Hàng tháng, các thành viên đều tham gia sinh hoạt để trao đổi, học hỏi kinh nghiệm cũng như cách thức sản xuất, đầu tư chăm bón cây trồng, vật nuôi, thông tin thị trường. Đặc biệt, người dân trong thôn đã chú trọng liên kết với các hợp tác xã, doanh nghiệp để sản xuất điều, lúa nước, chăn nuôi trâu, bò nhằm chuyển giao khoa học kỹ thuật và tạo ổn định đầu ra của sản phẩm. 
 
 image001.jpg
Bí thư Tỉnh ủy Hồ Văn Niên làm việc với hệ thống chính trị xã Ia Lâu. 
 
Bên cạnh đó, thực hiện Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững”, nhận thức của người dân đã được nâng lên. Các hủ tục dần được xóa bỏ, người dân trong thôn đoàn kết, giúp nhau phát triển kinh tế, biết áp dụng những tiến bộ của khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững. “Nhờ đó, đời sống kinh tế của người dân từng bước được cải thiện và nâng cao, bộ mặt nông thôn dần khởi sắc; tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững; các tổ chức trong hệ thống chính trị của thôn được củng cố, kiện toàn và đi vào hoạt động có nề nếp”-Bí thư chi bộ, Trưởng thôn Hòa Bình phấn khởi cho biết.
 
Rời quê hương Cao Bằng lên vùng đất Ia Lâu lập nghiệp hơn 30 năm nay, đời sống của gia đình bà Đinh Thị Thiều (dân tộc Tày) đang ngày càng ổn định. Bà Thiều nhớ lại, khi mới vào đây, đời sống gia đình gặp rất nhiều khó khăn, đường sá đi lại thì khó khăn, trắc trở, thiếu thốn đủ bề... "Nhờ sự quan tâm đầu tư của Đảng và Nhà nước, những năm qua, bộ mặt thôn nói riêng và xã Ia Lâu nói chung ngày càng thay đổi nhanh chóng, điện-đường-trường-trạm được đầu tư toàn diện. Đời sống kinh tế người dân trong thôn từng bước được nâng lên đáng kể, con cháu có điều kiện học hành đến nơi đến chốn. Riêng gia đình tôi, với 6 ha điều và và phát triển chăn nuôi 30 con trâu, mỗi năm sau khi trừ chi phí, tôi thu được khoảng 400 triệu đồng”-bà Thiều phấn khởi nói.
 
Tiếp tục đoàn kết, giúp nhau phát triển kinh tế-xã hội
 
“Phát huy những kết quả đạt được, thời gian tới, Ban Công tác Mặt trận thôn Hòa Bình tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đầu tư thâm canh, tăng năng suất, thu nhập trên một đơn vị diện tích. Đồng thời, phát huy hiệu quả công trình thủy lợi để sản xuất, từng bước hình thành cánh đồng lớn trên cây lúa, góp phần nâng tầm thương hiệu gạo Ia Lâu và tăng thu nhập cho người dân. Tiếp tục nâng cao chất lượng xây dựng nông thôn mới, xây dựng thôn văn hóa, gia đình văn hóa, phấn đấu có trên 90% hộ dân được công nhận gia đình văn hóa. Phát huy phong trào hiếu học, khuyến học, khuyến tài trong mỗi gia đình, dòng họ và cộng đồng dân cư để khích lệ 100% các cháu trong độ tuổi đến trường học chữ. Tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao chất lượng Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” gắn với các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động do các cấp, các ngành phát động nhằm thực hiện có hiệu quả các tiêu chí xây dựng nông thôn mới”-bà Trần Thị Loan-Bí thư chi bộ, Trưởng thôn Hòa Bình-cho biết thêm.
 
 image003.jpg
Lãnh đạo tỉnh, huyện Chư Prông và xã Ia Lâu chứng kiến ký kết giao ước thi đua của thôn Hòa Bình. 
 
