> Tin tức - Sự kiện > Tin hoạt động ĐĐBQH > Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ: Siết chặt kỷ luật kỷ cương, phòng chống tiêu cực ngay từ công tác

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ: Siết chặt kỷ luật kỷ cương, phòng chống tiêu cực ngay từ công tác xây dựng pháp luật

23/08/2022
Phát biểu kết luận Hội nghị đánh giá tình hình thực hiện Kế hoạch số 81/KH-UBTVQH15 và triển khai Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, sáng 22/8, đặc biệt đánh giá cao các cơ quan trong cách thức phối hợp, cộng đồng trách nhiệm, từ đó đạt được nhiều kết quả tích cực, đáng khích lệ, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cũng lưu ý cần tiếp tục cải tiến quy trình, siết chặt kỷ luật, kỷ cương, đề cao trách nhiệm người đứng đầu, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng tham nhũng chính sách, lồng ghép lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ trong văn bản quy phạm pháp luật.
 
Đánh giá tình hình thực hiện Kế hoạch số 81/KH-UBTVQ15 và triển khai Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh: Nhiều đổi mới thiết thực và hiệu quả

Quốc hội khóa XV đã có cơ sở vững chắc bảo đảm sự chủ động, toàn diện trong công tác lập pháp

Phát biểu tại hội nghị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, ngày 14/10/2021 Bộ Chính trị đã ban hành Kết luận số 19-KL/TW về định hướng Chương trình Xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV theo đề nghị của Đảng đoàn Quốc hội. Đây là lần đầu tiên Bộ Chính trị có kết luận về vấn đề này làm cơ sở, định hướng cho cả nhiệm kỳ Quốc hội. Ngày 03/11/2021, Thường trực Ban Bí thư và Đảng đoàn Quốc hội đã tổ chức Hội nghị toàn quốc để triển khai thực hiện Kết luận 19-KL/TW kèm theo Kế hoạch số 81/KH-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội với 137 nhiệm vụ lập pháp cần phải rà soát và xây dựng trong cả nhiệm kỳ. Mới đây, tại Kỳ họp thứ 3, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 50/2022/QH15 về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023 và điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022.
 
image001.jpg
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu kết luận hội nghị

Chủ tịch Quốc hội làm rõ, theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Quốc hội chỉ quyết định chương trình xây dựng luật, pháp lệnh hàng năm mà không có chương trình của cả nhiệm kỳ. Để khắc phục tình trạng bị động, lúng túng và thiếu toàn diện trong công tác lập pháp nên Đảng đoàn Quốc hội đã trình với Bộ Chính trị để ban hành Kết luận 19-KL/TW. Nhấn mạnh ý nghĩa quan trọng của Kết luận 19-KL/TW, Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, kết luận của Bộ Chính trị là định hướng xây dựng pháp luật của cả nhiệm kỳ để cụ thể hóa và thể chế hóa tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII; tạo điều kiện cho Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước và các cơ quan hữu quan chủ động hơn, bao quát hơn trong trong xây dựng pháp luật – chức năng căn bản và quan trọng nhất của Quốc hội. Để từ đó, làm 1 năm nhưng có tầm nhìn 5 năm và đến nay đã có rà soát các nội dung của cuối nhiệm kỳ, bảo đảm được tính toàn diện, bao quát và chủ động hơn so với việc nếu chỉ theo chương trình công tác hàng năm. Đây là kinh nghiệm cho các nhiệm kỳ tiếp theo trong chỉ đạo công tác xây dựng pháp luật cho cả nhiệm kỳ, Chủ tịch Quốc hội nêu rõ.

Chủ tịch Quốc hội ghi nhận, báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về kết quả thực hiện Kế hoạch số 81/KH-UBTVQH15 và triển khai Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh đã nêu đầy đủ bối cảnh, kết quả đạt được, tồn tại, hạn chế và định hướng thời gian tới sau gần 1 năm tổ chức triển khai Kết luận 19-KL/TW và Kế hoạch 81/KH-UBTVQH15.

