> Tin tức - Sự kiện > Tin hoạt động ĐĐBQH > Đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp một cách toàn diện

Đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp một cách toàn diện

21/11/2013
Qua thời gian gần 150 phút chất vấn và trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội đối với Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát tại kỳ họp thứ sáu, Quốc hội khóa XIII; Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã tóm tắt một số nội dung như sau:
Thứ nhất, từ nay đến 2015 phải phục hồi lại đà tăng trưởng của GDP trong ngành nông nghiệp, vì đang có dấu hiệu giảm. Cùng với toàn bộ nền kinh tế phục hồi thì 20% sản phẩm của ngành nông nghiệp cũng phải phục hồi. Đây là tinh thần của Nghị quyết Trung ương cũng là tinh thần của Quốc hội, Nghị quyết của Quốc hội và quyết tâm của Chính phủ, có tăng trưởng thì mới giải quyết được các vấn đề của nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

Theo đó là huy động mọi nguồn lực, quy hoạch, kế hoạch một cách căn cơ, giải quyết xây dựng nông thôn mới, xây dựng khu dân cư đoàn kết, khu dân cư văn hóa, xây dựng nông thôn mới để đời sống vật chất, đời sống tinh thần của nông dân, cư dân nông thôn tiếp tục được cải thiện. Đấy là mục tiêu 2 năm tới đặt ra cho ngành nông nghiệp và đặt ra cho trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các ngành, với các địa phương để làm được việc đó.

Thứ hai, đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp một cách toàn diện, cả ngành trồng trọt, đặc biệt là cây lúa. Đối với cây cà phê cần nhiều nước, cây cao su cần tránh lụt, bão cho nên cũng phải quy hoạch lại, tính toán, rà soát lại để có những biện pháp bảo đảm an toàn. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần trình với Thủ tướng đưa vào sản phẩm quốc gia đối với cá ba sa, cá da trơn và một số sản phẩm nông nghiệp. Ngành chăm sóc, bảo vệ rừng và trồng rừng đặc biệt chú ý tới rừng phòng hộ ven biển gắn với ứng phó thiên tai, lũ lụt. Ngoài ra, có những ngành đang phát triển công nghệ cao như ngành bò sữa, sản xuất sữa cho nên trong tái cơ cấu này chú ý tới các sản phẩm, có quy hoạch, có định hình lại, rà soát để cùng tính toán các chính sách.

Trong tái cơ cấu thì chú ý tới việc tái cơ cấu từ sản xuất trên cánh đồng cho tới sản xuất chế biến, cho tới thị trường tiêu thụ để đảm bảo liên kết giữa sản xuất, chế biến, tiêu thụ làm lời cho sản phẩm nông nghiệp và trở thành một chuỗi liên kết gắn kết với ngân hàng, đặt dưới sự quản lý, chỉ đạo, quy hoạch, kế hoạch của Nhà nước.

Thứ ba, trong tái cơ cấu quan tâm đẩy mạnh việc xác định các sản phẩm quốc gia, các thương hiệu trong sản phẩm hàng hóa nông nghiệp để có thể tạo điều kiện cho sản xuất nông nghiệp nước ta phát triển ra thị trường quốc tế. Đi theo đó là đào tạo nguồn nhân lực của nông thôn và trong hai năm tới phải đưa cho được những kết quả ứng dụng của khoa học, công nghệ vào nông nghiệp. Tiếp tục nghiên cứu một cách căn bản các yếu tố của khoa học, thể hiện vai trò của khoa học và công nghệ trong ngành sản xuất quan trọng này của đất nước, nền tảng của đất nước; từ giống, cây trồng, vật nuôi tới sản xuất, bảo quản và bao bì xuất khẩu để đảm bảo sản xuất nông nghiệp tăng trưởng, cạnh tranh được với các nước. Đưa ngành nông nghiệp của nước ta có một vị thế về nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ sánh vai được với các nước trong khu vực.

So với một số nước khác, về khoa học và công nghệ trong nông nghiệp đối với nông dân, nông thôn chúng ta còn nhiều vấn đề phải phấn đấu. Nếu không có khoa học, công nghệ thì không thể tăng trưởng tiếp tục được, không thể năng suất cao, hiệu quả lớn và không thể giải quyết được câu chuyện người nông dân vất vả, lam lũ nhưng thu nhập thấp, đời sống vẫn khó. Đặc biệt nhấn mạnh yếu tố của khoa học và công nghệ.

