> Tin tức - Sự kiện > Tin hoạt động ĐĐBQH > Đẩy mạnh hơn nữa việc nghiên cứu, ứng dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất nông nghiệp và công ng

Đẩy mạnh hơn nữa việc nghiên cứu, ứng dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất nông nghiệp và công nghiệp chế biến nông sản

02/06/2014
Theo chương trình kỳ họp thứ 7, ngày 02/6/2014 Quốc hội thảo luận tại hội trường về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2013; phương án đảm bảo cân đối ngân sách trung ương và ngân sách địa phương năm 2013; việc triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2014. Buổi sáng, đại biểu Quốc hội Huỳnh Thành, Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai đã phát biểu thảo luận. Ban Biên tập xin giới thiệu toàn văn như sau:
Tôi nhất trí với phần lớn nội dung báo cáo của Chính phủ và báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2013; việc triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2014. Tôi xin có ý kiến về một số vấn đề sau:

Thứ nhất, về kinh tế nông nghiệp: Thật đáng lo ngại khi năm 2013 phát triển chỉ còn 2,2% trong khu vực nông nghiệp, trong khi đó năm 2011 là 5,9%; năm 2012 là 2,7%; năng suất, chất lượng nông sản thấp, giá thành nông sản cao, nông sản xuất khẩu chủ yếu là hàng thô chưa qua chế biến, thị trường tiêu thụ nông sản không ổn định, tính cạnh tranh thấp, sự lệ thuộc vào thị trường Trung Quốc quá lớn, chứa đựng nhiều rủi ro.

Về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp ngày càng sụt giảm. Năm 2013 khoảng 3,3 tỷ đô la chỉ chiếm tỷ trọng chưa đến 0,5%. Phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam chưa muốn đầu tư vào khu vực nông nghiệp, nông thôn.

Có một vấn đề bức xúc mà Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng chưa đề cập, đó là nạn sản xuất và kinh doanh phân bón giả gây thiệt hại lớn cho nông dân, theo Cục Quản lý thị trường thiệt hại có thể lên đến 16.000 tỷ đồng một năm, một con số quá lớn nhưng chưa có biện pháp ngăn chặn hiệu quả.

Tình hình trên ảnh hưởng đến đời sống nông dân, thu nhập thấp, tỷ trọng thất nghiệp khu vực nông thôn tăng mạnh, năm 2013 là 4,87% trong độ tuổi từ 15 đến 24. Chính phủ thông qua Đề án tái cơ cấu nông nghiệp và bổ sung nhiều chính sách mới cho nông, lâm, ngư nghiệp nhưng việc triển khai còn chậm và chưa có nhiều chuyển biến. Để việc tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững, chúng tôi đề nghị nhà nước quan tâm các giải pháp sau:

Một, hoàn thiện thể chế pháp luật trong lĩnh vực nông nghiệp, chú trọng đổi mới cơ chế, chính sách trong tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp, có các giải pháp đột phá để phát triển và củng cố năng lực của các tổ chức có chức năng cải thiện về năng suất và chất lượng sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp. Phát triển các hoạt động nông nghiệp, sản xuất các sản phẩm chủ lực của quốc gia có tiềm năng về năng suất, chất lượng, giá trị cao như cà phê, tiêu, cao su, tôm, cá cùng với sự chuyển dịch trong sản xuất lúa, gạo có chất lượng, giá trị cao để tạo thương hiệu sản phẩm tốt và ổn định hơn. Có chính sách đủ mạnh để các doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư vào khu vực nông nghiệp, kể cả vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn.
 
DSC_5711-Hoi-truong-sang-02-6-2014.JPG
Phiên họp Quốc hội buổi sáng ngày 02/6/2014
 
Hai, đẩy mạnh hơn nữa việc nghiên cứu ứng dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất nông nghiệp và công nghiệp chế biến nông sản. Cần lưu ý rằng ở Việt Nam ta phần lớn doanh nghiệp chưa chú trọng đổi mới công nghiệp, chi phí đầu tư cho đổi mới khoa học - công nghệ chỉ chiếm tỷ trọng 0,2 và 0,3% doanh thu, trong khi các nước khác như Hàn Quốc 10%, Ấn Độ 5%. Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai của Việt Nam đã đầu tư phát triển nông nghiệp vào 2 nước bạn Lào, Campuchia với số vốn 14.000 tỷ đồng thì có gần 7.000 tỷ đồng đầu tư cho thiết bị công nghệ và thuê chuyên gia khoa học - công nghệ ở những nước có nền phát triển nông nghiệp cao, bước đầu đã thu lợi nhuận trên 100%/1 năm. Vì vậy, tôi đề nghị cùng với việc đổi mới nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan nghiên cứu nhà nước, cần có cơ chế đủ mạnh khuyến khích sự phát triển của các cơ sở nghiên cứu, chuyển giao khoa học - công nghệ trong khu vực tư nhân, tạo sự liên kết chặt chẽ giữa các cơ sở nghiên cứu doanh nghiệp và nông dân trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm.