Phát biểu tại Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc thôn Hòa Bình, Bí thư Tỉnh ủy Hồ Văn Niên phấn khởi trước những kết quả mà thôn đã đạt được trong thời gian qua. Thôn Hòa Bình nói riêng và xã Ia Lâu nói chung đã đoàn kết cùng nhau phát triển kinh tế-xã hội, ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, đây là điều hết sức đáng khích lệ. Dù trong thôn có 5 dân tộc đến từ những vùng miền khác nhau (chủ yếu ở các tỉnh phía Bắc) nhưng đã có sự gắn kết, giúp đỡ, cùng nhau xây dựng quê hương mới ngày càng ổn định kinh tế cũng như bảo tồn, phát huy truyền thống văn hóa của dân tộc mình.
 
 image005.jpg
Thay mặt lãnh đạo tỉnh, Bí thư Tỉnh ủy Hồ Văn Niên (bìa phải) tặng quà cho khu dân cư thôn Hòa Bình. 
 
 image007.jpg
Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Huỳnh Thế Mạnh (bìa trái) tặng 10 suất quà cho 10 hộ nghèo của thôn. 
 
Bí thư Tỉnh ủy mong muốn: “Trong thời gian đến, người dân phát huy những kết quả đạt được để xây dựng thôn Hòa Bình ngày càng phát triển hơn. Bà con tiếp tục đoàn kết với một tinh thần tương thân, tương ái, giúp đỡ nhau cùng phát triển, hộ khá giúp đỡ hộ nghèo. Hiện nay, thôn còn 10 hộ nghèo, 12 hộ cận nghèo, trong thời gian đến, bà con cần cố gắng phát triển kinh tế để trong thôn không còn hộ nghèo, cận nghèo. Trong báo cáo của thôn, có 100% con em trong độ tuổi đều được đi học, đây là điều đáng mừng, thôn cần phát huy và tạo điều kiện để các cháu tiếp tục học cao hơn; không chỉ học đại học mà có thể học nghề để có việc làm, nâng cao đời sống và xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp. Đồng thời, bà con trong thôn cần đoàn kết để tạo ra nét văn hóa đặc sắc của riêng các đồng bào dân tộc phía Bắc, cùng nhau bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa này. Tiếp tục giữ gìn tốt tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, hướng đến trong thôn không có người vi phạm pháp luật. Xây dựng thôn Hòa Bình hòa thuận, êm ấm, bình yên để tiếp tục phát triển, ai cũng có cuộc sống ấm no, kinh tế gia đình ngày càng phát triển tốt hơn”.
 
 image009.jpg
Người dân thôn Hòa Bình chung vui Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc. 
 
Ngoài ra, Bí thư Tỉnh ủy Hồ Văn Niên cũng đề nghị thôn cần tiếp tục nghiên cứu, đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền, vận động người dân đoàn kết thực hiện hiệu quả hơn nữa Chỉ thị 12 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng về xây dựng làng nông thôn mới trong đồng bào dân tộc thiểu số gắn với thực hiện Sổ tay tuyên thực hiện Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững".
 
Thay mặt Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, Bí thư Tỉnh ủy Hồ Văn Niên đã tặng quà cho khu dân cư thôn Hòa Bình, xã Ia Lâu. Ngoài ra, cá nhân Bí thư Tỉnh ủy cũng tặng quà cho khu dân cư thôn và tặng quà cho 3 gia đình chính sách, 10 hộ nghèo, 12 hộ cận nghèo trong thôn; Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Huỳnh Thế Mạnh tặng 10 suất quà cho 10 hộ nghèo; lãnh đạo huyện Chư Prông cũng tặng quà cho khu dân cư thôn Hòa Bình.