Như vậy, tái cơ cấu tổng thể nền nông nghiệp sẽ tạo ra chuỗi liên kết chặt chẽ theo mô hình sản xuất mới và chứa đựng các yếu tố nguồn nhân lực tốt, khoa học công nghệ tốt và yếu tố vốn tốt, liên kết giữa nhà nước với nhà băng tốt để doanh nghiệp tốt và chất lượng làm ăn của các doanh nghiệp cũng tốt, thị trường tốt, tiêu thụ tốt thì chúng ta sẽ tăng trưởng bền vững. Việc này hệ trọng, do vậy  Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp, nông thôn phối hợp với các bộ, ngành làm và báo cáo Quốc hội kết quả bước đầu đến hết năm 2014 việc tái cơ cấu tổng thể ngành nông nghiệp.

Thứ ba, về một số chính sách, đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các bộ nghiên cứu một số chính sách cần thiết mà cho phép sự hỗ trợ của Nhà nước, tác động của Nhà nước để động viên, khuyến khích ngành nông nghiệp và nông dân phát triển. Đó là chính sách đưa doanh nghiệp về nông thôn; chính sách liên quan đến việc đất đai sản xuất nông nghiệp, góp vốn, góp cổ phần của nông dân; chính sách đối với ngư dân ra biển, ra khơi, biển Đông, hải đảo; chính sách liên quan tới nhân dân vùng thủy điện, di dân tái định cư, đời sống còn thấp; chính sách liên quan tới sản phẩm khoa học, công nghệ, vùng sản xuất công nghệ cao; chính sách về giống, chính sách về hỗ trợ về sản xuất, bảo quản sau thu hoạch, chính sách tạm trữ, v.v... Tiến hành rà soát lại các loại chính sách để chúng ta có hệ thống chính sách hoàn chỉnh về nông nghiệp, nông dân và nông thôn.

Đối với rừng thì triển khai kết luận của Bộ Chính trị để tổ chức lại sản xuất, xác định quyền sử dụng đất, giao đất để đảm bảo đất rừng có hiệu quả, vừa bảo vệ rừng, vừa trồng rừng. Gắn với phòng tránh biến đổi khí hậu, đề nghị tăng cường đầu tư trồng rừng mới và đầu tư trồng rừng để khôi phục lại các rừng phòng hộ ven biển.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Bộ Xây dựng để triển khai thực hiện có hiệu quả các biện pháp cần thiết nhằm bảo vệ an toàn cho người dân ở những vùng thường xuyên bị lũ lụt, trong đó có cả xây nhà. Sơ kết lại chính sách để triển khai những biện pháp thật căn cơ. Không chỉ tránh cho người, bảo vệ tài sản và các vật nuôi mà còn bảo vệ các cây trồng đúng kế hoạch.

Vấn đề liên quan quản lý vật tư nông nghiệp, hiện nay Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành các quy chuẩn, tiêu chuẩn cho ngành sản xuất này nhưng ban hành chưa hết. Đề nghị phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành hết các thước đo tiêu chuẩn cho các ngành sản xuất.  Rà soát tổ chức sản xuất để đảm bảo các doanh nghiệp sản xuất có đủ điều kiện. Tổ chức thị trường, kiểm tra, kiểm soát để đảm bảo quản lý thị trường những sản phẩm vật tư nông nghiệp, từ phân bón, thuốc trừ sâu cho đến thuốc bảo vệ thực vật, v.v... để tránh những tác hại của sản xuất gian dối, của hàng giả, của buôn gian bán lận, kể cả xuất nhập khẩu. Trong lĩnh vực này, không chỉ đối với nông nghiệp và nông dân mà còn tác động đến an toàn vệ sinh thực phẩm đối với toàn dân, phải kiểm soát cho được. Việc này tuy đã có sự chuyển biến, nhưng còn nhiều tồn tại.

