> Tin tức - Sự kiện > Tin hoạt động ĐĐBQH > Đoàn ĐBQH tỉnh Gia Lai nâng cao chất lượng tiếp công dân, tiếp nhận, xử lý đơn và giám sát việc giải

Đoàn ĐBQH tỉnh Gia Lai nâng cao chất lượng tiếp công dân, tiếp nhận, xử lý đơn và giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân

21/08/2014
Công tác tiếp công dân, tiếp nhận, xử lý đơn và giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân là một trong những nhiệm vụ quan trọng của đại biểu dân cử các cấp. Hoạt động tiếp công dân là một trong những phương thức để đại biểu dân cử duy trì mối liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe, nắm bắt tâm tư nguyện vọng của nhân dân để phản ánh với Quốc hội, Chính phủ, các tổ chức, cơ quan; là dịp để đại biểu dân cử tuyên truyền phổ biến, giải thích các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước cho nhân dân; nó có vai trò rất quan trọng và có ý nghĩa thiết thực, tác động đến hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo của các cơ quan, tổ chức và cá nhân có thẩm quyền, góp phần làm cho việc giải quyết được nhanh chóng, khách quan, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân nhằm giữ vững ổn định tình hình an ninh, chính trị trật tự trên địa bàn tỉnh.

Trong thời gian qua Đoàn ĐBQH tỉnh Gia Lai thực hiện công tác tiếp công dân theo quy định tại các Điều 52, 60 Luật Tổ chức Quốc hội và các Điều 14, 24 Quy chế hoạt động của đại biểu Quốc hội và Đoàn ĐBQH; định kỳ, vào ngày 15 hằng tháng, Đoàn ĐBQH tỉnh phối hợp với Thường trực HĐND tỉnh tổ chức tiếp công dân tại trụ làm việc của Đoàn ĐBQH tỉnh. Các đại biểu hoạt động tại địa phương tham gia tiếp công dân theo sự phân công của Trưởng Đoàn, đối với các đại biểu Quốc hội công tác tại trung ương, do đại biểu Quốc hội chủ động đăng ký với Đoàn thời gian tham gia tiếp công dân để Đoàn bố trí.

1- Vê công tác tiếp công dân

Từ đầu nhiệm kỳ khóa XIII đến ngày 30/6/2014, các đại biểu Quốc hội trong Đoàn đã phối hợp với Thường trực HĐND tỉnh tổ chức tiếp định kỳ 36 buổi, với 418 lượt người; tiếp đoàn nhiều người cùng khiếu nại có 03 đoàn, đoàn nhiều nhất là 40 người , đoàn ít nhất là 10 người.

Để việc tiếp công dân của đại biểu đạt hiệu quả, Đoàn ĐBQH đã phối hợp với Thường trực HĐND tỉnh, mời đại diện UBND tỉnh, Ban Thường trực UBMTTQ Việt Nam tỉnh, Ban Pháp chế HĐND tỉnh, Tòa án nhân dân tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh và các sở, ngành có liên quan tham gia tiếp công dân nhằm mục đích để các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trả lời ngay các nội dung khiếu nại tố cáo, kiến nghị của công dân đã được giải quyết theo quy định hoặc giải trình các vấn đề mà công dân nêu yêu cầu tại buổi tiếp công dân.

Trong các cuộc tiếp công dân, các đại biểu Quốc hội đã xem xét cụ thể từng trường hợp khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân và việc giải quyết của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền; giải thích, tuyên truyền chính sách, pháp luật cho công dân biết và động viên công dân chấp hành quyết định giải quyết vụ, việc đúng pháp luật; hướng dẫn công dân quyền khiếu nại tiếp theo hoặc khởi kiện vụ án dân sự, hành chính; nhận đơn của công dân để xem xét, chuyển đến cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật. Đối với các trường hợp công dân không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại hoặc còn vướng mắc, đại biểu Quốc hội đã xem xét cụ thể để giải thích cho công dân biết nội dung và thẩm quyền giải quyết khiếu nại theo quy định của pháp luật hiện hành, hoặc nhận đơn để chuyển đến các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, kiểm tra lại việc giải quyết và theo dõi giám sát.

