> Tin tức - Sự kiện > Tin hoạt động ĐĐBQH > Chuẩn bị Kỳ họp thứ Ba, Quốc hội Khóa XV: Chỉ đưa vào những nội dung đã được chuẩn bị kỹ lưỡng

Chuẩn bị Kỳ họp thứ Ba, Quốc hội Khóa XV: Chỉ đưa vào những nội dung đã được chuẩn bị kỹ lưỡng

20/04/2022
Chỉ còn hơn một tháng nữa, Quốc hội sẽ khai mạc Kỳ họp thứ Ba (dự kiến ngày 23.5), nhưng Chính phủ vẫn đề nghị bổ sung khá nhiều nội dung vào chương trình Kỳ họp. Cho ý kiến tại phiên họp sáng qua, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội khẳng định quan điểm chỉ trình Quốc hội bổ sung nội dung được chuẩn bị kỹ lưỡng, bảo đảm chất lượng; yêu cầu tiếp tục rà soát, điều chỉnh thời lượng tiến hành từng nội dung cụ thể để tiết kiệm tối đa thời gian, nâng cao chất lượng kỳ họp.
 
Kỳ họp thứ Ba dự kiến họp tập trung tại Nhà Quốc hội

Báo cáo về công tác chuẩn bị Kỳ họp thứ Ba, Quốc hội Khóa XV, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết, do tình hình dịch Covid-19 đang từng bước được kiểm soát trên phạm vi cả nước, nên đề nghị Quốc hội có thể họp tập trung tại Nhà Quốc hội, với tổng thời gian làm việc tại Kỳ họp thứ Ba dự kiến là 20 ngày. Dự kiến, Kỳ họp thứ Ba sẽ khai mạc vào ngày 23.5 tới. 

Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cũng cho biết, các nội dung kỳ họp đã và đang được các cơ quan hữu quan tích cực, khẩn trương chuẩn bị, đẩy nhanh tiến độ, bảo đảm chất lượng, tiến độ. Sau Phiên họp này, phần lớn các nội dung trình Quốc hội đều được Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến; các nội dung liên quan đến kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước, báo cáo về kiến nghị của cử tri… sẽ được tiếp tục cho ý kiến tại Phiên họp tháng 5.2022. Thời gian qua, Tổng Thư ký Quốc hội và Văn phòng Quốc hội đã tăng cường công tác chỉ đạo, chủ động phối hợp với cơ quan hữu quan, tích cực triển khai rà soát, hoàn thiện để nâng cao hơn nữa chất lượng công tác phục vụ kỳ họp.

Báo cáo một số nội dung được Chính phủ đề nghị bổ sung vào chương trình của Kỳ họp thứ Ba tới, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho biết, Chính phủ đề nghị trình Quốc hội xem xét, thông qua 1 dự án luật, 2 dự thảo nghị quyết; cho ý kiến với 3 dự án luật; xem xét, quyết định chủ trương đầu tư với 5 dự án quan trọng quốc gia.  

Do số lượng nội dung được đề nghị bổ sung vào kỳ họp khá nhiều, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất với đề xuất của Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội: Chỉ bổ sung những nội dung đã được chuẩn bị kỹ lưỡng, xin ý kiến các cơ quan có thẩm quyền, thực hiện đầy đủ các quy trình, thủ tục được Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định.

Với 5 dự án quan trọng quốc gia được Chính phủ đề xuất, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tán thành đưa vào chương trình Kỳ họp thứ Ba việc xem xét, quyết định với dự án đường Vành đai 4 vùng Thủ đô Hà Nội và Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh, vì đã đủ điều kiện. 3 dự án còn lại do “còn khá nhiều vấn đề quan ngại” nên Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất chưa trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ Ba tới. Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Nguyễn Phú Cường phân tích, nếu chuyển tất cả 5 dự án đầu tư theo hình thức hợp tác công tư (PPP) sang thực hiện theo hình thức đầu tư công sẽ không tốt cho cân đối ngân sách, dù đã được Chính phủ chỉ đạo chuẩn bị kỹ lưỡng và chặt chẽ. Với những dự án này, ông Nguyễn Phú Cường cho rằng, nên thực hiện đầu tư theo phương thức hợp tác công tư, với tinh thần được một số nghị quyết của Quốc hội khẳng định “lấy đầu tư công để dẫn dắt đầu tư tư”. Hiện nay, một số doanh nghiệp đã có văn bản đề nghị tham gia đầu tư vào những tuyến có khả năng thu hồi vốn tốt như tuyến Biên Hòa - Vũng Tàu, Nha Trang - Buôn Mê Thuột… "Vậy tại sao không đầu tư theo hình thức PPP để giảm áp lực cho ngân sách?", Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách đặt câu hỏi. 

