> Tin tức - Sự kiện > Tin hoạt động ĐĐBQH > Các chương trình mục tiêu quốc gia đã góp phần quan trọng thực hiện mục tiêu xóa đói, giảm nghèo, đả

Các chương trình mục tiêu quốc gia đã góp phần quan trọng thực hiện mục tiêu xóa đói, giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, mục tiêu thiên niên kỷ

04/11/2013
Sau 3 năm thực hiện Nghị quyết số 13/2011/QH13 ngày 09 tháng 11 năm 2011 của Quốc hội và Quyết định số 2406/QĐ-TTg ngày 18 tháng 12 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ, trong bối cảnh kinh tế gặp nhiều khó khăn do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính, suy thoái toàn cầu, Bộ Chính trị đã có Kết luận số 02-KL/TW ngày 16 tháng 3 năm 2011 và Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2011 chuyển trọng tâm điều hành chính sách từ “tăng trưởng nhanh và bền vững” sang thực hiện “kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội”. Theo tinh thần đó, các chương trình mục tiêu quốc gia được thực hiện chủ yếu tập trung vào giải quyết những vấn đề bức xúc của xã hội, ưu tiên đầu tư đối với những vùng khó khăn, các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo, đã góp phần quan trọng vào thực hiện mục tiêu xóa đói, giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, mục tiêu thiên niên kỷ; đồng thời gián tiếp góp phần thực hiện mục tiêu đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định chính trị xã hội.
Để nâng cao hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia từ năm 2014 đến năm 2015 và giai đoạn sau năm 2015, Quốc hội đã thảo luận Báo cáo của Chính phủ sơ kết 3 năm thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2011 - 2013 tại phiên họp buổi sáng ngày 02 tháng 11 năm 2013; ông Hà Sơn Nhin, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh đã phát biểu như sau:

“Qua 3 năm thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia có thể khẳng định các chương trình mục tiêu quốc gia đã đáp ứng được tâm tư, nguyện vọng của nhân dân nhất là vùng nông thôn, vùng miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở các địa bàn kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn. Trong tình hình vùng sâu, vùng xa cái gì cũng thiếu, cái gì cũng cần thì chương trình mục tiêu quốc gia đã thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, chính sách đúng, trúng và có nhiều ý nghĩa, nhờ đó đã đem lại sự chuyển biến tích cực, nhiều đổi thay diện mạo ở nông thôn trong sản xuất và đời sống, đảm bảo an sinh xã hội, xóa đói, giảm nghèo. Đơn cử như chương trình giảm nghèo bền vững, chương trình kiên cố hóa trường lớp, kiên cố trạm y tế, giao thông nông thôn luôn được tỉnh tập trung công sức cao nhất, nhờ đó cơ sở vật chất, hạ tầng được đầu tư, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, đồng bào dân tộc thiểu số có bước cải thiện. Chương trình nông thôn mới được các cấp, các ngành địa phương tích cực triển khai đạt kết quả bước đầu được nhân dân đồng tình và ủng hộ.
 
DSC_1198-(Toan-canh-HT-ky-hop-thu-sau).JPG

Tuy nhiên, quá trình thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn nổi lên vướng mắc là, hiện nay có quá nhiều chương trình nên địa phương khó tập trung chỉ đạo. Mặt khác, các chương trình nguồn lực ít, kéo dài, còn tình trạng thiếu tập trung, dàn trải, trùng lặp và hiệu quả thấp; do cơ chế quản lý, điều hành các chương trình có nhiều thủ tục, quá nhiều cấp, nhiều ngành. Cơ quan quản lý, thực hiện chưa được tinh gọn nên dẫn đến hệ lụy là kéo dài thời gian triển khai, làm tăng bộ máy và nhân sự quản lý, tăng kinh phí. Nhiều địa phương có ý thức và cố gắng lồng ghép các chương trình mục tiêu trên địa bàn, nhưng không thể thực hiện được vì vướng về cơ chế quản lý theo bộ, ngành chủ quản. Các nguồn lực để đảm bảo thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, nhất là kinh phí hỗ trợ trực tiếp của mỗi chương trình mà trung ương phân bổ cho các địa phương còn quá hạn hẹp, không đạt tỷ lệ quy định.

Riêng chương trình mục tiêu xây dựng nông thôn mới, tôi thấy đây là chương trình mục tiêu toàn diện, có ý nghĩa quan trọng đối với nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Nhưng việc triển khai có nhiều khó khăn đối với địa phương, miền núi, vùng sâu, vùng xa có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số như Tây Nguyên và trong đó có Gia Lai. Do thiếu nguồn lực để tổ chức thực hiện, do tỷ lệ hộ nghèo của đồng bào dân tộc rất cao nên tỷ lệ đóng góp của nhân dân có hạn chế. Do phần lớn các huyện, xã không có các doanh nghiệp hoạt động nên tỷ lệ đóng góp của các doanh nghiệp không đáng kể, quy định tỷ lệ này 20% là không khả thi. Việc đầu tư cho các địa phương chọn làm điểm chưa tương xứng, khó có thể xây dựng mô hình để nhân rộng.