Đi đôi với việc tiếp công dân định kỳ hằng tháng, Lãnh đạo Đoàn ĐBQH tỉnh đã chỉ đạo Văn phòng cử công chức trực tại phòng tiếp công dân trong các ngày làm việc để nhận đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị và kịp thời báo cáo với lãnh đạo Đoàn tổ chức để các đại biểu Quốc hội gặp gỡ, tiếp xúc theo đề nghị của công dân.

2. Về công tác tiếp nhận, xử lý đơn, khiếu nại, tố cáo của công dân

- Từ đầu nhiệm kỳ (2011-2016) đến nay Đoàn ĐBQH tỉnh Gia Lai đã tiếp nhận: 740 đơn, trong đó:
+ Khiếu nại: 334 đơn (chiếm 44,4 %),;
+Tố cáo; 128 đơn (chiếm 17,5 %);
+ Kiến nghị, phán ánh:  278 đơn( chiếm 38,1%),

* Kết quả xử lý:
+ Đoàn ĐBQH tỉnh đã nghiên cứu, chuyển đến các cơ quan có thẩm quyền xem xét để giải quyết: 380 đơn;   
+ Hướng dẫn đương sự thực hiện quyền khởi kiện vụ án hành chính, dân sự: 160 đơn;    
+ Lưu hồ sơ:190 đơn.

- Sau khi chuyển đơn đến các cơ quan có thẩm quyền giải quyết, Lãnh đạo Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh thường xuyên theo dõi, đôn đốc, giám sát việc trả lời, giải quyết các đơn mà Đoàn đã chuyển theo quy định pháp luật; chú trọng theo dõi, kiến nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền khẩn trương xem xét, tập trung chỉ đạo, giải quyết dứt điểm một số vụ, việc khiếu nại của công dân có tính chất phức tạp hoặc việc giải quvết chưa phù hợp với quy định của pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Nhìn chung, các đơn, thư khiếu nại, tố cáo của công dân do Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh chuyển đến đã được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, giải quyết cơ bản bảo đảm theo quy định. Tỷ lệ số vụ, việc Đoàn nhận được kết quả giải quyết, trả lời kịp thời năm sau cao hơn năm trước.

3. Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân
- Hằng tháng, Đoàn ĐBQH tỉnh Gia Lai và Lãnh đạo Đoàn đã thực hiện chức năng giám sát của mình đối với việc giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định tại các Điều 43, 44 Luật hoạt động giám sát của Quốc hội. Sau khi chuyển đơn đến các cơ quan có thẩm quyền giải quyết, Lãnh đạo Đoàn ĐBQH tỉnh thường xuyên theo dõi, đôn đốc, giám sát việc trả lời, giải quyết các đơn mà Đoàn đã chuyển theo quy định pháp luật; khi có kết quả trả lời của các cơ quan, tổ chức, Đoàn đã có công văn thông báo kết quả cho đương sự. Đối với các đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị chưa được giải quyết, trả lời đúng thời hạn quy định, Đoàn ĐBQH tỉnh đã có công văn đôn đốc, các cơ quan có thẩm quyền khẩn trương xem xét, giải quyết để trả lời đương sự.

-  Việc xử lý đơn khiếu nại, tố cáo và theo dõi, giám sát việc giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo đã được Đoàn tiến hành thận trọng, chặt chẽ và bảo đảm nguyên tắc, pháp luật. Qua việc chuyển đơn và theo dõi, đôn đốc của Đoàn, các cơ quan, tổ chức trên địa bàn tỉnh đã quan tâm, tăng cường chỉ đạo xử lý, giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân theo quy định của pháp luật.

- Đối với một số vụ việc khiếu nại liên quan đến đồng bào dân tộc thiểu số hoặc tôn giáo, Lãnh đạo Đoàn đã kịp thời có ý kiến trao đổi với cơ quan có thẩm quyền giải quyết theo đúng quy định, như khiếu nại về tranh chấp đất đai của nhân dân làng Rơng xã HNol, huyện Đăk Đoa; Đoàn đã kịp thời đề nghị Uỷ ban nhân dân tỉnh chỉ đạo, giải quyết phù hợp nên ổn định được tình hình.