Tán thành với Báo cáo về chuẩn bị Kỳ họp thứ Ba và dự kiến nội dung chương trình Kỳ họp thứ Ba, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh, không bổ sung các nội dung khác ngoài Tờ trình này, vì không đủ thời gian để chuẩn bị. Những nội dung khác sẽ để lại các kỳ họp sau, không nên ép thời gian, vì trình ra những nội dung không chín, còn nhiều ý kiến khác nhau sẽ rất khó đạt sự đồng thuận cao của các đại biểu Quốc hội, cũng như bảo đảm chất lượng.
 
Tong-Thu-ky,-Chu-nhiem-Van-phong-Quoc-hoi-Bui-Van-Cuong-trinh-bay-bao-cao.jpg
Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường trình bày báo cáo tại phiên họp

Bố trí hợp lý thời gian cho từng nội dung 

Trên cơ sở tiếp tục phát huy những cải tiến đã được áp dụng hiệu quả tại các kỳ họp trước, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường đề nghị, bố trí xen kẽ việc trình bày các tờ trình, báo cáo với việc thảo luận một số luật, nghị quyết trình Quốc hội xem xét, thông qua; bố trí khoảng cách hợp lý giữa phiên thảo luận tổ và hội trường. Theo dự kiến, cũng sẽ không bố trí Quốc hội làm việc ngày thứ Bảy, Chủ nhật để có các cơ quan có thời gian tổng hợp, giải trình ý kiến thảo luận và tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện các dự án, dự thảo trước khi trình Quốc hội biểu quyết thông qua.

Tuy nhiên, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh đề nghị, điều chỉnh tăng thời gian trình bày Báo cáo kết quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về công tác quy hoạch kể từ khi Luật Quy hoạch có hiệu lực thi hành so với dự kiến chương trình được Tổng Thư ký Quốc hội đề xuất. Bởi, dù với tinh thần chuẩn bị từ sớm, từ xa, song nội dung giám sát rất nhiều, rất phức tạp, nên Báo cáo tóm tắt về nội dung này vẫn cần thêm thời gian trình bày để bảo đảm chất lượng báo cáo, giúp đại biểu Quốc hội có thể nắm thông tin đầy đủ. Tương tự, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cũng đề nghị tăng thời gian trình bày Tờ trình Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022, để “nói hết ý Ủy ban Pháp luật mong muốn”.

Trước các đề xuất về thời lượng trình bày Tờ trình, Báo cáo, cũng như tiến hành thảo luận về một số nội dung tại Kỳ họp thứ Ba, Chủ tịch Quốc hội yêu cầu các cơ quan của Quốc hội phối hợp rà soát để “bố trí dung lượng hợp lý cho từng nội dung”. Ngay với phiên họp toàn thể của Quốc hội được đề xuất áp dụng phương tiện hình ảnh, nghe nhìn, dù hoan nghênh áp dụng các phương thức này, song Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, tinh thần phải bảo đảm tiết kiệm tối đa thời gian và nâng cao được chất lượng của kỳ họp.

Có thể thấy, với sự chỉ đạo quyết liệt, từ sớm, từ xa của lãnh đạo Quốc hội, cũng như sự tích cực của các cơ quan của Quốc hội, Chính phủ, các cơ quan hữu quan, tiến độ và chất lượng chuẩn bị cho Kỳ họp thứ Ba đến nay đều được bảo đảm. Dù vậy, với sự cẩn trọng cần thiết, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ yêu cầu, từ nay tới trước khai mạc Kỳ họp, cần tiếp tục theo sát diễn biến tình hình dịch bệnh, không chủ quan, lơ là; chú ý sắp xếp chương trình bảo đảm tiết kiệm tối đa thời gian, nâng cao chất lượng kỳ họp, chỉ đưa vào những nội dung đã được chuẩn bị kỹ lưỡng.
Theo daibieunhandan.vn