Chủ tịch Quốc hội chỉ rõ, bối cảnh năm qua trong công tác lập pháp có nhiều thuận lợi với sự quan tâm chỉ đạo, lãnh đạo thường xuyên của Bộ Chính trị, Ban Bí thư. Các cơ quan của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao cùng các cơ quan, tổ chức như Mặt trận Tổ quốc, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam...đã rất tích cực và sự quan tâm đến công tác lập pháp. Bên cạnh đó, việc ưu tiên tập trung thời gian và các nguồn lực để thực hiện nhiệm vụ kép vừa phòng, chống dịch bệnh vừa phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội cũng ảnh hưởng đến quỹ thời gian cho hoạt động lập pháp. Các cơ quan của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ đã phải dành nhiều thời gian, đầu tư công sức ban hành và triển khai thực hiện Nghị quyết số 30/2021/QH15 và Nghị quyết số 43/2022/QH15. Chủ tịch Quốc hội khẳng định, trong bối cảnh đó, những kết quả đạt được thời gian qua là hết sức quan trọng và tích cực.

Công tác lập pháp đạt nhiều kết quả đáng khích lệ

Về công tác tổ chức triển khai thực hiện, Chủ tịch Quốc hội khẳng định, Kết luận số 19-KL/TW của Bộ Chính trị đã được triển khai hết sức bài bản, nhanh chóng, khẩn trương, nghiêm túc và đạt được những kết quả hết sức quan trọng. Sau khi Bộ Chính trí có kế luận, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã nhanh chóng ban hành Kế hoạch số 81/KH-UBTVQH15, Chính phủ cũng đã có Quyết định số 2114 ngày 16/12/2021. Cùng với đó, 15/25 cơ quan ban hành được kế hoạch thực hiện ngay trong tháng 11 và tháng 12/2021;  và 6 cơ quan ban hành kế hoạch trước tháng 3/2022. Đến nay tất cả các cơ quan ban hành kế hoạch thực hiện kết luận của Bộ Chính trị.
 
image003.jpg
Hội nghị đánh giá tình hình thực hiện Kế hoạch số 81/KH-UBTVQH15 và triển khai Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh

Trong 137 nhiệm vụ lập pháp kế hoạch đề ra cho cả nhiệm kỳ, năm 2022 là phải rà soát 104 nhiệm vụ. Tính đến nay, chỉ sau 10 tháng của năm đầu tiên thực hiện Kết luận số 19-KL/TW và Kế hoạch số 81/KH-UBTVQH15, các cơ quan đã hoàn thành 68 nhiệm vụ. Như vậy, việc nghiên cứu, rà soát các nhiệm vụ lập pháp đạt 65,3% nhiệm vụ của năm 2022 và đạt 49,6% nhiệm vụ của cả nhiệm kỳ. 10 tháng mà hoàn thành gần 50% khối lượng công việc cả cả nhiệm kỳ. Trong đó, có 60/68 nhiệm vụ hoàn thành đúng tiến độ; 6/68 nhiệm vụ hoàn thành trước tiến độ. Chủ tịch Quốc hội một lần nữa khẳng định những kết quả thiết thực rất đáng khích lệ này thể hiện sự vào cuộc khẩn trương, quyết liệt, đồng bộ của cả hệ thống chính trị, tinh thần nghiêm tục, trách nhiệm cao trong thực hiện kết luận của Bộ Chính trị và kế hoạch của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Nhiều nhiệm vụ lập pháp đã được cụ thể hóa và đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022 và năm 2023 để đáp ứng yêu cầu cấp thiết trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng – an ninh và an sinh xã hội. Đến nay, Quốc hội đã ban hành 6 luật, 8 nghị quyết; Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành 2 pháp lệnh, 2 nghị quyết. Dự kiến Kỳ họp thứ 4, Quốc hội sẽ xem xét, thông qua 7 luật và 1 nghị quyết; đồng thời cho ý kiến lần đầu đối với 7 dự án luật. Các dự án luật đã được Quốc hội thông qua đều nhận được sự đồng thuận, tán thành rất cao.

