> Tin tức - Sự kiện > Tin hoạt động ĐĐBQH > Đẩy mạnh phát huy nội lực trong nhân dân và doanh nghiệp tham gia phát triển kinh tế - xã hội bằng

Đẩy mạnh phát huy nội lực trong nhân dân và doanh nghiệp tham gia phát triển kinh tế - xã hội bằng các chính sách đúng đắn, ổn định và phù hợp với lòng dân

01/11/2013
Trong ngày 31/10 và buổi sáng ngày 01/11, Quốc hội dành toàn bộ thời gian thảo luận ở hội trường về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2013, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2014 (kết hợp thảo luận về kết quả thực hiện Đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế); Tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2011-2015): kết quả thực hiện từ năm 2011 đến nay và phương hướng, giải pháp thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội đến hết năm 2015. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, điều hành các phiên họp.
Ban Biên tập Trang Thông tin điện tử đăng ý kiến phát biểu của ông Huỳnh Thành, Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai tại phiên họp buổi chiều ngày 31/10/2013 như sau:

“Tôi thống nhất với Báo cáo của Chính phủ và Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế đánh giá kết quả thực hiện nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2013 và 3 năm 2011 - 2013; Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2014. Tôi cho rằng với những nhận định và đánh giá về tình hình, kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của nước ta trong thời gian qua nêu trong báo cáo là đúng mực, phản ánh thực chất những mục tiêu, chỉ tiêu, kết quả đạt được và những mặt hạn chế, yếu kém cũng như những vấn đề đặt ra cần phải nỗ lực giải quyết trong thời gian tới. Từ thực tiễn của địa phương, tôi xin đề xuất một số giải pháp để Quốc hội, Chính phủ nghiên cứu như sau:

Thứ nhất, vấn đề đẩy mạnh phát huy nội lực trong nhân dân và doanh nghiệp tham gia phát triển kinh tế - xã hội bằng các chính sách đúng đắn, ổn định và phù hợp với lòng dân. Trong tình hình nguồn lực tài chính của nhà nước khó khăn như hiện nay, tôi đề nghị Chính phủ kịp thời có chính sách đúng đắn, phù hợp với thực tiễn, phù hợp với lòng dân để nhân dân yên tâm bỏ tiền ra đầu tư sản xuất, phát triển kinh doanh, phát triển đất nước mà không dùng tiền để mua vàng cất giữ. Đồng thời, cần bảo đảm sự ổn định và tính nhất quán của chính sách trong suốt quá trình thực hiện, tránh sự thay đổi nhanh chính sách bằng các công cụ hành chính và bảo đảm môi trường thể chế pháp lý công khai, minh bạch nhằm xây dựng củng cố lòng tin để nhân dân và doanh nghiệp an tâm đầu tư sản xuất, kinh doanh.

Thứ hai, về các giải pháp tăng cường việc điều hành tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh. Vừa qua nhiều chính sách phù hợp đã được ban hành, song khâu điều hành thực hiện những giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh vẫn còn hạn chế. Thực trạng của doanh nghiệp, hộ gia đình vẫn còn thiếu vốn sản xuất, kinh doanh nhưng ngân hàng lại không giải ngân được. Tỷ lệ giải ngân vốn vay đến nay chưa đạt kế hoạch của năm 2013 ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế. Để đảm bảo vốn cho các doanh nghiệp hoạt động, đề nghị Chính phủ điều hành tiếp tục giảm mặt bằng lãi suất cho vay để tăng cung tín dụng đạt chỉ tiêu đã đề ra. Đồng thời, các ngân hàng cần tiếp tục tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp, hộ gia đình tiếp cận được nguồn vốn với lãi suất phù hợp theo từng giai đoạn, từng ngành nghề sản xuất, kinh doanh. Đi đôi với giải pháp về vốn, đề nghị Chính phủ tiếp tục chỉ đạo tháo gỡ khó khăn về thị trường tiêu thụ để góp phần tăng tổng cầu của nền kinh tế, tăng cường xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hoá, xuất khẩu các mặt hàng nông sản như lúa, gạo, thuỷ sản, cà phê, cao su, hạt tiêu nhằm hỗ trợ khu vực nông thôn phát triển và ổn định đời sống của nhân dân.

