> Tin tức - Sự kiện > Tin tức - sự kiện nổi bật > Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với hệ thống chính trị tỉnh Gia Lai

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với hệ thống chính trị tỉnh Gia Lai

23/05/2022
Tiếp tục chương trình làm việc tại tỉnh Gia Lai, sáng 22-5, đồng chí Phạm Minh Chính-Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ đã có buổi làm việc với hệ thống chính trị tỉnh về kết quả thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo quốc phòng-an ninh, đối ngoại và xây dựng hệ thống chính trị từ đầu nhiệm kỳ Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI đến nay.
 
image001.jpg
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc. 

Tham dự buổi làm việc, về phía Trung ương có các đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng: Lê Minh Hoan-Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT; Thượng tướng Lê Huy Vịnh-Thứ trưởng Bộ Quốc phòng; Thượng tướng Lương Tam Quang-Thứ trưởng Bộ Công an. Cùng dự có đại diện Văn phòng Chính phủ và lãnh đạo một số bộ, ngành Trung ương.
 
Về phía tỉnh Gia Lai có các đồng chí: Hồ Văn Niên-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Châu Ngọc Tuấn-Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; Võ Ngọc Thành-Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Rah Lan Chung-Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng ban Nội chính Tỉnh ủy; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, lãnh đạo HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh và lãnh đạo các sở, ban, ngành, đơn vị, địa phương.
 
 image003.jpg
Quang cảnh buổi làm việc của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính với lãnh đạo tỉnh Gia Lai tại Hội trường 2-9 (TP. Pleiku). 

Báo cáo tại buổi làm việc, Bí thư Tỉnh ủy Hồ Văn Niên cho biết: Với sự đoàn kết, thống nhất, quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, linh hoạt của Đảng bộ tỉnh, các cấp, các ngành, cơ quan, địa phương, cộng đồng doanh nghiệp và Nhân dân, tỉnh đã thực hiện hiệu quả “mục tiêu kép” vừa phòng-chống dịch Covid-19 vừa duy trì, phục hồi phát triển kinh tế-xã hội, cơ bản thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị và đạt được một số kết quả quan trọng. Trong đó, nhiều chỉ tiêu thực hiện trong năm 2021 đạt và vượt so với cùng kỳ năm 2020 như: Tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) tăng 9,71%; tổng thu ngân sách nhà nước đạt 7.881 tỷ đồng, tăng 72%; tổng vốn đầu tư phát triển đạt 70.000 tỷ đồng, tăng 2,42 lần; chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) năm 2021 của tỉnh đứng thứ 26 toàn quốc, tăng 12 bậc so với năm 2020.

Trong quý I-2022, tốc độ tăng tổng sản phẩm GRDP trên địa bàn tỉnh ước đạt 7,08%. Các lĩnh vực văn hóa-xã hội tiếp tục có bước phát triển; công tác an sinh xã hội được đảm bảo. Tình hình an ninh chính trị, an ninh biên giới, trật tự an toàn xã hội cơ bản được đảm bảo. Công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị tiếp tục được quan tâm chỉ đạo và đạt kết quả quan trọng. Trong công tác đối ngoại, tỉnh duy trì tốt mối quan hệ truyền thống với các tỉnh Nam Lào và Đông Bắc Campuchia.
 
 image005.jpg
Bí thư Tỉnh ủy Hồ Văn Niên báo cáo về tình hình phát triển kinh tế-xã hội của Gia Lai tại buổi làm việc. 
 
Tại buổi làm việc, Bí thư Tỉnh ủy Hồ Văn Niên đã nêu một số đề xuất, kiến nghị đối với Trung ương, Chính phủ liên quan đến công tác đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông và một số dự án trọng điểm trên địa bàn tỉnh. Đặc biệt, đề xuất với Trương ương, Chính phủ bố trí vốn đầu tư giai đoạn 2026-2030 hoặc giao các bộ, ngành Trung ương giúp tỉnh Gia Lai tìm đối tác để sớm triển khai trước năm 2030 đối với dự án đầu tư đường cao tốc Pleiku-Quy Nhơn. Đề nghị các bộ, ngành Trung ương giúp tỉnh thu hút vốn ODA, như: Dự án Phát triển hạ tầng giao thông TP. Pleiku và các vùng động lực tỉnh sử dụng vốn vay Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và Dự án đầu tư các công trình thủy lợi, giao thông sử dụng vốn vay Ngân hàng Thế giới (WB).

Đối với công trình thủy lợi Ia Mơr (huyện Chư Prông), tính đến thời điểm này có 4.757,52 ha rừng tự nhiên cần phải chuyển đổi, Bí thư Tỉnh ủy Hồ Văn Niên đề nghị Chính phủ báo cáo Quốc hội tại kỳ họp sắp tới về tình hình triển khai dự án. Cùng với đó, tỉnh cũng đề xuất Thủ tướng Chính phủ cho phép chuyển đổi diện tích cao su chết và kém phát triển sang trồng các loại cây khác; đồng thời nghiên cứu có các cơ chế, chính sách phù hợp với tình hình hiện nay để tiếp tục thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng-an ninh, công tác dân tộc, tôn giáo, xây dựng hệ thống chính trị vùng Tây Nguyên. Bên cạnh đó, xem xét việc nâng hạng Di tích quốc gia “Khảo cổ Rộc Tưng-Gò Đá” thành di tích quốc gia đặc biệt và công nhận Rìu tay là bảo vật quốc gia.
 
 image007.jpg
 Thượng tướng Lương Tam Quang-Thứ trưởng Bộ Công an phát biểu ý kiến tại buổi làm việc. 

