> Tin tức - Sự kiện > Tin hoạt động ĐĐBQH > Chính phủ, các bộ trưởng, trưởng ngành với tinh thần trách nhiệm cao đã có những giải pháp tích cực,

Chính phủ, các bộ trưởng, trưởng ngành với tinh thần trách nhiệm cao đã có những giải pháp tích cực, quyết liệt nhằm thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về hoạt động chất vấn

19/11/2013
Theo Chương trình kỳ họp thứ 6, Quốc hội sẽ dành 03 ngày (từ ngày 19 đến 21/11/2013) để tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội. 
Sáng nay, sau khi nghe Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, thay mặt Chính phủ trình bày Báo cáo về việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 3, thứ 4 và thứ 5; đã có 15 vị đại biểu Quốc hội đăng ký và phát biểu, trong đó có hai vị đại biểu đặt câu hỏi lần thứ hai; đồng thời, đã có 5 vị bộ trưởng, trưởng ngành báo cáo, giải trình làm rõ một số nội dung mà các vị đại biểu Quốc hội quan tâm và Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã phát biểu tiếp thu ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội.

Kết thúc phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn phát biểu tóm tắt nội dung thảo luận và nhấn mạnh, đa số đại biểu Quốc hội ghi nhận và đánh giá cao những nỗ lực của Chính phủ, các bộ, ngành trong việc triển khai các nghị quyết về chất vấn và trả lời chất vấn của Quốc hội tại các kỳ họp vừa qua. Chính phủ, các bộ trưởng, trưởng ngành với tinh thần trách nhiệm cao đã có những giải pháp tích cực, quyết liệt, nhằm thực hiện các yêu cầu của Quốc hội tại các nghị quyết về hoạt động chất vấn. Kết quả đạt được đáng ghi nhận, về cơ bản đã tạo được những chuyển biến nhất định trong các lĩnh vực phụ trách.

Thứ hai, các đại biểu Quốc hội cho rằng tại kỳ họp này Quốc hội thảo luận về việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về chất vấn và trả lời chất vấn tại các kỳ họp trước. Đây là lần đầu tiên và điểm mới trong hoạt động giám sát của Quốc hội. Cùng với việc ban hành các nghị quyết về chất vấn và trả lời chất vấn tại mỗi kỳ họp, hoạt động này sẽ mang lại hiệu quả thiết thực trong hoạt động giám sát của Quốc hội, góp phần khắc phục những tồn tại, hạn chế, hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật, đáp ứng yêu cầu của đại biểu Quốc hội và nguyện vọng của cử tri, nhân dân cả nước.

Thứ ba, các ý kiến cho rằng, mặc dù Chính phủ, các bộ, ngành đã có nhiều nỗ lực nhưng do nhiều lý do khác nhau, trong đó lý do trước hết từ khâu quán triệt và tổ chức thực hiện nghị quyết cho đến cơ chế, chính sách chưa đồng bộ, hệ thống pháp luật chưa thống nhất. Ngoài ra, cũng do ảnh hưởng của tình hình kinh tế thế giới, thiên tai, bão lụt, v.v... nên các ngành, các lĩnh vực chưa thực hiện được tất cả những yêu cầu của Quốc hội đặt ra trong các nghị quyết về chất vấn, trả lời chất vấn. Trong số 10 lĩnh vực thuộc các bộ và 01 lĩnh vực thuộc ngành tư pháp còn tồn tại nhiều nội dung chưa hoàn thành, trong đó nổi lên ở một số ngành, lĩnh vực như công thương, nông nghiệp và phát triển nông thôn, xây dựng, tài nguyên và môi trường. Đặc biệt, còn có lĩnh vực để xảy ra vấn đề gây bức xúc trong dư luận và nhân dân như vấn đề bão lụt, xả lũ, liên quan đến thủy điện và lĩnh vực y tế.

Đi vào cụ thể Báo cáo của Chính phủ cũng có mặt chưa nêu rõ được sự khác biệt trước và sau khi thực hiện nghị quyết của Quốc hội, có điểm còn chung chung, thiếu số liệu minh họa, nên việc đánh giá việc thực hiện chưa được rõ. Một số nguyên nhân của hạn chế, yếu kém chưa được phân tích, đánh giá một cách toàn diện, các nguyên nhân, hạn chế về quán triệt, tổ chức thực hiện, hệ thống cơ chế, chính sách pháp luật là những nguyên nhân chính mang tính chất quyết định còn chưa rõ và thiếu tính khả thi.

