> Tin tức - Sự kiện > Tin hoạt động ĐĐBQH > Đảm bảo nguồn vốn cho chương trình tái canh cây cà phê với lãi suất hợp lý, thời hạn cho vay và hoàn

Đảm bảo nguồn vốn cho chương trình tái canh cây cà phê với lãi suất hợp lý, thời hạn cho vay và hoàn trả phù hợp với chu kỳ sản xuất

26/10/2014
Vừa qua, cử tri Gia Lai đã kiến nghị với ngành ngân hàng về chính sách lãi suất đối với khu vực nông nghiệp, nông thôn và tín dụng hỗ trợ cho nông dân thực hiện tái canh cây cà phê. Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, đối với chính sách lãi suất, bám sát Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ và diễn biến kinh tế vĩ mô, điều kiện thị trường tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước đã điều chỉnh giảm các mức lãi suất điều hành; quy định trần và điều chỉnh giảm lãi suất huy động làm cơ sở để các tổ chức tín dụng  giảm lãi suất cho vay; quy định trần và giảm dần mức lãi suất cho vay đối với các lĩnh vực ưu tiên (nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa, công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp ứng dụng công nghệ cao), hiện phổ biến ở mức 7 - 8%/năm, thấp hơn lãi suất cho vay các lĩnh vực khác khoảng 2 - 3% /năm.

Chính sách tín dụng về cho vay nông nghiệp, nông thôn theo 41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 của Chính phủ đã tạo điều kiện cho các đối tượng khách hàng trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn tiếp cận được nhiều hơn nguồn vốn tín dụng ngân hàng, góp phần quan trọng giúp lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn phát triển ổn định và đạt được những kết quả to lớn trong 4 năm qua, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống người nông dân. Tính đến cuối tháng 9/2014, tín dụng đối với lĩnh vực nông nghiệp nông thôn ước tăng khoảng 6,9% so với cuối năm 2013.

Mặc dù đã mang lại những chuyển biến tích cực nhưng Nghị định 41 cũng bộc lộ một số tồn tại, hạn chế cần phải bổ sung, sửa đổi. Hiện nay, Ngân hàng Nhà nước đã triển khai công việc soạn thảo Nghị định về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn thay thế Nghị định 41 để tổng hợp trình Chính phủ dự kiến trong tháng 12/2014. Nội dung sửa đổi theo hướng: (1) Bổ sung thêm đối tượng áp dụng của Nghị định 41 của Chính phủ và Thông tư hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước bao gồm cả các cá nhân, hộ gia đình hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn nhưng cư trú trên địa bàn phường, thị trấn; (2) Tăng mức cho vay không có bảo đảm bằng tài sản đối với các đối tượng là hộ nông dân, tổ hợp tác, hợp tác xã, chủ trang trại; (3) Bổ sung các nội dung mới trên cơ sở tổng kết chương trình cho vay thí điểm mô hình liên kết trong nông nghiệp…

Cà phê là một trong những ngành hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của nước ta và có vị trí quan trọng đối với  đời sống kinh tế - xã hội của đông đảo đồng bào dân tộc Tây Nguyên, gắn với quốc phòng - an ninh của đất nước. Để góp phần tích cực thực hiện chính sách tái canh cây cà phê, Ngân hàng Nhà nước đã chủ động tham mưu, đề xuất Chính phủ triển khai chương trình cho vay tái canh cây cà phê thông qua Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam.

Được sự chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước đã tích cực triển khai chương trình như: (1) Hỗ trợ vốn cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam để đảm bảo nguồn vốn cho chương trình tái canh cây cà phê với lãi suất hợp lý, thời hạn cho vay và hoàn trả phù hợp với chu kỳ sản xuất để người dân thực hiện tái canh cà phê có điều kiện phát triển; (2) Chỉ đạo Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bám sát tiến độ xây dựng quy hoạch tái canh cây cà phê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại các địa phương để xây dựng phương án cho vay phù hợp; (3) Đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khẩn trương hoàn thiện và phê duyệt Đề án quy hoạch diện tích, lộ trình tái canh cây cà phê, trong đó làm rõ các vấn đề liên quan đến các phương pháp tái canh cà phê, ưu nhược điểm của các phương pháp tái canh… để làm cơ sở cho ngành ngân hàng xây dựng phương án cho vay.