Ba, khắc phục cho được tình trạng nông sản được mùa mất giá, được giá mất mùa, có những giải pháp mở rộng thị trường nông sản xuất khẩu không để lệ thuộc vào thị trường Trung Quốc như hiện nay. Tăng cường hơn nữa công tác quản lý thị trường, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng sản xuất và kinh doanh hàng giả, đặc biệt là phân bón giả gây thiệt hại thường xuyên và liên tục cho nông dân.

Bốn, chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng cùng với việc nâng cao trình độ kỹ năng cho nông dân, cần có chính sách đủ mạnh, thu hút nguồn nhân lực có trình độ cao vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, kể cả việc thuê chuyên gia khoa học - công nghệ tư vấn ở nước ngoài.

Thứ hai, về chương trình xây dựng nông thôn mới và chương trình giảm nghèo bền vững: Do đặc điểm vùng miền nên có sự chênh lệch trong phân bổ nguồn lực. Những địa bàn miền núi, trung du có đông đồng bào dân tộc thiểu số thì mật độ dân số thấp, số lượng hộ nghèo, cận nghèo chiếm tỷ lệ cao, làm cản trở đến tiến độ xây dựng nông thôn mới. Do khả năng đóng góp của nhân dân theo phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm hạn chế, trong khi đó những địa bàn này rất khó thu hút được các doanh nghiệp vào đầu tư.

Sự chênh lệch giàu nghèo càng nới rộng ra, kể cả trong khu vực nông thôn và thành thị vì vậy cần có sự tác động mạnh mẽ của Nhà nước trong các chính sách đầu tư, hỗ trợ xây dựng nông thôn mới phù hợp với đặc điểm vùng, miền như xây dựng cơ sở hạ tầng, trước hết là giao thông thủy lợi, ưu đãi tín dụng cho đổi mới công nghệ, tái canh cây công nghiệp dài ngày, cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, khuyến khích sự đầu tư của các doanh nghiệp và nông nghiệp, nông thôn.

Thứ ba, về an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội: Cử tri rất quan tâm đến việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Chúng tôi nhất trí cao với chủ trương, biện pháp của Nhà nước trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ trên cơ sở luật pháp quốc tế cũng như việc đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.  Đề nghị Nhà nước quan tâm chỉ đạo đảm bảo an ninh chính trị ở các vùng nhạy cảm, vùng biên giới do tác động của các thế lực thù địch lợi dụng tình hình trên để chống phá ta./.
         
Huỳnh Thành

Đẩy mạnh hơn nữa việc nghiên cứu, ứng dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất nông nghiệp và công nghiệp chế biến nông sản

02/06/2014
Theo chương trình kỳ họp thứ 7, ngày 02/6/2014 Quốc hội thảo luận tại hội trường về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2013; phương án đảm bảo cân đối ngân sách trung ương và ngân sách địa phương năm 2013; việc triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2014. Buổi sáng, đại biểu Quốc hội Huỳnh Thành, Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai đã phát biểu thảo luận. Ban Biên tập xin giới thiệu toàn văn như sau:
Tôi nhất trí với phần lớn nội dung báo cáo của Chính phủ và báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2013; việc triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2014. Tôi xin có ý kiến về một số vấn đề sau:

Thứ nhất, về kinh tế nông nghiệp: Thật đáng lo ngại khi năm 2013 phát triển chỉ còn 2,2% trong khu vực nông nghiệp, trong khi đó năm 2011 là 5,9%; năm 2012 là 2,7%; năng suất, chất lượng nông sản thấp, giá thành nông sản cao, nông sản xuất khẩu chủ yếu là hàng thô chưa qua chế biến, thị trường tiêu thụ nông sản không ổn định, tính cạnh tranh thấp, sự lệ thuộc vào thị trường Trung Quốc quá lớn, chứa đựng nhiều rủi ro.

Về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp ngày càng sụt giảm. Năm 2013 khoảng 3,3 tỷ đô la chỉ chiếm tỷ trọng chưa đến 0,5%. Phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam chưa muốn đầu tư vào khu vực nông nghiệp, nông thôn.

Có một vấn đề bức xúc mà Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng chưa đề cập, đó là nạn sản xuất và kinh doanh phân bón giả gây thiệt hại lớn cho nông dân, theo Cục Quản lý thị trường thiệt hại có thể lên đến 16.000 tỷ đồng một năm, một con số quá lớn nhưng chưa có biện pháp ngăn chặn hiệu quả.