Nhiều biện pháp được triển khai đồng bộ, hiệu quả

Chủ tịch Quốc hội ghi nhận các cơ quan với những biện pháp, cách thức triển khai đồng bộ, hiệu quả nhiệm vụ được giao. Trong đó, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội đã có nhiều đổi mới thiết thực, hiệu quả như: linh hoạt tổ chức các kỳ họp theo hình thức trực tuyến và kết hợp trực tuyến với trực tiếp; tổ chức kỳ họp bất thường đầu tiên để kịp thời xem xét, kịp thời quyết định một số nội dung quan trọng, cấp bách do thực tiễn cuộc sống và yêu cầu phát triển đặt ra...
 
image005.jpg
Chủ tịch Quốc hội ghi nhận và đánh giá cao nhiều cải tiến, đổi mới trong triển khai nhiệm vụ lập pháp của các cơ quan thời gian qua

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã dành nhiều thời gian hơn, tập trung xem xét, cho ý kiến kỹ lưỡng đối với các dự án luật, pháp lệnh, nghị quyết và có kết luận cụ thể về từng dự án để làm cơ sở cho các cơ quan, tổ chức tiếp thu, chỉnh lý; tổ chức các phiên họp bất thường, kể cả ngoài giờ hành chính, để kịp thời xem xét các tờ trình, báo cáo của Chính phủ và giải quyết những vấn đề cấp bách phát sinh. Từ tháng 8 vừa qua, bên cạnh phiên họp thường kỳ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tổ chức phiên họp chuyên đề pháp luật để tập trung xem xét, cho ý kiến đối với các dự án luật, pháp lệnh, nghị quyết. 

Chủ tịch Quốc hội và các Phó Chủ tịch Quốc hội đã luôn chỉ đạo sát sao, theo dõi thường xuyên và đôn đốc bố trí nhiều cuộc làm việc với tinh thần từ sớm, từ xa, lắng nghe lẫn nhau, không câu nệ thủ tục, không quản thời gian để có được các dự án với chất lượng tốt nhất.

Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội ngày càng phát huy vai trò, đề cao trách nhiệm trong chủ động nghiên cứu thẩm tra dự án luật, pháp lệnh; đổi mới phương thức hoạt động, tổ chức các phiên họp, hội nghị, hội thảo mọi lúc mọi nơi.

Luôn sát cánh, cộng đồng trách nhiệm dù ở “vai” nào trong quy trình lập pháp

Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội và các Bộ của Chính phủ đã có sự phối hợp chặt chẽ. Cơ quan chủ trì soạn thảo và cơ quan chủ trì thẩm tra dù trong giai đoạn nào của quy trình lập pháp vẫn sát cánh cùng nhau, cộng đồng trách nhiệm, mà không có sự phân biệt “quyền anh- quyền tôi” hay “việc của anh với việc của tôi”. Mặc dù chức năng nhiệm vụ của các cơ quan được phân định rõ ràng, quan điểm giữ vững nhưng với cách làm hiện nay đã có nhiều cải tiến tích cực, Chủ tịch Quốc hội nêu rõ.
 
image007.jpg
Các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại hội nghị

Chủ tịch Quốc hội cũng ghi nhận, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các thành viên Chính phủ đã dành nhiều thời gian và sự quan tâm hơn cho công tác xây dựng thể chế và pháp luật. Chính phủ đã tổ chức Hội nghị toàn quốc về công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế; tổ chức các phiên họp chuyên đề về pháp luật. Thủ tướng Chính phủ cũng đã chỉ đạo quyết liệt công tác cải cách thủ tục hành chính, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong hoạt động đầu tư kinh doanh; chỉ đạo rà soát, xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị sửa đổi, bổ sung các văn bản có mâu thuẫn, chồng chéo, không còn phù hợp với thực tiễn. Qua đó, tăng cường hiệu quả công tác tổ chức thi hành pháp luật, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp. Đánh giá cao sự tích cực, trách nhiệm của các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ nhất là Bộ Tư pháp trong suốt quá trình lập pháp, Chủ tịch Quốc hội cho rằng đây là những nhân tố quan trọng, quyết định đến việc thực hiện tốt chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, nâng cao chất lượng của công tác xây dựng pháp luật.

Ngoài ra, Chủ tịch Quốc hội cũng đánh giá cao vai trò của các Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên; Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Viện nghiên cứu lập pháp đã ngày càng phát huy vai trò đối với các dự án luật, pháp lệnh, tích cực, chủ động thực hiện việc lấy ý kiến, góp ý trong quá trình xây dựng luật, pháp lệnh nghị quyết góp phần đảm bảo các đạo luật do Quốc hội ban hành sát với thực tiễn, có tính khả thi, sớm đi vào cuộc sống.

