> Tin tức - Sự kiện > Tin tức sự kiện > Đẩy mạnh công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn tỉnh Gia L

Đẩy mạnh công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn tỉnh Gia Lai

27/12/2022
Thời gian qua, công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn tỉnh được UBND tỉnh và Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tỉnh Gia Lai (Ban Chỉ đạo 389 của tỉnh) quan tâm chỉ đạo thực hiện, đã góp phần bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, thúc đẩy sản xuất, bảo đảm cân đối cung cầu hàng hóa, dịch vụ, bình ổn giá cả, thị trường và đảm bảo chất lượng hàng hóa phục vụ tốt sản xuất và đời sống Nhân dân.
 
Ban Chỉ đạo 389 của tỉnh và các cơ quan thành viên đã triển khai kịp thời các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, các Bộ, ban, ngành trung ương, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, Tổng cục Quản lý thị trường, Tổng cục Hải quan, UBND tỉnh... về các giải pháp kiểm soát tình hình thị trường, đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Hằng năm, chủ động ban hành kế hoạch triển khai công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn tỉnh, theo đó, kế hoạch xác định nhiệm vụ cụ thể gắn với trách nhiệm của từng cơ quan, đơn vị thành viên Ban Chỉ đạo, qua đó nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính ngăn chặn kịp thời và đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, nhất là trong các dịp trước, trong và sau tết Nguyên Đán, kiểm soát đối với các mặt hàng tác động lớn đến quyền lợi người sản xuất và người tiêu dùng, các mặt hàng phòng chống dịch Covid-19,... góp phần phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh trật tự và bảo vệ doanh nghiệp, quyền lợi người tiêu dùng.
 
 sua.jpg
Quang cảnh Ban Pháp chế HĐND tỉnh giám sát công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại
và hàng giả trên địa bàn tỉnh

Các đơn vị thành viên trong Ban Chỉ đạo 389 của tỉnh đã dự báo, nắm bắt diễn biến tình hình thị trường, hàng hóa, giá cả nhất là trong các dịp lễ, tết để đề ra các phương án, kế hoạch kịp thời xử lý các tình huống xấu có thể xảy ra; tập trung kiểm tra, kiểm soát có trọng tâm, trọng điểm và tăng cường hoạt động phối hợp trong công tác phòng, chống buôn lậu, hàng giả, gian lận thương mại; chú trọng đến các loại hàng hóa như: Lương thực, thực phẩm, sữa, xăng dầu, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc chữa bệnh, mỹ phẩm, khẩu trang, dung dịch sát khuẩn, que test nhanh Covid-19,… kiểm tra ngăn ngừa nạn đầu cơ, găm hàng, gây biến động đột biến về giá trong dịp lễ, tết, thời gian dịch Covid-19 đối với tất cả các mặt hàng. Nhất là trong thời gian khan hiếm xăng dầu, một số tỉnh lân cận đứt nguồn cung xăng dầu, lực lượng Quản lý thị trường tỉnh đã chủ động, tổ chức tuyên truyền, giám sát 24/24 và đã ký cam kết đến 389 cửa hàng kinh doanh xăng dầu với các nội dung “Nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của pháp luật trong hoạt động kinh doanh; không đầu cơ, găm hàng nhằm thu lợi bất chính;…”. Đồng thời, dán 1.063 bản áp phích về đường dây nóng tiếp nhận tin báo các hành vi vi phạm về đầu cơ, găm hàng, bán cao hơn giá niêm yết, tăng giá quá mức và các hành vi vi phạm khác. 

Theo kết quả giám sát của Ban Pháp chế HĐND tỉnh, trong năm 2021 đến 8 tháng đầu năm 2022, các lực lượng chức năng trong tỉnh đã kiểm tra, phát hiện 4.795 vụ/4.386 đối tượng. Trong đó: Buôn bán vận chuyển trái phép hàng cấm, hàng lậu: 1.209 vụ; gian lận thương mại, gian lận thuế: 3.547 vụ; hàng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ: 39 vụ. 

