> Tin tức - Sự kiện > Tin hoạt động ĐĐBQH > Đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai tham gia góp ý dự thảo Luật Kinh doanh bảo hiểm

Đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai tham gia góp ý dự thảo Luật Kinh doanh bảo hiểm

30/05/2022
Tiếp tục Chương trình làm việc Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khoá XV, chiều 27/5/2022, sau khi nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Kinh doanh bảo hiểm. Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật.
 
image001.jpg
Thượng tướng Trần Quang Phương - Phó Chủ tịch Quốc hội, phát biểu điều hành Phiên thảo luận (ảnh: theo quochoi.vn)

Phát biểu điều hành nội dung thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương nêu rõ, đây là dự thảo Luật có chuyên môn sâu vào phức tạp, tác động đến nhiều đối tượng. Vì vậy đã được sự quan tâm đặc biệt của nhiều đại biểu Quốc hội thảo luận trong Kỳ họp thứ 2 cũng như tại Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách.

Để có cơ sở tiếp tục chỉnh lý, hoàn thiện, bảo đảm chất lượng của dự thảo Luật, Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị các đại biểu Quốc hội tập trung cho ý kiến 7 vấn đề đã nêu trong báo cáo giải trình, tiếp thu như: Kết cấu của dự thảo Luật; hợp đồng bảo hiểm; doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài; đại lý bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm; bảo hiểm vi mô...

Tham gia thảo luận tại phiên họp, đại biểu Đinh Văn Thê - Đoàn ĐBQH tỉnh Gia Lai góp ý tại Điều 9 của dự thảo Luật về các hành vi bị nghiêm cấm, đại biểu Đinh Văn Thê đề nghị bổ sung thêm hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm, đó là làm phiền, quấy nhiễu khách hàng dưới mọi hình thức, yêu cầu các đơn vị kinh doanh bảo hiểm tuân thủ các quy định về pháp luật thông tin và truyền thông. 
 
 image003.jpg
Đại biểu Đinh Văn Thê - Đoàn ĐBQH tỉnh Gia Lai góp ý dự thảo Luật Kinh doanh bảo hiểm (ảnh: theo quochoi.vn)

Tại Điều 22 của dự thảo Luật về trách nhiệm và hậu quả pháp lý do vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin, đại biểu đề nghị quy định rõ những nội dung cần thiết mà khi giao kết hợp đồng bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh bảo hiểm, doanh nghiệp phi nhân thọ nước ngoài có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, chính xác và giải thích rõ cho người mua bảo hiểm để bảo đảm tính công khai, minh bạch, chính xác thông tin trước khi giao kết hợp đồng.

Về thay đổi mức độ rủi ro được bảo hiểm tại khoản 2, Điều 23 của dự thảo Luật, đại biểu Đinh Văn Thê đề nghị bổ sung thời hạn kể từ ngày bên mua bảo hiểm đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bảo hiểm phải báo cho doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài để đảm bảo cơ sở pháp lý cho việc thực hiện chấm dứt hợp đồng bảo hiểm.

Đề cập đến Quỹ Bảo vệ người được bảo hiểm tại Điều 111, đại biểu Đinh Văn Thê thống nhất lựa chọn phương án 1. Còn về thanh tra hoạt động bảo hiểm tại Điều 152 của dự thảo Luật, đại biểu đề nghị Ban soạn thảo cân nhắc đến quy định về tiêu chuẩn của công ty kiểm toán độc lập, công ty tư vấn hoặc chuyên gia được thuê để đánh giá, có ý kiến một số nội dung về tổ chức, hoạt động tài chính của đối tượng thanh tra bởi nhận xét, đánh giá này sẽ là cơ sở pháp lý để ban hành kết luận thanh tra sau khi kết thúc cuộc thanh tra./.
Hoàng Sơn (tổng hợp)

Đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai tham gia góp ý dự thảo Luật Kinh doanh bảo hiểm

30/05/2022
Tiếp tục Chương trình làm việc Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khoá XV, chiều 27/5/2022, sau khi nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Kinh doanh bảo hiểm. Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật.
 
image001.jpg
Thượng tướng Trần Quang Phương - Phó Chủ tịch Quốc hội, phát biểu điều hành Phiên thảo luận (ảnh: theo quochoi.vn)

Phát biểu điều hành nội dung thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương nêu rõ, đây là dự thảo Luật có chuyên môn sâu vào phức tạp, tác động đến nhiều đối tượng. Vì vậy đã được sự quan tâm đặc biệt của nhiều đại biểu Quốc hội thảo luận trong Kỳ họp thứ 2 cũng như tại Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách.

Để có cơ sở tiếp tục chỉnh lý, hoàn thiện, bảo đảm chất lượng của dự thảo Luật, Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị các đại biểu Quốc hội tập trung cho ý kiến 7 vấn đề đã nêu trong báo cáo giải trình, tiếp thu như: Kết cấu của dự thảo Luật; hợp đồng bảo hiểm; doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài; đại lý bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm; bảo hiểm vi mô...

Tham gia thảo luận tại phiên họp, đại biểu Đinh Văn Thê - Đoàn ĐBQH tỉnh Gia Lai góp ý tại Điều 9 của dự thảo Luật về các hành vi bị nghiêm cấm, đại biểu Đinh Văn Thê đề nghị bổ sung thêm hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm, đó là làm phiền, quấy nhiễu khách hàng dưới mọi hình thức, yêu cầu các đơn vị kinh doanh bảo hiểm tuân thủ các quy định về pháp luật thông tin và truyền thông. 
 
 image003.jpg
Đại biểu Đinh Văn Thê - Đoàn ĐBQH tỉnh Gia Lai góp ý dự thảo Luật Kinh doanh bảo hiểm (ảnh: theo quochoi.vn)

Tại Điều 22 của dự thảo Luật về trách nhiệm và hậu quả pháp lý do vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin, đại biểu đề nghị quy định rõ những nội dung cần thiết mà khi giao kết hợp đồng bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh bảo hiểm, doanh nghiệp phi nhân thọ nước ngoài có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, chính xác và giải thích rõ cho người mua bảo hiểm để bảo đảm tính công khai, minh bạch, chính xác thông tin trước khi giao kết hợp đồng.

Về thay đổi mức độ rủi ro được bảo hiểm tại khoản 2, Điều 23 của dự thảo Luật, đại biểu Đinh Văn Thê đề nghị bổ sung thời hạn kể từ ngày bên mua bảo hiểm đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bảo hiểm phải báo cho doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài để đảm bảo cơ sở pháp lý cho việc thực hiện chấm dứt hợp đồng bảo hiểm.

Đề cập đến Quỹ Bảo vệ người được bảo hiểm tại Điều 111, đại biểu Đinh Văn Thê thống nhất lựa chọn phương án 1. Còn về thanh tra hoạt động bảo hiểm tại Điều 152 của dự thảo Luật, đại biểu đề nghị Ban soạn thảo cân nhắc đến quy định về tiêu chuẩn của công ty kiểm toán độc lập, công ty tư vấn hoặc chuyên gia được thuê để đánh giá, có ý kiến một số nội dung về tổ chức, hoạt động tài chính của đối tượng thanh tra bởi nhận xét, đánh giá này sẽ là cơ sở pháp lý để ban hành kết luận thanh tra sau khi kết thúc cuộc thanh tra./.
Hoàng Sơn (tổng hợp)