Thứ ba, về tình hình thực hiện ngân sách. Tình trạng hiện nay ngân sách nhà nước còn thất thu rất lớn. Vừa qua ngành tài chính tiến hành kiểm tra đã thu gần 10.000 tỷ đồng. Để góp phần giảm bội chi ngân sách, đề nghị Chính phủ chỉ đạo tăng cường khâu hậu kiểm đăng ký kinh doanh của các doanh nghiệp, chống nợ đọng thuế, thất thu thuế, chống chuyển giá hiệu quả; chú trọng thanh tra, kiểm tra để chống gian lận trong khâu hoàn thuế giá trị gia tăng.

Thứ tư, về xử lý kết dư quỹ khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế ở địa phương. Tôi đề nghị Chính phủ chỉ đạo Bộ Y tế, Bộ Tài chính và Bảo hiểm xã hội Việt Nam thực hiện nghiêm túc Điều 35 Luật bảo hiểm y tế và Điều 11 Nghị định số 62/2009 của Chính phủ, theo đó Trung ương chuyển 60% kinh phí kết dư quỹ khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế trong các năm 2010, 2011, 2012 cho các tỉnh, trong đó có Gia Lai. Giải quyết vấn đề này là giải quyết vòng luẩn quẩn cho các tỉnh có đông người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số trong phát triển sự nghiệp y tế, vì với sự yếu kém về đội ngũ y, bác sỹ, về trang thiết bị y tế thì kết dư y tế thường xảy ra đối với tỉnh này và cũng vì những vấn đề yếu kém này mà chăm sóc sức khỏe của nhân dân là ảnh hưởng, trong khi kết dư của bảo hiểm y tế không được điều tiết trở lại, làm cho các địa phương lúng túng và nhiều cử tri tỏ ra bức xúc.

Thứ năm, về phương án phát hành và sử dụng trái phiếu Chính phủ. Tôi thống nhất Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tài chính, Ngân sách Quốc hội về việc tán thành đề nghị của Chính phủ phát hành bổ sung vốn trái phiếu Chính phủ trong giai đoạn 2014 - 2016. Tuy nhiên, về phương án sử dụng vốn này, tôi có ý kiến như sau:

Một là, thống nhất cao chủ trương đầu tư dự án Quốc lộ 1A và Quốc lộ 14, đường Hồ Chí Minh qua khu vực Tây Nguyên. Đây là hai dự án đặc biệt quan trọng cần thiết, có ý nghĩa tác động mạnh mẽ đến sự phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh của đất nước. Tuy nhiên, đề nghị Chính phủ chỉ đạo rà soát dự án để tiếp tục thực hiện ý kiến của Ủy ban Tài chính, Ngân sách trong Báo cáo thẩm tra, đó là: Đề nghị tính toán lại mật độ các trạm thu phí và có phương án xử lý trong trường hợp các chủ dự án BOT thiếu vốn không đảm bảo được tiến độ cùng với các dự án sử dụng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ.
 
DSC_5415-(Hoi-truong-phien-hop-QH).JPG

Hai là, thống nhất với việc bố trí cho các dự án đã có trong danh mục vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2011 - 2015 nhưng còn thiếu vốn, tập trung cho các dự án dở dang thiếu vốn có khả năng hoàn thành trong 2 năm 2014 - 2015; trong đó ưu tiên cho việc hoàn thành các dự án giao thông, thủy lợi, y tế, giáo dục quan trọng có tác động lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội của cả vùng và địa phương. Trước mắt về thủy lợi, đề nghị Quốc hội, Chính phủ quan tâm bố trí bổ sung vốn để hoàn thành hai dự án lớn trên địa bàn tỉnh là thủy lợi Ia Mláh, thủy lợi Ia Mơ đưa vào khai thác năm 2015.

Về giao thông, tôi đề nghị Quốc hội, Chính phủ quan tâm đầu tư nâng cấp Quốc lộ 19; đây là tuyến đường huyết mạch nối cảng biển Quy Nhơn đến cửa khẩu Lệ Thanh có tầm quan trọng phát triển kinh tế - xã hội khu vực Bắc Tây Nguyên và tam giác phát triển ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia, nhưng hiện nay nhiều đoạn đường hư hỏng xuống cấp trầm trọng. Tôi nhất trí về quan tâm đến việc triển khai sớm đường tuần tra biên giới, đặc biệt là phần giáp ranh với tỉnh của Campuchia trong thời điểm hiện nay…

Đề nghị Chính phủ quan tâm đến việc triển khai về Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới; để việc triển khai được thuận lợi, đề nghị chú ý đến địa phương được làm điểm”./.