Năm 2014-2015 tạo ra sự chuyển biến tích cực, dứt khoát quản lý giấy phép kinh doanh chặt chẽ, không chỉ kiểm tra thị trường mà còn kiểm tra các điều kiện sản xuất kinh doanh, những doanh nghiệp, đơn vị, những hộ kinh doanh trong lĩnh vực này cả trong khâu sản xuất, cả trong khâu thương mại, buôn bán nhập khẩu mà không đúng quy định trong giấy phép kinh doanh hoặc giấy phép kinh doanh cấp không đúng điều kiện, tiêu chuẩn sản xuất kinh doanh thì đều phải rút giấy phép, đình chỉ kinh doanh. Đề nghị Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư chỉ đạo tinh thần này. Hiện nay giấy phép kinh doanh ở nhiều ngành, nhiều nghề đều có vấn đề, cho giấy phép nhưng không đáp ứng điều kiện, kể cả kinh doanh xăng dầu, phòng cháy, chữa cháy, … Trách nhiệm này thuộc về Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Về an toàn hồ đập, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh khẩn trương báo cáo ngay với Thủ tướng Chính phủ về 1.200 con đập này, đập nào yên tâm được trong thời gian dài, đập nào không yên tâm được, đập nào không an toàn; 139 con đập mà Bộ trưởng vừa đề cập thì phải gia cố, phải đầu tư với tinh thần đảm bảo an toàn. Khi làm ra những con đập này đã có thiết kế, đã tính toán an toàn, tính toán cả động đất, nhưng bây giờ lâu quá rồi thì đề nghị rà soát lại, giống như chúng ta rà soát quy hoạch thủy điện.

Hồ thủy điện thì đã có Bộ Công thương rà soát. Đối với hồ đập thủy lợi đề nghị Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn báo cáo Thủ tướng Chính phủ để có chỉ đạo và chỉ thị yêu cầu các Chủ tịch Ủy ban nhân dân địa phương rà soát lại tất cả các hồ đập. Trách nhiệm này trước hết là thuộc về Chủ tịch Ủy ban nhân dân các địa phương và tiếp theo là trách nhiệm Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, xin đề nghị như vậy. Thiếu vốn đến đâu thì thiếu nhưng không được coi như quả bom, không được để hồ đập vỡ, phải bảo đảm an toàn./.
 
  Nguyễn Duy ghi 

Đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp một cách toàn diện

21/11/2013
Qua thời gian gần 150 phút chất vấn và trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội đối với Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát tại kỳ họp thứ sáu, Quốc hội khóa XIII; Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã tóm tắt một số nội dung như sau:
Thứ nhất, từ nay đến 2015 phải phục hồi lại đà tăng trưởng của GDP trong ngành nông nghiệp, vì đang có dấu hiệu giảm. Cùng với toàn bộ nền kinh tế phục hồi thì 20% sản phẩm của ngành nông nghiệp cũng phải phục hồi. Đây là tinh thần của Nghị quyết Trung ương cũng là tinh thần của Quốc hội, Nghị quyết của Quốc hội và quyết tâm của Chính phủ, có tăng trưởng thì mới giải quyết được các vấn đề của nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

Theo đó là huy động mọi nguồn lực, quy hoạch, kế hoạch một cách căn cơ, giải quyết xây dựng nông thôn mới, xây dựng khu dân cư đoàn kết, khu dân cư văn hóa, xây dựng nông thôn mới để đời sống vật chất, đời sống tinh thần của nông dân, cư dân nông thôn tiếp tục được cải thiện. Đấy là mục tiêu 2 năm tới đặt ra cho ngành nông nghiệp và đặt ra cho trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các ngành, với các địa phương để làm được việc đó.

Thứ hai, đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp một cách toàn diện, cả ngành trồng trọt, đặc biệt là cây lúa. Đối với cây cà phê cần nhiều nước, cây cao su cần tránh lụt, bão cho nên cũng phải quy hoạch lại, tính toán, rà soát lại để có những biện pháp bảo đảm an toàn. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần trình với Thủ tướng đưa vào sản phẩm quốc gia đối với cá ba sa, cá da trơn và một số sản phẩm nông nghiệp. Ngành chăm sóc, bảo vệ rừng và trồng rừng đặc biệt chú ý tới rừng phòng hộ ven biển gắn với ứng phó thiên tai, lũ lụt. Ngoài ra, có những ngành đang phát triển công nghệ cao như ngành bò sữa, sản xuất sữa cho nên trong tái cơ cấu này chú ý tới các sản phẩm, có quy hoạch, có định hình lại, rà soát để cùng tính toán các chính sách.