- Đối với một số vụ việc khiếu nại liên quan đến việc giải phóng mặt bằng, đền bù hỗ trợ tái định cư thuộc các vùng dự án, Lãnh đạo Đoàn đã kịp thời có ý kiến trao đổi với UBND cấp huyện và UBND tỉnh giải quyết thấu tình, đạt lý, phù hợp với tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, không để phát sinh khiếu kiện đông người, gay gắt tạo thành “điểm nóng”, góp phần giữ vững an ninh chính trị, an ninh nông thôn và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn

- Bên canh đó Đoàn ĐBQH tỉnh đã chú trọng theo dõi, đôn đốc việc giải quyết các khiếu nại, tố cáo phức tạp, bức xúc, kéo dài qua nhiều năm; trên cơ sở đó đề nghị Ban Dân nguyện tổ chức giám sát. Qua giám sát đã phát hiện, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền chấn chỉnh, khắc phục sai sót, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của công dân. Năm 2012, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh đã đề nghị Ban Dân nguyện phối hợp với các cơ quan của Quốc hội giám sát 07 vụ việc khiếu nại kéo dài, có tính chất phức tạp ở địa phương. Đến nay, đã có kết quả giám sát 06 vụ việc; trong đó 03 vụ việc khiếu nại của công dân là có cơ sở (ông Võ Hồng Quang và bà Trần Thị Hiền; bà Phùng Thị Kim Oanh; bà Phương Thị Thạch), 01 vụ việc thi hành án dân sự các đương sự tự nguyện hòa giải thành (bà Nguyễn Thị Loan), 02 vụ việc không có cơ sở đế giải quyết lại khiếu nại (ông Cao Công Trình, bà Đinh Thi Bích Lợi); còn 01 vụ việc bà Hồ Thị Tơ trong 02 năm vừa qua không còn đeo bám khiếu kiện.

Nhìn chung, tình hình khiếu nại, tố cáo trên địa bàn tình Gia Lai trong thời gian qua bình thường, không có vụ việc nổi cộm và không có điểm nóng về khiếu nại, tố cáo. Tuy nhiên, hiện nay mặc dù công trình thủy điện An Khê - Ka Nak đã vận hành, nhưng nhân dân bị thu hồi đất trên địa bàn thị xã An Khê và huyện Kbang vẫn còn tiếp tục khiếu nại, yêu cầu Ban Quản lý Dự án thủy điện 7 (thuộc tập Đoàn Điện lực Việt Nam) giải quyết dứt điểm việc bồi thường hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất làm công trình thủy điện này và trả lại dòng nước bình thường cho Sông Ba sau đập An Khê để bảo đảm đủ nước sinh hoạt, sản xuất của nhân dân. Đoàn ĐBQH tỉnh Gia Lai đã có văn bản đề nghị Ban Dân nguyện giám sát, giám sát đối với khiếu nại về đền bù, hỗ trợ thuộc vùng dự án của Thủy điện An Khê- Knak, nhưng đến nay chưa có kết quả giám sát.

Trong thời gian qua Đoàn ĐBQH Gia Lai và các đại biểu Quốc hội trong Đoàn đã có nhiều cố gắng, tích cực thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân, xử lý đơn và giám sát việc khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân đạt kết quả tốt, chất lượng và hiệu quả hoạt động trong lĩnh vực này ngày càng được nâng cao, góp phần bảo đảm việc thực hiện đúng đắn chính sách, pháp luật của nhà nước đã ban hành và bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của công dân. Việc xử lý đơn và giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo đã được Đoàn tiến hành thận trọng, chặt chẽ và bảo đảm nguyên tắc pháp luật. Qua việc chuyển đơn và theo dõi đôn đốc, giám sát của Đoàn, các cơ quan, tổ chức trên địa bàn tỉnh đã tăng cường chỉ đạo xử lý, giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân theo quy định của pháp luật.