Trong thời gian qua, mặc dù Thủ tướng Chính phủ chưa phê duyệt chương trình tái canh cà phê trên địa bàn Tây Nguyên và Nhà nước chưa hỗ trợ vốn, lãi suất, nhưng đến nay Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam vẫn đáp ứng nhu cầu vốn cần thiết cho mục đích tái canh cây cà phê tại khu vực Tây Nguyên. Đến cuối tháng 9/2014, dư nợ cho vay tái canh cà phê của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam ước đạt khoảng 450 tỷ đồng tại 3 tỉnh Đắk Lắk, Lâm Đồng và Gia Lai. Lãi suất cho vay trung, dài hạn mà Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam đang áp dụng là từ 9 - 9,5%/năm (thấp hơn mức lãi suất cho vay thông thường từ 1% - 2,5%/năm), thể hiện sự cố gắng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam trong việc chia sẻ khó khăn với người dân tái canh cây cà phê.

Hiện nay, Ngân hàng Nhà nước đang khẩn trương phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nghiên cứu, xây dựng phương án cho vay tái canh cây cà phê theo hướng có thể triển khai ngay tại từng tỉnh khu vực Tây Nguyên sau khi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố quy hoạch. Đồng thời, ngành ngân hàng đã sẵn sàng nguồn vốn để cho vay chương trình tái canh cây cà phê với lãi suất, thời hạn cho vay phù hợp. Tuy nhiên, để thực hiện thành công chương trình tái canh cà phê, ngoài nguồn vốn của ngân hàng, cần phải thực hiện tổng thể các giải pháp như cây giống, kỹ thuật, công nghệ, quy hoạch và cả sự quyết tâm của nhiều ngành, nhiều cấp; trong đó hộ sản xuất, doanh nghiệp là động lực chính, quyết định sự thành công của chương trình tái canh cây cà phê./.
           Duy Hiếu

Đảm bảo nguồn vốn cho chương trình tái canh cây cà phê với lãi suất hợp lý, thời hạn cho vay và hoàn trả phù hợp với chu kỳ sản xuất

26/10/2014
Vừa qua, cử tri Gia Lai đã kiến nghị với ngành ngân hàng về chính sách lãi suất đối với khu vực nông nghiệp, nông thôn và tín dụng hỗ trợ cho nông dân thực hiện tái canh cây cà phê. Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, đối với chính sách lãi suất, bám sát Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ và diễn biến kinh tế vĩ mô, điều kiện thị trường tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước đã điều chỉnh giảm các mức lãi suất điều hành; quy định trần và điều chỉnh giảm lãi suất huy động làm cơ sở để các tổ chức tín dụng  giảm lãi suất cho vay; quy định trần và giảm dần mức lãi suất cho vay đối với các lĩnh vực ưu tiên (nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa, công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp ứng dụng công nghệ cao), hiện phổ biến ở mức 7 - 8%/năm, thấp hơn lãi suất cho vay các lĩnh vực khác khoảng 2 - 3% /năm.

Chính sách tín dụng về cho vay nông nghiệp, nông thôn theo 41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 của Chính phủ đã tạo điều kiện cho các đối tượng khách hàng trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn tiếp cận được nhiều hơn nguồn vốn tín dụng ngân hàng, góp phần quan trọng giúp lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn phát triển ổn định và đạt được những kết quả to lớn trong 4 năm qua, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống người nông dân. Tính đến cuối tháng 9/2014, tín dụng đối với lĩnh vực nông nghiệp nông thôn ước tăng khoảng 6,9% so với cuối năm 2013.

