> Tin tức - Sự kiện > Tin hoạt động ĐĐBQH > Đại biểu Nguyễn Thị Mai Phương – Đoàn ĐBQH tỉnh Gia Lai: Cần tập trung tháo gỡ điểm nghẽn trong chia

Đại biểu Nguyễn Thị Mai Phương – Đoàn ĐBQH tỉnh Gia Lai: Cần tập trung tháo gỡ điểm nghẽn trong chia sẻ cơ sở dữ liệu giữa các bộ, ngành, địa phương

03/06/2022
Chiều 02/6, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khoá XV, dưới sự điều hành của Thượng tướng Trần Quang Phương - Phó Chủ tịch Quốc hội, Quốc hội thảo luận tại hội trường về phê chuẩn quyết toán ngân sách Nhà nước năm 2020 và công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2021.
 
Tại phiên thảo luận này, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương đề nghị đại biểu Quốc hội tập trung phát biểu các vấn đề đã nêu trong báo cáo Chính phủ và các gợi ý thảo luận; đề nghị đại biểu tập trung thảo luận về dự toán quyết toán ngân sách năm 2020; thảo luận các nội dung về chính sách tài khóa, tính đầy đủ, chính xác, hợp lý, hợp pháp của số liệu kiểm toán, trong đó có cả quyết toán thu ngân sách Nhà nước, quyết toán chi ngân sách Nhà nước bao gồm: Chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên, phân bổ sử dụng dự phòng ngân sách trung ương, bội chi ngân sách và các khoản vay bù đắp bội chi…
 
 image001.jpg
Đại biểu Nguyễn Thị Mai Phương, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, Đoàn ĐBQH tỉnh Gia Lai (ảnh: quochoi.vn)

Đóng góp ý kiến vào Phê chuẩn quyết toán ngân sách Nhà nước năm 2020; Công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2021, đại biểu Nguyễn Thị Mai Phương, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, Đoàn ĐBQH tỉnh Gia Lai cho rằng, một trong những nhiệm vụ trọng tâm nêu trong Báo cáo số 177 của Chính phủ là tích cực chuyển đổi số quốc gia gắn với các mục tiêu chuyển đổi số quốc gia với các mục tiêu thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2022. Qua tiếp xúc cử tri, đại biểu Nguyễn Thị Mai Phương nhận thấy, cử tri nhất trí cao quyết tâm xây dựng và phát triển Chính phủ số và thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia của Chính phủ, mong muốn sớm được sử dụng các dịch vụ công trực tuyến, đồng bộ, hiệu quả để tiết kiệm chi phí, tránh lãng phí nguồn lực, đồng thời đề nghị:

Thứ nhất, trong chuyển đổi số để tạo kết quả đột phá khi cần xây dựng cơ sở hạ tầng dùng chung, kho dữ liệu chung và sử dụng tối đa người dùng chung để mang lại hiệu quả cao nhất. Do vậy, cần tập trung tháo gỡ một trong những điểm nghẽn quan trọng của vấn đề chia sẻ cơ sở dữ liệu giữa các bộ, ngành, địa phương. Theo đó, cần tăng cường hơn nữa sự chỉ đạo, lãnh đạo với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa Bộ, ngành, địa phương trong xử lý những khó khăn, vướng mắc, bất cập về cơ chế, chính sách, thẩm quyền, trách nhiệm trong quá trình xây dựng, hoàn thiện, vận hành các cơ sở dữ liệu dùng chung.

