> Tin tức - Sự kiện > Tin hoạt động ĐĐBQH > Chương trình hoạt động năm 2014 của Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai

Chương trình hoạt động năm 2014 của Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai

15/01/2014
Theo yêu cầu nhiệm vụ nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Quốc hội, trong năm 2014, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai tập trung hoàn thành tốt những hoạt động trọng tâm như sau:
1. Các hoạt động chung

- Các đại biểu Quốc hội trong Đoàn tham gia đầy đủ 02 kỳ họp thứ bảy và thứ tám, Quốc hội khóa XIII; tích cực hoạt động, thực hiện tốt quyền, nghĩa vụ của đại biểu Quốc hội. Tham gia đầy đủ các phiên họp, hội nghị của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội và Ban của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội mà đại biểu Quốc hội trong Đoàn là thành viên. Đồng thời, tích cực tham gia các hoạt động xây dựng pháp luật, giám sát, tiếp xúc cử tri, tiếp công dân,… của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh theo phân công.

- Tiếp tục tham gia thực hiện tốt Nghị quyết của Quốc hội về một số cải tiến, đổi mới để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Quốc hội.

2. Hoạt động xây dựng pháp luật và triển khai thi hành Hiến pháp, các luật, nghị quyết của Quốc hội đã thông qua

- Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tích cực tham gia triển khai thi hành Hiến pháp và các luật, nghị quyết của Quốc hội đã thông qua theo Kế hoạch của Ủy ban Thường vụ  Quốc hội đã ban hành.

- Trên cơ sở nhiệm vụ, công tác của các vị đại biểu Quốc hội và để bảo đảm hoàn thành tốt nhiệm vụ xây dựng pháp luật, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh thống nhất phân công các vị đại biểu Quốc hội chủ trì việc nghiên cứu, tham vấn ý kiến chuyên gia và đảm nhiệm phát biểu ý kiến xây dựng các dự án luật trong các cuộc họp tổ và hội trường tại kỳ họp thứ bảy và thứ tám của Quốc hội.

- Tùy theo tính chất của dự án luật và trên cơ sở ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội, Lãnh đạo Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh chỉ đạo việc hợp đồng với các tổ chức, cá nhân để nghiên cứu, tham gia ý kiến vào dự thảo luật; tổ chức khảo sát, tổ chức hội thảo với các sở, ban, ngành hoặc tổ chức việc tham vấn ý kiến nhân dân (các đối tượng thi hành luật) tham gia xây dựng các dự thảo luật.

- Trọng tâm hoạt động tham gia ý kiến xây dựng các dự án luật là xem xét, phân tích sâu, kỹ báo cáo đánh giá tác động của dự án luật (RIA); đồng thời, chú trọng tập trung tranh luận, phản biện đối với những vấn đề quan điểm, chính sách lớn nêu trong bản gợi ý thảo luận và các nội dung chủ yếu trong dự thảo luật để góp phần tham gia xây dựng các chính sách của dự án luật phù hợp với nguyện vọng chính đáng của cử tri và nhân dân, khả thi trong đời sống xã hội và đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước đối với lĩnh vực mà dự án luật điều chỉnh.

- Chỉ đạo Văn phòng giúp việc nghiên cứu, đề xuất các biện pháp tổ chức lấy ý kiến tham gia xây dựng các dự án luật bảo đảm hiệu quả, phản ánh đúng thực tế và ý kiến của nhân dân, góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng ý kiến tham gia xây dựng các dự án luật.

3. Hoạt động giám sát

- Các đại biểu Quốc hội trong Đoàn sắp xếp thời gian và công việc của cơ quan để tham gia các đoàn giám sát, khảo sát của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội khi có yêu cầu triển khai ở tỉnh Gia Lai.

- Các đại biểu Quốc hội trong Đoàn chú trọng thực hiện việc chất vấn tại 02 kỳ họp Quốc hội và các phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội theo quy định của Luật hoạt động giám sát của Quốc hội.

- Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tổ chức 02 cuộc giám sát trên địa bàn tỉnh Gia Lai về các nội dung: (1) Việc thực hiện chính sách, pháp luật về thuế và quản lý thuế; (2) Việc thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế trong lĩnh vực đầu tư công, doanh nghiệp nhà nước và hệ thống ngân hàng theo Nghị quyết số 10/2011/QH13 của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015. Đồng thời, Đoàn sẽ tiến hành 02 cuộc khảo sát: (1) Việc thực hiện chính sách, pháp luật về giao rừng cho cộng đồng dân cư thôn; quyền, nghĩa vụ của cộng đồng dân cư thôn được giao rừng (quy định tại Mục 3, Chương II, Luật bảo vệ và phát triển rừng) từ năm 2006 đến 2014; (2) Việc đầu tư xây dựng và tình hình hoạt động của Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh” (huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai). Trên cơ sở quy định của pháp luật, nhân sự của Đoàn và tình hình thực tế của địa phương, Đoàn tiếp tục nghiên cứu cải tiến phương thức giám sát, sắp xếp thời gian phù hợp và phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, tổ chức, địa phương để hoàn thành tốt chương trình hoạt động giám sát đã đề ra.

- Các đại biểu Quốc hội trong Đoàn lập chương trình giám sát, khảo sát của mình, gửi đến Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh. Trên cơ sở đó, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tổ chức để các vị đại biểu Quốc hội trong Đoàn thực hiện hoạt động giám sát văn bản quy phạm pháp luật; giám sát, khảo sát việc thi hành pháp luật tại địa phương; giám sát việc giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo của công dân.

- Trong quá trình triển khai hoạt động, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh thực hiện việc yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân ở địa phương trả lời về những vấn đề mà Đoàn đại biểu Quốc hội quan tâm.

4. Hoạt động tiếp xúc cử tri

- Tiếp tục triển khai thực hiện tốt Nghị quyết liên tịch số 525 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam “Về việc tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội” và các chương trình, kế hoạch tiếp xúc cử tri của các đại biểu Quốc hội trong Đoàn. Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan hữu quan ở địa phương tổ chức các hội nghị đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri theo định kỳ trước và sau 02 kỳ họp Quốc hội. Phối hợp tổ chức để đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri nơi cư trú, nơi làm việc, theo chuyên đề, lĩnh vực, đối tượng, địa bàn mà đại biểu quan tâm; trong đó chú trọng gặp gỡ, tiếp xúc với cá nhân, nhóm cử tri để tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của cử tri và những vấn đề về chủ trương, chính sách phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, bảo đảm an ninh trật tự an toàn xã hội, v.v..

- Chỉ đạo Văn phòng tập hợp, tổng hợp trung thực, đầy đủ nguyện vọng chính đáng và kiến nghị của cử tri để báo cáo Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và phản ánh với các cơ quan có thẩm quyền ở địa phương xem xét, giải quyết. Thường xuyên theo dõi, đôn đốc hoặc giám sát các cơ quan giải quyết kịp thời, thấu đáo các kiến nghị của cử tri; đồng thời, triển khai phổ biến rộng rãi trên các phương tiện truyền thông về nội dung chính sách, pháp luật mà Chính phủ và các bộ, ngành trả lời để các cấp, các ngành nghiên cứu thực hiện và cử tri biết, theo dõi, giám sát.

5. Hoạt động tiếp công dân, xử lý đơn, thư và giám sát giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân

- Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức để các vị đại biểu Quốc hội tiếp công dân theo quy định của Luật tiếp công dân và pháp luật hiện hành.

- Xử lý kịp thời các đơn, thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân; đồng thời, theo dõi, đôn đốc, giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân theo quy định của pháp luật. Chú trọng giám sát việc giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, kéo dài trong lĩnh vực tư pháp.

6. Các hoạt động khác

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh và các vị đại biểu Quốc hội tham gia thực hiện tốt các nhiệm vụ, công tác theo yêu cầu nhiệm vụ chính trị của địa phương, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết của Tỉnh uỷ và Nghị quyết của HĐND tỉnh về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh năm 2014 trên địa bàn tỉnh Gia Lai./.
 