Lực lượng chức năng đã khởi tố hình sự 103 vụ/105 đối tượng, xử phạt vi phạm hành chính 4.078 vụ, thu nộp ngân sách nhà nước 77,96 tỷ đồng. So với cùng kỳ năm 2020 và 8 tháng đầu năm 2021, số vụ phát hiện giảm 329 vụ (5.124/4.448 đối tượng), giảm 6,4%; số vụ xử phạt vi phạm hành chính giảm  4.311 vụ, giảm 5,4%; số tiền thu nộp ngân sách nhà nước tăng 0,5392 tỷ đồng (77,96 tỷ đồng/72,568 tỷ đồng) tăng 7,4%; số vụ khởi tố hình sự giảm 34 vụ, giảm 43 đối tượng (103 vụ, 105 đối tượng/137 vụ, 180 đối tượng). Đồng thời, Ban Chỉ đạo 389 của tỉnh đã kịp thời kiểm tra, rà soát và đề xuất cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật nhằm khắc phục những bất cập trong công tác quản lý không để các đối tượng lợi dụng chính sách, kẻ hở pháp luật để buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; kịp thời khen thưởng các tập thể, cá nhân đạt thành tích xuất sắc đột xuất trong công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả được thực hiện kịp thời, tạo động lực phấn đấu cho cán bộ, chiến sỹ thực hiện tốt hơn nữa nhiệm vụ chính trị được giao.

Ngoài ra, các thành viên trong Ban Chỉ đạo 389 của tỉnh đã triển khai thực hiện nghiêm túc và hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao tại các kế hoạch của Ban Chỉ đạo, điển hình như: 

Cục Quản lý thị trường tỉnh đã chủ động, kịp thời tham mưu Ban Chỉ đạo 389 của tỉnh quán triệt, triển khai các văn bản của trung ương và tham mưu Ban Chỉ đạo xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn tỉnh; phối hợp tốt với các cơ quan chức năng kiểm soát, xử lý buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn tỉnh. Qua kiểm tra, Cục Quản lý thị trường tỉnh đã phát hiện 3.469 vụ vi phạm pháp luật, đã xử lý hành chính 1.811 vụ với tổng số tiền thu phạt hơn 11 tỷ đồng; trị giá hàng hóa là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu hơn 2,5 tỷ đồng; số vụ việc chuyển cơ quan tiến hành tố tụng xem xét khởi tố hình sự 06 vụ, trong đó có 01 vụ đã có quyết định khởi tố hình sự. 

Công an tỉnh đã xây dựng nhiều kế hoạch, phương án đấu tranh, xử lý các đường dây, ổ nhóm buôn bán, các tụ điểm tập kết hàng hóa nhập lậu, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm, các hành vi vi phạm trong hoạt động thương mại điện tử, khai thác lâm sản, khoáng sản trái phép. Trong năm 2021 và 8 tháng đầu năm 2022, lực lượng Công an toàn tỉnh đã phát hiện, tiếp nhận, điều tra, xử lý 461 vụ, 497 đối tượng tàng trữ, mua bán, vận chuyển, sử dụng pháo nổ trái phép, vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản, mua bán, tàng trữ động vật hoang dã, vận chuyển hàng hóa trái phép qua biên giới, mua bán hóa đơn trái phép… Kết quả đã xử lý khởi tố 65 vụ/119 bị can; xử lý vi phạm hành chính 72 vụ/86 đối tượng; chuyển cơ quan chức năng xử phạt 314 vụ/283 đối tượng; đang xác minh 10 vụ/09 đối tượng.

Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh đã phối hợp chặt chẽ với lực lượng Hải quan, Y tế trong triển khai thực hiện các nhiệm vụ xuất nhập cảnh, xuất nhập khẩu và kiểm dịch y tế tại cửa khẩu. Đã phát hiện, bắt giữ 62/67 đối tượng vi phạm pháp luật. Tang vật: 77,8258g ma túy các loại; 1.837,1 kg pháo; 12.230 bao thuốc lá điếu; 153 lít thuốc bảo vệ thực vật (không rõ nguồn gốc, xuất xứ); 12 kg thuốc nổ TNT; 229 kíp nổ; 18,69m dây cháy chậm; 27,974m3 gỗ các loại; 18,426 tấn củi; 49,473 ster củi và các tang vật, phương tiện có liên quan. Kết quả, đã khởi tố 04 vụ/04 đối tượng (02 vụ/01 đối tượng tàng trữ trái phép chất ma túy; 02 vụ/03 đối tượng tàng trữ, vận chuyển trái phép vật liệu nổ); xử lý vi phạm hành chính 22 vụ/44 đối tượng, thu 483.100.000 đồng nộp ngân sách nhà nước; hoàn chỉnh hồ sơ tịch thu tang vật: 15 vụ vắng chủ. Bán đấu giá tài sản là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu nộp ngân sách nhà nước là 410.500.000 đồng; hoàn chỉnh hồ sơ ban đầu, bàn giao cơ quan chức năng xử lý 18 vụ/19 đối tượng (02 vụ chưa xác định được đối tượng); đang điều tra, xử lý 03 vụ chưa xác định được đối tượng.