Đẩy mạnh phát huy nội lực trong nhân dân và doanh nghiệp tham gia phát triển kinh tế - xã hội bằng các chính sách đúng đắn, ổn định và phù hợp với lòng dân

01/11/2013
Trong ngày 31/10 và buổi sáng ngày 01/11, Quốc hội dành toàn bộ thời gian thảo luận ở hội trường về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2013, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2014 (kết hợp thảo luận về kết quả thực hiện Đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế); Tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2011-2015): kết quả thực hiện từ năm 2011 đến nay và phương hướng, giải pháp thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội đến hết năm 2015. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, điều hành các phiên họp.
Ban Biên tập Trang Thông tin điện tử đăng ý kiến phát biểu của ông Huỳnh Thành, Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai tại phiên họp buổi chiều ngày 31/10/2013 như sau:

“Tôi thống nhất với Báo cáo của Chính phủ và Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế đánh giá kết quả thực hiện nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2013 và 3 năm 2011 - 2013; Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2014. Tôi cho rằng với những nhận định và đánh giá về tình hình, kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của nước ta trong thời gian qua nêu trong báo cáo là đúng mực, phản ánh thực chất những mục tiêu, chỉ tiêu, kết quả đạt được và những mặt hạn chế, yếu kém cũng như những vấn đề đặt ra cần phải nỗ lực giải quyết trong thời gian tới. Từ thực tiễn của địa phương, tôi xin đề xuất một số giải pháp để Quốc hội, Chính phủ nghiên cứu như sau:

Thứ nhất, vấn đề đẩy mạnh phát huy nội lực trong nhân dân và doanh nghiệp tham gia phát triển kinh tế - xã hội bằng các chính sách đúng đắn, ổn định và phù hợp với lòng dân. Trong tình hình nguồn lực tài chính của nhà nước khó khăn như hiện nay, tôi đề nghị Chính phủ kịp thời có chính sách đúng đắn, phù hợp với thực tiễn, phù hợp với lòng dân để nhân dân yên tâm bỏ tiền ra đầu tư sản xuất, phát triển kinh doanh, phát triển đất nước mà không dùng tiền để mua vàng cất giữ. Đồng thời, cần bảo đảm sự ổn định và tính nhất quán của chính sách trong suốt quá trình thực hiện, tránh sự thay đổi nhanh chính sách bằng các công cụ hành chính và bảo đảm môi trường thể chế pháp lý công khai, minh bạch nhằm xây dựng củng cố lòng tin để nhân dân và doanh nghiệp an tâm đầu tư sản xuất, kinh doanh.

Thứ hai, về các giải pháp tăng cường việc điều hành tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh. Vừa qua nhiều chính sách phù hợp đã được ban hành, song khâu điều hành thực hiện những giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh vẫn còn hạn chế. Thực trạng của doanh nghiệp, hộ gia đình vẫn còn thiếu vốn sản xuất, kinh doanh nhưng ngân hàng lại không giải ngân được. Tỷ lệ giải ngân vốn vay đến nay chưa đạt kế hoạch của năm 2013 ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế. Để đảm bảo vốn cho các doanh nghiệp hoạt động, đề nghị Chính phủ điều hành tiếp tục giảm mặt bằng lãi suất cho vay để tăng cung tín dụng đạt chỉ tiêu đã đề ra. Đồng thời, các ngân hàng cần tiếp tục tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp, hộ gia đình tiếp cận được nguồn vốn với lãi suất phù hợp theo từng giai đoạn, từng ngành nghề sản xuất, kinh doanh. Đi đôi với giải pháp về vốn, đề nghị Chính phủ tiếp tục chỉ đạo tháo gỡ khó khăn về thị trường tiêu thụ để góp phần tăng tổng cầu của nền kinh tế, tăng cường xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hoá, xuất khẩu các mặt hàng nông sản như lúa, gạo, thuỷ sản, cà phê, cao su, hạt tiêu nhằm hỗ trợ khu vực nông thôn phát triển và ổn định đời sống của nhân dân.