Thứ hai, việc kết nối và chia sẻ cơ sở dữ liệu sớm triển khai thì sẽ tiết kiệm được ngân sách Nhà nước và chi phí xã hội. Tuy nhiên, tại Chỉ thị số 02/CT-TTg ngày 26/4/2022 của Thủ tướng chính phủ về phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số, thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia chưa đề cập đến thời hạn phải hoàn thành việc kết nối, chia sẻ dữ liệu. Trên thực tế, việc này chưa được triển khai được bao nhiêu trong toàn quốc. Việc kết nối này cũng đòi hỏi một nỗ lực rất lớn về tài chính, con người, đặc biệt là ở những tỉnh có điều kiện kinh tế xã hội thu nhập còn thấp như các tỉnh ở Tây Nguyên thì còn gặp nhiều khó khăn hơn. Vì vậy, đại biểu đề nghị Chính phủ quan tâm hỗ trợ về tài chính, nhân lực giúp các địa phương có thu nhập thấp có một hệ thống cơ sở hạ tầng thông tin đủ tiêu chuẩn, điều kiện để kết nối với các cơ sở dữ liệu quốc gia và cơ sở dữ liệu ngành quan trọng để phục vụ hoạt động quản lý nhà nước, dịch vụ công phục vụ người dân và doanh nghiệp.

Thứ ba, chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025 và định hướng lên 2030 của Chính phủ đã nhấn mạnh thể chế cần đi trước một bước khi có thể. Chính phủ kiến tạo thể chế, chính sách nhằm sẵn sàng chấp nhận và thử nghiệm cái mới một cách có kiểm soát, sau đó đánh giá và nhân rộng thúc đẩy phát triển công nghiệp sáng tạo. Đại biểu Nguyễn Thị Mai Phương đề nghị Chính phủ sớm ban hành khung thể chế về thử nghiệm để các địa phương có cơ sở để thực hiện, trong đó cần quan tâm bảo đảm môi trường pháp lý cho phép thử nghiệm, chấp nhận cái mới và chấp nhận thay đổi; hình thành không gian thí điểm dịch vụ số và xây dựng khung pháp lý cho phép thử nghiệm các dịch vụ số chưa được quy định bởi pháp luật với điều kiện được giám sát chặt chẽ bằng công nghệ về phạm vi, quy mô và mô hình hoạt động khi đạt đến một quy mô nhất định thì tổ chức đánh giá để xây dựng hành lang pháp lý cần thiết./.
Hoàng Sơn (tổng hợp)

Đại biểu Nguyễn Thị Mai Phương – Đoàn ĐBQH tỉnh Gia Lai: Cần tập trung tháo gỡ điểm nghẽn trong chia sẻ cơ sở dữ liệu giữa các bộ, ngành, địa phương

03/06/2022
Chiều 02/6, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khoá XV, dưới sự điều hành của Thượng tướng Trần Quang Phương - Phó Chủ tịch Quốc hội, Quốc hội thảo luận tại hội trường về phê chuẩn quyết toán ngân sách Nhà nước năm 2020 và công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2021.
 
Tại phiên thảo luận này, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương đề nghị đại biểu Quốc hội tập trung phát biểu các vấn đề đã nêu trong báo cáo Chính phủ và các gợi ý thảo luận; đề nghị đại biểu tập trung thảo luận về dự toán quyết toán ngân sách năm 2020; thảo luận các nội dung về chính sách tài khóa, tính đầy đủ, chính xác, hợp lý, hợp pháp của số liệu kiểm toán, trong đó có cả quyết toán thu ngân sách Nhà nước, quyết toán chi ngân sách Nhà nước bao gồm: Chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên, phân bổ sử dụng dự phòng ngân sách trung ương, bội chi ngân sách và các khoản vay bù đắp bội chi…
 
 image001.jpg
Đại biểu Nguyễn Thị Mai Phương, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, Đoàn ĐBQH tỉnh Gia Lai (ảnh: quochoi.vn)

