> Tin tức - Sự kiện > Tin hoạt động ĐĐBQH > Bảo đảm chất lượng hoạt động xây dựng luật và giám sát của Quốc hội

Bảo đảm chất lượng hoạt động xây dựng luật và giám sát của Quốc hội

24/05/2017
Sáng 23/5, Quốc hội thảo luận ở Tổ đại biểu Quốc hội về dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2018 và dự kiến Chương trình hoạt động giám sát năm 2018.

Đoàn ĐBQH tỉnh Gia Lai thảo luận tổ 17 với Đoàn ĐBQH các tỉnh Quảng Ngãi, Yên Bái, Kon Tum.

Về Chương trình xây dựng luật, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội xem xét bổ sung vào Chương trình cho ý kiến tại kỳ họp thứ 4 (tháng 10/2017) các dự án luật: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế bảo vệ môi trường; Luật phòng, chống tham nhũng (sửa đổi); Luật đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt. Dự kiến năm 2018, tại kỳ họp thứ năm (5/2018), Quốc hội sẽ xem xét thông qua 11 dự án luật và cho ý kiến 09  dự án luật; kỳ họp thứ sáu (10/2018), Quốc hội sẽ xem xét thông qua 10 dự án luật và cho ý kiến 04  dự án luật.

Nhìn chung, trong thời gian qua, các cơ quan của Quốc hội, các đại biểu Quốc hội (ĐBQH), Chính phủ và các cơ quan, tổ chức hữu quan đã có nhiều cố gắng trong việc xây dựng luật, góp phần nâng cao chất lượng cũng như tiến độ chuẩn bị các dự án. Công tác xây dựng pháp luật đã có những chuyển biến tích cực. Việc ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành được quan tâm hơn.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, các ĐBQH thấy lâu nay nói nhiều nhưng vẫn còn những hạn chế chậm được khắc phục như: Chương trình vẫn phải điều chỉnh nhiều; chất lượng chuẩn bị của một số dự án còn hạn chế, có dự án còn phải thay đổi khá nhiều về nội dung, phạm vi, đối tượng điều chỉnh; tình trạng nợ văn bản quy định chi tiết thi hành luật vẫn chưa được khắc phục triệt để  (tính đến ngày 31/3/2017, tổng số văn bản quy định chi tiết các luật, pháp lệnh đã có hiệu lực còn nợ 25 văn bản. Luật giám định tư pháp (có hiệu lực từ 01/01/2013) còn nợ 01 văn bản quy định chi tiết; Luật đầu tư công (có hiệu lực từ 01/01/2015) còn nợ 01 văn bản; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật bảo hiểm y tế (có hiệu lực từ 01/01/2015) còn nợ 02 văn bản… ); việc gửi tài liệu của nhiều dự án cho các ĐBQH vẫn chưa bảo đảm thời gian theo quy định. Nhiều ĐBQH cho rằng, nếu không chuẩn bị tốt thì chương trình xây dựng luật mất cân đối kéo dài, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cần kiên quyết hơn.

ĐBQH Dương Quốc Anh (Đoàn Gia Lai) thấy nguyên tắc “Từ năm 2018, tại mỗi kỳ họp Quốc hội, không phân công quá 03 dự án cho 01 cơ quan soạn thảo hoặc 01 cơ quan thẩm tra phụ trách (bao gồm cả dự án trình thông qua và dự án trình xin ý kiến)”, là khó khả thi vì trước yêu cầu phát triển của đất nước thì các Ủy ban của Quốc hội phải thẩm tra nhiều dự án luật, nghị quyết (kỳ họp này, Ủy ban Kinh tế thẩm tra 06 dự án). Đại biểu băn khoăn theo yêu cầu nhiệm vụ thì các cơ quan của Quốc hội khó từ chối, nhưng nếu thời gian gấp rút mà dẫn đến rủi ro, sơ suất thì phải chịu trách nhiệm trước Quốc hội và cử tri.

