> Tin tức - Sự kiện > Tin hoạt động ĐĐBQH > Dự án Luật Hợp tác xã (sửa đổi): Có nên đổi tên thành Luật Các tổ chức kinh tế hợp tác

Dự án Luật Hợp tác xã (sửa đổi): Có nên đổi tên thành Luật Các tổ chức kinh tế hợp tác

12/09/2022
Nhất trí với việc sửa đổi toàn diện Luật Hợp tác xã, một số ý kiến tại Tọa đàm do Ủy ban Kinh tế vừa phối hợp với Viện Nghiên cứu lập pháp tổ chức cũng cho rằng, nên cân nhắc việc đổi tên dự án Luật thành Luật Các tổ chức kinh tế hợp tác. 
 
Xem xét kỹ lưỡng về điều chỉnh tên dự án Luật 

Theo Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế Phạm Thị Hồng Yến, thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 16.6.2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XIII về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới và Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022, dự án Luật Hợp tác xã (sửa đổi) sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ Tư và thông qua vào Kỳ họp thứ Năm. Dự án Luật tập trung sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện khung pháp lý về các loại hình kinh tế tập thể, tổ chức đại diện; hợp tác xã, phát triển thành viên, nâng cao khả năng huy động vốn, tăng tích luỹ vốn và tài sản chung; phát triển doanh nghiệp trong tổ chức kinh tế tập thể. Đồng thời dự luật cũng nhằm bổ sung đầy đủ cơ sở pháp lý về kiểm toán, các quy định nhằm nâng cao tính minh bạch trong quản lý, điều hành, nâng cao chất lượng chính sách hỗ trợ của Nhà nước, quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể.

Dự thảo Luật Hợp tác xã (sửa đổi) gồm 115 điều, bổ sung nhiều nội dung mới, mở rộng phạm vi điều chỉnh; mở rộng thị trường, nâng cao khả năng huy động vốn; sửa đổi các nội dung theo 7 nguyên tắc do tổ chức Liên minh Hợp tác xã quốc tế (ICA) quy định; phân tách giao dịch bên trong và bên ngoài; bổ sung tổ hợp tác, liên đoàn hợp tác xã; bổ sung 1 chương về kiểm toán và 1 chương về chính sách hỗ trợ đối với hợp tác xã.

Nhất trí với việc sửa đổi toàn diện Luật Hợp tác xã, một số ý kiến tại Tọa đàm cũng đề nghị nên đổi tên Luật thành Luật Các tổ chức kinh tế hợp tác. Phó Giám đốc Viện Nghiên cứu Thị trường và Thể chế nông nghiệp (AMI) Ngô Sỹ Đạt cho rằng, việc đổi tên như vậy sẽ phù hợp và thống nhất chung về tên gọi trong các Nghị quyết của Đảng, đặc biệt là Nghị quyết số 20-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XIII. Các từ ngữ trong dự thảo Luật “kinh tế hợp tác” nên sửa thành “kinh tế tập thể”, phạm trù kinh tế hợp tác cũng rộng hơn hợp tác xã, bao gồm cả sự hợp tác giữa các tác nhân kinh tế.

Tuy nhiên, nhìn ở khía cạnh khác, Phó Giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, PGS.TS Đào Thế Anh cho rằng, không nên đổi tên Luật Hợp tác xã thành Luật Các tổ chức kinh tế hợp tác vì khái niệm hợp tác xã mang tính tương đồng với Luật của các nước khác để hội nhập, và rộng hơn khái niệm các tổ chức kinh tế hợp tác vì bao hàm cả nội hàm phát triển xã hội, tương trợ mà các tổ chức thuần túy kinh tế không đảm nhiệm được. Chẳng hạn, Luật Doanh nghiệp cũng điều chỉnh nhiều loại hình doanh nghiệp và các tổ chức được thành lập, hoạt động theo nguyên tắc doanh nghiệp. Do đó, tên gọi Luật Hợp tác xã có thể bao gồm các loại hình tổ chức như Liên hiệp, liên đoàn hợp tác xã là những tổ chức được hình thành theo nguyên tắc hợp tác xã, hợp tác của các hợp tác xã. Các Liên hiệp và Liên đoàn hợp tác xã đều được thành lập dựa trên nhiều hợp tác xã chứ không thành lập độc lập với hợp tác xã. 
 
image001.jpg
Quang cảnh tọa đàm

Cần quy định hoạt động kiểm toán hợp tác xã 

Liên quan đến nội dung kiểm toán hợp tác xã, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế - Ngân sách, PGS.TS Đặng Văn Thanh cho rằng, kiểm toán hợp tác xã là rất cần thiết nhằm tạo sự minh bạch, phản ánh "sức khỏe" của hợp tác xã cho các thành viên và các đối tác của hợp tác xã, giúp Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc quản lý, điều hành hiệu quả, tạo điều kiện để hợp tác xã huy động vốn từ các tổ chức tín dụng bên ngoài và là cơ sở để Nhà nước hỗ trợ cho hợp tác xã. Kiểm toán nội bộ hoặc kiểm toán từ bên ngoài chỉ ra những rủi ro, cho ý kiến đánh giá và đưa ra các giải pháp xử lý rủi ro trong hoạt động của hợp tác xã. Các thành viên hợp tác xã cũng có quyền được xem biên bản đại hội, được nghe đọc báo cáo kiểm toán, được nhận bản sao chép báo cáo tài chính và báo cáo kiểm toán. Quy định này bảo đảm tính minh bạch trong hoạt động của hợp tác xã.

