> Tin tức - Sự kiện > Tin hoạt động ĐĐBQH > Đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai tham gia ý kiến thảo luận về dự án Luật Đấu thầu (sửa đổi), dự án Luậ

Đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai tham gia ý kiến thảo luận về dự án Luật Đấu thầu (sửa đổi), dự án Luật Giá (sửa đổi)

08/11/2022
Chiều ngày 07/11, Quốc hội thảo luận tại Tổ về dự án Luật Đấu thầu (sửa đổi); dự án Luật Giá (sửa đổi) và việc thực hiện Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam liên quan đến thông tin “nơi sinh” trên hộ chiếu. Thảo luận ở Tổ 3 gồm Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) các tỉnh: Hà Giang, Bắc Kạn, Gia Lai, Ninh Thuận. Đại biểu Đặng Quốc Khánh, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Giang chủ trì phiên họp Tổ.
 
image001.jpg
Toàn cảnh Phiên thảo luận tại Tổ 3 chiều ngày 07/11 (ảnh: quochoi.vn)

Đóng góp ý kiến vào Luật Đấu thầu (sửa đổi), đại biểu Siu Hương - Tỉnh ủy viên, Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Gia Lai nêu quan điểm: So với Luật Đấu thầu năm 2013, dự án Luật đã bổ sung, mở rộng thêm nhiều trường hợp áp dụng hình thức chỉ định thầu. Tuy nhiên, điều này là chưa thực sự phù hợp với mục tiêu nâng cao tính cạnh tranh, công khai, minh bạch, hiệu quả kinh tế.

Đại biểu Siu Hương tán thành với quan điểm của cơ quan soạn thảo về việc chi định thầu là cần thiết trong một số trường hợp đặc biệt. Tuy nhiên, cần phải hạn chế các trường hợp áp dụng hình thức chỉ định thầu bởi cơ chế này tồn tại nhiều rủi ro về sự thiếu minh bạch, không tạo được môi trường cạnh tranh bình đẳng, tiềm ẩn xung đột lợi ích gây thất thoát lượng lớn ngân sách Nhà nước và chất lượng dự án không đảm bảo.

Để hoàn thiện hơn quy định pháp luật về chỉ định thầu, đại biểu Siu Hương đề nghị cơ quan soạn thảo dự án Luật bãi bỏ quy định tại khoản 4 Điều 6 của Dự án: “Nhà thầu được chỉ định thầu không cần độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính” với chủ đầu tư, bên mời thầu, các nhà thầu khác cùng tham dự thầu trong một gói thầu đối với đấu thầu hạn chế... Bởi quy định này có thể tạo điều kiện cho các bên dựa vào mối quan hệ riêng để dễ thông đồng, dàn xếp với nhau thắng thầu, phục vụ lợi ích riêng mà không dựa trên uy tín và năng lực thực sự.
Đối với điểm d, khoản 1, Điều 21 của dự án Luật cần phải làm rõ nội hàm tính cấp bách của các dự án, gói thầu được triển khai nhằm mục tiêu bảo vệ chủ quyền, an ninh quốc gia. Tránh tình trạng một số địa phương, đơn vị thường trình xin áp dụng cơ chế đặc biệt về an ninh, quốc phòng, biên giới lãnh thổ để được giao thầu thực hiện dự án cấp bách nhằm tránh phải đấu thầu công khai, hay khi xin “cơ chế riêng” thì cố chứng minh rằng dự án hết sức cấp bách nhưng sau đó lại ì ạch triển khai...
 
image003.jpg
Đại biểu Siu Hương - Đoàn ĐBQH tỉnh Gia Lai đóng góp ý kiến tại Phiên thảo luận ở Tổ (ảnh: quochoi.vn).