Cac-ĐBQH-thao-luan-To-17-sang-23-5-2017.jpg
Các ĐBQH thảo luận Tổ 17 sáng 23-5-2017

Để khắc phục tình trạng điều chỉnh nhiều lần Chương trình xây dựng luật, ĐBQH Hồ Văn Niên (Đoàn Gia Lai) đề nghị đối với dự án xét thấy chưa chuẩn bị kỹ thì chưa đưa vào chương trình; khi luật được ban hành, có hiệu lực thì thực thi được ngay trong đời sống xã hội, khắc phục tình trạng luật chờ nghị định, chờ thông tư, chờ hướng dẫn; đồng thời bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất của mỗi đạo luật trong hệ thống pháp luật. Do vậy, cần tăng cường trách nhiệm của các cơ quan soạn thảo, bộ, ngành của Chính phủ và cơ quan thẩm tra của Quốc hội. Đề nghị xem xét sửa đổi, bổ sung Luật cán bộ, công chức và Luật viên chức để có cơ sở xử lý đối với cán bộ, công chức, viên chức trong tình hình mới, kể cả đối với người đã nghỉ hưu.

ĐBQH Bùi Văn Cường và ĐBQH Đinh Duy Vượt (Đoàn Gia Lai) thấy dự kiến Chương trình xây dựng luật năm 2018 là phù hợp và các mong muốn của các ĐBQH là xác đáng. Cần rút kinh nghiệm không để lặp lại tình trạng xảy ra lỗi do chủ quan như Bộ luật hình sự (sửa đổi) vừa qua. Trọng tâm của công tác xây dựng luật của Quốc hội cần bảo đảm chất lượng hơn số lượng.

Về hoạt động giám sát tối cao của Quốc hội, trên cơ sở đánh giá kết quả thực hiện Chương trình hoạt động giám sát năm 2017 và các tiêu chí là vấn đề bức xúc, nổi lên ở tầm vĩ mô hoặc ảnh hưởng lớn đến đời sống kinh tế - xã hội, được đại biểu Quốc hội, cử tri và Nhân dân quan tâm; gắn với việc xây dựng, thi hành pháp luật; Bảo đảm cân đối, phù hợp giữa các lĩnh vực; Phạm vi giám sát phù hợp với điều kiện thực hiện của các cơ quan của Quốc hội...,Ủy ban Thường vụ Quốc hội dự kiến 04 nội dung giám sát chuyên đề năm 2018 gồm:  (1) Việc thực hiện chính sách, pháp luật về sắp xếp, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước. (2) Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng nguồn vốn trái phiếu chính phủ, vốn vay nước ngoài để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phát triển kinh tế - xã hội. (3) Việc thi hành pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.  (4) Việc thực hiện chính sách, pháp luật hỗ trợ phát triển vùng dân tộc thiểu số và miền núi, để trình Quốc hội xem xét, quyết định 02 nội dung giám sát chuyên đề tại kỳ họp thứ năm và thứ sáu của Quốc hội.

Qua thảo luận, các ĐBQH trong Đoàn Gia Lai thấy 04 nội dung giám sát chuyên đề nêu trên đều quan trọng, song bức xúc hiện nay cần giám sát chuyên đề 1 và 2. Bên cạnh đó, cùng với kiến nghị của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội đưa vào chương trình giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai, rừng, khoáng sản, cát trên địa bàn cả nước.

ĐBQH Nguyễn Hòa Bình (Đoàn Quảng Ngãi) xét thấy hiệu lực và hiệu quả hoạt động giám sát chuyên đề của Quốc hội được bảo đảm không chỉ chọn được vấn đề đúng mà cùng với đó là phương pháp tiến hành, kế hoạch sát sao, giải pháp và kiến nghị rõ ràng, cụ thể. Đồng thời, hoạt động giám sát của Quốc hội cần liên thông với hoạt dộng xây dựng luật nhằm bảo đảm các kiến nghị giám sát gắn với hoàn thiện thể chế chính sách, pháp luật, phát huy tác dụng hiệu lực của hoạt động giám sát.

