> Tin tức - Sự kiện > Tin tức sự kiện > Quán triệt Nghị quyết số 12 của Bộ Chính trị về xây dựng lực lượng Công an nhân dân

Quán triệt Nghị quyết số 12 của Bộ Chính trị về xây dựng lực lượng Công an nhân dân

07/09/2022
Sáng 7-9, Tỉnh ủy Gia Lai tổ chức Hội nghị quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết số 12-NQ/TW ngày 16-3-2022 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh xây dựng lực lượng Công an nhân dân (CAND) thật sự trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.
 
images3183640_222PV.jpg
Bí thư Tỉnh ủy Hồ Văn Niên phát biểu tại hội nghị. 
 
Đồng chí Hồ Văn Niên-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì hội nghị. Cùng dự có các đồng chí trong Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, lãnh đạo các sở, ngành, các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh.

Nghị quyết số 12-NQ/TW ngày 16-3-2022 (Nghị quyết 12) của Bộ Chính trị là một nghị quyết quan trọng, toàn diện và mang tính chiến lược nhằm xây dựng lực lượng CAND thật sự trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, đủ sức để hoàn thành tốt nhiệm vụ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để đưa nước ta ngày càng phát triển.
 
Nghị quyết gồm 4 quan điểm chỉ đạo; 7 nhiệm vụ giải pháp trọng tâm. Trên tinh thần kế thừa và phát triển các nội dung có tính nguyên tắc, những thành tựu cơ bản gắn với yêu cầu cao hơn của giai đoạn phát triển mới với những thời cơ, vận hội mới cùng với những khó khăn, thách thức đan xen ngày càng gay gắt. Nghị quyết 12 của Bộ Chính trị nhấn mạnh, bất luận trong hoàn cảnh, điều kiện nào cũng phải luôn kiên định nguyên tắc Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt đối với lực lượng CAND.

Mục tiêu tổng quát của Nghị quyết 12 là tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, sâu sắc, toàn diện trong xây dựng lực lượng CAND thật sự trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại; là lực lượng vũ trang nhân dân sắc bén, mang bản chất của giai cấp công nhân, tuyệt đối trung thành với chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, với Đảng, Nhà nước và Nhân dân; mang tính Nhân dân và tính dân tộc sâu sắc; có hệ thống tổ chức tập trung, thống nhất, chuyên sâu, xuyên suốt, tinh, gọn, mạnh; có đội ngũ cán bộ, chiến sĩ tinh nhuệ; pháp chế, kỷ luật, kỷ cương được tăng cường; tiềm lực hậu cần, kỹ thuật hiện đại.

Nội dung Nghị quyết 12 của Bộ Chính trị khóa XIII có tầm quan trọng đặc biệt, với tư tưởng, quan điểm chỉ đạo xuyên suốt và nhất quán: Xây dựng lực lượng CAND thật sự trong sạch, vững mạnh, tuyệt đối trung thành với Đảng, với Tổ quốc; hết lòng, hết sức phục vụ Nhân dân, đây là nhiệm vụ được đặt lên hàng đầu, có tính nguyên tắc và cũng là lý do tồn tại của lực lượng Công an. Cùng với đó là phải ưu tiên các nguồn lực để xây dựng lực lượng CAND chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ an ninh Tổ quốc, giữ gìn kỷ cương, trật tự xã hội trong giai đoạn mới.

Nghị quyết tiếp tục khẳng định CAND là "lá chắn" và "thanh bảo kiếm" bảo vệ nhân dân, bảo vệ Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa. Xây dựng lực lượng CAND thật sự trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại là yêu cầu cấp thiết, góp phần xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, đưa nước ta trở thành nước phát triển, theo định hướng xã hội chủ nghĩa vào giữa thế kỷ XXI.
 
 images3183661_3lay.jpg
Quang cảnh hội nghị. 

Phấn đấu đến năm 2025, lực lượng CAND nước ta cơ bản phải tinh, gọn, mạnh; các lực lượng tình báo, cơ yếu, an ninh, cảnh sát cơ động, kỹ thuật nghiệp vụ, an ninh mạng và đấu tranh phòng-chống tội phạm công nghệ cao tiến thẳng lên hiện đại. Đến năm 2030, xây dựng lực lượng CAND chính quy, tinh nhuệ, hiện đại.

Về nhiệm vụ và giải pháp, nghị quyết lần này xác định các nhóm vấn đề: Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, sự giám sát của Nhân dân đối với lực lượng CAND; nâng cao hiệu quả công tác Đảng, công tác chính trị trong lực lượng CAND; tiếp tục hoàn thiện tổ chức bộ máy, bảo đảm biên chế, xây dựng đội ngũ cán bộ CAND theo hướng "Bộ tinh, tỉnh mạnh, huyện toàn diện, xã bám cơ sở"; đổi mới công tác tham mưu, lãnh đạo, chỉ huy, tăng cường tổng kết thực tiễn, phát triển lý luận về CAND; xây dựng, hoàn thiện pháp luật, cơ chế hoạt động, phối hợp của lực lượng CAND; bảo đảm tiềm lực cơ sở vật chất, trang bị hiện đại, đồng bộ; đẩy mạnh việc xây dựng, củng cố nền an ninh nhân dân, thế trận an ninh nhân dân trong tình hình mới.
Theo baogialai.com.vn

Quán triệt Nghị quyết số 12 của Bộ Chính trị về xây dựng lực lượng Công an nhân dân

07/09/2022
Sáng 7-9, Tỉnh ủy Gia Lai tổ chức Hội nghị quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết số 12-NQ/TW ngày 16-3-2022 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh xây dựng lực lượng Công an nhân dân (CAND) thật sự trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.
 
images3183640_222PV.jpg
Bí thư Tỉnh ủy Hồ Văn Niên phát biểu tại hội nghị. 
 