Tình hình trên ảnh hưởng đến đời sống nông dân, thu nhập thấp, tỷ trọng thất nghiệp khu vực nông thôn tăng mạnh, năm 2013 là 4,87% trong độ tuổi từ 15 đến 24. Chính phủ thông qua Đề án tái cơ cấu nông nghiệp và bổ sung nhiều chính sách mới cho nông, lâm, ngư nghiệp nhưng việc triển khai còn chậm và chưa có nhiều chuyển biến. Để việc tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững, chúng tôi đề nghị nhà nước quan tâm các giải pháp sau:

Một, hoàn thiện thể chế pháp luật trong lĩnh vực nông nghiệp, chú trọng đổi mới cơ chế, chính sách trong tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp, có các giải pháp đột phá để phát triển và củng cố năng lực của các tổ chức có chức năng cải thiện về năng suất và chất lượng sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp. Phát triển các hoạt động nông nghiệp, sản xuất các sản phẩm chủ lực của quốc gia có tiềm năng về năng suất, chất lượng, giá trị cao như cà phê, tiêu, cao su, tôm, cá cùng với sự chuyển dịch trong sản xuất lúa, gạo có chất lượng, giá trị cao để tạo thương hiệu sản phẩm tốt và ổn định hơn. Có chính sách đủ mạnh để các doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư vào khu vực nông nghiệp, kể cả vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn.
 
DSC_5711-Hoi-truong-sang-02-6-2014.JPG
Phiên họp Quốc hội buổi sáng ngày 02/6/2014
 
Hai, đẩy mạnh hơn nữa việc nghiên cứu ứng dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất nông nghiệp và công nghiệp chế biến nông sản. Cần lưu ý rằng ở Việt Nam ta phần lớn doanh nghiệp chưa chú trọng đổi mới công nghiệp, chi phí đầu tư cho đổi mới khoa học - công nghệ chỉ chiếm tỷ trọng 0,2 và 0,3% doanh thu, trong khi các nước khác như Hàn Quốc 10%, Ấn Độ 5%. Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai của Việt Nam đã đầu tư phát triển nông nghiệp vào 2 nước bạn Lào, Campuchia với số vốn 14.000 tỷ đồng thì có gần 7.000 tỷ đồng đầu tư cho thiết bị công nghệ và thuê chuyên gia khoa học - công nghệ ở những nước có nền phát triển nông nghiệp cao, bước đầu đã thu lợi nhuận trên 100%/1 năm. Vì vậy, tôi đề nghị cùng với việc đổi mới nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan nghiên cứu nhà nước, cần có cơ chế đủ mạnh khuyến khích sự phát triển của các cơ sở nghiên cứu, chuyển giao khoa học - công nghệ trong khu vực tư nhân, tạo sự liên kết chặt chẽ giữa các cơ sở nghiên cứu doanh nghiệp và nông dân trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm.

Ba, khắc phục cho được tình trạng nông sản được mùa mất giá, được giá mất mùa, có những giải pháp mở rộng thị trường nông sản xuất khẩu không để lệ thuộc vào thị trường Trung Quốc như hiện nay. Tăng cường hơn nữa công tác quản lý thị trường, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng sản xuất và kinh doanh hàng giả, đặc biệt là phân bón giả gây thiệt hại thường xuyên và liên tục cho nông dân.

Bốn, chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng cùng với việc nâng cao trình độ kỹ năng cho nông dân, cần có chính sách đủ mạnh, thu hút nguồn nhân lực có trình độ cao vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, kể cả việc thuê chuyên gia khoa học - công nghệ tư vấn ở nước ngoài.

Thứ hai, về chương trình xây dựng nông thôn mới và chương trình giảm nghèo bền vững: Do đặc điểm vùng miền nên có sự chênh lệch trong phân bổ nguồn lực. Những địa bàn miền núi, trung du có đông đồng bào dân tộc thiểu số thì mật độ dân số thấp, số lượng hộ nghèo, cận nghèo chiếm tỷ lệ cao, làm cản trở đến tiến độ xây dựng nông thôn mới. Do khả năng đóng góp của nhân dân theo phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm hạn chế, trong khi đó những địa bàn này rất khó thu hút được các doanh nghiệp vào đầu tư.

Sự chênh lệch giàu nghèo càng nới rộng ra, kể cả trong khu vực nông thôn và thành thị vì vậy cần có sự tác động mạnh mẽ của Nhà nước trong các chính sách đầu tư, hỗ trợ xây dựng nông thôn mới phù hợp với đặc điểm vùng, miền như xây dựng cơ sở hạ tầng, trước hết là giao thông thủy lợi, ưu đãi tín dụng cho đổi mới công nghệ, tái canh cây công nghiệp dài ngày, cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, khuyến khích sự đầu tư của các doanh nghiệp và nông nghiệp, nông thôn.

Thứ ba, về an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội: Cử tri rất quan tâm đến việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Chúng tôi nhất trí cao với chủ trương, biện pháp của Nhà nước trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ trên cơ sở luật pháp quốc tế cũng như việc đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.  Đề nghị Nhà nước quan tâm chỉ đạo đảm bảo an ninh chính trị ở các vùng nhạy cảm, vùng biên giới do tác động của các thế lực thù địch lợi dụng tình hình trên để chống phá ta./.
         
Huỳnh Thành