Duy Hiếu

Chương trình hoạt động năm 2014 của Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai

15/01/2014
Theo yêu cầu nhiệm vụ nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Quốc hội, trong năm 2014, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai tập trung hoàn thành tốt những hoạt động trọng tâm như sau:
1. Các hoạt động chung

- Các đại biểu Quốc hội trong Đoàn tham gia đầy đủ 02 kỳ họp thứ bảy và thứ tám, Quốc hội khóa XIII; tích cực hoạt động, thực hiện tốt quyền, nghĩa vụ của đại biểu Quốc hội. Tham gia đầy đủ các phiên họp, hội nghị của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội và Ban của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội mà đại biểu Quốc hội trong Đoàn là thành viên. Đồng thời, tích cực tham gia các hoạt động xây dựng pháp luật, giám sát, tiếp xúc cử tri, tiếp công dân,… của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh theo phân công.

- Tiếp tục tham gia thực hiện tốt Nghị quyết của Quốc hội về một số cải tiến, đổi mới để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Quốc hội.

2. Hoạt động xây dựng pháp luật và triển khai thi hành Hiến pháp, các luật, nghị quyết của Quốc hội đã thông qua

- Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tích cực tham gia triển khai thi hành Hiến pháp và các luật, nghị quyết của Quốc hội đã thông qua theo Kế hoạch của Ủy ban Thường vụ  Quốc hội đã ban hành.

- Trên cơ sở nhiệm vụ, công tác của các vị đại biểu Quốc hội và để bảo đảm hoàn thành tốt nhiệm vụ xây dựng pháp luật, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh thống nhất phân công các vị đại biểu Quốc hội chủ trì việc nghiên cứu, tham vấn ý kiến chuyên gia và đảm nhiệm phát biểu ý kiến xây dựng các dự án luật trong các cuộc họp tổ và hội trường tại kỳ họp thứ bảy và thứ tám của Quốc hội.

- Tùy theo tính chất của dự án luật và trên cơ sở ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội, Lãnh đạo Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh chỉ đạo việc hợp đồng với các tổ chức, cá nhân để nghiên cứu, tham gia ý kiến vào dự thảo luật; tổ chức khảo sát, tổ chức hội thảo với các sở, ban, ngành hoặc tổ chức việc tham vấn ý kiến nhân dân (các đối tượng thi hành luật) tham gia xây dựng các dự thảo luật.

- Trọng tâm hoạt động tham gia ý kiến xây dựng các dự án luật là xem xét, phân tích sâu, kỹ báo cáo đánh giá tác động của dự án luật (RIA); đồng thời, chú trọng tập trung tranh luận, phản biện đối với những vấn đề quan điểm, chính sách lớn nêu trong bản gợi ý thảo luận và các nội dung chủ yếu trong dự thảo luật để góp phần tham gia xây dựng các chính sách của dự án luật phù hợp với nguyện vọng chính đáng của cử tri và nhân dân, khả thi trong đời sống xã hội và đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước đối với lĩnh vực mà dự án luật điều chỉnh.

- Chỉ đạo Văn phòng giúp việc nghiên cứu, đề xuất các biện pháp tổ chức lấy ý kiến tham gia xây dựng các dự án luật bảo đảm hiệu quả, phản ánh đúng thực tế và ý kiến của nhân dân, góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng ý kiến tham gia xây dựng các dự án luật.

3. Hoạt động giám sát

- Các đại biểu Quốc hội trong Đoàn sắp xếp thời gian và công việc của cơ quan để tham gia các đoàn giám sát, khảo sát của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội khi có yêu cầu triển khai ở tỉnh Gia Lai.

- Các đại biểu Quốc hội trong Đoàn chú trọng thực hiện việc chất vấn tại 02 kỳ họp Quốc hội và các phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội theo quy định của Luật hoạt động giám sát của Quốc hội.

- Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tổ chức 02 cuộc giám sát trên địa bàn tỉnh Gia Lai về các nội dung: (1) Việc thực hiện chính sách, pháp luật về thuế và quản lý thuế; (2) Việc thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế trong lĩnh vực đầu tư công, doanh nghiệp nhà nước và hệ thống ngân hàng theo Nghị quyết số 10/2011/QH13 của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015. Đồng thời, Đoàn sẽ tiến hành 02 cuộc khảo sát: (1) Việc thực hiện chính sách, pháp luật về giao rừng cho cộng đồng dân cư thôn; quyền, nghĩa vụ của cộng đồng dân cư thôn được giao rừng (quy định tại Mục 3, Chương II, Luật bảo vệ và phát triển rừng) từ năm 2006 đến 2014; (2) Việc đầu tư xây dựng và tình hình hoạt động của Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh” (huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai). Trên cơ sở quy định của pháp luật, nhân sự của Đoàn và tình hình thực tế của địa phương, Đoàn tiếp tục nghiên cứu cải tiến phương thức giám sát, sắp xếp thời gian phù hợp và phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, tổ chức, địa phương để hoàn thành tốt chương trình hoạt động giám sát đã đề ra.

- Các đại biểu Quốc hội trong Đoàn lập chương trình giám sát, khảo sát của mình, gửi đến Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh. Trên cơ sở đó, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tổ chức để các vị đại biểu Quốc hội trong Đoàn thực hiện hoạt động giám sát văn bản quy phạm pháp luật; giám sát, khảo sát việc thi hành pháp luật tại địa phương; giám sát việc giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo của công dân.

- Trong quá trình triển khai hoạt động, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh thực hiện việc yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân ở địa phương trả lời về những vấn đề mà Đoàn đại biểu Quốc hội quan tâm.

4. Hoạt động tiếp xúc cử tri

- Tiếp tục triển khai thực hiện tốt Nghị quyết liên tịch số 525 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam “Về việc tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội” và các chương trình, kế hoạch tiếp xúc cử tri của các đại biểu Quốc hội trong Đoàn. Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan hữu quan ở địa phương tổ chức các hội nghị đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri theo định kỳ trước và sau 02 kỳ họp Quốc hội. Phối hợp tổ chức để đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri nơi cư trú, nơi làm việc, theo chuyên đề, lĩnh vực, đối tượng, địa bàn mà đại biểu quan tâm; trong đó chú trọng gặp gỡ, tiếp xúc với cá nhân, nhóm cử tri để tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của cử tri và những vấn đề về chủ trương, chính sách phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, bảo đảm an ninh trật tự an toàn xã hội, v.v..

- Chỉ đạo Văn phòng tập hợp, tổng hợp trung thực, đầy đủ nguyện vọng chính đáng và kiến nghị của cử tri để báo cáo Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và phản ánh với các cơ quan có thẩm quyền ở địa phương xem xét, giải quyết. Thường xuyên theo dõi, đôn đốc hoặc giám sát các cơ quan giải quyết kịp thời, thấu đáo các kiến nghị của cử tri; đồng thời, triển khai phổ biến rộng rãi trên các phương tiện truyền thông về nội dung chính sách, pháp luật mà Chính phủ và các bộ, ngành trả lời để các cấp, các ngành nghiên cứu thực hiện và cử tri biết, theo dõi, giám sát.

5. Hoạt động tiếp công dân, xử lý đơn, thư và giám sát giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân

- Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức để các vị đại biểu Quốc hội tiếp công dân theo quy định của Luật tiếp công dân và pháp luật hiện hành.

- Xử lý kịp thời các đơn, thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân; đồng thời, theo dõi, đôn đốc, giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân theo quy định của pháp luật. Chú trọng giám sát việc giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, kéo dài trong lĩnh vực tư pháp.

6. Các hoạt động khác

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh và các vị đại biểu Quốc hội tham gia thực hiện tốt các nhiệm vụ, công tác theo yêu cầu nhiệm vụ chính trị của địa phương, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết của Tỉnh uỷ và Nghị quyết của HĐND tỉnh về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh năm 2014 trên địa bàn tỉnh Gia Lai./.
 
Duy Hiếu