> Tin tức - Sự kiện > Tin hoạt động ĐĐBQH > Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ: Thành công của phiên họp chuyên đề pháp luật là một trong những yế

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ: Thành công của phiên họp chuyên đề pháp luật là một trong những yếu tố quan trọng quyết định chất lượng của Kỳ họp thứ 4

16/08/2022
Sáng 15/8, tại Nhà Quốc hội, phát biểu khai mạc phiên họp chuyên đề pháp luật, cho biết tại phiên họp này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét 11 dự án luật, pháp lệnh và nghị quyết, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị các đại biểu cho ý kiến toàn diện để có một phiên họp chất lượng cao nhất. Đồng thời nhấn mạnh thành công của phiên họp chuyên đề này là một trong những yếu tố rất quan trọng quyết định chất lượng và sự thành công của Kỳ họp thứ 4.
 
Trước đó trong phiên khai mạc phiên họp thứ 14 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, sau phiên họp thứ 14, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ triển khai phiên họp chuyên đề pháp luật tháng 8/2022 và tháng 09/2022. Trong đó, phiên họp chuyên đề pháp luật tháng 08 dự kiến sẽ diễn ra từ ngày 15 -18/8/2022. Chủ tịch Quốc hội khẳng định Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV nội dung trọng tâm là công tác lập pháp với nhiều dự án luật khó, chuyên môn sâu, lĩnh vực tác động rộng lớn. Do đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ tập trung cao độ để cho ý kiến, chuẩn bị kỹ lưỡng, xem xét, toàn diện, đảm bảo chất lượng cao nhất các dự án luật trước khi trình Quốc hội.
 
image001.jpg
Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc phiên họp chuyên đề pháp luật

Phát biểu khai mạc phiên họp chuyên đề pháp luật tháng 8/2022, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, phiên họp diễn ra trong thời gian 4 ngày làm việc để Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét 11 dự án luật, pháp lệnh và nghị quyết.

Theo đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về 5 dự án luật đã trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 3 và dự kiến sẽ xem xét và biểu quyết thông qua tại Kỳ họp thứ 4 gồm: dự án Luật Dầu khí (sửa đổi), dự án Luật Phòng chống bạo lực gia đình (sửa đổi), dự án Luật Thanh tra (sửa đổi), dự án Luật thực hiện dân chủ ở cơ sở và dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tần số vô tuyến điện.

Chủ tịch Quốc hội cho biết, 5 dự án luật này đều đã được cơ quan soạn thảo, cơ quan chủ trì thẩm tra chuẩn bị một cách rất kỹ lưỡng, đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến. Khi trình ra Quốc hội tại Kỳ họp thứ 3, về cơ bản các dự án luật nhận được sự đồng thuận nhất trí cao và chỉ còn một số vấn đề quan trọng và cá biệt còn một số nội dung có ý kiến khác nhau. 

Chủ tịch Quốc hội bày tỏ mong muốn, tại phiên họp này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các cơ quan hữu quan tập trung cho ý kiến những vấn đề lớn, quan trọng, các vấn đề còn có ý kiến khác nhau, cơ sở chính trị, căn cứ pháp lý, kinh nghiệm quốc tế, nhu cầu thực tiễn,…để tiếp tục làm sâu sắc và hoàn thiện hơn các dự án luật trước khi trình đại biểu Quốc hội cho ý kiến tại Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách và trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 4.
 
image003.jpg
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu khai mạc phiên họp chuyên đề pháp luật tháng 8/2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Nêu kết quả từ Kỳ họp thứ 3, Quốc hội đã biểu quyết thông qua các dự án luật với tỷ lệ tán thành rất cao, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh cần phải tiếp tục phát huy tinh thần này để các dự án luật được thông qua với sự thống nhất, đồng thuận cao, nhất là là đối với những vấn đề còn có ý kiến khác nhau.

Tại phiên họp chuyên đề này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về 3 dự án luật trình Quốc hội lần đầu tiên tại Kỳ họp thứ 4 gồm: Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi), dự án Luật Phòng thủ dân sự và dự án Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi).

Chủ tịch Quốc hội cho biết, để đáp ứng yêu cầu cấp bách trong công tác về phòng, chống rửa tiền dự án Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi) dự kiến được trình Quốc hội xem xét thông qua theo quy trình rút gọn tại một kỳ họp. Do đó tập trung cho chất lượng của dự án luật này cũng hết sức quan trọng, Chủ tịch Quốc hội lưu ý. Ngoài ra đối với dự án Luật Phòng thủ dân sự là dự án luật mới, lần đầu tiên được xem xét ban hành.  