Đóng góp ý kiến vào Phê chuẩn quyết toán ngân sách Nhà nước năm 2020; Công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2021, đại biểu Nguyễn Thị Mai Phương, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, Đoàn ĐBQH tỉnh Gia Lai cho rằng, một trong những nhiệm vụ trọng tâm nêu trong Báo cáo số 177 của Chính phủ là tích cực chuyển đổi số quốc gia gắn với các mục tiêu chuyển đổi số quốc gia với các mục tiêu thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2022. Qua tiếp xúc cử tri, đại biểu Nguyễn Thị Mai Phương nhận thấy, cử tri nhất trí cao quyết tâm xây dựng và phát triển Chính phủ số và thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia của Chính phủ, mong muốn sớm được sử dụng các dịch vụ công trực tuyến, đồng bộ, hiệu quả để tiết kiệm chi phí, tránh lãng phí nguồn lực, đồng thời đề nghị:

Thứ nhất, trong chuyển đổi số để tạo kết quả đột phá khi cần xây dựng cơ sở hạ tầng dùng chung, kho dữ liệu chung và sử dụng tối đa người dùng chung để mang lại hiệu quả cao nhất. Do vậy, cần tập trung tháo gỡ một trong những điểm nghẽn quan trọng của vấn đề chia sẻ cơ sở dữ liệu giữa các bộ, ngành, địa phương. Theo đó, cần tăng cường hơn nữa sự chỉ đạo, lãnh đạo với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa Bộ, ngành, địa phương trong xử lý những khó khăn, vướng mắc, bất cập về cơ chế, chính sách, thẩm quyền, trách nhiệm trong quá trình xây dựng, hoàn thiện, vận hành các cơ sở dữ liệu dùng chung.

Thứ hai, việc kết nối và chia sẻ cơ sở dữ liệu sớm triển khai thì sẽ tiết kiệm được ngân sách Nhà nước và chi phí xã hội. Tuy nhiên, tại Chỉ thị số 02/CT-TTg ngày 26/4/2022 của Thủ tướng chính phủ về phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số, thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia chưa đề cập đến thời hạn phải hoàn thành việc kết nối, chia sẻ dữ liệu. Trên thực tế, việc này chưa được triển khai được bao nhiêu trong toàn quốc. Việc kết nối này cũng đòi hỏi một nỗ lực rất lớn về tài chính, con người, đặc biệt là ở những tỉnh có điều kiện kinh tế xã hội thu nhập còn thấp như các tỉnh ở Tây Nguyên thì còn gặp nhiều khó khăn hơn. Vì vậy, đại biểu đề nghị Chính phủ quan tâm hỗ trợ về tài chính, nhân lực giúp các địa phương có thu nhập thấp có một hệ thống cơ sở hạ tầng thông tin đủ tiêu chuẩn, điều kiện để kết nối với các cơ sở dữ liệu quốc gia và cơ sở dữ liệu ngành quan trọng để phục vụ hoạt động quản lý nhà nước, dịch vụ công phục vụ người dân và doanh nghiệp.

Thứ ba, chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025 và định hướng lên 2030 của Chính phủ đã nhấn mạnh thể chế cần đi trước một bước khi có thể. Chính phủ kiến tạo thể chế, chính sách nhằm sẵn sàng chấp nhận và thử nghiệm cái mới một cách có kiểm soát, sau đó đánh giá và nhân rộng thúc đẩy phát triển công nghiệp sáng tạo. Đại biểu Nguyễn Thị Mai Phương đề nghị Chính phủ sớm ban hành khung thể chế về thử nghiệm để các địa phương có cơ sở để thực hiện, trong đó cần quan tâm bảo đảm môi trường pháp lý cho phép thử nghiệm, chấp nhận cái mới và chấp nhận thay đổi; hình thành không gian thí điểm dịch vụ số và xây dựng khung pháp lý cho phép thử nghiệm các dịch vụ số chưa được quy định bởi pháp luật với điều kiện được giám sát chặt chẽ bằng công nghệ về phạm vi, quy mô và mô hình hoạt động khi đạt đến một quy mô nhất định thì tổ chức đánh giá để xây dựng hành lang pháp lý cần thiết./.
Hoàng Sơn (tổng hợp)