Trong tái cơ cấu thì chú ý tới việc tái cơ cấu từ sản xuất trên cánh đồng cho tới sản xuất chế biến, cho tới thị trường tiêu thụ để đảm bảo liên kết giữa sản xuất, chế biến, tiêu thụ làm lời cho sản phẩm nông nghiệp và trở thành một chuỗi liên kết gắn kết với ngân hàng, đặt dưới sự quản lý, chỉ đạo, quy hoạch, kế hoạch của Nhà nước.

Thứ ba, trong tái cơ cấu quan tâm đẩy mạnh việc xác định các sản phẩm quốc gia, các thương hiệu trong sản phẩm hàng hóa nông nghiệp để có thể tạo điều kiện cho sản xuất nông nghiệp nước ta phát triển ra thị trường quốc tế. Đi theo đó là đào tạo nguồn nhân lực của nông thôn và trong hai năm tới phải đưa cho được những kết quả ứng dụng của khoa học, công nghệ vào nông nghiệp. Tiếp tục nghiên cứu một cách căn bản các yếu tố của khoa học, thể hiện vai trò của khoa học và công nghệ trong ngành sản xuất quan trọng này của đất nước, nền tảng của đất nước; từ giống, cây trồng, vật nuôi tới sản xuất, bảo quản và bao bì xuất khẩu để đảm bảo sản xuất nông nghiệp tăng trưởng, cạnh tranh được với các nước. Đưa ngành nông nghiệp của nước ta có một vị thế về nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ sánh vai được với các nước trong khu vực.

So với một số nước khác, về khoa học và công nghệ trong nông nghiệp đối với nông dân, nông thôn chúng ta còn nhiều vấn đề phải phấn đấu. Nếu không có khoa học, công nghệ thì không thể tăng trưởng tiếp tục được, không thể năng suất cao, hiệu quả lớn và không thể giải quyết được câu chuyện người nông dân vất vả, lam lũ nhưng thu nhập thấp, đời sống vẫn khó. Đặc biệt nhấn mạnh yếu tố của khoa học và công nghệ.

Như vậy, tái cơ cấu tổng thể nền nông nghiệp sẽ tạo ra chuỗi liên kết chặt chẽ theo mô hình sản xuất mới và chứa đựng các yếu tố nguồn nhân lực tốt, khoa học công nghệ tốt và yếu tố vốn tốt, liên kết giữa nhà nước với nhà băng tốt để doanh nghiệp tốt và chất lượng làm ăn của các doanh nghiệp cũng tốt, thị trường tốt, tiêu thụ tốt thì chúng ta sẽ tăng trưởng bền vững. Việc này hệ trọng, do vậy  Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp, nông thôn phối hợp với các bộ, ngành làm và báo cáo Quốc hội kết quả bước đầu đến hết năm 2014 việc tái cơ cấu tổng thể ngành nông nghiệp.

Thứ ba, về một số chính sách, đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các bộ nghiên cứu một số chính sách cần thiết mà cho phép sự hỗ trợ của Nhà nước, tác động của Nhà nước để động viên, khuyến khích ngành nông nghiệp và nông dân phát triển. Đó là chính sách đưa doanh nghiệp về nông thôn; chính sách liên quan đến việc đất đai sản xuất nông nghiệp, góp vốn, góp cổ phần của nông dân; chính sách đối với ngư dân ra biển, ra khơi, biển Đông, hải đảo; chính sách liên quan tới nhân dân vùng thủy điện, di dân tái định cư, đời sống còn thấp; chính sách liên quan tới sản phẩm khoa học, công nghệ, vùng sản xuất công nghệ cao; chính sách về giống, chính sách về hỗ trợ về sản xuất, bảo quản sau thu hoạch, chính sách tạm trữ, v.v... Tiến hành rà soát lại các loại chính sách để chúng ta có hệ thống chính sách hoàn chỉnh về nông nghiệp, nông dân và nông thôn.