Dịp này, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hồ Văn Niên cũng đã có buổi làm việc với hệ thống chính trị xã Ia Lâu để nắm tình hình các mặt công tác thời gian qua của xã. Qua nghe báo cáo nhanh của lãnh đạo xã Ia Lâu, Bí thư Tỉnh ủy Hồ Văn Niên đánh giá cao những kết quả đạt được và những đổi thay của Ia Lâu trong những năm qua. Đồng thời, Bí thư Tỉnh ủy cho rằng: Xã có trên 92% dân số là người dân tộc thiểu số, trong đó chủ yếu là bà con dân tộc ở phía Bắc, rất đa dạng bản sắc văn hóa. Cùng với đó, xã có điều kiện đất đai khá rộng lớn, khí hậu thổ nhưỡng thuận lợi cho phát triển nông-lâm nghiệp. Do đó, thời gian tới, các đồng chí trong cấp ủy cần tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao trình độ dân trí, phát triển kinh tế-xã hội, bảo tồn và phát huy giá trị bản sắc văn hóa của các dân tộc. Qua đó, từng bước nâng cao đời sống người dân, giảm tỷ lệ hộ nghèo (hiện xã còn 13% hộ nghèo). Quyết tâm trong lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng Ia Lâu ngày càng phát triển, trở thành trung tâm mới của các xã Đông Nam huyện. Đồng thời, giữ vững tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn, không để các đạo lạ xâm nhập vào địa bàn. Xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, đặc biệt là đội ngũ cán bộ, công chức phải hết lòng, hết sức xây dựng xã ngày càng phát triển.
Theo baogialai.com.vn

Thôn Hòa Bình đoàn kết, xây dựng đời sống ấm no, hạnh phúc

07/11/2022
Đó là chỉ đạo của Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Gia Lai Hồ Văn Niên tại Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc thôn Hòa Bình (xã Ia Lâu, huyện Chư Prông) vào sáng 7-11. Tham dự ngày hội có Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Huỳnh Thế Mạnh cùng lãnh đạo Văn phòng Tỉnh ủy, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, lãnh đạo huyện Chư Prông, xã Ia Lâu và đông đảo người dân thôn Hòa Bình. 
 
 Nông thôn ngày càng khởi sắc
 
Trong không khí vui tươi của ngày hội, bà con nhân dân thôn Hòa Bình đã cùng nhau đánh giá, nhìn nhận lại kết quả triển khai thực hiện các phong trào thi đua ở địa phương trong 1 năm qua.
 
Báo cáo tại ngày hội, bà Trần Thị Loan-Bí thư chi bộ, Trưởng thôn Hòa Bình-cho biết: Thôn có 5 dân tộc anh em sinh sống với 149 hộ, 639 khẩu; trong đó có 134 hộ người dân tộc thiểu số, chiếm 90% dân số. Trong năm qua, thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” gắn với các phong trào thi đua yêu nước, đẩy mạnh phát triển kinh tế-xã hội, Ban Công tác Mặt trận thôn đã tuyên truyền, vận động người dân thực hiện có hiệu quả. Chủ động phát triển các mô hình kinh tế, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đầu tư thâm canh tăng năng suất cây trồng, vật nuôi cũng như chuyển đổi ngành nghề, hợp lý, hiệu quả. Đồng thời, đẩy mạnh xây dựng các mô hình, nhóm cùng sở thích để cùng nhau phát triển kinh tế-xã hội như nhóm sở thích trồng điều, trồng lúa nước, trồng mì, chăn nuôi… Hàng tháng, các thành viên đều tham gia sinh hoạt để trao đổi, học hỏi kinh nghiệm cũng như cách thức sản xuất, đầu tư chăm bón cây trồng, vật nuôi, thông tin thị trường. Đặc biệt, người dân trong thôn đã chú trọng liên kết với các hợp tác xã, doanh nghiệp để sản xuất điều, lúa nước, chăn nuôi trâu, bò nhằm chuyển giao khoa học kỹ thuật và tạo ổn định đầu ra của sản phẩm. 
 
 image001.jpg
Bí thư Tỉnh ủy Hồ Văn Niên làm việc với hệ thống chính trị xã Ia Lâu. 
 
Bên cạnh đó, thực hiện Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững”, nhận thức của người dân đã được nâng lên. Các hủ tục dần được xóa bỏ, người dân trong thôn đoàn kết, giúp nhau phát triển kinh tế, biết áp dụng những tiến bộ của khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững. “Nhờ đó, đời sống kinh tế của người dân từng bước được cải thiện và nâng cao, bộ mặt nông thôn dần khởi sắc; tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững; các tổ chức trong hệ thống chính trị của thôn được củng cố, kiện toàn và đi vào hoạt động có nề nếp”-Bí thư chi bộ, Trưởng thôn Hòa Bình phấn khởi cho biết.
 