Theo chương trình, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng cho ý kiến và xem xét thông qua theo quy trình rút gọn dự án Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng. Chủ tịch Quốc hội cho biết đây là dự án Pháp lệnh rất quan trọng thuộc thẩm quyền xem xét và quyết định của Ủy ban Thường vụQuốc hội theo quy định của Hiến pháp. Nhấn mạnh, là một dự án Pháp lệnh quan trọng, lại cho ý kiến, xem xét, thông qua tại một phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội đề nghị các đại biểu tham gia và các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội tập trung cho ý kiến chi tiết và cụ thể đối với dự án Pháp lệnh quan trọng này.

Ngoài ra, trong phiên họp lần này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét cho ý kiến về 2 dự án nghị quyết mà theo Chủ tịch Quốc hội các Nghị quyết này có tính chất như luật, phải trình Quốc hội xem xét để thông qua.
 
image005.jpg
Các đại biểu tại phiên họp 

Một là, Nghị quyết hướng dẫn hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân. Đây là nội dung thuộc thẩm quyền của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Chủ tịch Quốc hội cho biết, quá trình xây dựng Đề án xây dựng Nghị quyết hướng dẫn hoạt động giám sát thì đã được khởi động từ đầu năm 2021, do Ban Công tác đại biểu của Quốc hội chủ trì soạn thảo, đã Đảng đoàn Quốc hội cho ý kiến rất nhiều lần. Mới đây, Chủ tịch Quốc hội và Phó Chủ tịch Quốc hội cũng đã có buổi làm việc để cho ý kiến về nội dung này.

Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, việc ban hành nghị quyết này có ý nghĩa rất quan trọng trong công tác hướng dẫn và giám sát hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp, theo tinh thần của Hiến pháp và Luật Tổ chức Quốc hội, Luật Tổ chức hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân. Về phía Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội để chúng ta đã có Nghị quyết 334 hướng dẫn hoạt động giám sát, nhưng đối với Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã thì chưa có văn bản hướng dẫn. Vì vậy, Ủy ban Thường vụ Quốc hội mong muốn ban hành nghị quyết này như là một bộ cẩm nang để hướng dẫn các hoạt động giám sát từ Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện đến cấp xã.

Hai là, Nghị quyết về ban hành Nội quy kỳ họp Quốc hội (sửa đổi). Đây là nghị quyết sẽ trình Quốc hội xem xét thông qua. Chủ tịch Quốc hội cho biết, dự án Nghị quyết đã được chuẩn bị rất công phu. Gần đây nhất các chuyên gia và các cán bộ nguyên là Chủ tịch, Phó Chủ tịch Quốc hội, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các vị đại biểu Quốc hội của các khóa đã tiếp tục cho ý kiến để tiếp tục hoàn thiện dự thảo. Theo Chủ tịch Quốc hội, Nghị quyết này sẽ là căn cứ pháp lý cho Quốc hội tiếp tục đổi mới, tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII và Chương trình hành động toàn khóa của Đảng đoàn Quốc hội để triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ 13 cũng như Nghị quyết 161 của Kỳ họp thứ 11 Quốc hội khóa XIV.

 Chủ tịch Quốc hội đề nghị các cơ quan chủ trì thẩm tra, chủ trì soạn thảo phải chuẩn bị kỹ tài liệu, tham gia đầy đủ tại phiên họp lần này. Đồng thời, đề nghị các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội tập trung nghiên cứu cho ý kiến sâu rộng với các lĩnh vực, nhất là những nội dung thuộc Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Ban của Ủy ban Thường vụ Quốc hội có chuyên môn sâu và phải cho ý kiến toàn diện các dự án luật này. Ủy ban Thường vụ Quốc hội tập trung nghiên cứu cao độ để cho ý kiến đóng góp sôi nổi tại phiên họp, làm cho phiên họp có chất lượng cao nhất.

Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, thành công của phiên họp chuyên đề về công tác lập pháp lần này là một trong những yếu tố rất quan trọng quyết định chất lượng và sự thành công của Kỳ họp thứ 4 - kỳ họp trọng tâm cho công tác luật pháp./.
Theo quochoi.vn

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ: Thành công của phiên họp chuyên đề pháp luật là một trong những yếu tố quan trọng quyết định chất lượng của Kỳ họp thứ 4

16/08/2022
Sáng 15/8, tại Nhà Quốc hội, phát biểu khai mạc phiên họp chuyên đề pháp luật, cho biết tại phiên họp này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét 11 dự án luật, pháp lệnh và nghị quyết, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị các đại biểu cho ý kiến toàn diện để có một phiên họp chất lượng cao nhất. Đồng thời nhấn mạnh thành công của phiên họp chuyên đề này là một trong những yếu tố rất quan trọng quyết định chất lượng và sự thành công của Kỳ họp thứ 4.
 
Trước đó trong phiên khai mạc phiên họp thứ 14 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, sau phiên họp thứ 14, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ triển khai phiên họp chuyên đề pháp luật tháng 8/2022 và tháng 09/2022. Trong đó, phiên họp chuyên đề pháp luật tháng 08 dự kiến sẽ diễn ra từ ngày 15 -18/8/2022. Chủ tịch Quốc hội khẳng định Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV nội dung trọng tâm là công tác lập pháp với nhiều dự án luật khó, chuyên môn sâu, lĩnh vực tác động rộng lớn. Do đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ tập trung cao độ để cho ý kiến, chuẩn bị kỹ lưỡng, xem xét, toàn diện, đảm bảo chất lượng cao nhất các dự án luật trước khi trình Quốc hội.
 
image001.jpg
Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc phiên họp chuyên đề pháp luật

Phát biểu khai mạc phiên họp chuyên đề pháp luật tháng 8/2022, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, phiên họp diễn ra trong thời gian 4 ngày làm việc để Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét 11 dự án luật, pháp lệnh và nghị quyết.

Theo đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về 5 dự án luật đã trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 3 và dự kiến sẽ xem xét và biểu quyết thông qua tại Kỳ họp thứ 4 gồm: dự án Luật Dầu khí (sửa đổi), dự án Luật Phòng chống bạo lực gia đình (sửa đổi), dự án Luật Thanh tra (sửa đổi), dự án Luật thực hiện dân chủ ở cơ sở và dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tần số vô tuyến điện.

Chủ tịch Quốc hội cho biết, 5 dự án luật này đều đã được cơ quan soạn thảo, cơ quan chủ trì thẩm tra chuẩn bị một cách rất kỹ lưỡng, đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến. Khi trình ra Quốc hội tại Kỳ họp thứ 3, về cơ bản các dự án luật nhận được sự đồng thuận nhất trí cao và chỉ còn một số vấn đề quan trọng và cá biệt còn một số nội dung có ý kiến khác nhau. 

Chủ tịch Quốc hội bày tỏ mong muốn, tại phiên họp này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các cơ quan hữu quan tập trung cho ý kiến những vấn đề lớn, quan trọng, các vấn đề còn có ý kiến khác nhau, cơ sở chính trị, căn cứ pháp lý, kinh nghiệm quốc tế, nhu cầu thực tiễn,…để tiếp tục làm sâu sắc và hoàn thiện hơn các dự án luật trước khi trình đại biểu Quốc hội cho ý kiến tại Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách và trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 4.
 
image003.jpg
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu khai mạc phiên họp chuyên đề pháp luật tháng 8/2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Nêu kết quả từ Kỳ họp thứ 3, Quốc hội đã biểu quyết thông qua các dự án luật với tỷ lệ tán thành rất cao, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh cần phải tiếp tục phát huy tinh thần này để các dự án luật được thông qua với sự thống nhất, đồng thuận cao, nhất là là đối với những vấn đề còn có ý kiến khác nhau.

Tại phiên họp chuyên đề này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về 3 dự án luật trình Quốc hội lần đầu tiên tại Kỳ họp thứ 4 gồm: Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi), dự án Luật Phòng thủ dân sự và dự án Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi).

Chủ tịch Quốc hội cho biết, để đáp ứng yêu cầu cấp bách trong công tác về phòng, chống rửa tiền dự án Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi) dự kiến được trình Quốc hội xem xét thông qua theo quy trình rút gọn tại một kỳ họp. Do đó tập trung cho chất lượng của dự án luật này cũng hết sức quan trọng, Chủ tịch Quốc hội lưu ý. Ngoài ra đối với dự án Luật Phòng thủ dân sự là dự án luật mới, lần đầu tiên được xem xét ban hành.  