Thứ ba, về tình hình thực hiện ngân sách. Tình trạng hiện nay ngân sách nhà nước còn thất thu rất lớn. Vừa qua ngành tài chính tiến hành kiểm tra đã thu gần 10.000 tỷ đồng. Để góp phần giảm bội chi ngân sách, đề nghị Chính phủ chỉ đạo tăng cường khâu hậu kiểm đăng ký kinh doanh của các doanh nghiệp, chống nợ đọng thuế, thất thu thuế, chống chuyển giá hiệu quả; chú trọng thanh tra, kiểm tra để chống gian lận trong khâu hoàn thuế giá trị gia tăng.

Thứ tư, về xử lý kết dư quỹ khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế ở địa phương. Tôi đề nghị Chính phủ chỉ đạo Bộ Y tế, Bộ Tài chính và Bảo hiểm xã hội Việt Nam thực hiện nghiêm túc Điều 35 Luật bảo hiểm y tế và Điều 11 Nghị định số 62/2009 của Chính phủ, theo đó Trung ương chuyển 60% kinh phí kết dư quỹ khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế trong các năm 2010, 2011, 2012 cho các tỉnh, trong đó có Gia Lai. Giải quyết vấn đề này là giải quyết vòng luẩn quẩn cho các tỉnh có đông người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số trong phát triển sự nghiệp y tế, vì với sự yếu kém về đội ngũ y, bác sỹ, về trang thiết bị y tế thì kết dư y tế thường xảy ra đối với tỉnh này và cũng vì những vấn đề yếu kém này mà chăm sóc sức khỏe của nhân dân là ảnh hưởng, trong khi kết dư của bảo hiểm y tế không được điều tiết trở lại, làm cho các địa phương lúng túng và nhiều cử tri tỏ ra bức xúc.

Thứ năm, về phương án phát hành và sử dụng trái phiếu Chính phủ. Tôi thống nhất Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tài chính, Ngân sách Quốc hội về việc tán thành đề nghị của Chính phủ phát hành bổ sung vốn trái phiếu Chính phủ trong giai đoạn 2014 - 2016. Tuy nhiên, về phương án sử dụng vốn này, tôi có ý kiến như sau:

Một là, thống nhất cao chủ trương đầu tư dự án Quốc lộ 1A và Quốc lộ 14, đường Hồ Chí Minh qua khu vực Tây Nguyên. Đây là hai dự án đặc biệt quan trọng cần thiết, có ý nghĩa tác động mạnh mẽ đến sự phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh của đất nước. Tuy nhiên, đề nghị Chính phủ chỉ đạo rà soát dự án để tiếp tục thực hiện ý kiến của Ủy ban Tài chính, Ngân sách trong Báo cáo thẩm tra, đó là: Đề nghị tính toán lại mật độ các trạm thu phí và có phương án xử lý trong trường hợp các chủ dự án BOT thiếu vốn không đảm bảo được tiến độ cùng với các dự án sử dụng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ.
 
DSC_5415-(Hoi-truong-phien-hop-QH).JPG

Hai là, thống nhất với việc bố trí cho các dự án đã có trong danh mục vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2011 - 2015 nhưng còn thiếu vốn, tập trung cho các dự án dở dang thiếu vốn có khả năng hoàn thành trong 2 năm 2014 - 2015; trong đó ưu tiên cho việc hoàn thành các dự án giao thông, thủy lợi, y tế, giáo dục quan trọng có tác động lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội của cả vùng và địa phương. Trước mắt về thủy lợi, đề nghị Quốc hội, Chính phủ quan tâm bố trí bổ sung vốn để hoàn thành hai dự án lớn trên địa bàn tỉnh là thủy lợi Ia Mláh, thủy lợi Ia Mơ đưa vào khai thác năm 2015.

Về giao thông, tôi đề nghị Quốc hội, Chính phủ quan tâm đầu tư nâng cấp Quốc lộ 19; đây là tuyến đường huyết mạch nối cảng biển Quy Nhơn đến cửa khẩu Lệ Thanh có tầm quan trọng phát triển kinh tế - xã hội khu vực Bắc Tây Nguyên và tam giác phát triển ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia, nhưng hiện nay nhiều đoạn đường hư hỏng xuống cấp trầm trọng. Tôi nhất trí về quan tâm đến việc triển khai sớm đường tuần tra biên giới, đặc biệt là phần giáp ranh với tỉnh của Campuchia trong thời điểm hiện nay…

Đề nghị Chính phủ quan tâm đến việc triển khai về Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới; để việc triển khai được thuận lợi, đề nghị chú ý đến địa phương được làm điểm”./.