Ong-Đinh-Duy-Vuot,-Pho-Truong-Đoan-ĐBQH-Gia-Lai-phat-bieu-thao-luan-sang-23-5-2017.jpg
Ông Đinh Duy Vượt, Phó Trưởng Đoàn ĐBQH Gia Lai phát biểu thảo luận sáng 23-5-2017

Vấn đề nổi lên mà các ĐBQH trong Tổ 17 đều quan tâm đề cập nhiều ý kiến, đó là, cần đánh giá ưu, khuyết, nguyên nhân trong hoạt động giám sát của Quốc hội thời gian qua nhằm tiếp tục cải tiến, đổi mới cơ chế giám sát của Quốc hội và cần có những công cụ thực tế nhằm bảo đảm hiệu lực, hiệu quả giám sát. ĐBQH Đinh Duy Vượt (Đoàn Gia Lai) đề nghị báo cáo kết quả giám sát cần quy rõ trách nhiệm của cá nhân, cơ quan, tổ chức chịu sự giám sát, khắc phục tình trạng đánh giá, nhận xét chung chung, “giám sát ngoài da, thanh tra trong ruột”. Đại biểu đề nghị hoạt động giám sát của Quốc hội cần phối hợp với hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân các cấp, các địa phương để bảo đảm chất lượng. Hoạt động giám sát tại nghị trường - chất vấn trong các kỳ họp vừa qua đã có sự tranh luận, nâng cao hiệu quả chất vấn, song công tác điều hành người trả lời chất vấn cần đi vào trọng tâm vấn đề chất vấn, đúng và trúng câu hỏi chất vấn.

Theo chương trình kỳ họp, chiều ngày 08/6 Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2018 và điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2017 và sáng 12/6, biểu quyết thông qua Nghị quyết về Chương trình hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2018.
Duy Hiếu

Bảo đảm chất lượng hoạt động xây dựng luật và giám sát của Quốc hội

24/05/2017
Sáng 23/5, Quốc hội thảo luận ở Tổ đại biểu Quốc hội về dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2018 và dự kiến Chương trình hoạt động giám sát năm 2018.

Đoàn ĐBQH tỉnh Gia Lai thảo luận tổ 17 với Đoàn ĐBQH các tỉnh Quảng Ngãi, Yên Bái, Kon Tum.

Về Chương trình xây dựng luật, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội xem xét bổ sung vào Chương trình cho ý kiến tại kỳ họp thứ 4 (tháng 10/2017) các dự án luật: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế bảo vệ môi trường; Luật phòng, chống tham nhũng (sửa đổi); Luật đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt. Dự kiến năm 2018, tại kỳ họp thứ năm (5/2018), Quốc hội sẽ xem xét thông qua 11 dự án luật và cho ý kiến 09  dự án luật; kỳ họp thứ sáu (10/2018), Quốc hội sẽ xem xét thông qua 10 dự án luật và cho ý kiến 04  dự án luật.