Bên cạnh hiệu quả hoạt động của đại biểu Quốc hội, Đoàn ĐBQH trong việc tiếp công dân, xử lý đơn và giám sát giải quyết khiếu nại, tố cáo trong thời gian qua còn mặt hạn chế, chưa ngang tầm yêu cầu nhiệm vụ. Đoàn chưa đủ nhân lực, thời gian và các điều kiện đảm bảo để tiến hành giám sát việc giải quyết khiếu nại phức tạp, kéo dài, nhiều người liên quan đến tranh chấp quyền sử dung đất; bồi thường hỗ trợ khi thu hồi đất hoặc khiếu nại đối với hoạt động tố tụng hình sự, đòi bồi thường oan, sai trong hoạt động tố tụng hình sự,..

Sau khi chuyển đơn, mặc dù Đoàn ĐBQH tỉnh  đã chú trọng theo dõi, đôn đốc các cơ quan, tổ chức giải quyết, nhưng việc giải quyết của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với một số trường hợp công dân khiếu nại bức xúc, kéo dài không đúng thời hạn luật định. Hiệu lực kiến nghị của Đoàn ĐBQH tỉnh trong một số trường hợp giám sát giải quyết, khiếu nại, tố cáo có liên quan đến cơ quan tư pháp ở địa phương (Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân) chưa được giải quyết thấu đáo, do không có quy định chế tài đối với người đứng đầu các cơ quan này, nên Đoàn phải kiến nghị với các cơ quan Trung ương xem xét, dẫn đến chậm trễ kéo dài. Việc cung cấp, cập nhật tài liệu, thông tin phục vụ đại biểu Quốc hội, Đoàn ĐBQH trong hoạt động giám sát khiếu nại, tố cáo còn chưa kịp thời, đầy đủ.

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT VIỆC GIẢI QUYẾT ĐƠN KHIẾU NẠI, TỔ CÁO CỦA CÔNG DÂN

1- Đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội nghiên cứu tăng tỷ lệ đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách tại các Đoàn đại biếu Quốc hội tỉnh, thành phố nói chung và đặc thù vùng, miền. Đối với tỉnh Gia Lai cần có ít nhất 02 đại biểu Quốc hội chuyên trách.

2- Đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội sớm trình Quốc hội xem xét sửa đổi, bổ sung hoàn thiện Luật hoạt động Giám sát của Quốc hội; ban hành Quy trình, thủ tục giám sát giải quyết khiếu nại, tố cáo.

3-    Đề nghị ủy ban Thường vụ Quốc hội có ý kiến với Chính phủ, Tòa án nhân dận tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao thường xuyên rà soát, hệ thống hóa các văn bản pháp luật trong các lĩnh vực hình sự, hành chính, dân sự, đất đai, vv.. để bảo đảm việc áp dụng pháp luật thống nhất, đạt hiệu quả.

4- Đề nghị Văn phòng Quốc hội, Viện Nghiên cứu lập pháp thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội thường xuyên cung cấp tài liệu, thông tin để phục vụ hoạt động giám sát của đại biếu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội đối với việc giải quyết khiếu nại, tố cáo. Định kỳ 6 tháng và cuối năm, Ban Dân nguyện thông báo tình hình giám sát giải quyết khiếu nại, tố cáo của các Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để tham khảo, áp dụng những cách làm tốt, có hiệu quả.

5- Đề nghị Ban Dân nguyện hướng dẫn biểu mẫu, sổ sách thụ lý, xử lý đơn, thư, giám sát giải quyết khiếu nại, tố cáo; Xây dựng cơ sở dữ liệu về công tác dân nguyện của Quốc hội và xây dựng phần mềm vi tính đế tạo thuận lợi cho Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, thành phố quản lý, theo dõi việc tiếp nhận, xử lý, giám sát giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của công dân kịp thời, chính xác.