Tuyệt đối không để xảy ra tình trạng tham nhũng chính sách

Nhất trí với đánh giá của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về một số tồn tại, hạn chế cần phải khắc phục trong triển khai thực hiện các nhiệm vụ lập pháp, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh một số nhiệm vụ, giải pháp cần tập trung trong thời gian tới.
 
Thứ nhất, cần tiếp tục thống nhất nhận thức và triển khai nghiêm túc 15 nhóm nhiệm vụ, giải pháp đã nêu tại Kế hoạch số 81/KH-UBTVQH15; khẩn trương chuẩn bị các đề nghị xây dựng luật đối với 32 nhiệm vụ đã hoàn thành việc nghiên cứu rà soát để bảo đảm chất lượng và tiến độ, tránh tình trạng trình ra Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhưng chưa đáp ứng yêu cầu, nội hàm, phạm vi điều chỉnh chưa thật rõ nên chưa đưa vào chương trình được. Với 69 nhiệm vụ còn lại của kế hoạch, Chủ tịch Quốc hội yêu cầu các cơ quan, tổ chức nỗ lực bảo đảm tiến độ, chất lượng, không có chuyện lùi thời hạn so với Kế hoạch.
Chủ tịch Quốc hội lưu ý nhiệm vụ lập pháp của nhiệm kỳ Quốc hội Khoá XV không chỉ “đóng khung” lại trong 137 nhiệm vụ tại Kế hoạch số 81/KH-UBTVQH15 mà các cơ quan cần cần chủ động đề xuất thêm các nhiệm vụ cần thiết, cấp bách khác nhằm đáp ứng yêu cầu của cuộc sống.

Thứ hai, tiếp tục đổi mới, cải tiến quy trình, thủ tục để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xây dựng ban hành pháp luật. Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Chính phủ thì tiếp tục tăng cường bố trí các phiên họp chuyên đề pháp luật, Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách với thời gian thảo luận phù hợp bảo đảm kỹ lưỡng hơn; tiếp tục đổi mới cách thức lấy ý kiến góp ý để người dân và doanh nghiệp góp ý một cách rộng rãi và đa chiều những vấn đề thực sự quan tâm.

Thứ ba, tiếp tục cơ chế là phối hợp từ sớm, từ xa và lắng nghe lẫn nhau, cộng đồng trách nhiệm, lắng nghe người dân, cộng đồng doanh nghiệp. Chủ tịch Quốc hội cho rằng, với cách làm này thì các dự án luật dù khó mấy cũng làm được và đạt được sự đồng thuận cao.

Thứ tư, tiếp tục siết chặt kỷ luật, kỷ cương, bảo đảm tuân thủ chặt chẽ quy trình, thủ tục luật định, nhất là trong việc chuẩn bị hồ sơ đề nghị đưa dự án luật vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh hàng năm. Quán triệt ý kiến chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng để xây dựng các cơ chế, chính sách để phòng chống tiêu cực ngay trong công tác xây dựng pháp luật, không để bị chi phối tác động bởi các hành vi không lành mạnh của bất kỳ tổ chức, cá nhân nào. Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng tham nhũng chính sách, lồng ghép lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ, cơ quan quản lý nhà nước trong văn bản quy phạm pháp luật hoặc chỉ thiên tạo về thuận lợi cho cơ quan quản lý nhà nước mà thiếu đồng hành với người dân và doanh nghiệp.
 
image011.jpg
Các thành viên Chính phủ tham dự hội nghị

Thứ năm, tiếp tục đề cao trách nhiệm của cơ quan, nhất là người đứng đầu trong công tác xây dựng pháp luật nói chung cũng như trong triển khai Kế hoạch 81/KH-UBTVQH15. Các Bộ trưởng, Trưởng ngành tiếp tục phát huy các kết quả đã thực hiện, làm tốt nhiệm vụ đã được phân công. Đề nghị Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên, Hội Luật gia Việt Nam tiếp tục phát huy, nâng cao hơn nữa chất lượng phản biện xã hội, phát huy vai trò tích cực trong tham gia ý kiến đối với các khâu của quy trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật và giám sát công tác thi hành.