Rời quê hương Cao Bằng lên vùng đất Ia Lâu lập nghiệp hơn 30 năm nay, đời sống của gia đình bà Đinh Thị Thiều (dân tộc Tày) đang ngày càng ổn định. Bà Thiều nhớ lại, khi mới vào đây, đời sống gia đình gặp rất nhiều khó khăn, đường sá đi lại thì khó khăn, trắc trở, thiếu thốn đủ bề... "Nhờ sự quan tâm đầu tư của Đảng và Nhà nước, những năm qua, bộ mặt thôn nói riêng và xã Ia Lâu nói chung ngày càng thay đổi nhanh chóng, điện-đường-trường-trạm được đầu tư toàn diện. Đời sống kinh tế người dân trong thôn từng bước được nâng lên đáng kể, con cháu có điều kiện học hành đến nơi đến chốn. Riêng gia đình tôi, với 6 ha điều và và phát triển chăn nuôi 30 con trâu, mỗi năm sau khi trừ chi phí, tôi thu được khoảng 400 triệu đồng”-bà Thiều phấn khởi nói.
 
Tiếp tục đoàn kết, giúp nhau phát triển kinh tế-xã hội
 
“Phát huy những kết quả đạt được, thời gian tới, Ban Công tác Mặt trận thôn Hòa Bình tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đầu tư thâm canh, tăng năng suất, thu nhập trên một đơn vị diện tích. Đồng thời, phát huy hiệu quả công trình thủy lợi để sản xuất, từng bước hình thành cánh đồng lớn trên cây lúa, góp phần nâng tầm thương hiệu gạo Ia Lâu và tăng thu nhập cho người dân. Tiếp tục nâng cao chất lượng xây dựng nông thôn mới, xây dựng thôn văn hóa, gia đình văn hóa, phấn đấu có trên 90% hộ dân được công nhận gia đình văn hóa. Phát huy phong trào hiếu học, khuyến học, khuyến tài trong mỗi gia đình, dòng họ và cộng đồng dân cư để khích lệ 100% các cháu trong độ tuổi đến trường học chữ. Tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao chất lượng Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” gắn với các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động do các cấp, các ngành phát động nhằm thực hiện có hiệu quả các tiêu chí xây dựng nông thôn mới”-bà Trần Thị Loan-Bí thư chi bộ, Trưởng thôn Hòa Bình-cho biết thêm.
 
 image003.jpg
Lãnh đạo tỉnh, huyện Chư Prông và xã Ia Lâu chứng kiến ký kết giao ước thi đua của thôn Hòa Bình. 
 
Phát biểu tại Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc thôn Hòa Bình, Bí thư Tỉnh ủy Hồ Văn Niên phấn khởi trước những kết quả mà thôn đã đạt được trong thời gian qua. Thôn Hòa Bình nói riêng và xã Ia Lâu nói chung đã đoàn kết cùng nhau phát triển kinh tế-xã hội, ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, đây là điều hết sức đáng khích lệ. Dù trong thôn có 5 dân tộc đến từ những vùng miền khác nhau (chủ yếu ở các tỉnh phía Bắc) nhưng đã có sự gắn kết, giúp đỡ, cùng nhau xây dựng quê hương mới ngày càng ổn định kinh tế cũng như bảo tồn, phát huy truyền thống văn hóa của dân tộc mình.
 
 image005.jpg
Thay mặt lãnh đạo tỉnh, Bí thư Tỉnh ủy Hồ Văn Niên (bìa phải) tặng quà cho khu dân cư thôn Hòa Bình. 
 
 image007.jpg
Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Huỳnh Thế Mạnh (bìa trái) tặng 10 suất quà cho 10 hộ nghèo của thôn. 
 