Chuẩn bị Kỳ họp thứ Ba, Quốc hội Khóa XV: Chỉ đưa vào những nội dung đã được chuẩn bị kỹ lưỡng

20/04/2022
Chỉ còn hơn một tháng nữa, Quốc hội sẽ khai mạc Kỳ họp thứ Ba (dự kiến ngày 23.5), nhưng Chính phủ vẫn đề nghị bổ sung khá nhiều nội dung vào chương trình Kỳ họp. Cho ý kiến tại phiên họp sáng qua, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội khẳng định quan điểm chỉ trình Quốc hội bổ sung nội dung được chuẩn bị kỹ lưỡng, bảo đảm chất lượng; yêu cầu tiếp tục rà soát, điều chỉnh thời lượng tiến hành từng nội dung cụ thể để tiết kiệm tối đa thời gian, nâng cao chất lượng kỳ họp.
 
Kỳ họp thứ Ba dự kiến họp tập trung tại Nhà Quốc hội

Báo cáo về công tác chuẩn bị Kỳ họp thứ Ba, Quốc hội Khóa XV, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết, do tình hình dịch Covid-19 đang từng bước được kiểm soát trên phạm vi cả nước, nên đề nghị Quốc hội có thể họp tập trung tại Nhà Quốc hội, với tổng thời gian làm việc tại Kỳ họp thứ Ba dự kiến là 20 ngày. Dự kiến, Kỳ họp thứ Ba sẽ khai mạc vào ngày 23.5 tới. 

Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cũng cho biết, các nội dung kỳ họp đã và đang được các cơ quan hữu quan tích cực, khẩn trương chuẩn bị, đẩy nhanh tiến độ, bảo đảm chất lượng, tiến độ. Sau Phiên họp này, phần lớn các nội dung trình Quốc hội đều được Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến; các nội dung liên quan đến kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước, báo cáo về kiến nghị của cử tri… sẽ được tiếp tục cho ý kiến tại Phiên họp tháng 5.2022. Thời gian qua, Tổng Thư ký Quốc hội và Văn phòng Quốc hội đã tăng cường công tác chỉ đạo, chủ động phối hợp với cơ quan hữu quan, tích cực triển khai rà soát, hoàn thiện để nâng cao hơn nữa chất lượng công tác phục vụ kỳ họp.

Báo cáo một số nội dung được Chính phủ đề nghị bổ sung vào chương trình của Kỳ họp thứ Ba tới, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho biết, Chính phủ đề nghị trình Quốc hội xem xét, thông qua 1 dự án luật, 2 dự thảo nghị quyết; cho ý kiến với 3 dự án luật; xem xét, quyết định chủ trương đầu tư với 5 dự án quan trọng quốc gia.  

Do số lượng nội dung được đề nghị bổ sung vào kỳ họp khá nhiều, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất với đề xuất của Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội: Chỉ bổ sung những nội dung đã được chuẩn bị kỹ lưỡng, xin ý kiến các cơ quan có thẩm quyền, thực hiện đầy đủ các quy trình, thủ tục được Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định.

Với 5 dự án quan trọng quốc gia được Chính phủ đề xuất, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tán thành đưa vào chương trình Kỳ họp thứ Ba việc xem xét, quyết định với dự án đường Vành đai 4 vùng Thủ đô Hà Nội và Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh, vì đã đủ điều kiện. 3 dự án còn lại do “còn khá nhiều vấn đề quan ngại” nên Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất chưa trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ Ba tới. Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Nguyễn Phú Cường phân tích, nếu chuyển tất cả 5 dự án đầu tư theo hình thức hợp tác công tư (PPP) sang thực hiện theo hình thức đầu tư công sẽ không tốt cho cân đối ngân sách, dù đã được Chính phủ chỉ đạo chuẩn bị kỹ lưỡng và chặt chẽ. Với những dự án này, ông Nguyễn Phú Cường cho rằng, nên thực hiện đầu tư theo phương thức hợp tác công tư, với tinh thần được một số nghị quyết của Quốc hội khẳng định “lấy đầu tư công để dẫn dắt đầu tư tư”. Hiện nay, một số doanh nghiệp đã có văn bản đề nghị tham gia đầu tư vào những tuyến có khả năng thu hồi vốn tốt như tuyến Biên Hòa - Vũng Tàu, Nha Trang - Buôn Mê Thuột… "Vậy tại sao không đầu tư theo hình thức PPP để giảm áp lực cho ngân sách?", Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách đặt câu hỏi. 