Với tinh thần đó đa số đại biểu Quốc hội tán thành với các giải pháp được nêu trong Báo cáo của Chính phủ, đồng thời đề nghị Chính phủ, các bộ, ngành tiếp tục chủ động hơn nữa để thực hiện cho được những yêu cầu ghi trong nghị quyết của Quốc hội về chất vấn và trả lời chất vấn tại các kỳ họp trước. Ngoài ra các ý kiến của đại biểu Quốc hội và ý kiến của các bộ trưởng cũng như ý kiến phát biểu tiếp thu của Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có nhấn mạnh một số giải pháp cụ thể. Đó là:

Về tổ chức thực hiện, đề nghị các bộ trưởng, trưởng ngành tiếp tục quán triệt, chỉ đạo sát sao, tăng cường phối hợp với các bộ, ngành chỉ đạo chặt chẽ các địa phương trong tổ chức thực hiện các giải pháp của Chính phủ, các giải pháp nêu trong các nghị quyết của Quốc hội. Có cơ chế kiểm tra, thanh tra, phân công, phân nhiệm cụ thể, cần có các tiêu chí cụ thể về thời gian, tiến độ gắn với trách nhiệm của từng cá nhân, đơn vị.

Về hệ thống cơ chế, chính sách pháp luật, tập trung rà soát hệ thống chính sách pháp luật liên quan đến ngành, lĩnh vực để sớm ban hành các văn bản, trong đó có các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành luật, pháp lệnh còn thiếu. Tập trung xử lý các văn bản chồng chéo, gây vướng mắc trong tổ chức thực hiện, bảo đảm các quy định cụ thể, rõ ràng và rõ trách nhiệm cho từng bộ, ngành.

Về nguồn lực, đề nghị tiếp tục tập trung nguồn lực tài chính và nhân lực trong tổ chức thực hiện các nghị quyết của Quốc hội. Trong điều kiện còn khó khăn, kinh phí cần sử dụng có hiệu quả, trọng tâm, trọng điểm, tránh dàn trải, lãng phí, tập trung nâng cao năng lực chuyên môn, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ để bảo đảm thực hiện yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra.

Cùng với việc đánh giá các nội dung trong Báo cáo của Chính phủ, các ý kiến cũng đề nghị Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội tiếp tục tăng cường hơn nữa việc giám sát đổi mới việc ra nghị quyết theo hướng ngắn gọn, cụ thể để dễ giám sát và đánh giá việc thực hiện.

Chiều nay, Quốc hội sẽ bắt đầu các phiên chất vấn và trả lời chất vấn đối với 04 vị bộ trưởng, trưởng ngành.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tập trung trả lời các nhóm vấn đề: Việc tổ chức thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chú trọng đến việc chuyển đổi đất trồng lúa năng suất thấp, chuyển đổi giống cây trồng gắn với ứng phó biến đổi khí hậu, chính sách thu mua tạm trữ lúa, gạo, tạm trữ cà phê. Trách nhiệm trong việc chậm ban hành quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về phân bón, thuốc thú y và thức ăn chăn nuôi; trong công tác phối hợp quản lý chất lượng, giá cả và ngăn chặn việc sản xuất, nhập khẩu, tiêu thụ các loại vật tư nông nghiệp kém chất lượng.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ tập trung trả lời các nhóm vấn đề: Giải pháp kiện toàn tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế; công tác tuyển dụng, đào tạo, bổ nhiệm,… để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với các tổ chức Hội.

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông tập trung trả lời các nhóm vấn đề: Trách nhiệm quản lý nhà nước đối với báo chí nói chung và báo mạng nói riêng. Giải pháp quản lý những trang thông tin điện tử, ngăn chặn tác hại và chấn chỉnh những vi phạm trong việc kinh doanh trò chơi trực tuyến (game online). Trách nhiệm và giải pháp tăng cường quản lý thị trường viễn thông; khắc phục tình trạng sim rác, tin rác, tin quảng cáo rác trên điện thoại di động.

Chánh án Tòa án nhân dân tối cao tập trung trả lời các nhóm vấn đề: Trách nhiệm của Tòa án nhân dân tối cao trong hướng dẫn các tòa án áp dụng thống nhất pháp luật, tổng kết kinh nghiệm xét xử, giám đốc việc xét xử của tòa án các cấp; xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm. Giải pháp để nâng cao chất lượng ngành tòa án; nâng cao chất lượng xét xử, tránh để xảy ra oan sai, bỏ lọt tội phạm, áp dụng hình phạt tù nhưng cho hưởng án treo không đúng quy định của pháp luật.

Trong các phiên trả lời chất vấn, các bộ trưởng, trưởng ngành khác sẽ tham gia giải trình làm rõ thêm những vấn đề có liên quan.

Sau khi các vị bộ trưởng, trưởng ngành trả lời chất vấn, dự kiến buổi chiều ngày 21/11/2013, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng thay mặt Chính phủ phát biểu làm rõ thêm một số vấn đề và trực tiếp trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội./.
 