6- Đề nghị Ban Dân nguyện thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ nhằm nâng cao năng lực của đại biểu Quốc hội trong hoạt động giám sát giải quyết khiếu nại, tố cáo; đồng thời, nâng cao năng lực của công chức Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh, thành phố trong công tác tham mưu, phục vụ hoạt động của các đại biếu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội giám sát việc giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo../
 
Huỳnh Thành,
                                                        Phó trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Gia Lai

Đoàn ĐBQH tỉnh Gia Lai nâng cao chất lượng tiếp công dân, tiếp nhận, xử lý đơn và giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân

21/08/2014
Công tác tiếp công dân, tiếp nhận, xử lý đơn và giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân là một trong những nhiệm vụ quan trọng của đại biểu dân cử các cấp. Hoạt động tiếp công dân là một trong những phương thức để đại biểu dân cử duy trì mối liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe, nắm bắt tâm tư nguyện vọng của nhân dân để phản ánh với Quốc hội, Chính phủ, các tổ chức, cơ quan; là dịp để đại biểu dân cử tuyên truyền phổ biến, giải thích các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước cho nhân dân; nó có vai trò rất quan trọng và có ý nghĩa thiết thực, tác động đến hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo của các cơ quan, tổ chức và cá nhân có thẩm quyền, góp phần làm cho việc giải quyết được nhanh chóng, khách quan, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân nhằm giữ vững ổn định tình hình an ninh, chính trị trật tự trên địa bàn tỉnh.

Trong thời gian qua Đoàn ĐBQH tỉnh Gia Lai thực hiện công tác tiếp công dân theo quy định tại các Điều 52, 60 Luật Tổ chức Quốc hội và các Điều 14, 24 Quy chế hoạt động của đại biểu Quốc hội và Đoàn ĐBQH; định kỳ, vào ngày 15 hằng tháng, Đoàn ĐBQH tỉnh phối hợp với Thường trực HĐND tỉnh tổ chức tiếp công dân tại trụ làm việc của Đoàn ĐBQH tỉnh. Các đại biểu hoạt động tại địa phương tham gia tiếp công dân theo sự phân công của Trưởng Đoàn, đối với các đại biểu Quốc hội công tác tại trung ương, do đại biểu Quốc hội chủ động đăng ký với Đoàn thời gian tham gia tiếp công dân để Đoàn bố trí.

1- Vê công tác tiếp công dân

Từ đầu nhiệm kỳ khóa XIII đến ngày 30/6/2014, các đại biểu Quốc hội trong Đoàn đã phối hợp với Thường trực HĐND tỉnh tổ chức tiếp định kỳ 36 buổi, với 418 lượt người; tiếp đoàn nhiều người cùng khiếu nại có 03 đoàn, đoàn nhiều nhất là 40 người , đoàn ít nhất là 10 người.

Để việc tiếp công dân của đại biểu đạt hiệu quả, Đoàn ĐBQH đã phối hợp với Thường trực HĐND tỉnh, mời đại diện UBND tỉnh, Ban Thường trực UBMTTQ Việt Nam tỉnh, Ban Pháp chế HĐND tỉnh, Tòa án nhân dân tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh và các sở, ngành có liên quan tham gia tiếp công dân nhằm mục đích để các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trả lời ngay các nội dung khiếu nại tố cáo, kiến nghị của công dân đã được giải quyết theo quy định hoặc giải trình các vấn đề mà công dân nêu yêu cầu tại buổi tiếp công dân.

Trong các cuộc tiếp công dân, các đại biểu Quốc hội đã xem xét cụ thể từng trường hợp khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân và việc giải quyết của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền; giải thích, tuyên truyền chính sách, pháp luật cho công dân biết và động viên công dân chấp hành quyết định giải quyết vụ, việc đúng pháp luật; hướng dẫn công dân quyền khiếu nại tiếp theo hoặc khởi kiện vụ án dân sự, hành chính; nhận đơn của công dân để xem xét, chuyển đến cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật. Đối với các trường hợp công dân không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại hoặc còn vướng mắc, đại biểu Quốc hội đã xem xét cụ thể để giải thích cho công dân biết nội dung và thẩm quyền giải quyết khiếu nại theo quy định của pháp luật hiện hành, hoặc nhận đơn để chuyển đến các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, kiểm tra lại việc giải quyết và theo dõi giám sát.