Tại Hội nghị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cũng đề nghị Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định chỉ đạo các cơ quan xây dựng báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về 1 năm triển khai thực hiện Kết luận số 19-KL/TW, Kế hoạch số 81/KH-UBTVQH15 và báo cáo của Đảng đoàn Quốc hội về nội dung này trình Bộ Chính trị.
theo quochoi.vn

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ: Siết chặt kỷ luật kỷ cương, phòng chống tiêu cực ngay từ công tác xây dựng pháp luật

23/08/2022
Phát biểu kết luận Hội nghị đánh giá tình hình thực hiện Kế hoạch số 81/KH-UBTVQH15 và triển khai Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, sáng 22/8, đặc biệt đánh giá cao các cơ quan trong cách thức phối hợp, cộng đồng trách nhiệm, từ đó đạt được nhiều kết quả tích cực, đáng khích lệ, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cũng lưu ý cần tiếp tục cải tiến quy trình, siết chặt kỷ luật, kỷ cương, đề cao trách nhiệm người đứng đầu, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng tham nhũng chính sách, lồng ghép lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ trong văn bản quy phạm pháp luật.
 
Đánh giá tình hình thực hiện Kế hoạch số 81/KH-UBTVQ15 và triển khai Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh: Nhiều đổi mới thiết thực và hiệu quả

Quốc hội khóa XV đã có cơ sở vững chắc bảo đảm sự chủ động, toàn diện trong công tác lập pháp

Phát biểu tại hội nghị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, ngày 14/10/2021 Bộ Chính trị đã ban hành Kết luận số 19-KL/TW về định hướng Chương trình Xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV theo đề nghị của Đảng đoàn Quốc hội. Đây là lần đầu tiên Bộ Chính trị có kết luận về vấn đề này làm cơ sở, định hướng cho cả nhiệm kỳ Quốc hội. Ngày 03/11/2021, Thường trực Ban Bí thư và Đảng đoàn Quốc hội đã tổ chức Hội nghị toàn quốc để triển khai thực hiện Kết luận 19-KL/TW kèm theo Kế hoạch số 81/KH-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội với 137 nhiệm vụ lập pháp cần phải rà soát và xây dựng trong cả nhiệm kỳ. Mới đây, tại Kỳ họp thứ 3, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 50/2022/QH15 về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023 và điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022.
 
image001.jpg
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu kết luận hội nghị

Chủ tịch Quốc hội làm rõ, theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Quốc hội chỉ quyết định chương trình xây dựng luật, pháp lệnh hàng năm mà không có chương trình của cả nhiệm kỳ. Để khắc phục tình trạng bị động, lúng túng và thiếu toàn diện trong công tác lập pháp nên Đảng đoàn Quốc hội đã trình với Bộ Chính trị để ban hành Kết luận 19-KL/TW. Nhấn mạnh ý nghĩa quan trọng của Kết luận 19-KL/TW, Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, kết luận của Bộ Chính trị là định hướng xây dựng pháp luật của cả nhiệm kỳ để cụ thể hóa và thể chế hóa tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII; tạo điều kiện cho Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước và các cơ quan hữu quan chủ động hơn, bao quát hơn trong trong xây dựng pháp luật – chức năng căn bản và quan trọng nhất của Quốc hội. Để từ đó, làm 1 năm nhưng có tầm nhìn 5 năm và đến nay đã có rà soát các nội dung của cuối nhiệm kỳ, bảo đảm được tính toàn diện, bao quát và chủ động hơn so với việc nếu chỉ theo chương trình công tác hàng năm. Đây là kinh nghiệm cho các nhiệm kỳ tiếp theo trong chỉ đạo công tác xây dựng pháp luật cho cả nhiệm kỳ, Chủ tịch Quốc hội nêu rõ.

Chủ tịch Quốc hội ghi nhận, báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về kết quả thực hiện Kế hoạch số 81/KH-UBTVQH15 và triển khai Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh đã nêu đầy đủ bối cảnh, kết quả đạt được, tồn tại, hạn chế và định hướng thời gian tới sau gần 1 năm tổ chức triển khai Kết luận 19-KL/TW và Kế hoạch 81/KH-UBTVQH15.