Về chủ trương, giải pháp tiếp tục thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia năm 2015 và sau năm 2015,  theo tôi nên thu hẹp chương trình mục tiêu quốc gia, chỉ để lại những chương trình lớn như chương trình giảm nghèo bền vững, chương trình xây dựng nông thôn mới. Các chương trình mang tính chuyên ngành, lâu dài nên đưa vào chương trình thường xuyên để đảm bảo tính minh bạch và thay đổi cơ chế giao kế hoạch, chuyển cơ chế giao kế hoạch hàng năm, bây giờ là giao theo trung hạn.

Thứ nhất, tôi thống nhất theo chủ trương của Chính phủ về phát hành trái phiếu Chính phủ trong điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước chúng ta còn khó khăn. Tuy nhiên, tôi đề nghị trái phiếu Chính phủ cần phải ưu tiên cho các chương trình trọng điểm, bức xúc và sớm phát huy được hiệu quả. Đặc biệt là thống nhất việc sử dụng nguồn trái phiếu Chính phủ năm 2014, 2015 để tập trung hoàn thành được mục tiêu 20% số xã đạt được 19 tiêu chí nông thôn mới năm 2015.

Thứ hai, tôi đề nghị phải có cơ chế riêng đối với các huyện mà trung ương chọn làm huyện điểm của trung ương về xây dựng nông thôn mới. Hiện nay, trung ương phân bổ cho các địa phương chung một gói kinh phí, trong khi đó tỉnh cũng có xã điểm của tỉnh, mà huyện cũng có xã điểm của huyện, như thế là không thỏa đáng, đề nghị có cơ chế phân bổ riêng cho huyện điểm của trung ương. Trong thời gian nghiên cứu, rà soát, sắp xếp lại vẫn tiếp tục thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia mà Quốc hội đã có nghị quyết nhưng không mở rộng thêm. Đồng thời, tôi đề nghị Quốc hội, Chính phủ phải phân cấp giao tho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là đầu mối tổ chức thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia để chủ động triển khai thực hiện phù hợp với tình hình ở địa phương, đảm bảo hiệu quả trong thực hiện, vấn đề này cần triển khai sớm.

Thứ ba, tôi đề nghị phải ban hành Luật về đầu tư công để chương trình mục tiêu quốc gia và một số chương trình khác sớm có hành lang pháp lý phù hợp nhất”.
 
Hà Sơn Nhin

Các chương trình mục tiêu quốc gia đã góp phần quan trọng thực hiện mục tiêu xóa đói, giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, mục tiêu thiên niên kỷ

04/11/2013
Sau 3 năm thực hiện Nghị quyết số 13/2011/QH13 ngày 09 tháng 11 năm 2011 của Quốc hội và Quyết định số 2406/QĐ-TTg ngày 18 tháng 12 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ, trong bối cảnh kinh tế gặp nhiều khó khăn do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính, suy thoái toàn cầu, Bộ Chính trị đã có Kết luận số 02-KL/TW ngày 16 tháng 3 năm 2011 và Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2011 chuyển trọng tâm điều hành chính sách từ “tăng trưởng nhanh và bền vững” sang thực hiện “kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội”. Theo tinh thần đó, các chương trình mục tiêu quốc gia được thực hiện chủ yếu tập trung vào giải quyết những vấn đề bức xúc của xã hội, ưu tiên đầu tư đối với những vùng khó khăn, các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo, đã góp phần quan trọng vào thực hiện mục tiêu xóa đói, giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, mục tiêu thiên niên kỷ; đồng thời gián tiếp góp phần thực hiện mục tiêu đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định chính trị xã hội.
Để nâng cao hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia từ năm 2014 đến năm 2015 và giai đoạn sau năm 2015, Quốc hội đã thảo luận Báo cáo của Chính phủ sơ kết 3 năm thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2011 - 2013 tại phiên họp buổi sáng ngày 02 tháng 11 năm 2013; ông Hà Sơn Nhin, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh đã phát biểu như sau:

“Qua 3 năm thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia có thể khẳng định các chương trình mục tiêu quốc gia đã đáp ứng được tâm tư, nguyện vọng của nhân dân nhất là vùng nông thôn, vùng miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở các địa bàn kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn. Trong tình hình vùng sâu, vùng xa cái gì cũng thiếu, cái gì cũng cần thì chương trình mục tiêu quốc gia đã thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, chính sách đúng, trúng và có nhiều ý nghĩa, nhờ đó đã đem lại sự chuyển biến tích cực, nhiều đổi thay diện mạo ở nông thôn trong sản xuất và đời sống, đảm bảo an sinh xã hội, xóa đói, giảm nghèo. Đơn cử như chương trình giảm nghèo bền vững, chương trình kiên cố hóa trường lớp, kiên cố trạm y tế, giao thông nông thôn luôn được tỉnh tập trung công sức cao nhất, nhờ đó cơ sở vật chất, hạ tầng được đầu tư, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, đồng bào dân tộc thiểu số có bước cải thiện. Chương trình nông thôn mới được các cấp, các ngành địa phương tích cực triển khai đạt kết quả bước đầu được nhân dân đồng tình và ủng hộ.
 