Đi đôi với việc tiếp công dân định kỳ hằng tháng, Lãnh đạo Đoàn ĐBQH tỉnh đã chỉ đạo Văn phòng cử công chức trực tại phòng tiếp công dân trong các ngày làm việc để nhận đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị và kịp thời báo cáo với lãnh đạo Đoàn tổ chức để các đại biểu Quốc hội gặp gỡ, tiếp xúc theo đề nghị của công dân.

2. Về công tác tiếp nhận, xử lý đơn, khiếu nại, tố cáo của công dân

- Từ đầu nhiệm kỳ (2011-2016) đến nay Đoàn ĐBQH tỉnh Gia Lai đã tiếp nhận: 740 đơn, trong đó:
+ Khiếu nại: 334 đơn (chiếm 44,4 %),;
+Tố cáo; 128 đơn (chiếm 17,5 %);
+ Kiến nghị, phán ánh:  278 đơn( chiếm 38,1%),

* Kết quả xử lý:
+ Đoàn ĐBQH tỉnh đã nghiên cứu, chuyển đến các cơ quan có thẩm quyền xem xét để giải quyết: 380 đơn;   
+ Hướng dẫn đương sự thực hiện quyền khởi kiện vụ án hành chính, dân sự: 160 đơn;    
+ Lưu hồ sơ:190 đơn.

- Sau khi chuyển đơn đến các cơ quan có thẩm quyền giải quyết, Lãnh đạo Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh thường xuyên theo dõi, đôn đốc, giám sát việc trả lời, giải quyết các đơn mà Đoàn đã chuyển theo quy định pháp luật; chú trọng theo dõi, kiến nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền khẩn trương xem xét, tập trung chỉ đạo, giải quyết dứt điểm một số vụ, việc khiếu nại của công dân có tính chất phức tạp hoặc việc giải quvết chưa phù hợp với quy định của pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Nhìn chung, các đơn, thư khiếu nại, tố cáo của công dân do Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh chuyển đến đã được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, giải quyết cơ bản bảo đảm theo quy định. Tỷ lệ số vụ, việc Đoàn nhận được kết quả giải quyết, trả lời kịp thời năm sau cao hơn năm trước.

3. Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân
- Hằng tháng, Đoàn ĐBQH tỉnh Gia Lai và Lãnh đạo Đoàn đã thực hiện chức năng giám sát của mình đối với việc giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định tại các Điều 43, 44 Luật hoạt động giám sát của Quốc hội. Sau khi chuyển đơn đến các cơ quan có thẩm quyền giải quyết, Lãnh đạo Đoàn ĐBQH tỉnh thường xuyên theo dõi, đôn đốc, giám sát việc trả lời, giải quyết các đơn mà Đoàn đã chuyển theo quy định pháp luật; khi có kết quả trả lời của các cơ quan, tổ chức, Đoàn đã có công văn thông báo kết quả cho đương sự. Đối với các đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị chưa được giải quyết, trả lời đúng thời hạn quy định, Đoàn ĐBQH tỉnh đã có công văn đôn đốc, các cơ quan có thẩm quyền khẩn trương xem xét, giải quyết để trả lời đương sự.

-  Việc xử lý đơn khiếu nại, tố cáo và theo dõi, giám sát việc giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo đã được Đoàn tiến hành thận trọng, chặt chẽ và bảo đảm nguyên tắc, pháp luật. Qua việc chuyển đơn và theo dõi, đôn đốc của Đoàn, các cơ quan, tổ chức trên địa bàn tỉnh đã quan tâm, tăng cường chỉ đạo xử lý, giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân theo quy định của pháp luật.

- Đối với một số vụ việc khiếu nại liên quan đến đồng bào dân tộc thiểu số hoặc tôn giáo, Lãnh đạo Đoàn đã kịp thời có ý kiến trao đổi với cơ quan có thẩm quyền giải quyết theo đúng quy định, như khiếu nại về tranh chấp đất đai của nhân dân làng Rơng xã HNol, huyện Đăk Đoa; Đoàn đã kịp thời đề nghị Uỷ ban nhân dân tỉnh chỉ đạo, giải quyết phù hợp nên ổn định được tình hình.

