> Tin tức - Sự kiện > Tin hoạt động ĐĐBQH > Đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai tham gia ý kiến thảo luận về dự án Luật Hợp tác xã (sửa đổi), Luật Bả

Đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai tham gia ý kiến thảo luận về dự án Luật Hợp tác xã (sửa đổi), Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi)

11/11/2022
Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ Tư, Quốc hội khoá XV, ngày 10/11/2022, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Quốc hội tiến hành thảo luận về dự án Luật Hợp tác xã (sửa đổi), Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi).
 
Tham gia ý kiến thảo luận về dự án Luật Hợp tác xã (sửa đổi), đại biểu Rơ Châm H'Phik, Ủy viên BTV Huyện ủy, Trưởng Ban Dân vận Huyện ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQVN huyện Chư Păh – Đoàn ĐBQH tỉnh Gia Lai thống nhất với Tờ trình của Chính phủ và Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội; đồng thời tán thành cao với sự cần thiết và phạm vi sửa đổi Luật này. Về hoạt động tín dụng nội bộ, đại biểu cho rằng, đây là nội dung phù hợp với chủ trương của Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng “Về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới”, tuy nhiên nhiều nội dung chưa đc quy định cụ thể, mà phải chờ hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước. Do đó, cần bổ sung các quy định cụ thể về hoạt động tín dụng nội bộ để khả thi khi thực hiện.
 
image001.jpg
Đại biểu Rơ Châm H'Phik, Ủy viên BTV Huyện ủy, Trưởng Ban Dân vận Huyện ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQVN huyện Chư Păh
- Đoàn ĐBQH tỉnh Gia Lai

Bên cạnh đó, đại biểu đề nghị dự thảo Luật có quy định khoanh vùng giao dịch được xác định là giao dịch nội bộ được ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp, đồng thời có những quy định phòng ngừa tổ chức kinh tế hợp tác lợi dụng trục lợi từ chính sách ưu đãi.

Đại biểu đề nghị tiếp tục rà soát một số điều khoản để đảm bảo đồng bộ với các quy định của Bộ luật Lao động và các Luật hiện hành về thanh toán tiền lương, chi phí bảo hiểm và các chi phí khác cho người lao động, nhằm bảo vệ tối đa quyền lợi của người lao động.

Ngoài ra, đại biểu đề nghị giữ nguyên tên gọi là Luật Hợp tác xã (sửa đổi) với các lý do và ý nghĩa như các đại biểu đã phân tích trước đó.

Tham gia ý kiến thảo luận về Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi), đại biểu Nguyễn Thị Mai Phương, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội - Đoàn ĐBQH tỉnh Gia Lai tán thành sự cần thiết sửa đổi Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng nhằm thể chế hóa các chủ trương, chính sách của Đảng về công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, khắc phục những bất cập, vướng mắc đã phát sinh. Đồng thời nhấn mạnh yêu cầu sửa đổi luật nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, bảo đảm thích ứng với môi trường kinh doanh mới và đáp ứng các yêu cầu yêu cầu trong xu thế hội nhập quốc tế cũng như là thực hiện các cam kết mà Việt Nam là thành viên.
 
image003.jpg
Đại biểu Nguyễn Thị Mai Phương, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội - Đoàn ĐBQH tỉnh Gia Lai

Tuy nhiên, theo đại biểu Nguyễn Thị Mai Phương, dự thảo Luật vẫn chưa quy định đầy đủ, cân đối và hài hòa giữa lợi ích của các chủ thể tham gia trong quan hệ quyền lợi người tiêu dùng. Vì vậy, đại biểu đề nghị dự thảo cơ quan soạn thảo cần phải tiếp tục nghiên cứu, rà soát để quy định thể chế hóa đầy đủ các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đáp ứng yêu cầu và mục đích đề ra.