Theo PGS.TS Đặng Văn Thanh, dự thảo Luật cần quy định hoạt động kiểm toán được thực hiện để đánh giá, xác nhận mức độ tin cậy của các báo cáo tài chính, báo cáo về hoạt động của hợp tác xã, đánh giá tình hình tài chính hợp tác xã, đánh giá và xác định các rủi ro, sai phạm. Về tần suất kiểm toán nên xác định mỗi năm một lần hoặc 2 năm một lần. Riêng với các hợp tác xã nhỏ, vị chuyên gia này cho rằng không cần quy định phải kiểm toán báo cáo tài chính. 

Đồng tình với ý kiến này, một số đại biểu cho biết, theo thông lệ, báo cáo tài chính của mọi tổ chức hoạt động khi kết thúc năm tài chính bắt buộc phải kiểm toán (chưa kết thúc năm tài chính như sáp nhập, giải thể, phá sản, chia tách,… đều bắt buộc phải kiểm toán báo cáo tài chính để đáp ứng yêu cầu và mục đích này). Riêng đối với kiểm toán tuân thủ và kiểm toán hoạt động, nhất là kiểm toán hoạt động là chức năng cơ bản, chủ yếu của kiểm toán nội bộ phải được tiến hành kiểm toán thường xuyên (kiểm toán thường xuyên nhiều khi vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn). Tuy nhiên, dự thảo Luật lại quy định kiểm toán loại này 3 năm/lần là không phù hợp với thực tế, do đó, cần điều chỉnh lại. 

Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp, TS. Nguyễn Văn Hiển nhấn mạnh, những ý kiến đóng góp quý báu, xác đáng của các đại biểu sẽ là cơ sở quan trọng để cơ quan chủ trì soạn thảo và cơ quan chủ trì thẩm tra xem xét bổ sung, hoàn thiện dự án Luật trước khi trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp tới.
Theo daibieunhandan.vn

Dự án Luật Hợp tác xã (sửa đổi): Có nên đổi tên thành Luật Các tổ chức kinh tế hợp tác

12/09/2022
Nhất trí với việc sửa đổi toàn diện Luật Hợp tác xã, một số ý kiến tại Tọa đàm do Ủy ban Kinh tế vừa phối hợp với Viện Nghiên cứu lập pháp tổ chức cũng cho rằng, nên cân nhắc việc đổi tên dự án Luật thành Luật Các tổ chức kinh tế hợp tác. 
 
Xem xét kỹ lưỡng về điều chỉnh tên dự án Luật 

Theo Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế Phạm Thị Hồng Yến, thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 16.6.2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XIII về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới và Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022, dự án Luật Hợp tác xã (sửa đổi) sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ Tư và thông qua vào Kỳ họp thứ Năm. Dự án Luật tập trung sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện khung pháp lý về các loại hình kinh tế tập thể, tổ chức đại diện; hợp tác xã, phát triển thành viên, nâng cao khả năng huy động vốn, tăng tích luỹ vốn và tài sản chung; phát triển doanh nghiệp trong tổ chức kinh tế tập thể. Đồng thời dự luật cũng nhằm bổ sung đầy đủ cơ sở pháp lý về kiểm toán, các quy định nhằm nâng cao tính minh bạch trong quản lý, điều hành, nâng cao chất lượng chính sách hỗ trợ của Nhà nước, quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể.

Dự thảo Luật Hợp tác xã (sửa đổi) gồm 115 điều, bổ sung nhiều nội dung mới, mở rộng phạm vi điều chỉnh; mở rộng thị trường, nâng cao khả năng huy động vốn; sửa đổi các nội dung theo 7 nguyên tắc do tổ chức Liên minh Hợp tác xã quốc tế (ICA) quy định; phân tách giao dịch bên trong và bên ngoài; bổ sung tổ hợp tác, liên đoàn hợp tác xã; bổ sung 1 chương về kiểm toán và 1 chương về chính sách hỗ trợ đối với hợp tác xã.

