> Tin tức - Sự kiện > Tin hoạt động ĐĐBQH > Bài phát biểu của đại biểu Siu Hương, Phó trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Gia Lai tại Kỳ họp

Bài phát biểu của đại biểu Siu Hương, Phó trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Gia Lai tại Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV về kinh tế - xã hội

02/06/2022
Kính thưa:Chủ tọa kỳ họp
Kính thưa: Quốc hội
Kính thưa: Đồng bào, cử tri cả nước!

 
Trong bối cảnh dịch bệnh khó khăn, nhưng có thể nói kinh tế - xã hội đạt được rất nhiều điểm tích cực tạo tiền đề phục hồi kinh tế trong thời gian tới. Như báo cáo Chính phủ đã thể hiện: Quốc phòng, an ninh, chủ quyền, biên giới quốc gia được giữ vững; trật tự, an toàn xã hội được bảo đảm, tăng cường; “Kinh tế - xã hội những tháng đầu năm có nhiều chuyển biến tích cực và đạt được những kết quả quan trọng, khá toàn diện trên các lĩnh vực, góp phần củng cố niềm tin của nhân dân”. Điểm tích cực có thể thấy đầu tiên đó là tình hình kinh tế bước đầu có dấu hiệu phục hồi, tăng trưởng; Chính phủ đã thực hiện các biện pháp liên quan đến hoạt động thị trường bất động sản, huy động vốn; Thông tin, truyền thông ngày càng đổi mới tích cực, kịp thời, góp phần tạo đồng thuận xã hội, nhất là trong phòng, chống dịch bệnh và phục hồi, phát triển KTXH, tạo môi trường mạng trong sạch, truyền tải những nét văn hóa, nhân lên hành vi đẹp trong đời sống xã hội. Tôi tin người Việt Nam sẽ tạo dấu ấn riêng trong không gian mạng và góp phần truyền bá văn hóa Việt Nam.
 
z3458586830104_a1f265cbe1da5ffe44904445d671686f.jpg
Đại biểu Siu Hương, Phó trưởng Đoàn chuyên trách đoàn ĐBQH tỉnh Gia Lai (ảnh: T. Hùng)

Do vậy, để phát huy những thành quả trên và phát huy hơn nữa trong công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ. Tôi đề xuất một số giải pháp như sau:

Thứ nhất, hoàn thiện hệ thống pháp luật. Qua phương tiện truyền thông, tiếp xúc cử tri cho thấy: Một số hiện tượng như: tăng giá học phí đại học, tăng giá sách giáo khoa; tình trạng chậm triển khai các Chương trình mục tiêu Quốc gia; đời sống của một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số còn rất khó khăn; định mức hỗ trợ chăm sóc, bảo vệ rừng còn thấp; Quyết định 861/QĐ-TTg ngày 04/6/2021 của Thủ tướng chính phủ ảnh hưởng đến việc thực hiện bảo hiểm y tế cho đồng bào dân tộc thiểu số; tình trạng rút bảo hiểm xã hội một lần gia tăng... Đề nghị, Quốc hội, chính phủ xem xét sửa đổi những văn bản pháp luật có liên quan trực tiếp đến các vấn đền trên…

Thứ hai, phát triển hệ thống giao thông. Trong những năm qua việc xây dựng các tuyến cao tốc được quan tâm, có thể kể đến các tuyến Cao tốc Bắc - Nam đã được triển khai, tuyến đường Hồ Chí Minh, đường vành đai các thành phố lớn,…. Nhưng trong thực hiện cho thấy, nhiều dự án giao thông triển khai chậm do vướng mắc ngay từ khâu đền bù, giải phóng mặt bằng. Do vậy, tôi cũng mạnh dạn nêu giải pháp trong tổ chức thực hiện: Chính phủ nên xem xét tách giải phóng mặt bằng thành một dự án độc lập đối với những dự án đầu tư nhóm A hoặc cần thực hiện tốt “báo cáo nghiên cứu tiền khả thi” đã thể hiện trong Luật Đầu tư công để đẩy nhanh hơn tiến độ thi công các dự án giao thông. 

Thứ ba, đề nghị Chính phủ đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn, trong đó chú trọng cho vùng Tây nguyên. Phát triển kinh tế - xã hội là một chiến lược tổng thể, mang tính đồng bộ, nên cần có sự phân bổ nguồn vốn hợp lý,để phát triển các sản phẩm hàng hóa, phát triển dịch vụ - một trong những nội dung mà Hội nghị Trung ương năm, khóa 13 đã đề cập đến Nghị quyết "Nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045". 