Nhìn chung, trong thời gian qua, các cơ quan của Quốc hội, các đại biểu Quốc hội (ĐBQH), Chính phủ và các cơ quan, tổ chức hữu quan đã có nhiều cố gắng trong việc xây dựng luật, góp phần nâng cao chất lượng cũng như tiến độ chuẩn bị các dự án. Công tác xây dựng pháp luật đã có những chuyển biến tích cực. Việc ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành được quan tâm hơn.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, các ĐBQH thấy lâu nay nói nhiều nhưng vẫn còn những hạn chế chậm được khắc phục như: Chương trình vẫn phải điều chỉnh nhiều; chất lượng chuẩn bị của một số dự án còn hạn chế, có dự án còn phải thay đổi khá nhiều về nội dung, phạm vi, đối tượng điều chỉnh; tình trạng nợ văn bản quy định chi tiết thi hành luật vẫn chưa được khắc phục triệt để  (tính đến ngày 31/3/2017, tổng số văn bản quy định chi tiết các luật, pháp lệnh đã có hiệu lực còn nợ 25 văn bản. Luật giám định tư pháp (có hiệu lực từ 01/01/2013) còn nợ 01 văn bản quy định chi tiết; Luật đầu tư công (có hiệu lực từ 01/01/2015) còn nợ 01 văn bản; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật bảo hiểm y tế (có hiệu lực từ 01/01/2015) còn nợ 02 văn bản… ); việc gửi tài liệu của nhiều dự án cho các ĐBQH vẫn chưa bảo đảm thời gian theo quy định. Nhiều ĐBQH cho rằng, nếu không chuẩn bị tốt thì chương trình xây dựng luật mất cân đối kéo dài, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cần kiên quyết hơn.

ĐBQH Dương Quốc Anh (Đoàn Gia Lai) thấy nguyên tắc “Từ năm 2018, tại mỗi kỳ họp Quốc hội, không phân công quá 03 dự án cho 01 cơ quan soạn thảo hoặc 01 cơ quan thẩm tra phụ trách (bao gồm cả dự án trình thông qua và dự án trình xin ý kiến)”, là khó khả thi vì trước yêu cầu phát triển của đất nước thì các Ủy ban của Quốc hội phải thẩm tra nhiều dự án luật, nghị quyết (kỳ họp này, Ủy ban Kinh tế thẩm tra 06 dự án). Đại biểu băn khoăn theo yêu cầu nhiệm vụ thì các cơ quan của Quốc hội khó từ chối, nhưng nếu thời gian gấp rút mà dẫn đến rủi ro, sơ suất thì phải chịu trách nhiệm trước Quốc hội và cử tri.

Cac-ĐBQH-thao-luan-To-17-sang-23-5-2017.jpg
Các ĐBQH thảo luận Tổ 17 sáng 23-5-2017

Để khắc phục tình trạng điều chỉnh nhiều lần Chương trình xây dựng luật, ĐBQH Hồ Văn Niên (Đoàn Gia Lai) đề nghị đối với dự án xét thấy chưa chuẩn bị kỹ thì chưa đưa vào chương trình; khi luật được ban hành, có hiệu lực thì thực thi được ngay trong đời sống xã hội, khắc phục tình trạng luật chờ nghị định, chờ thông tư, chờ hướng dẫn; đồng thời bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất của mỗi đạo luật trong hệ thống pháp luật. Do vậy, cần tăng cường trách nhiệm của các cơ quan soạn thảo, bộ, ngành của Chính phủ và cơ quan thẩm tra của Quốc hội. Đề nghị xem xét sửa đổi, bổ sung Luật cán bộ, công chức và Luật viên chức để có cơ sở xử lý đối với cán bộ, công chức, viên chức trong tình hình mới, kể cả đối với người đã nghỉ hưu.

ĐBQH Bùi Văn Cường và ĐBQH Đinh Duy Vượt (Đoàn Gia Lai) thấy dự kiến Chương trình xây dựng luật năm 2018 là phù hợp và các mong muốn của các ĐBQH là xác đáng. Cần rút kinh nghiệm không để lặp lại tình trạng xảy ra lỗi do chủ quan như Bộ luật hình sự (sửa đổi) vừa qua. Trọng tâm của công tác xây dựng luật của Quốc hội cần bảo đảm chất lượng hơn số lượng.

