> Tin tức - Sự kiện > Tin hoạt động ĐĐBQH > Đại biểu Lê Hoàng Anh, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội, Đoàn ĐBQH tỉnh

Đại biểu Lê Hoàng Anh, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội, Đoàn ĐBQH tỉnh Gia Lai: Cần làm rõ một số chỉ số để rút kinh nghiệm

27/10/2022
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khoá XV, 8h00 sáng 27/10, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Quốc hội thảo luận ở hội trường về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành Phiên thảo luận.
 
2-(1).jpg
Quang cảnh phiên thảo luận

Phát biểu mở đầu phiên thảo luận ngày 27/10, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải cho biết, Quốc hội dành 2 ngày (27, 28/10) thảo luận về 3 nội dung: Kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023; tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2022, dự toán ngân sách nhà nước, kế hoạch đầu tư công vốn ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2023 (trong đó có Kế hoạch tài chính – ngân sách nhà nước 03 năm 2023-2025, tình hình thực hiện kế hoạch tài chính năm 2022, dự kiến kế hoạch tài chính năm 2023 của các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách do trung ương quản lý); việc tổng kết thực hiện Nghị quyết số 54/2017/QH14 về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh.
 
Untitled.jpg
Đại biểu Lê Hoàng Anh, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội, Đoàn ĐBQH tỉnh Gia Lai
phát biểu tại phiên thảo luận

Phát biểu góp ý tại Hội trường, đại biểu Lê Hoàng Anh, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội, Đoàn ĐBQH tỉnh Gia Lai bày tỏ đồng tình với nội dung ý kiến phát biểu của đại biểu đã phát biểu trước. Về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022, đại biểu cho biết: Chỉ còn hai tháng nữa sẽ kết thúc năm 2022. Chúng ta đang đối mặt với những thách thức, khó khăn vô cùng to lớn, khó lường nhưng kết quả 9 tháng đầu năm và dự kiến cả năm 2022, Việt Nam đạt được là những thành tựu rất quan trọng. Chúng ta đã kiểm soát rất tốt dịch Covid-19, đạt và vượt 14/15 chỉ tiêu Quốc hội giao. Những thành tựu quan trọng cơ bản đó đã chứng minh sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành quyết liệt, linh hoạt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ là hiệu quả. Kết quả đó cũng cho thấy vai trò, trách nhiệm, sự chủ động của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Chủ tịch Quốc hội, sự nỗ lực đồng lòng của cộng đồng doanh nghiệp, người dân, sự hy sinh tận hiến của chính quyền cơ sở, của đội ngũ công chức, viên chức và các lực lượng xã hội khác.

Về hạn chế, bất cập, đại biểu nêu ra 05 vấn đề chính, đặc biệt có một số điểm có tính chất ngược, cần phân tích làm rõ hơn, cụ thể:

Thứ nhất, cần làm rõ vì sao khi Việt Nam GDP tăng, thế giới lại giảm, khi của thế giới tăng thì Việt Nam lại thấp. Năm 2020, GDP, Việt Nam đạt 2,91% thì thế giới âm 3,1%. Năm 2021, thế giới tăng 5,9 % thì Việt Nam lại giảm còn 2,58%. Năm 2022, Việt Nam tăng 8,0 %, thế giới giảm 3,2 %. Đại biểu nhấn mạnh, Việt Nam có nền kinh tế rất mở nhưng ta lại đang ngược độ tăng trưởng GDP với thế giới. Nếu chúng ta xác định đi một mình, đi nhanh thì cũng cần phân tích, rút ra kinh nghiệm để chỉ đạo điều hành, bảo đảm tăng trưởng cao nhưng bền vững. 

Thứ hai, về thu ngân sách trước những khó khăn, thách thức nhưng kết quả 9 tháng đã hoàn thành 94 % và dự kiến vượt thu năm 2022 là rất lớn, tình trạng vượt thu này cũng đã xảy ra năm 2021 và các năm trước nên cần xem xét dự báo và phân tích dự báo về vấn đề này.