Phát biểu tại buổi làm việc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ghi nhận và biểu dương những nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc tỉnh đã đạt được trong thời gian qua. Thủ tướng đề nghị Đảng bộ tỉnh tâp trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện hiệu quả các chỉ thị, nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI (nhiệm kỳ 2020-2025), xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp đáp ứng nhu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, đoàn kết thống nhất trong cấp ủy từ tỉnh đến cơ sở. Tiếp tục đổi mới tư duy phát triển kinh tế, nhân rộng mô hình hay, cách làm hiệu quả; tăng cường công tác phân cấp, phân quyền, khen thưởng, kỷ luật nghiêm minh; xây dựng cơ quan trong sạch, đẩy mạnh cải cách hành chính, tập trung đổi mới khoa học công nghệ vào sản xuất.

Cùng với đó, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị tỉnh tiếp tục giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa, phát triển bền vững, trở thành khu kinh tế động lực trong khu vực; làm tốt công tác phòng-chống-dịch; cơ cấu lại nền kinh tế theo phát triển thế mạnh, tiềm năng, lợi thế của địa phương; đồng thời tạo cơ chế chính sách thu hút nguồn đầu tư từ bên ngoài; chú trọng phát triển nông nghiệp chế biến gắn với phát triển rừng, đặc biệt là sản phẩm nông nghiệp sau thu hoạch; tăng cường phát triển thương mại điện tử; đẩy mạnh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công; tập trung phát triển hạ tầng giao thông. Cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; quan tâm dành nguồn lực cho công tác giảm nghèo, chú trọng phát triển hạ tầng du lịch, văn hóa để thu hút phát triển du lịch, dịch vụ…
image009.jpg 
 Thứ trưởng Bộ Giao thông-Vận tải Lê Anh Tuấn phát biểu ý kiến tại buổi làm việc với tỉnh Gia Lai. 

 Bên cạnh đó, Thủ tướng cũng giao các bộ, ngành phối hợp với tỉnh cùng phối hợp nghiên cứu cơ chế, chính sách và các giải pháp phù hợp để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc đối với các kiến nghị của tỉnh.
 
Theo baogialai.com.vn

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với hệ thống chính trị tỉnh Gia Lai

23/05/2022
Tiếp tục chương trình làm việc tại tỉnh Gia Lai, sáng 22-5, đồng chí Phạm Minh Chính-Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ đã có buổi làm việc với hệ thống chính trị tỉnh về kết quả thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo quốc phòng-an ninh, đối ngoại và xây dựng hệ thống chính trị từ đầu nhiệm kỳ Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI đến nay.
 
image001.jpg
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc. 

Tham dự buổi làm việc, về phía Trung ương có các đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng: Lê Minh Hoan-Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT; Thượng tướng Lê Huy Vịnh-Thứ trưởng Bộ Quốc phòng; Thượng tướng Lương Tam Quang-Thứ trưởng Bộ Công an. Cùng dự có đại diện Văn phòng Chính phủ và lãnh đạo một số bộ, ngành Trung ương.
 
Về phía tỉnh Gia Lai có các đồng chí: Hồ Văn Niên-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Châu Ngọc Tuấn-Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; Võ Ngọc Thành-Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Rah Lan Chung-Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng ban Nội chính Tỉnh ủy; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, lãnh đạo HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh và lãnh đạo các sở, ban, ngành, đơn vị, địa phương.
 
 image003.jpg
Quang cảnh buổi làm việc của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính với lãnh đạo tỉnh Gia Lai tại Hội trường 2-9 (TP. Pleiku). 

Báo cáo tại buổi làm việc, Bí thư Tỉnh ủy Hồ Văn Niên cho biết: Với sự đoàn kết, thống nhất, quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, linh hoạt của Đảng bộ tỉnh, các cấp, các ngành, cơ quan, địa phương, cộng đồng doanh nghiệp và Nhân dân, tỉnh đã thực hiện hiệu quả “mục tiêu kép” vừa phòng-chống dịch Covid-19 vừa duy trì, phục hồi phát triển kinh tế-xã hội, cơ bản thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị và đạt được một số kết quả quan trọng. Trong đó, nhiều chỉ tiêu thực hiện trong năm 2021 đạt và vượt so với cùng kỳ năm 2020 như: Tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) tăng 9,71%; tổng thu ngân sách nhà nước đạt 7.881 tỷ đồng, tăng 72%; tổng vốn đầu tư phát triển đạt 70.000 tỷ đồng, tăng 2,42 lần; chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) năm 2021 của tỉnh đứng thứ 26 toàn quốc, tăng 12 bậc so với năm 2020.