Bên cạnh những kết quả đạt được nêu trên, công tác đấu tranh phòng chống buôn lậu gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn tỉnh vẫn còn một số tồn tại, hạn chế và khó khăn, vướng mắc như: Ban Chỉ đạo 389 của tỉnh chưa kịp thời, sửa đổi, ban hành Quy chế hoạt động mới để thay thế Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả của tỉnh tại Quyết định số 57/QĐ-BCĐ389 ngày 05/9/2014; việc thành lập đoàn kiểm tra liên ngành để kiểm tra việc xử lý các vụ buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả lớn; kiểm tra tình hình chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả nghiêm trọng tại một số địa bàn trọng điểm trong năm 2021 và 8 tháng đầu năm 2022 chưa được Ban Chỉ đạo 389 của tỉnh tổ chức triển khai, thực hiện; công tác dự báo tình hình buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả của các thành viên Ban Chỉ đạo 389 đã góp phần tích cực trong công tác đấu tranh xử lý các hành vi vi phạm, nhưng với diễn biến thị trường ngày càng phức tạp, hoạt động của các đối tượng vi phạm ngày càng tinh vi, đặc biệt là sự bùng nổ kinh doanh trên môi trường mạng internet, dẫn đến công tác dự báo trên một số lĩnh vực vẫn chưa kịp thời, chưa chính xác; trình độ nghiệp vụ, năng lực chuyên môn của một số công chức, chiến sỹ trực tiếp làm nhiệm vụ này còn hạn chế như: Kiểm tra xuất xứ hàng hóa, xác định trị giá, việc phân biệt phân bón giả, kém chất lượng không thể nhận biết bằng mắt thường mà phải lấy mẫu thử nghiệm (công chức muốn lấy mẫu phân bón phải được đào tạo qua lớp lấy mẫu và được cấp chứng chỉ lấy mẫu phân bón),..., còn ngại va chạm, chưa cương quyết đấu tranh chống các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác kiểm tra, kiểm soát còn thiếu, lạc hậu, chưa đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới; cơ sở vật chất, phương tiện và trang thiết bị hỗ trợ cho các lực lượng kiểm tra, kiểm soát chưa đảm bảo, chưa đáp ứng yêu cầu công việc, lực lượng thực hiện nhiệm vụ thiếu, trong khi đó địa bàn rộng lớn; công tác phối hợp, trao đổi, cung cấp thông tin giữa các ngành chức năng, các địa phương chưa nhịp nhàng và chưa thực sự hiệu quả. Công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật chưa được duy trì thường xuyên, hiệu quả công tác tuyên truyền chưa cao, chưa tạo được sự chuyển biến tích cực trong Nhân dân về trách nhiệm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị trong công tác tuyên truyền, vận động người dân “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” chưa thật sự được quan tâm. 

Để đẩy mạnh công tác đấu tranh phòng chống buôn lậu gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới, UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo 389 của tỉnh cần thực hiện một số giải pháp sau: Rà soát ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo để phù hợp với chức năng, nhiệm vụ. Thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành để kiểm tra một số lĩnh vực, địa bàn, tuyến trọng điểm; tiếp tục chủ động, tăng cường phối hợp với các cấp ủy, chính quyền địa phương làm tốt công tác tuyên truyền, quán triệt, triển khai thực hiện các văn bản của Đảng, Chính phủ, văn bản của tỉnh về công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn tỉnh nhằm nâng cao nhận thức cán bộ, công chức, viên chức, người lao động các doanh nghiệp, người tiêu dùng trong công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả và trong sự lựa chọn, mua bán hàng hóa để đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của người tiêu dùng; vận động người dân “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”; chỉ đạo các cơ quan, đơn vị thành viên Ban Chỉ đạo 389 của tỉnh tăng cường công tác tập huấn, bồi dưỡng cho đội ngũ công chức làm công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả theo hướng cụ thể, chuyên sâu để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đáp ứng tốt hơn nhiệm vụ công tác trong thời gian tới; xử lý kịp thời, nghiêm minh những cán bộ, công chức tiếp tay, dung túng hoặc có biểu hiện tiêu cực khác trong thực hiện nhiệm vụ được giao./.
Trà Giang

Đẩy mạnh công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn tỉnh Gia Lai

27/12/2022
Thời gian qua, công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn tỉnh được UBND tỉnh và Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tỉnh Gia Lai (Ban Chỉ đạo 389 của tỉnh) quan tâm chỉ đạo thực hiện, đã góp phần bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, thúc đẩy sản xuất, bảo đảm cân đối cung cầu hàng hóa, dịch vụ, bình ổn giá cả, thị trường và đảm bảo chất lượng hàng hóa phục vụ tốt sản xuất và đời sống Nhân dân.
 