Thứ ba, chúng ta đã quyết liệt chỉ đạo, tăng cường kiểm tra, giám sát, đôn đốc, ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị, văn bản nhưng kết quả giải ngân đầu tư công năm 2022 lại thấp hơn với cùng kỳ năm 2021, năm mà ảnh hưởng với đại dịch Covid-19. 

Thứ tư, các Chương trình mục tiêu Quốc gia về cơ bản không giải ngân được vốn bố trí, có Chương trình mục tiêu Quốc gia giải ngân được nhưng đặc biệt thấp. Tuy nhiên, giảm nghèo lại tiếp tục là điểm sáng được cộng đồng quốc tế ghi nhận và đánh giá cao, ước tỷ lệ giảm nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều năm 2022 giảm khoảng 1% (đạt mục tiêu đề ra), 73% số xã đạt chuẩn nông thôn mới (hoàn thành chỉ tiêu đề ra), 255 cấp huyện đạt chuẩn nông thôn mới (vượt 15 đơn vị so với kế hoạch đề ra) theo Báo cáo của Chính phủ. Đó là những vấn đề cần phân tích thấu đáo cùng với dự toán thu ngân sách năm 2023 loại trừ đi chỉ tiêu mang tính thành tích để xử lý những năm sau bền vững hơn.

Thứ năm, Nghị quyết 43/2022/QH15 ngày 11/01/2022 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội đã đặt ra chính sách giải pháp hỗ trợ khả thi kịp thời hiệu quả, nguồn lực đưa ra có khả năng giải ngân nhanh nhưng gói đầu tư phát triển với 176 nghìn tỷ đồng giải đến nay giải ngân rất thấp. Đơn cử như 40 nghìn tỷ hỗ trợ 2% lãi suất qua ngân hàng thương mại mới giải ngân đạt 13,5 tỷ đạt 0,03%. Đại biểu đề nghị Chính phủ cần quan tâm đặc biệt./. 
Hoảng Sơn (tổng hợp)

Đại biểu Lê Hoàng Anh, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội, Đoàn ĐBQH tỉnh Gia Lai: Cần làm rõ một số chỉ số để rút kinh nghiệm

27/10/2022
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khoá XV, 8h00 sáng 27/10, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Quốc hội thảo luận ở hội trường về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành Phiên thảo luận.
 
2-(1).jpg
Quang cảnh phiên thảo luận

Phát biểu mở đầu phiên thảo luận ngày 27/10, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải cho biết, Quốc hội dành 2 ngày (27, 28/10) thảo luận về 3 nội dung: Kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023; tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2022, dự toán ngân sách nhà nước, kế hoạch đầu tư công vốn ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2023 (trong đó có Kế hoạch tài chính – ngân sách nhà nước 03 năm 2023-2025, tình hình thực hiện kế hoạch tài chính năm 2022, dự kiến kế hoạch tài chính năm 2023 của các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách do trung ương quản lý); việc tổng kết thực hiện Nghị quyết số 54/2017/QH14 về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh.
 
Untitled.jpg
Đại biểu Lê Hoàng Anh, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội, Đoàn ĐBQH tỉnh Gia Lai
phát biểu tại phiên thảo luận

Phát biểu góp ý tại Hội trường, đại biểu Lê Hoàng Anh, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội, Đoàn ĐBQH tỉnh Gia Lai bày tỏ đồng tình với nội dung ý kiến phát biểu của đại biểu đã phát biểu trước. Về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022, đại biểu cho biết: Chỉ còn hai tháng nữa sẽ kết thúc năm 2022. Chúng ta đang đối mặt với những thách thức, khó khăn vô cùng to lớn, khó lường nhưng kết quả 9 tháng đầu năm và dự kiến cả năm 2022, Việt Nam đạt được là những thành tựu rất quan trọng. Chúng ta đã kiểm soát rất tốt dịch Covid-19, đạt và vượt 14/15 chỉ tiêu Quốc hội giao. Những thành tựu quan trọng cơ bản đó đã chứng minh sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành quyết liệt, linh hoạt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ là hiệu quả. Kết quả đó cũng cho thấy vai trò, trách nhiệm, sự chủ động của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Chủ tịch Quốc hội, sự nỗ lực đồng lòng của cộng đồng doanh nghiệp, người dân, sự hy sinh tận hiến của chính quyền cơ sở, của đội ngũ công chức, viên chức và các lực lượng xã hội khác.