Trong quý I-2022, tốc độ tăng tổng sản phẩm GRDP trên địa bàn tỉnh ước đạt 7,08%. Các lĩnh vực văn hóa-xã hội tiếp tục có bước phát triển; công tác an sinh xã hội được đảm bảo. Tình hình an ninh chính trị, an ninh biên giới, trật tự an toàn xã hội cơ bản được đảm bảo. Công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị tiếp tục được quan tâm chỉ đạo và đạt kết quả quan trọng. Trong công tác đối ngoại, tỉnh duy trì tốt mối quan hệ truyền thống với các tỉnh Nam Lào và Đông Bắc Campuchia.
 
 image005.jpg
Bí thư Tỉnh ủy Hồ Văn Niên báo cáo về tình hình phát triển kinh tế-xã hội của Gia Lai tại buổi làm việc. 
 
Tại buổi làm việc, Bí thư Tỉnh ủy Hồ Văn Niên đã nêu một số đề xuất, kiến nghị đối với Trung ương, Chính phủ liên quan đến công tác đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông và một số dự án trọng điểm trên địa bàn tỉnh. Đặc biệt, đề xuất với Trương ương, Chính phủ bố trí vốn đầu tư giai đoạn 2026-2030 hoặc giao các bộ, ngành Trung ương giúp tỉnh Gia Lai tìm đối tác để sớm triển khai trước năm 2030 đối với dự án đầu tư đường cao tốc Pleiku-Quy Nhơn. Đề nghị các bộ, ngành Trung ương giúp tỉnh thu hút vốn ODA, như: Dự án Phát triển hạ tầng giao thông TP. Pleiku và các vùng động lực tỉnh sử dụng vốn vay Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và Dự án đầu tư các công trình thủy lợi, giao thông sử dụng vốn vay Ngân hàng Thế giới (WB).

Đối với công trình thủy lợi Ia Mơr (huyện Chư Prông), tính đến thời điểm này có 4.757,52 ha rừng tự nhiên cần phải chuyển đổi, Bí thư Tỉnh ủy Hồ Văn Niên đề nghị Chính phủ báo cáo Quốc hội tại kỳ họp sắp tới về tình hình triển khai dự án. Cùng với đó, tỉnh cũng đề xuất Thủ tướng Chính phủ cho phép chuyển đổi diện tích cao su chết và kém phát triển sang trồng các loại cây khác; đồng thời nghiên cứu có các cơ chế, chính sách phù hợp với tình hình hiện nay để tiếp tục thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng-an ninh, công tác dân tộc, tôn giáo, xây dựng hệ thống chính trị vùng Tây Nguyên. Bên cạnh đó, xem xét việc nâng hạng Di tích quốc gia “Khảo cổ Rộc Tưng-Gò Đá” thành di tích quốc gia đặc biệt và công nhận Rìu tay là bảo vật quốc gia.
 
 image007.jpg
 Thượng tướng Lương Tam Quang-Thứ trưởng Bộ Công an phát biểu ý kiến tại buổi làm việc. 

Phát biểu tại buổi làm việc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ghi nhận và biểu dương những nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc tỉnh đã đạt được trong thời gian qua. Thủ tướng đề nghị Đảng bộ tỉnh tâp trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện hiệu quả các chỉ thị, nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI (nhiệm kỳ 2020-2025), xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp đáp ứng nhu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, đoàn kết thống nhất trong cấp ủy từ tỉnh đến cơ sở. Tiếp tục đổi mới tư duy phát triển kinh tế, nhân rộng mô hình hay, cách làm hiệu quả; tăng cường công tác phân cấp, phân quyền, khen thưởng, kỷ luật nghiêm minh; xây dựng cơ quan trong sạch, đẩy mạnh cải cách hành chính, tập trung đổi mới khoa học công nghệ vào sản xuất.

Cùng với đó, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị tỉnh tiếp tục giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa, phát triển bền vững, trở thành khu kinh tế động lực trong khu vực; làm tốt công tác phòng-chống-dịch; cơ cấu lại nền kinh tế theo phát triển thế mạnh, tiềm năng, lợi thế của địa phương; đồng thời tạo cơ chế chính sách thu hút nguồn đầu tư từ bên ngoài; chú trọng phát triển nông nghiệp chế biến gắn với phát triển rừng, đặc biệt là sản phẩm nông nghiệp sau thu hoạch; tăng cường phát triển thương mại điện tử; đẩy mạnh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công; tập trung phát triển hạ tầng giao thông. Cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; quan tâm dành nguồn lực cho công tác giảm nghèo, chú trọng phát triển hạ tầng du lịch, văn hóa để thu hút phát triển du lịch, dịch vụ…
image009.jpg 
 Thứ trưởng Bộ Giao thông-Vận tải Lê Anh Tuấn phát biểu ý kiến tại buổi làm việc với tỉnh Gia Lai. 

 Bên cạnh đó, Thủ tướng cũng giao các bộ, ngành phối hợp với tỉnh cùng phối hợp nghiên cứu cơ chế, chính sách và các giải pháp phù hợp để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc đối với các kiến nghị của tỉnh.
 
Theo baogialai.com.vn