Duy Hiếu ghi

Chính phủ, các bộ trưởng, trưởng ngành với tinh thần trách nhiệm cao đã có những giải pháp tích cực, quyết liệt nhằm thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về hoạt động chất vấn

19/11/2013
Theo Chương trình kỳ họp thứ 6, Quốc hội sẽ dành 03 ngày (từ ngày 19 đến 21/11/2013) để tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội. 
Sáng nay, sau khi nghe Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, thay mặt Chính phủ trình bày Báo cáo về việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 3, thứ 4 và thứ 5; đã có 15 vị đại biểu Quốc hội đăng ký và phát biểu, trong đó có hai vị đại biểu đặt câu hỏi lần thứ hai; đồng thời, đã có 5 vị bộ trưởng, trưởng ngành báo cáo, giải trình làm rõ một số nội dung mà các vị đại biểu Quốc hội quan tâm và Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã phát biểu tiếp thu ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội.

Kết thúc phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn phát biểu tóm tắt nội dung thảo luận và nhấn mạnh, đa số đại biểu Quốc hội ghi nhận và đánh giá cao những nỗ lực của Chính phủ, các bộ, ngành trong việc triển khai các nghị quyết về chất vấn và trả lời chất vấn của Quốc hội tại các kỳ họp vừa qua. Chính phủ, các bộ trưởng, trưởng ngành với tinh thần trách nhiệm cao đã có những giải pháp tích cực, quyết liệt, nhằm thực hiện các yêu cầu của Quốc hội tại các nghị quyết về hoạt động chất vấn. Kết quả đạt được đáng ghi nhận, về cơ bản đã tạo được những chuyển biến nhất định trong các lĩnh vực phụ trách.

Thứ hai, các đại biểu Quốc hội cho rằng tại kỳ họp này Quốc hội thảo luận về việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về chất vấn và trả lời chất vấn tại các kỳ họp trước. Đây là lần đầu tiên và điểm mới trong hoạt động giám sát của Quốc hội. Cùng với việc ban hành các nghị quyết về chất vấn và trả lời chất vấn tại mỗi kỳ họp, hoạt động này sẽ mang lại hiệu quả thiết thực trong hoạt động giám sát của Quốc hội, góp phần khắc phục những tồn tại, hạn chế, hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật, đáp ứng yêu cầu của đại biểu Quốc hội và nguyện vọng của cử tri, nhân dân cả nước.

Thứ ba, các ý kiến cho rằng, mặc dù Chính phủ, các bộ, ngành đã có nhiều nỗ lực nhưng do nhiều lý do khác nhau, trong đó lý do trước hết từ khâu quán triệt và tổ chức thực hiện nghị quyết cho đến cơ chế, chính sách chưa đồng bộ, hệ thống pháp luật chưa thống nhất. Ngoài ra, cũng do ảnh hưởng của tình hình kinh tế thế giới, thiên tai, bão lụt, v.v... nên các ngành, các lĩnh vực chưa thực hiện được tất cả những yêu cầu của Quốc hội đặt ra trong các nghị quyết về chất vấn, trả lời chất vấn. Trong số 10 lĩnh vực thuộc các bộ và 01 lĩnh vực thuộc ngành tư pháp còn tồn tại nhiều nội dung chưa hoàn thành, trong đó nổi lên ở một số ngành, lĩnh vực như công thương, nông nghiệp và phát triển nông thôn, xây dựng, tài nguyên và môi trường. Đặc biệt, còn có lĩnh vực để xảy ra vấn đề gây bức xúc trong dư luận và nhân dân như vấn đề bão lụt, xả lũ, liên quan đến thủy điện và lĩnh vực y tế.

Đi vào cụ thể Báo cáo của Chính phủ cũng có mặt chưa nêu rõ được sự khác biệt trước và sau khi thực hiện nghị quyết của Quốc hội, có điểm còn chung chung, thiếu số liệu minh họa, nên việc đánh giá việc thực hiện chưa được rõ. Một số nguyên nhân của hạn chế, yếu kém chưa được phân tích, đánh giá một cách toàn diện, các nguyên nhân, hạn chế về quán triệt, tổ chức thực hiện, hệ thống cơ chế, chính sách pháp luật là những nguyên nhân chính mang tính chất quyết định còn chưa rõ và thiếu tính khả thi.