Bí thư Tỉnh ủy mong muốn: “Trong thời gian đến, người dân phát huy những kết quả đạt được để xây dựng thôn Hòa Bình ngày càng phát triển hơn. Bà con tiếp tục đoàn kết với một tinh thần tương thân, tương ái, giúp đỡ nhau cùng phát triển, hộ khá giúp đỡ hộ nghèo. Hiện nay, thôn còn 10 hộ nghèo, 12 hộ cận nghèo, trong thời gian đến, bà con cần cố gắng phát triển kinh tế để trong thôn không còn hộ nghèo, cận nghèo. Trong báo cáo của thôn, có 100% con em trong độ tuổi đều được đi học, đây là điều đáng mừng, thôn cần phát huy và tạo điều kiện để các cháu tiếp tục học cao hơn; không chỉ học đại học mà có thể học nghề để có việc làm, nâng cao đời sống và xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp. Đồng thời, bà con trong thôn cần đoàn kết để tạo ra nét văn hóa đặc sắc của riêng các đồng bào dân tộc phía Bắc, cùng nhau bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa này. Tiếp tục giữ gìn tốt tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, hướng đến trong thôn không có người vi phạm pháp luật. Xây dựng thôn Hòa Bình hòa thuận, êm ấm, bình yên để tiếp tục phát triển, ai cũng có cuộc sống ấm no, kinh tế gia đình ngày càng phát triển tốt hơn”.
 
 image009.jpg
Người dân thôn Hòa Bình chung vui Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc. 
 
Ngoài ra, Bí thư Tỉnh ủy Hồ Văn Niên cũng đề nghị thôn cần tiếp tục nghiên cứu, đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền, vận động người dân đoàn kết thực hiện hiệu quả hơn nữa Chỉ thị 12 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng về xây dựng làng nông thôn mới trong đồng bào dân tộc thiểu số gắn với thực hiện Sổ tay tuyên thực hiện Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững".
 
Thay mặt Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, Bí thư Tỉnh ủy Hồ Văn Niên đã tặng quà cho khu dân cư thôn Hòa Bình, xã Ia Lâu. Ngoài ra, cá nhân Bí thư Tỉnh ủy cũng tặng quà cho khu dân cư thôn và tặng quà cho 3 gia đình chính sách, 10 hộ nghèo, 12 hộ cận nghèo trong thôn; Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Huỳnh Thế Mạnh tặng 10 suất quà cho 10 hộ nghèo; lãnh đạo huyện Chư Prông cũng tặng quà cho khu dân cư thôn Hòa Bình.

Dịp này, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hồ Văn Niên cũng đã có buổi làm việc với hệ thống chính trị xã Ia Lâu để nắm tình hình các mặt công tác thời gian qua của xã. Qua nghe báo cáo nhanh của lãnh đạo xã Ia Lâu, Bí thư Tỉnh ủy Hồ Văn Niên đánh giá cao những kết quả đạt được và những đổi thay của Ia Lâu trong những năm qua. Đồng thời, Bí thư Tỉnh ủy cho rằng: Xã có trên 92% dân số là người dân tộc thiểu số, trong đó chủ yếu là bà con dân tộc ở phía Bắc, rất đa dạng bản sắc văn hóa. Cùng với đó, xã có điều kiện đất đai khá rộng lớn, khí hậu thổ nhưỡng thuận lợi cho phát triển nông-lâm nghiệp. Do đó, thời gian tới, các đồng chí trong cấp ủy cần tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao trình độ dân trí, phát triển kinh tế-xã hội, bảo tồn và phát huy giá trị bản sắc văn hóa của các dân tộc. Qua đó, từng bước nâng cao đời sống người dân, giảm tỷ lệ hộ nghèo (hiện xã còn 13% hộ nghèo). Quyết tâm trong lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng Ia Lâu ngày càng phát triển, trở thành trung tâm mới của các xã Đông Nam huyện. Đồng thời, giữ vững tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn, không để các đạo lạ xâm nhập vào địa bàn. Xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, đặc biệt là đội ngũ cán bộ, công chức phải hết lòng, hết sức xây dựng xã ngày càng phát triển.
Theo baogialai.com.vn