Chủ tịch Quốc hội chỉ rõ, bối cảnh năm qua trong công tác lập pháp có nhiều thuận lợi với sự quan tâm chỉ đạo, lãnh đạo thường xuyên của Bộ Chính trị, Ban Bí thư. Các cơ quan của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao cùng các cơ quan, tổ chức như Mặt trận Tổ quốc, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam...đã rất tích cực và sự quan tâm đến công tác lập pháp. Bên cạnh đó, việc ưu tiên tập trung thời gian và các nguồn lực để thực hiện nhiệm vụ kép vừa phòng, chống dịch bệnh vừa phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội cũng ảnh hưởng đến quỹ thời gian cho hoạt động lập pháp. Các cơ quan của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ đã phải dành nhiều thời gian, đầu tư công sức ban hành và triển khai thực hiện Nghị quyết số 30/2021/QH15 và Nghị quyết số 43/2022/QH15. Chủ tịch Quốc hội khẳng định, trong bối cảnh đó, những kết quả đạt được thời gian qua là hết sức quan trọng và tích cực.

Công tác lập pháp đạt nhiều kết quả đáng khích lệ

Về công tác tổ chức triển khai thực hiện, Chủ tịch Quốc hội khẳng định, Kết luận số 19-KL/TW của Bộ Chính trị đã được triển khai hết sức bài bản, nhanh chóng, khẩn trương, nghiêm túc và đạt được những kết quả hết sức quan trọng. Sau khi Bộ Chính trí có kế luận, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã nhanh chóng ban hành Kế hoạch số 81/KH-UBTVQH15, Chính phủ cũng đã có Quyết định số 2114 ngày 16/12/2021. Cùng với đó, 15/25 cơ quan ban hành được kế hoạch thực hiện ngay trong tháng 11 và tháng 12/2021;  và 6 cơ quan ban hành kế hoạch trước tháng 3/2022. Đến nay tất cả các cơ quan ban hành kế hoạch thực hiện kết luận của Bộ Chính trị.
 
image003.jpg
Hội nghị đánh giá tình hình thực hiện Kế hoạch số 81/KH-UBTVQH15 và triển khai Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh

Trong 137 nhiệm vụ lập pháp kế hoạch đề ra cho cả nhiệm kỳ, năm 2022 là phải rà soát 104 nhiệm vụ. Tính đến nay, chỉ sau 10 tháng của năm đầu tiên thực hiện Kết luận số 19-KL/TW và Kế hoạch số 81/KH-UBTVQH15, các cơ quan đã hoàn thành 68 nhiệm vụ. Như vậy, việc nghiên cứu, rà soát các nhiệm vụ lập pháp đạt 65,3% nhiệm vụ của năm 2022 và đạt 49,6% nhiệm vụ của cả nhiệm kỳ. 10 tháng mà hoàn thành gần 50% khối lượng công việc cả cả nhiệm kỳ. Trong đó, có 60/68 nhiệm vụ hoàn thành đúng tiến độ; 6/68 nhiệm vụ hoàn thành trước tiến độ. Chủ tịch Quốc hội một lần nữa khẳng định những kết quả thiết thực rất đáng khích lệ này thể hiện sự vào cuộc khẩn trương, quyết liệt, đồng bộ của cả hệ thống chính trị, tinh thần nghiêm tục, trách nhiệm cao trong thực hiện kết luận của Bộ Chính trị và kế hoạch của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Nhiều nhiệm vụ lập pháp đã được cụ thể hóa và đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022 và năm 2023 để đáp ứng yêu cầu cấp thiết trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng – an ninh và an sinh xã hội. Đến nay, Quốc hội đã ban hành 6 luật, 8 nghị quyết; Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành 2 pháp lệnh, 2 nghị quyết. Dự kiến Kỳ họp thứ 4, Quốc hội sẽ xem xét, thông qua 7 luật và 1 nghị quyết; đồng thời cho ý kiến lần đầu đối với 7 dự án luật. Các dự án luật đã được Quốc hội thông qua đều nhận được sự đồng thuận, tán thành rất cao.

