> Tin tức - Sự kiện > Tin hoạt động ĐĐBQH > Đại biểu Siu Hương, Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Gia Lai đề xuất các gi

Đại biểu Siu Hương, Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Gia Lai đề xuất các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội

30/10/2022
Ngày 28/10/2022, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội tiếp tục thảo luận ở Hội trường về: Kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023; Tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2022, dự toán ngân sách nhà nước, kế hoạch đầu tư công vốn ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2023 (trong đó có Kế hoạch tài chính – ngân sách nhà nước 03 năm 2023 - 2025, tình hình thực hiện kế hoạch tài chính năm 2022, dự kiến kế hoạch tài chính năm 2023 của các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách do trung ương quản lý) và tổng kết thực hiện Nghị quyết số 54/2017/QH14 về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh.
 
2.jpg
Quang cảnh phiên thảo luận

Tham gia phát biểu thảo luận tại Hội trường, đại biểu Siu Hương, Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Gia Lai nhất trí với các giải pháp mà Chính phủ đã đưa ra trong Báo cáo về định hướng phát triển kinh tế - xã hội trong những tháng cuối năm 2022 và đầu năm 2023, đồng thời đề xuất một số giải pháp như sau:

Thứ nhất, đẩy mạnh thực hiện công tác xây dựng và theo dõi thi hành pháp luật: Đây là một nhiệm vụ đã được Hiến định. Qua hoạt động giám sát trong việc thực hiện cho thấy, nhiều chương trình vướng từ Trung ương đến địa phương dẫn đến nguồn vốn đã được phân bổ nhưng không giải ngân được vì thiếu văn bản hướng dẫn, văn bản hướng dẫn của các cơ quan chưa đồng bộ hoặc chậm triển khai trên thực tế nên ảnh hưởng đến kết quả, hiệu quả thực hiện các chương trình. Những vấn đề này liên quan đến thực hiện công tác theo dõi thi hành pháp luật của Chính phủ đã được nghị định cụ thể. Đại biểu đề nghị: Để thực hiện hiệu quả các chương trình thì cần đẩy mạnh công tác xây dựng và theo dõi thi hành pháp luật nhằm tạo nên một hệ thống văn bản đồng bộ thống nhất và thực hiện hiệu quả. Vấn đề này Đoàn ĐBQH tỉnh Gia Lai đã có văn bản gửi các cơ quan có liên quan và đề nghị Chính phủ quan tâm chỉ đạo.
 
123.jpg
Đại biểu Siu Hương, Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Gia Lai phát biểu tại phiên thảo luận

 Thứ hai, nâng cao hiệu quả sử dụng đồng vốn ngân sách trong đầu tư: Nguồn vốn đầu tư nhiều hay ít là phụ thuộc vào nền kinh tế cũng như tình hình yêu cầu của đất nước trong từng thời điểm phát triển. Hiện nay, nhiều dự án thi công hoặc đang thi công bỏ hoang không đưa vào sử dụng, đặc biệt là một số bệnh viện có vốn đầu tư rất lớn nhưng để tình trạng bỏ hoang, trong khi đó một số bệnh viện thiếu trang thiết bị, cơ sở vật chất kỹ thuật để phục vụ cho người dân. Các công trình đầu tư đội vốn, không đúng tiến độ xảy ra nhiều. Đây là một vấn đề không mới, tuy nhiên chưa có biện pháp khắc phục tình trạng này. Theo đại biểu cần phải có biện pháp mạnh tay trong xử lý các sai phạm liên quan đến lãng phí, chậm tiến độ, làm giảm hiệu quả đầu tư của đồng vốn ngân sách.

Thứ ba, quan tâm hơn nữa đến chế độ chính sách cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động: Bộ trưởng Bộ Nội vụ đã có phát biểu làm rõ hơn về vấn đề này. Đại biểu bày tỏ đồng tình và đề nghị cần sớm thực hiện cải cách tiền lương để thu nhập phù hợp với đời sống, đó là những sinh hoạt thiết yếu và những dịch vụ tối thiểu đáp ứng sinh hoạt của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.

Thứ tư, vấn đề phát triển vùng Tây Nguyên: Nội dung này đã được Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 6/10/2022 “Về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng - an ninh vùng Tây Nguyên đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”. Đây là chủ trương đúng trong định hướng phát triển Tây Nguyên, để xây dựng và phát triển vùng Tây Nguyên phải kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế - xã hội - văn hóa, bảo vệ tài nguyên môi trường, gắn kết chặt chẽ với bảo đảm quốc phòng - an ninh và tăng cường công tác đối ngoại. Lấy sự phát triển kinh tế - xã hội - văn hóa làm nền tảng cho việc giữ vững quốc phòng - an ninh nhằm ổn định chính trị xã hội, phát huy truyền thống vùng cách mạng, tạo liên kết vùng trong phát triển kinh tế - xã hội. Người dân cử tri Gia Lai nói riêng và Tây Nguyên nói chung vô cùng phấn khởi và mong muốn Chính phủ, các bộ ngành sớm có kế hoạch, chương trình triển khai chủ trương trên của Bộ Chính trị để Tây Nguyên phát triển bền vững, xứng đáng với tiềm năng và vị thế của vùng./.
Việt Hường

Đại biểu Siu Hương, Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Gia Lai đề xuất các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội

30/10/2022
Ngày 28/10/2022, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội tiếp tục thảo luận ở Hội trường về: Kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023; Tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2022, dự toán ngân sách nhà nước, kế hoạch đầu tư công vốn ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2023 (trong đó có Kế hoạch tài chính – ngân sách nhà nước 03 năm 2023 - 2025, tình hình thực hiện kế hoạch tài chính năm 2022, dự kiến kế hoạch tài chính năm 2023 của các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách do trung ương quản lý) và tổng kết thực hiện Nghị quyết số 54/2017/QH14 về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh.
 