Theo chương trình, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng cho ý kiến và xem xét thông qua theo quy trình rút gọn dự án Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng. Chủ tịch Quốc hội cho biết đây là dự án Pháp lệnh rất quan trọng thuộc thẩm quyền xem xét và quyết định của Ủy ban Thường vụQuốc hội theo quy định của Hiến pháp. Nhấn mạnh, là một dự án Pháp lệnh quan trọng, lại cho ý kiến, xem xét, thông qua tại một phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội đề nghị các đại biểu tham gia và các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội tập trung cho ý kiến chi tiết và cụ thể đối với dự án Pháp lệnh quan trọng này.

Ngoài ra, trong phiên họp lần này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét cho ý kiến về 2 dự án nghị quyết mà theo Chủ tịch Quốc hội các Nghị quyết này có tính chất như luật, phải trình Quốc hội xem xét để thông qua.
 
image005.jpg
Các đại biểu tại phiên họp 

Một là, Nghị quyết hướng dẫn hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân. Đây là nội dung thuộc thẩm quyền của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Chủ tịch Quốc hội cho biết, quá trình xây dựng Đề án xây dựng Nghị quyết hướng dẫn hoạt động giám sát thì đã được khởi động từ đầu năm 2021, do Ban Công tác đại biểu của Quốc hội chủ trì soạn thảo, đã Đảng đoàn Quốc hội cho ý kiến rất nhiều lần. Mới đây, Chủ tịch Quốc hội và Phó Chủ tịch Quốc hội cũng đã có buổi làm việc để cho ý kiến về nội dung này.

Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, việc ban hành nghị quyết này có ý nghĩa rất quan trọng trong công tác hướng dẫn và giám sát hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp, theo tinh thần của Hiến pháp và Luật Tổ chức Quốc hội, Luật Tổ chức hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân. Về phía Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội để chúng ta đã có Nghị quyết 334 hướng dẫn hoạt động giám sát, nhưng đối với Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã thì chưa có văn bản hướng dẫn. Vì vậy, Ủy ban Thường vụ Quốc hội mong muốn ban hành nghị quyết này như là một bộ cẩm nang để hướng dẫn các hoạt động giám sát từ Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện đến cấp xã.

Hai là, Nghị quyết về ban hành Nội quy kỳ họp Quốc hội (sửa đổi). Đây là nghị quyết sẽ trình Quốc hội xem xét thông qua. Chủ tịch Quốc hội cho biết, dự án Nghị quyết đã được chuẩn bị rất công phu. Gần đây nhất các chuyên gia và các cán bộ nguyên là Chủ tịch, Phó Chủ tịch Quốc hội, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các vị đại biểu Quốc hội của các khóa đã tiếp tục cho ý kiến để tiếp tục hoàn thiện dự thảo. Theo Chủ tịch Quốc hội, Nghị quyết này sẽ là căn cứ pháp lý cho Quốc hội tiếp tục đổi mới, tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII và Chương trình hành động toàn khóa của Đảng đoàn Quốc hội để triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ 13 cũng như Nghị quyết 161 của Kỳ họp thứ 11 Quốc hội khóa XIV.

 Chủ tịch Quốc hội đề nghị các cơ quan chủ trì thẩm tra, chủ trì soạn thảo phải chuẩn bị kỹ tài liệu, tham gia đầy đủ tại phiên họp lần này. Đồng thời, đề nghị các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội tập trung nghiên cứu cho ý kiến sâu rộng với các lĩnh vực, nhất là những nội dung thuộc Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Ban của Ủy ban Thường vụ Quốc hội có chuyên môn sâu và phải cho ý kiến toàn diện các dự án luật này. Ủy ban Thường vụ Quốc hội tập trung nghiên cứu cao độ để cho ý kiến đóng góp sôi nổi tại phiên họp, làm cho phiên họp có chất lượng cao nhất.

Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, thành công của phiên họp chuyên đề về công tác lập pháp lần này là một trong những yếu tố rất quan trọng quyết định chất lượng và sự thành công của Kỳ họp thứ 4 - kỳ họp trọng tâm cho công tác luật pháp./.
Theo quochoi.vn