Mặc dù đã mang lại những chuyển biến tích cực nhưng Nghị định 41 cũng bộc lộ một số tồn tại, hạn chế cần phải bổ sung, sửa đổi. Hiện nay, Ngân hàng Nhà nước đã triển khai công việc soạn thảo Nghị định về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn thay thế Nghị định 41 để tổng hợp trình Chính phủ dự kiến trong tháng 12/2014. Nội dung sửa đổi theo hướng: (1) Bổ sung thêm đối tượng áp dụng của Nghị định 41 của Chính phủ và Thông tư hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước bao gồm cả các cá nhân, hộ gia đình hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn nhưng cư trú trên địa bàn phường, thị trấn; (2) Tăng mức cho vay không có bảo đảm bằng tài sản đối với các đối tượng là hộ nông dân, tổ hợp tác, hợp tác xã, chủ trang trại; (3) Bổ sung các nội dung mới trên cơ sở tổng kết chương trình cho vay thí điểm mô hình liên kết trong nông nghiệp…

Cà phê là một trong những ngành hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của nước ta và có vị trí quan trọng đối với  đời sống kinh tế - xã hội của đông đảo đồng bào dân tộc Tây Nguyên, gắn với quốc phòng - an ninh của đất nước. Để góp phần tích cực thực hiện chính sách tái canh cây cà phê, Ngân hàng Nhà nước đã chủ động tham mưu, đề xuất Chính phủ triển khai chương trình cho vay tái canh cây cà phê thông qua Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam.

Được sự chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước đã tích cực triển khai chương trình như: (1) Hỗ trợ vốn cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam để đảm bảo nguồn vốn cho chương trình tái canh cây cà phê với lãi suất hợp lý, thời hạn cho vay và hoàn trả phù hợp với chu kỳ sản xuất để người dân thực hiện tái canh cà phê có điều kiện phát triển; (2) Chỉ đạo Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bám sát tiến độ xây dựng quy hoạch tái canh cây cà phê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại các địa phương để xây dựng phương án cho vay phù hợp; (3) Đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khẩn trương hoàn thiện và phê duyệt Đề án quy hoạch diện tích, lộ trình tái canh cây cà phê, trong đó làm rõ các vấn đề liên quan đến các phương pháp tái canh cà phê, ưu nhược điểm của các phương pháp tái canh… để làm cơ sở cho ngành ngân hàng xây dựng phương án cho vay.

Trong thời gian qua, mặc dù Thủ tướng Chính phủ chưa phê duyệt chương trình tái canh cà phê trên địa bàn Tây Nguyên và Nhà nước chưa hỗ trợ vốn, lãi suất, nhưng đến nay Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam vẫn đáp ứng nhu cầu vốn cần thiết cho mục đích tái canh cây cà phê tại khu vực Tây Nguyên. Đến cuối tháng 9/2014, dư nợ cho vay tái canh cà phê của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam ước đạt khoảng 450 tỷ đồng tại 3 tỉnh Đắk Lắk, Lâm Đồng và Gia Lai. Lãi suất cho vay trung, dài hạn mà Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam đang áp dụng là từ 9 - 9,5%/năm (thấp hơn mức lãi suất cho vay thông thường từ 1% - 2,5%/năm), thể hiện sự cố gắng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam trong việc chia sẻ khó khăn với người dân tái canh cây cà phê.

Hiện nay, Ngân hàng Nhà nước đang khẩn trương phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nghiên cứu, xây dựng phương án cho vay tái canh cây cà phê theo hướng có thể triển khai ngay tại từng tỉnh khu vực Tây Nguyên sau khi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố quy hoạch. Đồng thời, ngành ngân hàng đã sẵn sàng nguồn vốn để cho vay chương trình tái canh cây cà phê với lãi suất, thời hạn cho vay phù hợp. Tuy nhiên, để thực hiện thành công chương trình tái canh cà phê, ngoài nguồn vốn của ngân hàng, cần phải thực hiện tổng thể các giải pháp như cây giống, kỹ thuật, công nghệ, quy hoạch và cả sự quyết tâm của nhiều ngành, nhiều cấp; trong đó hộ sản xuất, doanh nghiệp là động lực chính, quyết định sự thành công của chương trình tái canh cây cà phê./.
           Duy Hiếu