- Đối với một số vụ việc khiếu nại liên quan đến việc giải phóng mặt bằng, đền bù hỗ trợ tái định cư thuộc các vùng dự án, Lãnh đạo Đoàn đã kịp thời có ý kiến trao đổi với UBND cấp huyện và UBND tỉnh giải quyết thấu tình, đạt lý, phù hợp với tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, không để phát sinh khiếu kiện đông người, gay gắt tạo thành “điểm nóng”, góp phần giữ vững an ninh chính trị, an ninh nông thôn và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn

- Bên canh đó Đoàn ĐBQH tỉnh đã chú trọng theo dõi, đôn đốc việc giải quyết các khiếu nại, tố cáo phức tạp, bức xúc, kéo dài qua nhiều năm; trên cơ sở đó đề nghị Ban Dân nguyện tổ chức giám sát. Qua giám sát đã phát hiện, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền chấn chỉnh, khắc phục sai sót, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của công dân. Năm 2012, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh đã đề nghị Ban Dân nguyện phối hợp với các cơ quan của Quốc hội giám sát 07 vụ việc khiếu nại kéo dài, có tính chất phức tạp ở địa phương. Đến nay, đã có kết quả giám sát 06 vụ việc; trong đó 03 vụ việc khiếu nại của công dân là có cơ sở (ông Võ Hồng Quang và bà Trần Thị Hiền; bà Phùng Thị Kim Oanh; bà Phương Thị Thạch), 01 vụ việc thi hành án dân sự các đương sự tự nguyện hòa giải thành (bà Nguyễn Thị Loan), 02 vụ việc không có cơ sở đế giải quyết lại khiếu nại (ông Cao Công Trình, bà Đinh Thi Bích Lợi); còn 01 vụ việc bà Hồ Thị Tơ trong 02 năm vừa qua không còn đeo bám khiếu kiện.

Nhìn chung, tình hình khiếu nại, tố cáo trên địa bàn tình Gia Lai trong thời gian qua bình thường, không có vụ việc nổi cộm và không có điểm nóng về khiếu nại, tố cáo. Tuy nhiên, hiện nay mặc dù công trình thủy điện An Khê - Ka Nak đã vận hành, nhưng nhân dân bị thu hồi đất trên địa bàn thị xã An Khê và huyện Kbang vẫn còn tiếp tục khiếu nại, yêu cầu Ban Quản lý Dự án thủy điện 7 (thuộc tập Đoàn Điện lực Việt Nam) giải quyết dứt điểm việc bồi thường hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất làm công trình thủy điện này và trả lại dòng nước bình thường cho Sông Ba sau đập An Khê để bảo đảm đủ nước sinh hoạt, sản xuất của nhân dân. Đoàn ĐBQH tỉnh Gia Lai đã có văn bản đề nghị Ban Dân nguyện giám sát, giám sát đối với khiếu nại về đền bù, hỗ trợ thuộc vùng dự án của Thủy điện An Khê- Knak, nhưng đến nay chưa có kết quả giám sát.

Trong thời gian qua Đoàn ĐBQH Gia Lai và các đại biểu Quốc hội trong Đoàn đã có nhiều cố gắng, tích cực thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân, xử lý đơn và giám sát việc khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân đạt kết quả tốt, chất lượng và hiệu quả hoạt động trong lĩnh vực này ngày càng được nâng cao, góp phần bảo đảm việc thực hiện đúng đắn chính sách, pháp luật của nhà nước đã ban hành và bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của công dân. Việc xử lý đơn và giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo đã được Đoàn tiến hành thận trọng, chặt chẽ và bảo đảm nguyên tắc pháp luật. Qua việc chuyển đơn và theo dõi đôn đốc, giám sát của Đoàn, các cơ quan, tổ chức trên địa bàn tỉnh đã tăng cường chỉ đạo xử lý, giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân theo quy định của pháp luật.