Về hoạt động giám sát tối cao của Quốc hội, trên cơ sở đánh giá kết quả thực hiện Chương trình hoạt động giám sát năm 2017 và các tiêu chí là vấn đề bức xúc, nổi lên ở tầm vĩ mô hoặc ảnh hưởng lớn đến đời sống kinh tế - xã hội, được đại biểu Quốc hội, cử tri và Nhân dân quan tâm; gắn với việc xây dựng, thi hành pháp luật; Bảo đảm cân đối, phù hợp giữa các lĩnh vực; Phạm vi giám sát phù hợp với điều kiện thực hiện của các cơ quan của Quốc hội...,Ủy ban Thường vụ Quốc hội dự kiến 04 nội dung giám sát chuyên đề năm 2018 gồm:  (1) Việc thực hiện chính sách, pháp luật về sắp xếp, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước. (2) Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng nguồn vốn trái phiếu chính phủ, vốn vay nước ngoài để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phát triển kinh tế - xã hội. (3) Việc thi hành pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.  (4) Việc thực hiện chính sách, pháp luật hỗ trợ phát triển vùng dân tộc thiểu số và miền núi, để trình Quốc hội xem xét, quyết định 02 nội dung giám sát chuyên đề tại kỳ họp thứ năm và thứ sáu của Quốc hội.

Qua thảo luận, các ĐBQH trong Đoàn Gia Lai thấy 04 nội dung giám sát chuyên đề nêu trên đều quan trọng, song bức xúc hiện nay cần giám sát chuyên đề 1 và 2. Bên cạnh đó, cùng với kiến nghị của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội đưa vào chương trình giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai, rừng, khoáng sản, cát trên địa bàn cả nước.

ĐBQH Nguyễn Hòa Bình (Đoàn Quảng Ngãi) xét thấy hiệu lực và hiệu quả hoạt động giám sát chuyên đề của Quốc hội được bảo đảm không chỉ chọn được vấn đề đúng mà cùng với đó là phương pháp tiến hành, kế hoạch sát sao, giải pháp và kiến nghị rõ ràng, cụ thể. Đồng thời, hoạt động giám sát của Quốc hội cần liên thông với hoạt dộng xây dựng luật nhằm bảo đảm các kiến nghị giám sát gắn với hoàn thiện thể chế chính sách, pháp luật, phát huy tác dụng hiệu lực của hoạt động giám sát.

Ong-Đinh-Duy-Vuot,-Pho-Truong-Đoan-ĐBQH-Gia-Lai-phat-bieu-thao-luan-sang-23-5-2017.jpg
Ông Đinh Duy Vượt, Phó Trưởng Đoàn ĐBQH Gia Lai phát biểu thảo luận sáng 23-5-2017

Vấn đề nổi lên mà các ĐBQH trong Tổ 17 đều quan tâm đề cập nhiều ý kiến, đó là, cần đánh giá ưu, khuyết, nguyên nhân trong hoạt động giám sát của Quốc hội thời gian qua nhằm tiếp tục cải tiến, đổi mới cơ chế giám sát của Quốc hội và cần có những công cụ thực tế nhằm bảo đảm hiệu lực, hiệu quả giám sát. ĐBQH Đinh Duy Vượt (Đoàn Gia Lai) đề nghị báo cáo kết quả giám sát cần quy rõ trách nhiệm của cá nhân, cơ quan, tổ chức chịu sự giám sát, khắc phục tình trạng đánh giá, nhận xét chung chung, “giám sát ngoài da, thanh tra trong ruột”. Đại biểu đề nghị hoạt động giám sát của Quốc hội cần phối hợp với hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân các cấp, các địa phương để bảo đảm chất lượng. Hoạt động giám sát tại nghị trường - chất vấn trong các kỳ họp vừa qua đã có sự tranh luận, nâng cao hiệu quả chất vấn, song công tác điều hành người trả lời chất vấn cần đi vào trọng tâm vấn đề chất vấn, đúng và trúng câu hỏi chất vấn.

Theo chương trình kỳ họp, chiều ngày 08/6 Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2018 và điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2017 và sáng 12/6, biểu quyết thông qua Nghị quyết về Chương trình hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2018.
Duy Hiếu