Nhất trí với việc sửa đổi toàn diện Luật Hợp tác xã, một số ý kiến tại Tọa đàm cũng đề nghị nên đổi tên Luật thành Luật Các tổ chức kinh tế hợp tác. Phó Giám đốc Viện Nghiên cứu Thị trường và Thể chế nông nghiệp (AMI) Ngô Sỹ Đạt cho rằng, việc đổi tên như vậy sẽ phù hợp và thống nhất chung về tên gọi trong các Nghị quyết của Đảng, đặc biệt là Nghị quyết số 20-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XIII. Các từ ngữ trong dự thảo Luật “kinh tế hợp tác” nên sửa thành “kinh tế tập thể”, phạm trù kinh tế hợp tác cũng rộng hơn hợp tác xã, bao gồm cả sự hợp tác giữa các tác nhân kinh tế.

Tuy nhiên, nhìn ở khía cạnh khác, Phó Giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, PGS.TS Đào Thế Anh cho rằng, không nên đổi tên Luật Hợp tác xã thành Luật Các tổ chức kinh tế hợp tác vì khái niệm hợp tác xã mang tính tương đồng với Luật của các nước khác để hội nhập, và rộng hơn khái niệm các tổ chức kinh tế hợp tác vì bao hàm cả nội hàm phát triển xã hội, tương trợ mà các tổ chức thuần túy kinh tế không đảm nhiệm được. Chẳng hạn, Luật Doanh nghiệp cũng điều chỉnh nhiều loại hình doanh nghiệp và các tổ chức được thành lập, hoạt động theo nguyên tắc doanh nghiệp. Do đó, tên gọi Luật Hợp tác xã có thể bao gồm các loại hình tổ chức như Liên hiệp, liên đoàn hợp tác xã là những tổ chức được hình thành theo nguyên tắc hợp tác xã, hợp tác của các hợp tác xã. Các Liên hiệp và Liên đoàn hợp tác xã đều được thành lập dựa trên nhiều hợp tác xã chứ không thành lập độc lập với hợp tác xã. 
 
image001.jpg
Quang cảnh tọa đàm

Cần quy định hoạt động kiểm toán hợp tác xã 

Liên quan đến nội dung kiểm toán hợp tác xã, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế - Ngân sách, PGS.TS Đặng Văn Thanh cho rằng, kiểm toán hợp tác xã là rất cần thiết nhằm tạo sự minh bạch, phản ánh "sức khỏe" của hợp tác xã cho các thành viên và các đối tác của hợp tác xã, giúp Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc quản lý, điều hành hiệu quả, tạo điều kiện để hợp tác xã huy động vốn từ các tổ chức tín dụng bên ngoài và là cơ sở để Nhà nước hỗ trợ cho hợp tác xã. Kiểm toán nội bộ hoặc kiểm toán từ bên ngoài chỉ ra những rủi ro, cho ý kiến đánh giá và đưa ra các giải pháp xử lý rủi ro trong hoạt động của hợp tác xã. Các thành viên hợp tác xã cũng có quyền được xem biên bản đại hội, được nghe đọc báo cáo kiểm toán, được nhận bản sao chép báo cáo tài chính và báo cáo kiểm toán. Quy định này bảo đảm tính minh bạch trong hoạt động của hợp tác xã.

Theo PGS.TS Đặng Văn Thanh, dự thảo Luật cần quy định hoạt động kiểm toán được thực hiện để đánh giá, xác nhận mức độ tin cậy của các báo cáo tài chính, báo cáo về hoạt động của hợp tác xã, đánh giá tình hình tài chính hợp tác xã, đánh giá và xác định các rủi ro, sai phạm. Về tần suất kiểm toán nên xác định mỗi năm một lần hoặc 2 năm một lần. Riêng với các hợp tác xã nhỏ, vị chuyên gia này cho rằng không cần quy định phải kiểm toán báo cáo tài chính. 

Đồng tình với ý kiến này, một số đại biểu cho biết, theo thông lệ, báo cáo tài chính của mọi tổ chức hoạt động khi kết thúc năm tài chính bắt buộc phải kiểm toán (chưa kết thúc năm tài chính như sáp nhập, giải thể, phá sản, chia tách,… đều bắt buộc phải kiểm toán báo cáo tài chính để đáp ứng yêu cầu và mục đích này). Riêng đối với kiểm toán tuân thủ và kiểm toán hoạt động, nhất là kiểm toán hoạt động là chức năng cơ bản, chủ yếu của kiểm toán nội bộ phải được tiến hành kiểm toán thường xuyên (kiểm toán thường xuyên nhiều khi vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn). Tuy nhiên, dự thảo Luật lại quy định kiểm toán loại này 3 năm/lần là không phù hợp với thực tế, do đó, cần điều chỉnh lại. 

Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp, TS. Nguyễn Văn Hiển nhấn mạnh, những ý kiến đóng góp quý báu, xác đáng của các đại biểu sẽ là cơ sở quan trọng để cơ quan chủ trì soạn thảo và cơ quan chủ trì thẩm tra xem xét bổ sung, hoàn thiện dự án Luật trước khi trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp tới.
Theo daibieunhandan.vn