Bên cạnh hiệu quả hoạt động của đại biểu Quốc hội, Đoàn ĐBQH trong việc tiếp công dân, xử lý đơn và giám sát giải quyết khiếu nại, tố cáo trong thời gian qua còn mặt hạn chế, chưa ngang tầm yêu cầu nhiệm vụ. Đoàn chưa đủ nhân lực, thời gian và các điều kiện đảm bảo để tiến hành giám sát việc giải quyết khiếu nại phức tạp, kéo dài, nhiều người liên quan đến tranh chấp quyền sử dung đất; bồi thường hỗ trợ khi thu hồi đất hoặc khiếu nại đối với hoạt động tố tụng hình sự, đòi bồi thường oan, sai trong hoạt động tố tụng hình sự,..

Sau khi chuyển đơn, mặc dù Đoàn ĐBQH tỉnh  đã chú trọng theo dõi, đôn đốc các cơ quan, tổ chức giải quyết, nhưng việc giải quyết của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với một số trường hợp công dân khiếu nại bức xúc, kéo dài không đúng thời hạn luật định. Hiệu lực kiến nghị của Đoàn ĐBQH tỉnh trong một số trường hợp giám sát giải quyết, khiếu nại, tố cáo có liên quan đến cơ quan tư pháp ở địa phương (Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân) chưa được giải quyết thấu đáo, do không có quy định chế tài đối với người đứng đầu các cơ quan này, nên Đoàn phải kiến nghị với các cơ quan Trung ương xem xét, dẫn đến chậm trễ kéo dài. Việc cung cấp, cập nhật tài liệu, thông tin phục vụ đại biểu Quốc hội, Đoàn ĐBQH trong hoạt động giám sát khiếu nại, tố cáo còn chưa kịp thời, đầy đủ.

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT VIỆC GIẢI QUYẾT ĐƠN KHIẾU NẠI, TỔ CÁO CỦA CÔNG DÂN

1- Đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội nghiên cứu tăng tỷ lệ đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách tại các Đoàn đại biếu Quốc hội tỉnh, thành phố nói chung và đặc thù vùng, miền. Đối với tỉnh Gia Lai cần có ít nhất 02 đại biểu Quốc hội chuyên trách.

2- Đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội sớm trình Quốc hội xem xét sửa đổi, bổ sung hoàn thiện Luật hoạt động Giám sát của Quốc hội; ban hành Quy trình, thủ tục giám sát giải quyết khiếu nại, tố cáo.

3-    Đề nghị ủy ban Thường vụ Quốc hội có ý kiến với Chính phủ, Tòa án nhân dận tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao thường xuyên rà soát, hệ thống hóa các văn bản pháp luật trong các lĩnh vực hình sự, hành chính, dân sự, đất đai, vv.. để bảo đảm việc áp dụng pháp luật thống nhất, đạt hiệu quả.

4- Đề nghị Văn phòng Quốc hội, Viện Nghiên cứu lập pháp thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội thường xuyên cung cấp tài liệu, thông tin để phục vụ hoạt động giám sát của đại biếu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội đối với việc giải quyết khiếu nại, tố cáo. Định kỳ 6 tháng và cuối năm, Ban Dân nguyện thông báo tình hình giám sát giải quyết khiếu nại, tố cáo của các Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để tham khảo, áp dụng những cách làm tốt, có hiệu quả.

5- Đề nghị Ban Dân nguyện hướng dẫn biểu mẫu, sổ sách thụ lý, xử lý đơn, thư, giám sát giải quyết khiếu nại, tố cáo; Xây dựng cơ sở dữ liệu về công tác dân nguyện của Quốc hội và xây dựng phần mềm vi tính đế tạo thuận lợi cho Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, thành phố quản lý, theo dõi việc tiếp nhận, xử lý, giám sát giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của công dân kịp thời, chính xác.

6- Đề nghị Ban Dân nguyện thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ nhằm nâng cao năng lực của đại biểu Quốc hội trong hoạt động giám sát giải quyết khiếu nại, tố cáo; đồng thời, nâng cao năng lực của công chức Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh, thành phố trong công tác tham mưu, phục vụ hoạt động của các đại biếu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội giám sát việc giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo../
 
Huỳnh Thành,
                                                        Phó trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Gia Lai