Nhiều biện pháp được triển khai đồng bộ, hiệu quả

Chủ tịch Quốc hội ghi nhận các cơ quan với những biện pháp, cách thức triển khai đồng bộ, hiệu quả nhiệm vụ được giao. Trong đó, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội đã có nhiều đổi mới thiết thực, hiệu quả như: linh hoạt tổ chức các kỳ họp theo hình thức trực tuyến và kết hợp trực tuyến với trực tiếp; tổ chức kỳ họp bất thường đầu tiên để kịp thời xem xét, kịp thời quyết định một số nội dung quan trọng, cấp bách do thực tiễn cuộc sống và yêu cầu phát triển đặt ra...
 
image005.jpg
Chủ tịch Quốc hội ghi nhận và đánh giá cao nhiều cải tiến, đổi mới trong triển khai nhiệm vụ lập pháp của các cơ quan thời gian qua

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã dành nhiều thời gian hơn, tập trung xem xét, cho ý kiến kỹ lưỡng đối với các dự án luật, pháp lệnh, nghị quyết và có kết luận cụ thể về từng dự án để làm cơ sở cho các cơ quan, tổ chức tiếp thu, chỉnh lý; tổ chức các phiên họp bất thường, kể cả ngoài giờ hành chính, để kịp thời xem xét các tờ trình, báo cáo của Chính phủ và giải quyết những vấn đề cấp bách phát sinh. Từ tháng 8 vừa qua, bên cạnh phiên họp thường kỳ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tổ chức phiên họp chuyên đề pháp luật để tập trung xem xét, cho ý kiến đối với các dự án luật, pháp lệnh, nghị quyết. 

Chủ tịch Quốc hội và các Phó Chủ tịch Quốc hội đã luôn chỉ đạo sát sao, theo dõi thường xuyên và đôn đốc bố trí nhiều cuộc làm việc với tinh thần từ sớm, từ xa, lắng nghe lẫn nhau, không câu nệ thủ tục, không quản thời gian để có được các dự án với chất lượng tốt nhất.

Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội ngày càng phát huy vai trò, đề cao trách nhiệm trong chủ động nghiên cứu thẩm tra dự án luật, pháp lệnh; đổi mới phương thức hoạt động, tổ chức các phiên họp, hội nghị, hội thảo mọi lúc mọi nơi.

Luôn sát cánh, cộng đồng trách nhiệm dù ở “vai” nào trong quy trình lập pháp

Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội và các Bộ của Chính phủ đã có sự phối hợp chặt chẽ. Cơ quan chủ trì soạn thảo và cơ quan chủ trì thẩm tra dù trong giai đoạn nào của quy trình lập pháp vẫn sát cánh cùng nhau, cộng đồng trách nhiệm, mà không có sự phân biệt “quyền anh- quyền tôi” hay “việc của anh với việc của tôi”. Mặc dù chức năng nhiệm vụ của các cơ quan được phân định rõ ràng, quan điểm giữ vững nhưng với cách làm hiện nay đã có nhiều cải tiến tích cực, Chủ tịch Quốc hội nêu rõ.
 
image007.jpg
Các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại hội nghị

Chủ tịch Quốc hội cũng ghi nhận, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các thành viên Chính phủ đã dành nhiều thời gian và sự quan tâm hơn cho công tác xây dựng thể chế và pháp luật. Chính phủ đã tổ chức Hội nghị toàn quốc về công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế; tổ chức các phiên họp chuyên đề về pháp luật. Thủ tướng Chính phủ cũng đã chỉ đạo quyết liệt công tác cải cách thủ tục hành chính, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong hoạt động đầu tư kinh doanh; chỉ đạo rà soát, xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị sửa đổi, bổ sung các văn bản có mâu thuẫn, chồng chéo, không còn phù hợp với thực tiễn. Qua đó, tăng cường hiệu quả công tác tổ chức thi hành pháp luật, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp. Đánh giá cao sự tích cực, trách nhiệm của các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ nhất là Bộ Tư pháp trong suốt quá trình lập pháp, Chủ tịch Quốc hội cho rằng đây là những nhân tố quan trọng, quyết định đến việc thực hiện tốt chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, nâng cao chất lượng của công tác xây dựng pháp luật.

Ngoài ra, Chủ tịch Quốc hội cũng đánh giá cao vai trò của các Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên; Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Viện nghiên cứu lập pháp đã ngày càng phát huy vai trò đối với các dự án luật, pháp lệnh, tích cực, chủ động thực hiện việc lấy ý kiến, góp ý trong quá trình xây dựng luật, pháp lệnh nghị quyết góp phần đảm bảo các đạo luật do Quốc hội ban hành sát với thực tiễn, có tính khả thi, sớm đi vào cuộc sống.

Tuyệt đối không để xảy ra tình trạng tham nhũng chính sách

Nhất trí với đánh giá của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về một số tồn tại, hạn chế cần phải khắc phục trong triển khai thực hiện các nhiệm vụ lập pháp, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh một số nhiệm vụ, giải pháp cần tập trung trong thời gian tới.
 