Ban Chỉ đạo 389 của tỉnh và các cơ quan thành viên đã triển khai kịp thời các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, các Bộ, ban, ngành trung ương, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, Tổng cục Quản lý thị trường, Tổng cục Hải quan, UBND tỉnh... về các giải pháp kiểm soát tình hình thị trường, đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Hằng năm, chủ động ban hành kế hoạch triển khai công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn tỉnh, theo đó, kế hoạch xác định nhiệm vụ cụ thể gắn với trách nhiệm của từng cơ quan, đơn vị thành viên Ban Chỉ đạo, qua đó nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính ngăn chặn kịp thời và đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, nhất là trong các dịp trước, trong và sau tết Nguyên Đán, kiểm soát đối với các mặt hàng tác động lớn đến quyền lợi người sản xuất và người tiêu dùng, các mặt hàng phòng chống dịch Covid-19,... góp phần phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh trật tự và bảo vệ doanh nghiệp, quyền lợi người tiêu dùng.
 
 sua.jpg
Quang cảnh Ban Pháp chế HĐND tỉnh giám sát công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại
và hàng giả trên địa bàn tỉnh

Các đơn vị thành viên trong Ban Chỉ đạo 389 của tỉnh đã dự báo, nắm bắt diễn biến tình hình thị trường, hàng hóa, giá cả nhất là trong các dịp lễ, tết để đề ra các phương án, kế hoạch kịp thời xử lý các tình huống xấu có thể xảy ra; tập trung kiểm tra, kiểm soát có trọng tâm, trọng điểm và tăng cường hoạt động phối hợp trong công tác phòng, chống buôn lậu, hàng giả, gian lận thương mại; chú trọng đến các loại hàng hóa như: Lương thực, thực phẩm, sữa, xăng dầu, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc chữa bệnh, mỹ phẩm, khẩu trang, dung dịch sát khuẩn, que test nhanh Covid-19,… kiểm tra ngăn ngừa nạn đầu cơ, găm hàng, gây biến động đột biến về giá trong dịp lễ, tết, thời gian dịch Covid-19 đối với tất cả các mặt hàng. Nhất là trong thời gian khan hiếm xăng dầu, một số tỉnh lân cận đứt nguồn cung xăng dầu, lực lượng Quản lý thị trường tỉnh đã chủ động, tổ chức tuyên truyền, giám sát 24/24 và đã ký cam kết đến 389 cửa hàng kinh doanh xăng dầu với các nội dung “Nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của pháp luật trong hoạt động kinh doanh; không đầu cơ, găm hàng nhằm thu lợi bất chính;…”. Đồng thời, dán 1.063 bản áp phích về đường dây nóng tiếp nhận tin báo các hành vi vi phạm về đầu cơ, găm hàng, bán cao hơn giá niêm yết, tăng giá quá mức và các hành vi vi phạm khác. 

Theo kết quả giám sát của Ban Pháp chế HĐND tỉnh, trong năm 2021 đến 8 tháng đầu năm 2022, các lực lượng chức năng trong tỉnh đã kiểm tra, phát hiện 4.795 vụ/4.386 đối tượng. Trong đó: Buôn bán vận chuyển trái phép hàng cấm, hàng lậu: 1.209 vụ; gian lận thương mại, gian lận thuế: 3.547 vụ; hàng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ: 39 vụ. 