Cho ý kiến về phạm vi điều chỉnh của Luật, đại biểu Nguyễn Thị Mai Phương chỉ rõ, dự thảo Luật có sự thay đổi rất lớn về phạm vi điều chỉnh khi đã sửa đổi khái niệm người tiêu dùng. Theo đó, người tiêu dùng bây giờ trong dự thảo luật là chỉ bao gồm cá nhân mà không bao gồm tổ chức mua sắm hàng hóa và dịch vụ cho mục đích tiêu dùng của tổ chức. Cho rằng lý do của việc không điều chỉnh đối với tổ chức trong dự thảo Luật là chưa thuyết phục, không tán thành với sửa đổi này, đại biểu Nguyễn Thị Mai Phương đề nghị cần phải điều chỉnh đối với tổ chức.

Đại biểu làm rõ, không phải khi nào thì người tiêu dùng là tổ chức cũng đủ có khả năng để đối mặt được với các hành vi vi phạm từ phía nhà sản xuất kinh doanh. Nếu Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng không bảo vệ họ thì quyền lợi của nhóm đối tượng này có thể dễ bị xâm hại và gây thiệt hại chung cho xã hội. Kinh nghiệm quốc tế về vấn đề này dù tương đối khác nhau song nhiều nước vẫn điều chỉnh cả cá nhân, tổ chức cũng như nhóm cá nhân.

Về bảo vệ thông tin của người tiêu dùng và sử dụng thông tin của người tiêu dùng, đại biểu Nguyễn Thị Mai Phương đề nghị tiếp tục nghiên cứu tham khảo kinh nghiệm quốc tế để đưa ra phạm vi về thông tin của người tiêu dùng cho phù hợp; cần quy định chặt chẽ để bảo vệ khỏi bị lộ, lọt hoặc bị sử dụng thông tin trái phép.

Ngoài ra, đại biểu Nguyễn Thị Mai Phương cũng đề nghị cần phải rà soát lại các quy định liên quan đến trách nhiệm của UBND các cấp để đảm bảo tính thống nhất của hệ thống pháp luật cũng như là tính khả thi của quy định trên thực tế./.
Hoàng Sơn (tổng hợp)

Đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai tham gia ý kiến thảo luận về dự án Luật Hợp tác xã (sửa đổi), Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi)

11/11/2022
Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ Tư, Quốc hội khoá XV, ngày 10/11/2022, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Quốc hội tiến hành thảo luận về dự án Luật Hợp tác xã (sửa đổi), Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi).
 
Tham gia ý kiến thảo luận về dự án Luật Hợp tác xã (sửa đổi), đại biểu Rơ Châm H'Phik, Ủy viên BTV Huyện ủy, Trưởng Ban Dân vận Huyện ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQVN huyện Chư Păh – Đoàn ĐBQH tỉnh Gia Lai thống nhất với Tờ trình của Chính phủ và Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội; đồng thời tán thành cao với sự cần thiết và phạm vi sửa đổi Luật này. Về hoạt động tín dụng nội bộ, đại biểu cho rằng, đây là nội dung phù hợp với chủ trương của Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng “Về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới”, tuy nhiên nhiều nội dung chưa đc quy định cụ thể, mà phải chờ hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước. Do đó, cần bổ sung các quy định cụ thể về hoạt động tín dụng nội bộ để khả thi khi thực hiện.
 
image001.jpg
Đại biểu Rơ Châm H'Phik, Ủy viên BTV Huyện ủy, Trưởng Ban Dân vận Huyện ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQVN huyện Chư Păh
- Đoàn ĐBQH tỉnh Gia Lai

Bên cạnh đó, đại biểu đề nghị dự thảo Luật có quy định khoanh vùng giao dịch được xác định là giao dịch nội bộ được ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp, đồng thời có những quy định phòng ngừa tổ chức kinh tế hợp tác lợi dụng trục lợi từ chính sách ưu đãi.