Tán thành với Báo cáo về chuẩn bị Kỳ họp thứ Ba và dự kiến nội dung chương trình Kỳ họp thứ Ba, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh, không bổ sung các nội dung khác ngoài Tờ trình này, vì không đủ thời gian để chuẩn bị. Những nội dung khác sẽ để lại các kỳ họp sau, không nên ép thời gian, vì trình ra những nội dung không chín, còn nhiều ý kiến khác nhau sẽ rất khó đạt sự đồng thuận cao của các đại biểu Quốc hội, cũng như bảo đảm chất lượng.
 
Tong-Thu-ky,-Chu-nhiem-Van-phong-Quoc-hoi-Bui-Van-Cuong-trinh-bay-bao-cao.jpg
Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường trình bày báo cáo tại phiên họp

Bố trí hợp lý thời gian cho từng nội dung 

Trên cơ sở tiếp tục phát huy những cải tiến đã được áp dụng hiệu quả tại các kỳ họp trước, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường đề nghị, bố trí xen kẽ việc trình bày các tờ trình, báo cáo với việc thảo luận một số luật, nghị quyết trình Quốc hội xem xét, thông qua; bố trí khoảng cách hợp lý giữa phiên thảo luận tổ và hội trường. Theo dự kiến, cũng sẽ không bố trí Quốc hội làm việc ngày thứ Bảy, Chủ nhật để có các cơ quan có thời gian tổng hợp, giải trình ý kiến thảo luận và tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện các dự án, dự thảo trước khi trình Quốc hội biểu quyết thông qua.

Tuy nhiên, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh đề nghị, điều chỉnh tăng thời gian trình bày Báo cáo kết quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về công tác quy hoạch kể từ khi Luật Quy hoạch có hiệu lực thi hành so với dự kiến chương trình được Tổng Thư ký Quốc hội đề xuất. Bởi, dù với tinh thần chuẩn bị từ sớm, từ xa, song nội dung giám sát rất nhiều, rất phức tạp, nên Báo cáo tóm tắt về nội dung này vẫn cần thêm thời gian trình bày để bảo đảm chất lượng báo cáo, giúp đại biểu Quốc hội có thể nắm thông tin đầy đủ. Tương tự, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cũng đề nghị tăng thời gian trình bày Tờ trình Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022, để “nói hết ý Ủy ban Pháp luật mong muốn”.

Trước các đề xuất về thời lượng trình bày Tờ trình, Báo cáo, cũng như tiến hành thảo luận về một số nội dung tại Kỳ họp thứ Ba, Chủ tịch Quốc hội yêu cầu các cơ quan của Quốc hội phối hợp rà soát để “bố trí dung lượng hợp lý cho từng nội dung”. Ngay với phiên họp toàn thể của Quốc hội được đề xuất áp dụng phương tiện hình ảnh, nghe nhìn, dù hoan nghênh áp dụng các phương thức này, song Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, tinh thần phải bảo đảm tiết kiệm tối đa thời gian và nâng cao được chất lượng của kỳ họp.

Có thể thấy, với sự chỉ đạo quyết liệt, từ sớm, từ xa của lãnh đạo Quốc hội, cũng như sự tích cực của các cơ quan của Quốc hội, Chính phủ, các cơ quan hữu quan, tiến độ và chất lượng chuẩn bị cho Kỳ họp thứ Ba đến nay đều được bảo đảm. Dù vậy, với sự cẩn trọng cần thiết, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ yêu cầu, từ nay tới trước khai mạc Kỳ họp, cần tiếp tục theo sát diễn biến tình hình dịch bệnh, không chủ quan, lơ là; chú ý sắp xếp chương trình bảo đảm tiết kiệm tối đa thời gian, nâng cao chất lượng kỳ họp, chỉ đưa vào những nội dung đã được chuẩn bị kỹ lưỡng.
Theo daibieunhandan.vn