Với tinh thần đó đa số đại biểu Quốc hội tán thành với các giải pháp được nêu trong Báo cáo của Chính phủ, đồng thời đề nghị Chính phủ, các bộ, ngành tiếp tục chủ động hơn nữa để thực hiện cho được những yêu cầu ghi trong nghị quyết của Quốc hội về chất vấn và trả lời chất vấn tại các kỳ họp trước. Ngoài ra các ý kiến của đại biểu Quốc hội và ý kiến của các bộ trưởng cũng như ý kiến phát biểu tiếp thu của Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có nhấn mạnh một số giải pháp cụ thể. Đó là:

Về tổ chức thực hiện, đề nghị các bộ trưởng, trưởng ngành tiếp tục quán triệt, chỉ đạo sát sao, tăng cường phối hợp với các bộ, ngành chỉ đạo chặt chẽ các địa phương trong tổ chức thực hiện các giải pháp của Chính phủ, các giải pháp nêu trong các nghị quyết của Quốc hội. Có cơ chế kiểm tra, thanh tra, phân công, phân nhiệm cụ thể, cần có các tiêu chí cụ thể về thời gian, tiến độ gắn với trách nhiệm của từng cá nhân, đơn vị.

Về hệ thống cơ chế, chính sách pháp luật, tập trung rà soát hệ thống chính sách pháp luật liên quan đến ngành, lĩnh vực để sớm ban hành các văn bản, trong đó có các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành luật, pháp lệnh còn thiếu. Tập trung xử lý các văn bản chồng chéo, gây vướng mắc trong tổ chức thực hiện, bảo đảm các quy định cụ thể, rõ ràng và rõ trách nhiệm cho từng bộ, ngành.

Về nguồn lực, đề nghị tiếp tục tập trung nguồn lực tài chính và nhân lực trong tổ chức thực hiện các nghị quyết của Quốc hội. Trong điều kiện còn khó khăn, kinh phí cần sử dụng có hiệu quả, trọng tâm, trọng điểm, tránh dàn trải, lãng phí, tập trung nâng cao năng lực chuyên môn, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ để bảo đảm thực hiện yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra.

Cùng với việc đánh giá các nội dung trong Báo cáo của Chính phủ, các ý kiến cũng đề nghị Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội tiếp tục tăng cường hơn nữa việc giám sát đổi mới việc ra nghị quyết theo hướng ngắn gọn, cụ thể để dễ giám sát và đánh giá việc thực hiện.

Chiều nay, Quốc hội sẽ bắt đầu các phiên chất vấn và trả lời chất vấn đối với 04 vị bộ trưởng, trưởng ngành.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tập trung trả lời các nhóm vấn đề: Việc tổ chức thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chú trọng đến việc chuyển đổi đất trồng lúa năng suất thấp, chuyển đổi giống cây trồng gắn với ứng phó biến đổi khí hậu, chính sách thu mua tạm trữ lúa, gạo, tạm trữ cà phê. Trách nhiệm trong việc chậm ban hành quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về phân bón, thuốc thú y và thức ăn chăn nuôi; trong công tác phối hợp quản lý chất lượng, giá cả và ngăn chặn việc sản xuất, nhập khẩu, tiêu thụ các loại vật tư nông nghiệp kém chất lượng.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ tập trung trả lời các nhóm vấn đề: Giải pháp kiện toàn tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế; công tác tuyển dụng, đào tạo, bổ nhiệm,… để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với các tổ chức Hội.

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông tập trung trả lời các nhóm vấn đề: Trách nhiệm quản lý nhà nước đối với báo chí nói chung và báo mạng nói riêng. Giải pháp quản lý những trang thông tin điện tử, ngăn chặn tác hại và chấn chỉnh những vi phạm trong việc kinh doanh trò chơi trực tuyến (game online). Trách nhiệm và giải pháp tăng cường quản lý thị trường viễn thông; khắc phục tình trạng sim rác, tin rác, tin quảng cáo rác trên điện thoại di động.

Chánh án Tòa án nhân dân tối cao tập trung trả lời các nhóm vấn đề: Trách nhiệm của Tòa án nhân dân tối cao trong hướng dẫn các tòa án áp dụng thống nhất pháp luật, tổng kết kinh nghiệm xét xử, giám đốc việc xét xử của tòa án các cấp; xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm. Giải pháp để nâng cao chất lượng ngành tòa án; nâng cao chất lượng xét xử, tránh để xảy ra oan sai, bỏ lọt tội phạm, áp dụng hình phạt tù nhưng cho hưởng án treo không đúng quy định của pháp luật.

Trong các phiên trả lời chất vấn, các bộ trưởng, trưởng ngành khác sẽ tham gia giải trình làm rõ thêm những vấn đề có liên quan.

Sau khi các vị bộ trưởng, trưởng ngành trả lời chất vấn, dự kiến buổi chiều ngày 21/11/2013, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng thay mặt Chính phủ phát biểu làm rõ thêm một số vấn đề và trực tiếp trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội./.
 
Duy Hiếu ghi