Theo đại biểu Siu Hương, chỉ định thầu tiềm ẩn nhiều rủi ro trục lợi chính sách, tính thiếu cạnh tranh, công bằng và minh bạch trong công tác lựa chọn nhà thầu. Do đó, cần phải có cơ chế báo cáo, giám sát chặt chẽ; có chế tài xử phạt đối với các vi phạm, quy trách nhiệm cụ thể cho các cấp quản lý, từ chủ đầu tư, các địa phương cho đến Bộ ngành quản lý; xử lý nghiêm khi các tổ chức, cá nhân cố tình chỉ định thầu gây hậu quả nghiêm trọng làm thất thoát, lãng phí tài sản, ngân sách Nhà nước. Ngoài ra, đại biểu Siu Hương đề nghị cơ quan soạn thảo dự án Luật cân nhắc xem xét xây dựng cơ chế giám sát các trường hợp chỉ định thầu để đảm bảo hoạt động chỉ định thầu được tốt hơn, minh bạch hơn.
 
 image005.jpg
Đại biểu Đinh Ngọc Quý, Ủy viên Thường trực Ủy ban Xã hội của Quốc hội, Đoàn ĐBQH tỉnh Gia Lai tham gia ý kiến
(ảnh: quochoi.vn)

Đóng góp ý kiến vào dự án Luật Giá (sửa đổi), đại biểu Đinh Ngọc Quý - Ủy viên Thường trực Ủy ban Xã hội của Quốc hội, Đoàn ĐBQH tỉnh Gia Lai cho rằng: Dự án Luật cần khắc phục được tình trạng giá của mỗi lĩnh vực lại do các Sở ngành làm, sẽ dẫn đến sự phân tán. Bởi mỗi mặt hàng, lĩnh vực có đặt thù khác nhau nên cách tổ chức quy định giá như thế nào cần có sự thống nhất. Các Bộ ngành có trang thông tin cơ sở dữ liệu về giá khác nhau. Việc xây dựng cơ sở dữ liệu của các Bộ ngành về giá có đáp ứng với cơ sở dữ liệu quốc gia có kết nối liên thông, cơ chế pháp lý để đảm bảo về giá cả minh bạch là điều cần được đề cập rõ hơn trong dự án Luật Giá (sửa đổi) lần này.

Cũng tại phiên thảo luận ở Tổ, các đại biểu Quốc hội còn cho ý kiến về việc thực hiện Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam liên quan đến thông tin “nơi sinh” trên hộ chiếu. Theo đó, đa số các đại biểu thống nhất với việc bổ sung thông tin “nơi sinh” trên hộ chiếu để thuận tiện cho công dân Việt Nam thực hiện các công việc xuất, nhập cảnh trong các trường hợp theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam và các nước trên thế giới./.
Hoàng Sơn (tổng hợp)

Đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai tham gia ý kiến thảo luận về dự án Luật Đấu thầu (sửa đổi), dự án Luật Giá (sửa đổi)

08/11/2022
Chiều ngày 07/11, Quốc hội thảo luận tại Tổ về dự án Luật Đấu thầu (sửa đổi); dự án Luật Giá (sửa đổi) và việc thực hiện Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam liên quan đến thông tin “nơi sinh” trên hộ chiếu. Thảo luận ở Tổ 3 gồm Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) các tỉnh: Hà Giang, Bắc Kạn, Gia Lai, Ninh Thuận. Đại biểu Đặng Quốc Khánh, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Giang chủ trì phiên họp Tổ.
 
image001.jpg
Toàn cảnh Phiên thảo luận tại Tổ 3 chiều ngày 07/11 (ảnh: quochoi.vn)

Đóng góp ý kiến vào Luật Đấu thầu (sửa đổi), đại biểu Siu Hương - Tỉnh ủy viên, Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Gia Lai nêu quan điểm: So với Luật Đấu thầu năm 2013, dự án Luật đã bổ sung, mở rộng thêm nhiều trường hợp áp dụng hình thức chỉ định thầu. Tuy nhiên, điều này là chưa thực sự phù hợp với mục tiêu nâng cao tính cạnh tranh, công khai, minh bạch, hiệu quả kinh tế.

Đại biểu Siu Hương tán thành với quan điểm của cơ quan soạn thảo về việc chi định thầu là cần thiết trong một số trường hợp đặc biệt. Tuy nhiên, cần phải hạn chế các trường hợp áp dụng hình thức chỉ định thầu bởi cơ chế này tồn tại nhiều rủi ro về sự thiếu minh bạch, không tạo được môi trường cạnh tranh bình đẳng, tiềm ẩn xung đột lợi ích gây thất thoát lượng lớn ngân sách Nhà nước và chất lượng dự án không đảm bảo.