DSC_1198-(Toan-canh-HT-ky-hop-thu-sau).JPG

Tuy nhiên, quá trình thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn nổi lên vướng mắc là, hiện nay có quá nhiều chương trình nên địa phương khó tập trung chỉ đạo. Mặt khác, các chương trình nguồn lực ít, kéo dài, còn tình trạng thiếu tập trung, dàn trải, trùng lặp và hiệu quả thấp; do cơ chế quản lý, điều hành các chương trình có nhiều thủ tục, quá nhiều cấp, nhiều ngành. Cơ quan quản lý, thực hiện chưa được tinh gọn nên dẫn đến hệ lụy là kéo dài thời gian triển khai, làm tăng bộ máy và nhân sự quản lý, tăng kinh phí. Nhiều địa phương có ý thức và cố gắng lồng ghép các chương trình mục tiêu trên địa bàn, nhưng không thể thực hiện được vì vướng về cơ chế quản lý theo bộ, ngành chủ quản. Các nguồn lực để đảm bảo thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, nhất là kinh phí hỗ trợ trực tiếp của mỗi chương trình mà trung ương phân bổ cho các địa phương còn quá hạn hẹp, không đạt tỷ lệ quy định.

Riêng chương trình mục tiêu xây dựng nông thôn mới, tôi thấy đây là chương trình mục tiêu toàn diện, có ý nghĩa quan trọng đối với nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Nhưng việc triển khai có nhiều khó khăn đối với địa phương, miền núi, vùng sâu, vùng xa có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số như Tây Nguyên và trong đó có Gia Lai. Do thiếu nguồn lực để tổ chức thực hiện, do tỷ lệ hộ nghèo của đồng bào dân tộc rất cao nên tỷ lệ đóng góp của nhân dân có hạn chế. Do phần lớn các huyện, xã không có các doanh nghiệp hoạt động nên tỷ lệ đóng góp của các doanh nghiệp không đáng kể, quy định tỷ lệ này 20% là không khả thi. Việc đầu tư cho các địa phương chọn làm điểm chưa tương xứng, khó có thể xây dựng mô hình để nhân rộng.

Về chủ trương, giải pháp tiếp tục thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia năm 2015 và sau năm 2015,  theo tôi nên thu hẹp chương trình mục tiêu quốc gia, chỉ để lại những chương trình lớn như chương trình giảm nghèo bền vững, chương trình xây dựng nông thôn mới. Các chương trình mang tính chuyên ngành, lâu dài nên đưa vào chương trình thường xuyên để đảm bảo tính minh bạch và thay đổi cơ chế giao kế hoạch, chuyển cơ chế giao kế hoạch hàng năm, bây giờ là giao theo trung hạn.

Thứ nhất, tôi thống nhất theo chủ trương của Chính phủ về phát hành trái phiếu Chính phủ trong điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước chúng ta còn khó khăn. Tuy nhiên, tôi đề nghị trái phiếu Chính phủ cần phải ưu tiên cho các chương trình trọng điểm, bức xúc và sớm phát huy được hiệu quả. Đặc biệt là thống nhất việc sử dụng nguồn trái phiếu Chính phủ năm 2014, 2015 để tập trung hoàn thành được mục tiêu 20% số xã đạt được 19 tiêu chí nông thôn mới năm 2015.

Thứ hai, tôi đề nghị phải có cơ chế riêng đối với các huyện mà trung ương chọn làm huyện điểm của trung ương về xây dựng nông thôn mới. Hiện nay, trung ương phân bổ cho các địa phương chung một gói kinh phí, trong khi đó tỉnh cũng có xã điểm của tỉnh, mà huyện cũng có xã điểm của huyện, như thế là không thỏa đáng, đề nghị có cơ chế phân bổ riêng cho huyện điểm của trung ương. Trong thời gian nghiên cứu, rà soát, sắp xếp lại vẫn tiếp tục thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia mà Quốc hội đã có nghị quyết nhưng không mở rộng thêm. Đồng thời, tôi đề nghị Quốc hội, Chính phủ phải phân cấp giao tho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là đầu mối tổ chức thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia để chủ động triển khai thực hiện phù hợp với tình hình ở địa phương, đảm bảo hiệu quả trong thực hiện, vấn đề này cần triển khai sớm.

Thứ ba, tôi đề nghị phải ban hành Luật về đầu tư công để chương trình mục tiêu quốc gia và một số chương trình khác sớm có hành lang pháp lý phù hợp nhất”.
 
Hà Sơn Nhin