2.jpg
Quang cảnh phiên thảo luận

Tham gia phát biểu thảo luận tại Hội trường, đại biểu Siu Hương, Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Gia Lai nhất trí với các giải pháp mà Chính phủ đã đưa ra trong Báo cáo về định hướng phát triển kinh tế - xã hội trong những tháng cuối năm 2022 và đầu năm 2023, đồng thời đề xuất một số giải pháp như sau:

Thứ nhất, đẩy mạnh thực hiện công tác xây dựng và theo dõi thi hành pháp luật: Đây là một nhiệm vụ đã được Hiến định. Qua hoạt động giám sát trong việc thực hiện cho thấy, nhiều chương trình vướng từ Trung ương đến địa phương dẫn đến nguồn vốn đã được phân bổ nhưng không giải ngân được vì thiếu văn bản hướng dẫn, văn bản hướng dẫn của các cơ quan chưa đồng bộ hoặc chậm triển khai trên thực tế nên ảnh hưởng đến kết quả, hiệu quả thực hiện các chương trình. Những vấn đề này liên quan đến thực hiện công tác theo dõi thi hành pháp luật của Chính phủ đã được nghị định cụ thể. Đại biểu đề nghị: Để thực hiện hiệu quả các chương trình thì cần đẩy mạnh công tác xây dựng và theo dõi thi hành pháp luật nhằm tạo nên một hệ thống văn bản đồng bộ thống nhất và thực hiện hiệu quả. Vấn đề này Đoàn ĐBQH tỉnh Gia Lai đã có văn bản gửi các cơ quan có liên quan và đề nghị Chính phủ quan tâm chỉ đạo.
 
123.jpg
Đại biểu Siu Hương, Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Gia Lai phát biểu tại phiên thảo luận

 Thứ hai, nâng cao hiệu quả sử dụng đồng vốn ngân sách trong đầu tư: Nguồn vốn đầu tư nhiều hay ít là phụ thuộc vào nền kinh tế cũng như tình hình yêu cầu của đất nước trong từng thời điểm phát triển. Hiện nay, nhiều dự án thi công hoặc đang thi công bỏ hoang không đưa vào sử dụng, đặc biệt là một số bệnh viện có vốn đầu tư rất lớn nhưng để tình trạng bỏ hoang, trong khi đó một số bệnh viện thiếu trang thiết bị, cơ sở vật chất kỹ thuật để phục vụ cho người dân. Các công trình đầu tư đội vốn, không đúng tiến độ xảy ra nhiều. Đây là một vấn đề không mới, tuy nhiên chưa có biện pháp khắc phục tình trạng này. Theo đại biểu cần phải có biện pháp mạnh tay trong xử lý các sai phạm liên quan đến lãng phí, chậm tiến độ, làm giảm hiệu quả đầu tư của đồng vốn ngân sách.

Thứ ba, quan tâm hơn nữa đến chế độ chính sách cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động: Bộ trưởng Bộ Nội vụ đã có phát biểu làm rõ hơn về vấn đề này. Đại biểu bày tỏ đồng tình và đề nghị cần sớm thực hiện cải cách tiền lương để thu nhập phù hợp với đời sống, đó là những sinh hoạt thiết yếu và những dịch vụ tối thiểu đáp ứng sinh hoạt của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.

Thứ tư, vấn đề phát triển vùng Tây Nguyên: Nội dung này đã được Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 6/10/2022 “Về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng - an ninh vùng Tây Nguyên đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”. Đây là chủ trương đúng trong định hướng phát triển Tây Nguyên, để xây dựng và phát triển vùng Tây Nguyên phải kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế - xã hội - văn hóa, bảo vệ tài nguyên môi trường, gắn kết chặt chẽ với bảo đảm quốc phòng - an ninh và tăng cường công tác đối ngoại. Lấy sự phát triển kinh tế - xã hội - văn hóa làm nền tảng cho việc giữ vững quốc phòng - an ninh nhằm ổn định chính trị xã hội, phát huy truyền thống vùng cách mạng, tạo liên kết vùng trong phát triển kinh tế - xã hội. Người dân cử tri Gia Lai nói riêng và Tây Nguyên nói chung vô cùng phấn khởi và mong muốn Chính phủ, các bộ ngành sớm có kế hoạch, chương trình triển khai chủ trương trên của Bộ Chính trị để Tây Nguyên phát triển bền vững, xứng đáng với tiềm năng và vị thế của vùng./.
Việt Hường