Về hạn chế, bất cập, đại biểu nêu ra 05 vấn đề chính, đặc biệt có một số điểm có tính chất ngược, cần phân tích làm rõ hơn, cụ thể:

Thứ nhất, cần làm rõ vì sao khi Việt Nam GDP tăng, thế giới lại giảm, khi của thế giới tăng thì Việt Nam lại thấp. Năm 2020, GDP, Việt Nam đạt 2,91% thì thế giới âm 3,1%. Năm 2021, thế giới tăng 5,9 % thì Việt Nam lại giảm còn 2,58%. Năm 2022, Việt Nam tăng 8,0 %, thế giới giảm 3,2 %. Đại biểu nhấn mạnh, Việt Nam có nền kinh tế rất mở nhưng ta lại đang ngược độ tăng trưởng GDP với thế giới. Nếu chúng ta xác định đi một mình, đi nhanh thì cũng cần phân tích, rút ra kinh nghiệm để chỉ đạo điều hành, bảo đảm tăng trưởng cao nhưng bền vững. 

Thứ hai, về thu ngân sách trước những khó khăn, thách thức nhưng kết quả 9 tháng đã hoàn thành 94 % và dự kiến vượt thu năm 2022 là rất lớn, tình trạng vượt thu này cũng đã xảy ra năm 2021 và các năm trước nên cần xem xét dự báo và phân tích dự báo về vấn đề này.

Thứ ba, chúng ta đã quyết liệt chỉ đạo, tăng cường kiểm tra, giám sát, đôn đốc, ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị, văn bản nhưng kết quả giải ngân đầu tư công năm 2022 lại thấp hơn với cùng kỳ năm 2021, năm mà ảnh hưởng với đại dịch Covid-19. 

Thứ tư, các Chương trình mục tiêu Quốc gia về cơ bản không giải ngân được vốn bố trí, có Chương trình mục tiêu Quốc gia giải ngân được nhưng đặc biệt thấp. Tuy nhiên, giảm nghèo lại tiếp tục là điểm sáng được cộng đồng quốc tế ghi nhận và đánh giá cao, ước tỷ lệ giảm nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều năm 2022 giảm khoảng 1% (đạt mục tiêu đề ra), 73% số xã đạt chuẩn nông thôn mới (hoàn thành chỉ tiêu đề ra), 255 cấp huyện đạt chuẩn nông thôn mới (vượt 15 đơn vị so với kế hoạch đề ra) theo Báo cáo của Chính phủ. Đó là những vấn đề cần phân tích thấu đáo cùng với dự toán thu ngân sách năm 2023 loại trừ đi chỉ tiêu mang tính thành tích để xử lý những năm sau bền vững hơn.

Thứ năm, Nghị quyết 43/2022/QH15 ngày 11/01/2022 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội đã đặt ra chính sách giải pháp hỗ trợ khả thi kịp thời hiệu quả, nguồn lực đưa ra có khả năng giải ngân nhanh nhưng gói đầu tư phát triển với 176 nghìn tỷ đồng giải đến nay giải ngân rất thấp. Đơn cử như 40 nghìn tỷ hỗ trợ 2% lãi suất qua ngân hàng thương mại mới giải ngân đạt 13,5 tỷ đạt 0,03%. Đại biểu đề nghị Chính phủ cần quan tâm đặc biệt./. 
Hoảng Sơn (tổng hợp)