Đối với rừng thì triển khai kết luận của Bộ Chính trị để tổ chức lại sản xuất, xác định quyền sử dụng đất, giao đất để đảm bảo đất rừng có hiệu quả, vừa bảo vệ rừng, vừa trồng rừng. Gắn với phòng tránh biến đổi khí hậu, đề nghị tăng cường đầu tư trồng rừng mới và đầu tư trồng rừng để khôi phục lại các rừng phòng hộ ven biển.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Bộ Xây dựng để triển khai thực hiện có hiệu quả các biện pháp cần thiết nhằm bảo vệ an toàn cho người dân ở những vùng thường xuyên bị lũ lụt, trong đó có cả xây nhà. Sơ kết lại chính sách để triển khai những biện pháp thật căn cơ. Không chỉ tránh cho người, bảo vệ tài sản và các vật nuôi mà còn bảo vệ các cây trồng đúng kế hoạch.

Vấn đề liên quan quản lý vật tư nông nghiệp, hiện nay Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành các quy chuẩn, tiêu chuẩn cho ngành sản xuất này nhưng ban hành chưa hết. Đề nghị phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành hết các thước đo tiêu chuẩn cho các ngành sản xuất.  Rà soát tổ chức sản xuất để đảm bảo các doanh nghiệp sản xuất có đủ điều kiện. Tổ chức thị trường, kiểm tra, kiểm soát để đảm bảo quản lý thị trường những sản phẩm vật tư nông nghiệp, từ phân bón, thuốc trừ sâu cho đến thuốc bảo vệ thực vật, v.v... để tránh những tác hại của sản xuất gian dối, của hàng giả, của buôn gian bán lận, kể cả xuất nhập khẩu. Trong lĩnh vực này, không chỉ đối với nông nghiệp và nông dân mà còn tác động đến an toàn vệ sinh thực phẩm đối với toàn dân, phải kiểm soát cho được. Việc này tuy đã có sự chuyển biến, nhưng còn nhiều tồn tại.

Năm 2014-2015 tạo ra sự chuyển biến tích cực, dứt khoát quản lý giấy phép kinh doanh chặt chẽ, không chỉ kiểm tra thị trường mà còn kiểm tra các điều kiện sản xuất kinh doanh, những doanh nghiệp, đơn vị, những hộ kinh doanh trong lĩnh vực này cả trong khâu sản xuất, cả trong khâu thương mại, buôn bán nhập khẩu mà không đúng quy định trong giấy phép kinh doanh hoặc giấy phép kinh doanh cấp không đúng điều kiện, tiêu chuẩn sản xuất kinh doanh thì đều phải rút giấy phép, đình chỉ kinh doanh. Đề nghị Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư chỉ đạo tinh thần này. Hiện nay giấy phép kinh doanh ở nhiều ngành, nhiều nghề đều có vấn đề, cho giấy phép nhưng không đáp ứng điều kiện, kể cả kinh doanh xăng dầu, phòng cháy, chữa cháy, … Trách nhiệm này thuộc về Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Về an toàn hồ đập, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh khẩn trương báo cáo ngay với Thủ tướng Chính phủ về 1.200 con đập này, đập nào yên tâm được trong thời gian dài, đập nào không yên tâm được, đập nào không an toàn; 139 con đập mà Bộ trưởng vừa đề cập thì phải gia cố, phải đầu tư với tinh thần đảm bảo an toàn. Khi làm ra những con đập này đã có thiết kế, đã tính toán an toàn, tính toán cả động đất, nhưng bây giờ lâu quá rồi thì đề nghị rà soát lại, giống như chúng ta rà soát quy hoạch thủy điện.

Hồ thủy điện thì đã có Bộ Công thương rà soát. Đối với hồ đập thủy lợi đề nghị Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn báo cáo Thủ tướng Chính phủ để có chỉ đạo và chỉ thị yêu cầu các Chủ tịch Ủy ban nhân dân địa phương rà soát lại tất cả các hồ đập. Trách nhiệm này trước hết là thuộc về Chủ tịch Ủy ban nhân dân các địa phương và tiếp theo là trách nhiệm Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, xin đề nghị như vậy. Thiếu vốn đến đâu thì thiếu nhưng không được coi như quả bom, không được để hồ đập vỡ, phải bảo đảm an toàn./.
 
  Nguyễn Duy ghi