Thứ nhất, cần tiếp tục thống nhất nhận thức và triển khai nghiêm túc 15 nhóm nhiệm vụ, giải pháp đã nêu tại Kế hoạch số 81/KH-UBTVQH15; khẩn trương chuẩn bị các đề nghị xây dựng luật đối với 32 nhiệm vụ đã hoàn thành việc nghiên cứu rà soát để bảo đảm chất lượng và tiến độ, tránh tình trạng trình ra Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhưng chưa đáp ứng yêu cầu, nội hàm, phạm vi điều chỉnh chưa thật rõ nên chưa đưa vào chương trình được. Với 69 nhiệm vụ còn lại của kế hoạch, Chủ tịch Quốc hội yêu cầu các cơ quan, tổ chức nỗ lực bảo đảm tiến độ, chất lượng, không có chuyện lùi thời hạn so với Kế hoạch.
Chủ tịch Quốc hội lưu ý nhiệm vụ lập pháp của nhiệm kỳ Quốc hội Khoá XV không chỉ “đóng khung” lại trong 137 nhiệm vụ tại Kế hoạch số 81/KH-UBTVQH15 mà các cơ quan cần cần chủ động đề xuất thêm các nhiệm vụ cần thiết, cấp bách khác nhằm đáp ứng yêu cầu của cuộc sống.

Thứ hai, tiếp tục đổi mới, cải tiến quy trình, thủ tục để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xây dựng ban hành pháp luật. Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Chính phủ thì tiếp tục tăng cường bố trí các phiên họp chuyên đề pháp luật, Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách với thời gian thảo luận phù hợp bảo đảm kỹ lưỡng hơn; tiếp tục đổi mới cách thức lấy ý kiến góp ý để người dân và doanh nghiệp góp ý một cách rộng rãi và đa chiều những vấn đề thực sự quan tâm.

Thứ ba, tiếp tục cơ chế là phối hợp từ sớm, từ xa và lắng nghe lẫn nhau, cộng đồng trách nhiệm, lắng nghe người dân, cộng đồng doanh nghiệp. Chủ tịch Quốc hội cho rằng, với cách làm này thì các dự án luật dù khó mấy cũng làm được và đạt được sự đồng thuận cao.

Thứ tư, tiếp tục siết chặt kỷ luật, kỷ cương, bảo đảm tuân thủ chặt chẽ quy trình, thủ tục luật định, nhất là trong việc chuẩn bị hồ sơ đề nghị đưa dự án luật vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh hàng năm. Quán triệt ý kiến chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng để xây dựng các cơ chế, chính sách để phòng chống tiêu cực ngay trong công tác xây dựng pháp luật, không để bị chi phối tác động bởi các hành vi không lành mạnh của bất kỳ tổ chức, cá nhân nào. Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng tham nhũng chính sách, lồng ghép lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ, cơ quan quản lý nhà nước trong văn bản quy phạm pháp luật hoặc chỉ thiên tạo về thuận lợi cho cơ quan quản lý nhà nước mà thiếu đồng hành với người dân và doanh nghiệp.
 
image011.jpg
Các thành viên Chính phủ tham dự hội nghị

Thứ năm, tiếp tục đề cao trách nhiệm của cơ quan, nhất là người đứng đầu trong công tác xây dựng pháp luật nói chung cũng như trong triển khai Kế hoạch 81/KH-UBTVQH15. Các Bộ trưởng, Trưởng ngành tiếp tục phát huy các kết quả đã thực hiện, làm tốt nhiệm vụ đã được phân công. Đề nghị Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên, Hội Luật gia Việt Nam tiếp tục phát huy, nâng cao hơn nữa chất lượng phản biện xã hội, phát huy vai trò tích cực trong tham gia ý kiến đối với các khâu của quy trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật và giám sát công tác thi hành.

Tại Hội nghị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cũng đề nghị Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định chỉ đạo các cơ quan xây dựng báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về 1 năm triển khai thực hiện Kết luận số 19-KL/TW, Kế hoạch số 81/KH-UBTVQH15 và báo cáo của Đảng đoàn Quốc hội về nội dung này trình Bộ Chính trị.
theo quochoi.vn