Đồng chí Hồ Văn Niên-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì hội nghị. Cùng dự có các đồng chí trong Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, lãnh đạo các sở, ngành, các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh.

Nghị quyết số 12-NQ/TW ngày 16-3-2022 (Nghị quyết 12) của Bộ Chính trị là một nghị quyết quan trọng, toàn diện và mang tính chiến lược nhằm xây dựng lực lượng CAND thật sự trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, đủ sức để hoàn thành tốt nhiệm vụ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để đưa nước ta ngày càng phát triển.
 
Nghị quyết gồm 4 quan điểm chỉ đạo; 7 nhiệm vụ giải pháp trọng tâm. Trên tinh thần kế thừa và phát triển các nội dung có tính nguyên tắc, những thành tựu cơ bản gắn với yêu cầu cao hơn của giai đoạn phát triển mới với những thời cơ, vận hội mới cùng với những khó khăn, thách thức đan xen ngày càng gay gắt. Nghị quyết 12 của Bộ Chính trị nhấn mạnh, bất luận trong hoàn cảnh, điều kiện nào cũng phải luôn kiên định nguyên tắc Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt đối với lực lượng CAND.

Mục tiêu tổng quát của Nghị quyết 12 là tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, sâu sắc, toàn diện trong xây dựng lực lượng CAND thật sự trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại; là lực lượng vũ trang nhân dân sắc bén, mang bản chất của giai cấp công nhân, tuyệt đối trung thành với chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, với Đảng, Nhà nước và Nhân dân; mang tính Nhân dân và tính dân tộc sâu sắc; có hệ thống tổ chức tập trung, thống nhất, chuyên sâu, xuyên suốt, tinh, gọn, mạnh; có đội ngũ cán bộ, chiến sĩ tinh nhuệ; pháp chế, kỷ luật, kỷ cương được tăng cường; tiềm lực hậu cần, kỹ thuật hiện đại.

Nội dung Nghị quyết 12 của Bộ Chính trị khóa XIII có tầm quan trọng đặc biệt, với tư tưởng, quan điểm chỉ đạo xuyên suốt và nhất quán: Xây dựng lực lượng CAND thật sự trong sạch, vững mạnh, tuyệt đối trung thành với Đảng, với Tổ quốc; hết lòng, hết sức phục vụ Nhân dân, đây là nhiệm vụ được đặt lên hàng đầu, có tính nguyên tắc và cũng là lý do tồn tại của lực lượng Công an. Cùng với đó là phải ưu tiên các nguồn lực để xây dựng lực lượng CAND chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ an ninh Tổ quốc, giữ gìn kỷ cương, trật tự xã hội trong giai đoạn mới.

Nghị quyết tiếp tục khẳng định CAND là "lá chắn" và "thanh bảo kiếm" bảo vệ nhân dân, bảo vệ Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa. Xây dựng lực lượng CAND thật sự trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại là yêu cầu cấp thiết, góp phần xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, đưa nước ta trở thành nước phát triển, theo định hướng xã hội chủ nghĩa vào giữa thế kỷ XXI.
 
 images3183661_3lay.jpg
Quang cảnh hội nghị. 

Phấn đấu đến năm 2025, lực lượng CAND nước ta cơ bản phải tinh, gọn, mạnh; các lực lượng tình báo, cơ yếu, an ninh, cảnh sát cơ động, kỹ thuật nghiệp vụ, an ninh mạng và đấu tranh phòng-chống tội phạm công nghệ cao tiến thẳng lên hiện đại. Đến năm 2030, xây dựng lực lượng CAND chính quy, tinh nhuệ, hiện đại.

Về nhiệm vụ và giải pháp, nghị quyết lần này xác định các nhóm vấn đề: Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, sự giám sát của Nhân dân đối với lực lượng CAND; nâng cao hiệu quả công tác Đảng, công tác chính trị trong lực lượng CAND; tiếp tục hoàn thiện tổ chức bộ máy, bảo đảm biên chế, xây dựng đội ngũ cán bộ CAND theo hướng "Bộ tinh, tỉnh mạnh, huyện toàn diện, xã bám cơ sở"; đổi mới công tác tham mưu, lãnh đạo, chỉ huy, tăng cường tổng kết thực tiễn, phát triển lý luận về CAND; xây dựng, hoàn thiện pháp luật, cơ chế hoạt động, phối hợp của lực lượng CAND; bảo đảm tiềm lực cơ sở vật chất, trang bị hiện đại, đồng bộ; đẩy mạnh việc xây dựng, củng cố nền an ninh nhân dân, thế trận an ninh nhân dân trong tình hình mới.
Theo baogialai.com.vn