Đại biểu đề nghị tiếp tục rà soát một số điều khoản để đảm bảo đồng bộ với các quy định của Bộ luật Lao động và các Luật hiện hành về thanh toán tiền lương, chi phí bảo hiểm và các chi phí khác cho người lao động, nhằm bảo vệ tối đa quyền lợi của người lao động.

Ngoài ra, đại biểu đề nghị giữ nguyên tên gọi là Luật Hợp tác xã (sửa đổi) với các lý do và ý nghĩa như các đại biểu đã phân tích trước đó.

Tham gia ý kiến thảo luận về Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi), đại biểu Nguyễn Thị Mai Phương, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội - Đoàn ĐBQH tỉnh Gia Lai tán thành sự cần thiết sửa đổi Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng nhằm thể chế hóa các chủ trương, chính sách của Đảng về công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, khắc phục những bất cập, vướng mắc đã phát sinh. Đồng thời nhấn mạnh yêu cầu sửa đổi luật nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, bảo đảm thích ứng với môi trường kinh doanh mới và đáp ứng các yêu cầu yêu cầu trong xu thế hội nhập quốc tế cũng như là thực hiện các cam kết mà Việt Nam là thành viên.
 
image003.jpg
Đại biểu Nguyễn Thị Mai Phương, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội - Đoàn ĐBQH tỉnh Gia Lai

Tuy nhiên, theo đại biểu Nguyễn Thị Mai Phương, dự thảo Luật vẫn chưa quy định đầy đủ, cân đối và hài hòa giữa lợi ích của các chủ thể tham gia trong quan hệ quyền lợi người tiêu dùng. Vì vậy, đại biểu đề nghị dự thảo cơ quan soạn thảo cần phải tiếp tục nghiên cứu, rà soát để quy định thể chế hóa đầy đủ các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đáp ứng yêu cầu và mục đích đề ra.

Cho ý kiến về phạm vi điều chỉnh của Luật, đại biểu Nguyễn Thị Mai Phương chỉ rõ, dự thảo Luật có sự thay đổi rất lớn về phạm vi điều chỉnh khi đã sửa đổi khái niệm người tiêu dùng. Theo đó, người tiêu dùng bây giờ trong dự thảo luật là chỉ bao gồm cá nhân mà không bao gồm tổ chức mua sắm hàng hóa và dịch vụ cho mục đích tiêu dùng của tổ chức. Cho rằng lý do của việc không điều chỉnh đối với tổ chức trong dự thảo Luật là chưa thuyết phục, không tán thành với sửa đổi này, đại biểu Nguyễn Thị Mai Phương đề nghị cần phải điều chỉnh đối với tổ chức.

Đại biểu làm rõ, không phải khi nào thì người tiêu dùng là tổ chức cũng đủ có khả năng để đối mặt được với các hành vi vi phạm từ phía nhà sản xuất kinh doanh. Nếu Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng không bảo vệ họ thì quyền lợi của nhóm đối tượng này có thể dễ bị xâm hại và gây thiệt hại chung cho xã hội. Kinh nghiệm quốc tế về vấn đề này dù tương đối khác nhau song nhiều nước vẫn điều chỉnh cả cá nhân, tổ chức cũng như nhóm cá nhân.

Về bảo vệ thông tin của người tiêu dùng và sử dụng thông tin của người tiêu dùng, đại biểu Nguyễn Thị Mai Phương đề nghị tiếp tục nghiên cứu tham khảo kinh nghiệm quốc tế để đưa ra phạm vi về thông tin của người tiêu dùng cho phù hợp; cần quy định chặt chẽ để bảo vệ khỏi bị lộ, lọt hoặc bị sử dụng thông tin trái phép.

Ngoài ra, đại biểu Nguyễn Thị Mai Phương cũng đề nghị cần phải rà soát lại các quy định liên quan đến trách nhiệm của UBND các cấp để đảm bảo tính thống nhất của hệ thống pháp luật cũng như là tính khả thi của quy định trên thực tế./.
Hoàng Sơn (tổng hợp)