Lực lượng chức năng đã khởi tố hình sự 103 vụ/105 đối tượng, xử phạt vi phạm hành chính 4.078 vụ, thu nộp ngân sách nhà nước 77,96 tỷ đồng. So với cùng kỳ năm 2020 và 8 tháng đầu năm 2021, số vụ phát hiện giảm 329 vụ (5.124/4.448 đối tượng), giảm 6,4%; số vụ xử phạt vi phạm hành chính giảm  4.311 vụ, giảm 5,4%; số tiền thu nộp ngân sách nhà nước tăng 0,5392 tỷ đồng (77,96 tỷ đồng/72,568 tỷ đồng) tăng 7,4%; số vụ khởi tố hình sự giảm 34 vụ, giảm 43 đối tượng (103 vụ, 105 đối tượng/137 vụ, 180 đối tượng). Đồng thời, Ban Chỉ đạo 389 của tỉnh đã kịp thời kiểm tra, rà soát và đề xuất cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật nhằm khắc phục những bất cập trong công tác quản lý không để các đối tượng lợi dụng chính sách, kẻ hở pháp luật để buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; kịp thời khen thưởng các tập thể, cá nhân đạt thành tích xuất sắc đột xuất trong công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả được thực hiện kịp thời, tạo động lực phấn đấu cho cán bộ, chiến sỹ thực hiện tốt hơn nữa nhiệm vụ chính trị được giao.

Ngoài ra, các thành viên trong Ban Chỉ đạo 389 của tỉnh đã triển khai thực hiện nghiêm túc và hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao tại các kế hoạch của Ban Chỉ đạo, điển hình như: 

Cục Quản lý thị trường tỉnh đã chủ động, kịp thời tham mưu Ban Chỉ đạo 389 của tỉnh quán triệt, triển khai các văn bản của trung ương và tham mưu Ban Chỉ đạo xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn tỉnh; phối hợp tốt với các cơ quan chức năng kiểm soát, xử lý buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn tỉnh. Qua kiểm tra, Cục Quản lý thị trường tỉnh đã phát hiện 3.469 vụ vi phạm pháp luật, đã xử lý hành chính 1.811 vụ với tổng số tiền thu phạt hơn 11 tỷ đồng; trị giá hàng hóa là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu hơn 2,5 tỷ đồng; số vụ việc chuyển cơ quan tiến hành tố tụng xem xét khởi tố hình sự 06 vụ, trong đó có 01 vụ đã có quyết định khởi tố hình sự. 

Công an tỉnh đã xây dựng nhiều kế hoạch, phương án đấu tranh, xử lý các đường dây, ổ nhóm buôn bán, các tụ điểm tập kết hàng hóa nhập lậu, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm, các hành vi vi phạm trong hoạt động thương mại điện tử, khai thác lâm sản, khoáng sản trái phép. Trong năm 2021 và 8 tháng đầu năm 2022, lực lượng Công an toàn tỉnh đã phát hiện, tiếp nhận, điều tra, xử lý 461 vụ, 497 đối tượng tàng trữ, mua bán, vận chuyển, sử dụng pháo nổ trái phép, vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản, mua bán, tàng trữ động vật hoang dã, vận chuyển hàng hóa trái phép qua biên giới, mua bán hóa đơn trái phép… Kết quả đã xử lý khởi tố 65 vụ/119 bị can; xử lý vi phạm hành chính 72 vụ/86 đối tượng; chuyển cơ quan chức năng xử phạt 314 vụ/283 đối tượng; đang xác minh 10 vụ/09 đối tượng.

Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh đã phối hợp chặt chẽ với lực lượng Hải quan, Y tế trong triển khai thực hiện các nhiệm vụ xuất nhập cảnh, xuất nhập khẩu và kiểm dịch y tế tại cửa khẩu. Đã phát hiện, bắt giữ 62/67 đối tượng vi phạm pháp luật. Tang vật: 77,8258g ma túy các loại; 1.837,1 kg pháo; 12.230 bao thuốc lá điếu; 153 lít thuốc bảo vệ thực vật (không rõ nguồn gốc, xuất xứ); 12 kg thuốc nổ TNT; 229 kíp nổ; 18,69m dây cháy chậm; 27,974m3 gỗ các loại; 18,426 tấn củi; 49,473 ster củi và các tang vật, phương tiện có liên quan. Kết quả, đã khởi tố 04 vụ/04 đối tượng (02 vụ/01 đối tượng tàng trữ trái phép chất ma túy; 02 vụ/03 đối tượng tàng trữ, vận chuyển trái phép vật liệu nổ); xử lý vi phạm hành chính 22 vụ/44 đối tượng, thu 483.100.000 đồng nộp ngân sách nhà nước; hoàn chỉnh hồ sơ tịch thu tang vật: 15 vụ vắng chủ. Bán đấu giá tài sản là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu nộp ngân sách nhà nước là 410.500.000 đồng; hoàn chỉnh hồ sơ ban đầu, bàn giao cơ quan chức năng xử lý 18 vụ/19 đối tượng (02 vụ chưa xác định được đối tượng); đang điều tra, xử lý 03 vụ chưa xác định được đối tượng.