Thứ tư, tăng cường đầu tư cho khoa học và công nghệ. Đề nghị, Chính phủ tiếp tục tăng cường chi đầu tư cho khoa học và công nghệ nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Đối với các nhiệm vụ khoa học và công nghệ, kinh phí nhà nước đầu tư tập trung cho việc xây dựng và hoàn thiện giải pháp, triển khai thực hiện các mô hình mới, mô hình điểm, hiện nay chưa có cơ chế hỗ trợ kinh phí để nhân rộng các kết quả nghiên cứu sau khi nghiệm thu. Trong đó, xây dựng cơ chế hỗ trợ chuyển giao, ứng dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn sản xuất và đời sống, hình thành giai đoạn tiếp theo sau khi đề tài kết thúc để tiếp tục hỗ trợ ứng dụng vào thực tiễn sản xuất.

Thứ năm, huy động vốn. Trong các chức năng của tiền tệ có chức năng lưu thông, chính điều này đã gia tăng giá trị, kích thích nền kinh tế phát triển. Để các nội dung trên thực hiện hiệu quả cần đảm bảo nguồn vốn để triển khai thực hiện. Bên cạnh các hình thức thu hút đầu tư theo luật định, Chính phủ cần chỉ đạo thực hiện các hình thức huy động vốn làm sao đủ hấp dẫn để huy động được tiền gửi từ người dân thông qua như tăng lãi suất tiền gửi, huy động qua kênh thị trường chứng khoán,… Đồng thời để đảm bảo tính hiệu quả sử dụng nguồn vốn, cần hoàn thiện hơn nữa hệ thống pháp luật cũng như sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ.

Thứ sáu, điều chỉnh giá đối với một số mặt hàng phục vụ sản xuất. Báo cáo của Chính phủ, các bộ, ngành và tiếp xúc cử tri cho thấy: Cử tri phản ánh nhiều về việc giá cả sinh hoạt gia tăng liên tục và ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt hằng ngày của mỗi gia đình; giá vật liệu đầu vào của sản xuất nông nghiệp cũng tăng nhất là phân bón (thậm chí tăng gấp 2-3 lần từ năm đầu năm 2021 đến nay); giá xăng và nguyên vật liệu đầu vào của hầu hết các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh đều tăng làm ảnh hưởng đến triển khai nhiều công trình lớn, ảnh hưởng đến hoạt động của nhiều doanh nghiệp; số liệu thống kê cũng cho thấy các chỉ số giá tiêu dùng gia tăng ở nhiều lĩnh vực... sẽ có những tác động đến đời sống của người dân.

Đề nghị, Chính phủ có giải pháp điều chỉnh giá đối với các mặt hàng trên để đẩy mạnh phát triển sản xuất, nâng cao mức sống của người dân.

 Trên đây, là ý kiến phát biểu của tôi, kính mong Quốc hội, Chính phủ xem xét, trong hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội. Xin hết ý kiến, xin cảm ơn Quốc hội.

Bài phát biểu của đại biểu Siu Hương, Phó trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Gia Lai tại Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV về kinh tế - xã hội

02/06/2022
Kính thưa:Chủ tọa kỳ họp
Kính thưa: Quốc hội
Kính thưa: Đồng bào, cử tri cả nước!

 
Trong bối cảnh dịch bệnh khó khăn, nhưng có thể nói kinh tế - xã hội đạt được rất nhiều điểm tích cực tạo tiền đề phục hồi kinh tế trong thời gian tới. Như báo cáo Chính phủ đã thể hiện: Quốc phòng, an ninh, chủ quyền, biên giới quốc gia được giữ vững; trật tự, an toàn xã hội được bảo đảm, tăng cường; “Kinh tế - xã hội những tháng đầu năm có nhiều chuyển biến tích cực và đạt được những kết quả quan trọng, khá toàn diện trên các lĩnh vực, góp phần củng cố niềm tin của nhân dân”. Điểm tích cực có thể thấy đầu tiên đó là tình hình kinh tế bước đầu có dấu hiệu phục hồi, tăng trưởng; Chính phủ đã thực hiện các biện pháp liên quan đến hoạt động thị trường bất động sản, huy động vốn; Thông tin, truyền thông ngày càng đổi mới tích cực, kịp thời, góp phần tạo đồng thuận xã hội, nhất là trong phòng, chống dịch bệnh và phục hồi, phát triển KTXH, tạo môi trường mạng trong sạch, truyền tải những nét văn hóa, nhân lên hành vi đẹp trong đời sống xã hội. Tôi tin người Việt Nam sẽ tạo dấu ấn riêng trong không gian mạng và góp phần truyền bá văn hóa Việt Nam.
 
z3458586830104_a1f265cbe1da5ffe44904445d671686f.jpg
Đại biểu Siu Hương, Phó trưởng Đoàn chuyên trách đoàn ĐBQH tỉnh Gia Lai (ảnh: T. Hùng)

Do vậy, để phát huy những thành quả trên và phát huy hơn nữa trong công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ. Tôi đề xuất một số giải pháp như sau:

Thứ nhất, hoàn thiện hệ thống pháp luật. Qua phương tiện truyền thông, tiếp xúc cử tri cho thấy: Một số hiện tượng như: tăng giá học phí đại học, tăng giá sách giáo khoa; tình trạng chậm triển khai các Chương trình mục tiêu Quốc gia; đời sống của một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số còn rất khó khăn; định mức hỗ trợ chăm sóc, bảo vệ rừng còn thấp; Quyết định 861/QĐ-TTg ngày 04/6/2021 của Thủ tướng chính phủ ảnh hưởng đến việc thực hiện bảo hiểm y tế cho đồng bào dân tộc thiểu số; tình trạng rút bảo hiểm xã hội một lần gia tăng... Đề nghị, Quốc hội, chính phủ xem xét sửa đổi những văn bản pháp luật có liên quan trực tiếp đến các vấn đền trên…

Thứ hai, phát triển hệ thống giao thông. Trong những năm qua việc xây dựng các tuyến cao tốc được quan tâm, có thể kể đến các tuyến Cao tốc Bắc - Nam đã được triển khai, tuyến đường Hồ Chí Minh, đường vành đai các thành phố lớn,…. Nhưng trong thực hiện cho thấy, nhiều dự án giao thông triển khai chậm do vướng mắc ngay từ khâu đền bù, giải phóng mặt bằng. Do vậy, tôi cũng mạnh dạn nêu giải pháp trong tổ chức thực hiện: Chính phủ nên xem xét tách giải phóng mặt bằng thành một dự án độc lập đối với những dự án đầu tư nhóm A hoặc cần thực hiện tốt “báo cáo nghiên cứu tiền khả thi” đã thể hiện trong Luật Đầu tư công để đẩy nhanh hơn tiến độ thi công các dự án giao thông. 

Thứ ba, đề nghị Chính phủ đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn, trong đó chú trọng cho vùng Tây nguyên. Phát triển kinh tế - xã hội là một chiến lược tổng thể, mang tính đồng bộ, nên cần có sự phân bổ nguồn vốn hợp lý,để phát triển các sản phẩm hàng hóa, phát triển dịch vụ - một trong những nội dung mà Hội nghị Trung ương năm, khóa 13 đã đề cập đến Nghị quyết "Nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045". 

Thứ tư, tăng cường đầu tư cho khoa học và công nghệ. Đề nghị, Chính phủ tiếp tục tăng cường chi đầu tư cho khoa học và công nghệ nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Đối với các nhiệm vụ khoa học và công nghệ, kinh phí nhà nước đầu tư tập trung cho việc xây dựng và hoàn thiện giải pháp, triển khai thực hiện các mô hình mới, mô hình điểm, hiện nay chưa có cơ chế hỗ trợ kinh phí để nhân rộng các kết quả nghiên cứu sau khi nghiệm thu. Trong đó, xây dựng cơ chế hỗ trợ chuyển giao, ứng dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn sản xuất và đời sống, hình thành giai đoạn tiếp theo sau khi đề tài kết thúc để tiếp tục hỗ trợ ứng dụng vào thực tiễn sản xuất.

Thứ năm, huy động vốn. Trong các chức năng của tiền tệ có chức năng lưu thông, chính điều này đã gia tăng giá trị, kích thích nền kinh tế phát triển. Để các nội dung trên thực hiện hiệu quả cần đảm bảo nguồn vốn để triển khai thực hiện. Bên cạnh các hình thức thu hút đầu tư theo luật định, Chính phủ cần chỉ đạo thực hiện các hình thức huy động vốn làm sao đủ hấp dẫn để huy động được tiền gửi từ người dân thông qua như tăng lãi suất tiền gửi, huy động qua kênh thị trường chứng khoán,… Đồng thời để đảm bảo tính hiệu quả sử dụng nguồn vốn, cần hoàn thiện hơn nữa hệ thống pháp luật cũng như sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ.

Thứ sáu, điều chỉnh giá đối với một số mặt hàng phục vụ sản xuất. Báo cáo của Chính phủ, các bộ, ngành và tiếp xúc cử tri cho thấy: Cử tri phản ánh nhiều về việc giá cả sinh hoạt gia tăng liên tục và ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt hằng ngày của mỗi gia đình; giá vật liệu đầu vào của sản xuất nông nghiệp cũng tăng nhất là phân bón (thậm chí tăng gấp 2-3 lần từ năm đầu năm 2021 đến nay); giá xăng và nguyên vật liệu đầu vào của hầu hết các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh đều tăng làm ảnh hưởng đến triển khai nhiều công trình lớn, ảnh hưởng đến hoạt động của nhiều doanh nghiệp; số liệu thống kê cũng cho thấy các chỉ số giá tiêu dùng gia tăng ở nhiều lĩnh vực... sẽ có những tác động đến đời sống của người dân.

Đề nghị, Chính phủ có giải pháp điều chỉnh giá đối với các mặt hàng trên để đẩy mạnh phát triển sản xuất, nâng cao mức sống của người dân.

 Trên đây, là ý kiến phát biểu của tôi, kính mong Quốc hội, Chính phủ xem xét, trong hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội. Xin hết ý kiến, xin cảm ơn Quốc hội.