Để hoàn thiện hơn quy định pháp luật về chỉ định thầu, đại biểu Siu Hương đề nghị cơ quan soạn thảo dự án Luật bãi bỏ quy định tại khoản 4 Điều 6 của Dự án: “Nhà thầu được chỉ định thầu không cần độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính” với chủ đầu tư, bên mời thầu, các nhà thầu khác cùng tham dự thầu trong một gói thầu đối với đấu thầu hạn chế... Bởi quy định này có thể tạo điều kiện cho các bên dựa vào mối quan hệ riêng để dễ thông đồng, dàn xếp với nhau thắng thầu, phục vụ lợi ích riêng mà không dựa trên uy tín và năng lực thực sự.
Đối với điểm d, khoản 1, Điều 21 của dự án Luật cần phải làm rõ nội hàm tính cấp bách của các dự án, gói thầu được triển khai nhằm mục tiêu bảo vệ chủ quyền, an ninh quốc gia. Tránh tình trạng một số địa phương, đơn vị thường trình xin áp dụng cơ chế đặc biệt về an ninh, quốc phòng, biên giới lãnh thổ để được giao thầu thực hiện dự án cấp bách nhằm tránh phải đấu thầu công khai, hay khi xin “cơ chế riêng” thì cố chứng minh rằng dự án hết sức cấp bách nhưng sau đó lại ì ạch triển khai...
 
image003.jpg
Đại biểu Siu Hương - Đoàn ĐBQH tỉnh Gia Lai đóng góp ý kiến tại Phiên thảo luận ở Tổ (ảnh: quochoi.vn).

Theo đại biểu Siu Hương, chỉ định thầu tiềm ẩn nhiều rủi ro trục lợi chính sách, tính thiếu cạnh tranh, công bằng và minh bạch trong công tác lựa chọn nhà thầu. Do đó, cần phải có cơ chế báo cáo, giám sát chặt chẽ; có chế tài xử phạt đối với các vi phạm, quy trách nhiệm cụ thể cho các cấp quản lý, từ chủ đầu tư, các địa phương cho đến Bộ ngành quản lý; xử lý nghiêm khi các tổ chức, cá nhân cố tình chỉ định thầu gây hậu quả nghiêm trọng làm thất thoát, lãng phí tài sản, ngân sách Nhà nước. Ngoài ra, đại biểu Siu Hương đề nghị cơ quan soạn thảo dự án Luật cân nhắc xem xét xây dựng cơ chế giám sát các trường hợp chỉ định thầu để đảm bảo hoạt động chỉ định thầu được tốt hơn, minh bạch hơn.
 
 image005.jpg
Đại biểu Đinh Ngọc Quý, Ủy viên Thường trực Ủy ban Xã hội của Quốc hội, Đoàn ĐBQH tỉnh Gia Lai tham gia ý kiến
(ảnh: quochoi.vn)

Đóng góp ý kiến vào dự án Luật Giá (sửa đổi), đại biểu Đinh Ngọc Quý - Ủy viên Thường trực Ủy ban Xã hội của Quốc hội, Đoàn ĐBQH tỉnh Gia Lai cho rằng: Dự án Luật cần khắc phục được tình trạng giá của mỗi lĩnh vực lại do các Sở ngành làm, sẽ dẫn đến sự phân tán. Bởi mỗi mặt hàng, lĩnh vực có đặt thù khác nhau nên cách tổ chức quy định giá như thế nào cần có sự thống nhất. Các Bộ ngành có trang thông tin cơ sở dữ liệu về giá khác nhau. Việc xây dựng cơ sở dữ liệu của các Bộ ngành về giá có đáp ứng với cơ sở dữ liệu quốc gia có kết nối liên thông, cơ chế pháp lý để đảm bảo về giá cả minh bạch là điều cần được đề cập rõ hơn trong dự án Luật Giá (sửa đổi) lần này.

Cũng tại phiên thảo luận ở Tổ, các đại biểu Quốc hội còn cho ý kiến về việc thực hiện Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam liên quan đến thông tin “nơi sinh” trên hộ chiếu. Theo đó, đa số các đại biểu thống nhất với việc bổ sung thông tin “nơi sinh” trên hộ chiếu để thuận tiện cho công dân Việt Nam thực hiện các công việc xuất, nhập cảnh trong các trường hợp theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam và các nước trên thế giới./.
Hoàng Sơn (tổng hợp)