Bên cạnh những kết quả đạt được nêu trên, công tác đấu tranh phòng chống buôn lậu gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn tỉnh vẫn còn một số tồn tại, hạn chế và khó khăn, vướng mắc như: Ban Chỉ đạo 389 của tỉnh chưa kịp thời, sửa đổi, ban hành Quy chế hoạt động mới để thay thế Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả của tỉnh tại Quyết định số 57/QĐ-BCĐ389 ngày 05/9/2014; việc thành lập đoàn kiểm tra liên ngành để kiểm tra việc xử lý các vụ buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả lớn; kiểm tra tình hình chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả nghiêm trọng tại một số địa bàn trọng điểm trong năm 2021 và 8 tháng đầu năm 2022 chưa được Ban Chỉ đạo 389 của tỉnh tổ chức triển khai, thực hiện; công tác dự báo tình hình buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả của các thành viên Ban Chỉ đạo 389 đã góp phần tích cực trong công tác đấu tranh xử lý các hành vi vi phạm, nhưng với diễn biến thị trường ngày càng phức tạp, hoạt động của các đối tượng vi phạm ngày càng tinh vi, đặc biệt là sự bùng nổ kinh doanh trên môi trường mạng internet, dẫn đến công tác dự báo trên một số lĩnh vực vẫn chưa kịp thời, chưa chính xác; trình độ nghiệp vụ, năng lực chuyên môn của một số công chức, chiến sỹ trực tiếp làm nhiệm vụ này còn hạn chế như: Kiểm tra xuất xứ hàng hóa, xác định trị giá, việc phân biệt phân bón giả, kém chất lượng không thể nhận biết bằng mắt thường mà phải lấy mẫu thử nghiệm (công chức muốn lấy mẫu phân bón phải được đào tạo qua lớp lấy mẫu và được cấp chứng chỉ lấy mẫu phân bón),..., còn ngại va chạm, chưa cương quyết đấu tranh chống các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác kiểm tra, kiểm soát còn thiếu, lạc hậu, chưa đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới; cơ sở vật chất, phương tiện và trang thiết bị hỗ trợ cho các lực lượng kiểm tra, kiểm soát chưa đảm bảo, chưa đáp ứng yêu cầu công việc, lực lượng thực hiện nhiệm vụ thiếu, trong khi đó địa bàn rộng lớn; công tác phối hợp, trao đổi, cung cấp thông tin giữa các ngành chức năng, các địa phương chưa nhịp nhàng và chưa thực sự hiệu quả. Công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật chưa được duy trì thường xuyên, hiệu quả công tác tuyên truyền chưa cao, chưa tạo được sự chuyển biến tích cực trong Nhân dân về trách nhiệm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị trong công tác tuyên truyền, vận động người dân “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” chưa thật sự được quan tâm. 

Để đẩy mạnh công tác đấu tranh phòng chống buôn lậu gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới, UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo 389 của tỉnh cần thực hiện một số giải pháp sau: Rà soát ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo để phù hợp với chức năng, nhiệm vụ. Thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành để kiểm tra một số lĩnh vực, địa bàn, tuyến trọng điểm; tiếp tục chủ động, tăng cường phối hợp với các cấp ủy, chính quyền địa phương làm tốt công tác tuyên truyền, quán triệt, triển khai thực hiện các văn bản của Đảng, Chính phủ, văn bản của tỉnh về công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn tỉnh nhằm nâng cao nhận thức cán bộ, công chức, viên chức, người lao động các doanh nghiệp, người tiêu dùng trong công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả và trong sự lựa chọn, mua bán hàng hóa để đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của người tiêu dùng; vận động người dân “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”; chỉ đạo các cơ quan, đơn vị thành viên Ban Chỉ đạo 389 của tỉnh tăng cường công tác tập huấn, bồi dưỡng cho đội ngũ công chức làm công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả theo hướng cụ thể, chuyên sâu để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đáp ứng tốt hơn nhiệm vụ công tác trong thời gian tới; xử lý kịp thời, nghiêm minh những cán bộ, công chức tiếp tay, dung túng hoặc có biểu hiện tiêu cực khác trong thực hiện nhiệm vụ được giao./.
Trà Giang