> Tin tức - Sự kiện > Tin hoạt động ĐĐBQH > Đại biểu Nguyễn Thị Mai Phương, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, Đoàn ĐBQH tỉnh Gia Lai:

Đại biểu Nguyễn Thị Mai Phương, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, Đoàn ĐBQH tỉnh Gia Lai: Tổ chức kỳ họp bất thường chỉ để dành giải quyết, quyết định những vấn đề, nội dung cấp bách, cần giải quyết ngay

25/10/2022
Chiều ngày 24/10, Quốc hội thảo luận ở Tổ về dự thảo Nghị quyết ban hành Nội quy kỳ họp Quốc hội (sửa đổi). Đoàn ĐBQH tỉnh Gia Lai thảo luận tại Tổ 3 cùng các Đoàn ĐBQH tỉnh: Hà Giang, Bắc Kạn, Ninh Thuận.
 
Tại Phiên họp, các đại biểu Quốc hội thống nhất với sự cần thiết phải có Nghị quyết ban hành Nội quy kỳ họp Quốc hội (sửa đổi) và quan tâm cho ý kiến vào việc tổ chức kỳ họp bất thường bên cạnh kỳ họp thường lệ, kéo dài thời gian phiên họp thảo luận, đẩy nhanh thời gian gửi tài liệu tới đại biểu Quốc hội, biểu quyết tại kỳ họp...
 
 241020220532-to-3-toan-1.jpg
Toàn cảnh Phiên thảo luận tại Tổ 3 (nguồn quochoi.vn)

Phát biểu tại Phiên thảo luận, đại biểu Nguyễn Thị Mai Phương-Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, Đoàn ĐBQH tỉnh Gia Lai cho rằng: Nghị quyết ban hành Nội quy kỳ họp Quốc hội (sửa đổi) có đề cập về kỳ họp thường lệ và kỳ họp bất thường. Tuy nhiên, trong Nghị quyết cần quy định rõ việc tổ chức kỳ họp bất thường chỉ để dành giải quyết, quyết định những vấn đề, nội dung cấp bách, cần giải quyết ngay. Chứ không nên tổ chức kỳ họp bất thường để giải quyết những vấn đề mà đáng lẽ ra cơ quan soạn thảo dự án Luật sẽ trình ở kỳ họp thường lệ.
 
241020220528-to-3-dai-bieu-4.jpg
Đại biểu Nguyễn Thị Mai Phương-Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, Đoàn ĐBQH tỉnh Gia Lai
phát biểu tại Phiên thảo luận (nguồn quochoi.vn)

Trong một phiên thảo luận đối với một dự án Luật nào đó, nếu có nhiều đại biểu cho ý kiến và thảo luận sâu về nội dung dự án Luật có thể kéo dài thời gian phiên thảo luận. Tuy nhiên, thời gian kéo dài phiên thảo luận không nên quá 30 phút.

Ngoài ý kiến tham gia vào dự thảo Nghị quyết ban hành Nội quy kỳ họp Quốc hội (sửa đổi), các đại biểu Quốc hội tại Tổ 3 còn cho ý kiến vào dự án Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi). Theo đó, các đại biểu thống nhất cao với nội dung được đưa ra đối với dự án Luật; đồng thời cho rằng để phòng chống rửa tiền hiệu quả thì cần kiểm soát chặt chẽ đối với các hoạt động mua bán, giao dịch điện tử, trao đổi qua mạng Internet và các thiết bị công nghệ hiện đại, mua bán các loại hàng hóa, vật liệu đã được đưa vào danh mục hàng hóa bị cấm./.
 
Hoàng Sơn (tổng hợp)

Đại biểu Nguyễn Thị Mai Phương, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, Đoàn ĐBQH tỉnh Gia Lai: Tổ chức kỳ họp bất thường chỉ để dành giải quyết, quyết định những vấn đề, nội dung cấp bách, cần giải quyết ngay

25/10/2022
Chiều ngày 24/10, Quốc hội thảo luận ở Tổ về dự thảo Nghị quyết ban hành Nội quy kỳ họp Quốc hội (sửa đổi). Đoàn ĐBQH tỉnh Gia Lai thảo luận tại Tổ 3 cùng các Đoàn ĐBQH tỉnh: Hà Giang, Bắc Kạn, Ninh Thuận.
 
Tại Phiên họp, các đại biểu Quốc hội thống nhất với sự cần thiết phải có Nghị quyết ban hành Nội quy kỳ họp Quốc hội (sửa đổi) và quan tâm cho ý kiến vào việc tổ chức kỳ họp bất thường bên cạnh kỳ họp thường lệ, kéo dài thời gian phiên họp thảo luận, đẩy nhanh thời gian gửi tài liệu tới đại biểu Quốc hội, biểu quyết tại kỳ họp...
 
 241020220532-to-3-toan-1.jpg
Toàn cảnh Phiên thảo luận tại Tổ 3 (nguồn quochoi.vn)

Phát biểu tại Phiên thảo luận, đại biểu Nguyễn Thị Mai Phương-Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, Đoàn ĐBQH tỉnh Gia Lai cho rằng: Nghị quyết ban hành Nội quy kỳ họp Quốc hội (sửa đổi) có đề cập về kỳ họp thường lệ và kỳ họp bất thường. Tuy nhiên, trong Nghị quyết cần quy định rõ việc tổ chức kỳ họp bất thường chỉ để dành giải quyết, quyết định những vấn đề, nội dung cấp bách, cần giải quyết ngay. Chứ không nên tổ chức kỳ họp bất thường để giải quyết những vấn đề mà đáng lẽ ra cơ quan soạn thảo dự án Luật sẽ trình ở kỳ họp thường lệ.
 
241020220528-to-3-dai-bieu-4.jpg
Đại biểu Nguyễn Thị Mai Phương-Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, Đoàn ĐBQH tỉnh Gia Lai
phát biểu tại Phiên thảo luận (nguồn quochoi.vn)

Trong một phiên thảo luận đối với một dự án Luật nào đó, nếu có nhiều đại biểu cho ý kiến và thảo luận sâu về nội dung dự án Luật có thể kéo dài thời gian phiên thảo luận. Tuy nhiên, thời gian kéo dài phiên thảo luận không nên quá 30 phút.

Ngoài ý kiến tham gia vào dự thảo Nghị quyết ban hành Nội quy kỳ họp Quốc hội (sửa đổi), các đại biểu Quốc hội tại Tổ 3 còn cho ý kiến vào dự án Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi). Theo đó, các đại biểu thống nhất cao với nội dung được đưa ra đối với dự án Luật; đồng thời cho rằng để phòng chống rửa tiền hiệu quả thì cần kiểm soát chặt chẽ đối với các hoạt động mua bán, giao dịch điện tử, trao đổi qua mạng Internet và các thiết bị công nghệ hiện đại, mua bán các loại hàng hóa, vật liệu đã được đưa vào danh mục hàng hóa bị cấm./.
 
Hoàng Sơn (tổng hợp)